Skip to content

IAS 19 “Employee Benefits” | Các khoản Lợi ích cho nhân viên

Phù phù, đợt này Ad hơi bị thiếu nghị lực nên mãi không ra được cái bài nào cho SBR mặc dù hứa hẹn nghìn lần. Thôi thì các bạn thông cảm, Ad cũng chỉ là con người mà đã là con người thì không thể tránh khỏi những lúc mất điện. :)) Chủ đề cho bài viết ngày hôm nay sẽ là về “Employee benefits là gì? Cách xử lý tình huống trong đề thi SBR theo IAS 19?”

Chủ đề này tương ứng với Chương 4 trong sách của BPP. Không giống với các chủ đề như “Non-current Assets” hay “Leases”… chủ đề này chưa xuất hiện trong môn F7 Financial Reporting. Do vậy, khả năng bị sờ đến trong đề thi SBR là rất cao nha các bạn.

Vậy, câu hỏi đầu tiên: Employee benefits là gì?

Phần 1. Employee benefits là gì? Các loại “Employee benefits”?

“Employee benefits” có thể hiểu là toàn bộ các khoản mà tổ chức chi trả để đổi lấy dịch vụ của người lao động cung cấp hoặc để chấm dứt sử dụng lao động

Bao gồm 4 loại:

Employee benefits là gì
IAS 19 – Employee benefits là gì?

[1] Short-term employee benefits: Là toàn bộ các khoản lợi ích được kỳ vọng thanh toán toàn bộ trong vòng 12 tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo mà người lao động được thuê

[2] Post-employment benefits: Là toàn bộ các khoản lợi ích phả trả cho giai đoạn sau khi kết thúc hợp đồng làm công

[3] Other long-term benefits: Ví dụ như các nhân viên lâu năm có thể được hưởng chế độ nghỉ có hưởng lương để nghỉ ngơi hay để nghiên cứu (“long-service” or “sabbatical leave”)

[4] Termination benefits: là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền được trả cho người lao động để kết thúc hợp đồng lao động. Phạm vi của các khoản lợi ích này thường dựa trên chính sách của công ty hoặc được thoả thuận riêng với từng cá nhân. Ví dụ phổ biến nhất là khoản thanh toán để cắt đứt hợp đồng (“severance payment”), hay khoản hỗ trợ tìm việc mới (“assistance in finding a new job”).

Trong 4 loại này thì chúng ta chỉ phải nghiên cứu 2 loại đầu tiên trong phạm vi môn SBR thôi.

Phần 2. Các khái niệm cần biết về “Employee benefits” và cách xử lý theo IAS 19?

Để xử lý các tình huống về Employee benefits trong đề thi SBR thì việc đầu tiên chúng ta cần phân loại xem tình huống đưa ra thuộc trường hợp nào sau đây để có cách xử lý phù hợp.

[Trường hợp 1] Short-term benefits

Hàng tháng trong năm người lao động đang làm việc tại công ty sẽ nhận được: tiền lương, tiền thưởng nếu đạt chỉ tiêu và các lợi ích không bằng tiền khác như: hỗ trợ chi phí thuê xe, thuê nhà…nghỉ lễ, nghỉ ốm…Các khoản lợi ích này được gọi bằng thuật ngữ “Short-term benefits”.

Vậy nếu là kế toán, bạn sẽ hạch toán khoản lợi ích này như nào?

Cái này thì rất đơn giản. Hệt như chi phí lương bình thường ở Việt Nam thôi nhá.

DR Expenses (PL) / CR Cash or Accrued expenses (BS)

Lưu ý:

Trường hợp các khoản thưởng tiền hoặc theo hình thức chia lợi nhuận (Profit-sharing or bonus) sẽ chỉ được ghi nhận khi công ty có nghĩa vụ bắt buộc ở hiện tại như là kết quả từ 1 sự kiện trong quá khứ (present legal or constructive obligation) và giá trị khoản thanh toán là có thể ước tính 1 cách đáng tin cậy.

Ví dụ:

Ngày 30.12.N, công ty ra quyết định thưởng cho tổng giám đốc $1m. Khoản tiền này được thanh toán vào 31.1.N+1. Nhưng vì tại 31.12.N thì quyết định này là quyết định trong quá khứ và làm phát sinh nghĩa vụ bắt buộc cho công ty với chi phí ước tính rõ ràng. Do vậy công ty sẽ cần ghi nhận khoản này vào chi phí của năm N dù chưa thanh toán.

[Trường hợp 2] Post – employment benefits

Các bạn thử tưởng tượng tình huống sau nhé:

Công ty của bạn có chính sách lương & phúc lợi cho người lao động như sau:

Công ty sẽ đóng góp 1 khoản vào “các quỹ” độc lập. Các quỹ này sau đó sẽ sử dụng tiền mang đi đầu tư, và sử dụng lợi ích thu được để chi trả cho người lao động sau khi người lao động đã kết thúc hợp đồng lao động tại công ty. Hình thức, thời điểm và mức chi trả tuỳ vào chính sách của từng quỹ. Ví dụ: quỹ hưu trí (retirement benefits: pensions or lump sum payments); bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm y tế

Thì các khoản lợi ích mà người lao động được hưởng theo hình thức này được gọi là: “Post-employment benefits”.

Thoả thuận giữa công ty với người lao động về các khoản lợi ích kiểu này gọi là “Post-employment benefit plans” hoặc “Post-employment benefit schemes”

Tuỳ vào tính chất của các thoả thuận này mà “Post-employment benefit plans” lại được chia làm 2 loại:

1. “Defined – contribution scheme”

Mức nộp hàng kỳ của công ty (và có thể là cả người lao động) là cố định, xác định trước. Sau đó quỹ hoạt động như nào, kết quả ra sao thì công ty cũng không phải chịu rủi ro đóng góp thêm gì cả.

Vậy nếu là kế toán, bạn sẽ hạch toán khoản lợi ích này như nào?

Về cơ bản thì vì công ty sau khi nộp tiền vào các quỹ thì sẽ không phải chịu rủi ro, cũng chả có lợi ích gì từ khoản tiền đó nữa. Vậy nên công ty sẽ không ghi nhận các khoản đóng góp này là “tài sản”, mà phải ghi nhận “chi phí” trong kỳ. Tương tự như “Short-term benefits”.

Lưu ý:

Nếu các khoản phải nộp này là cần thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính: sẽ cần thực hiện chiết khấu các khoản này về hiện tại để ghi nhận. Chiết khấu như nào thì chúng ta đã học ở F7 F9 chán chê rồi nên Ad không nhắc lại nữa nha.

2. “Defined – benefit scheme”

Mức lợi ích mà người lao động nhận được là cố định, xác định trước. Do đó, nếu quỹ hoạt động không hiệu quả thì công ty sẽ phải bù thêm tiền để quỹ đủ tiền chi trả cho người lao động theo mức đã xác định. Và ngược lại, nếu quỹ làm ăn tốt thì công ty có thể tạm ngừng không phải đóng nữa. Như vậy nghĩa là rủi ro và lời ịch của khoản đầu tư hoàn toàn nằm ở phía công ty.

Đây là điểm khác biệt bản chất so với loại “Defined-contribution scheme”. Vậy là kế toán, bạn sẽ hạch toán khoản lợi ích này như nào?

Các bạn cần thật chú ý vì phần này vừa phức tạp nhất lại vừa hay xuất hiện trong đề thi SBR nhất.

(1) Nguyên tắc ghi nhận

Nguyên tắc 1. Do công ty sẽ chịu cả rủi ro và quyền lợi liên quan đến các khoản đóng góp này. Do đó, công ty sẽ cần ghi nhận tài sản & nợ phải trả:

  • Số tiền đã đóng góp vào quỹ (“Contributions paid to plans”) thì ghi tăng tài sản (“plan assets”). Số tiền này sẽ được các quỹ sử dụng để mua các tài sản đầu tư sinh lời. Mục đích để đạt được thu nhập để chi trả lợi ích đã xác định cho người lao động. Tiền sinh lời hoặc lỗ hàng năm của tài sản này (“Interest income”) sẽ được ghi tăng giá trị tài sản. Số tiền đã thực chi trả cho người lao động (“Benefits paid out”) sẽ làm giảm giá trị tài sản nhé.
  • Nghĩa vụ nợ (lợi ích) phải trả cho các nhân viên được áp dụng chương trình qua thời gian (“plan obligation”). Tuy nhiên khoản công nợ này không cố định mà sẽ phát sinh “chi phí” hàng năm. Kiểu như bạn đi vay ngân hàng thì hàng kỳ phải trả lãi đó. Do vậy, công ty cũng cần ghi nhận chi phí này (“interest costs”) vào PL trong kỳ. Và chi phí này sẽ làm tăng nghĩa vụ công nợ nhé. Số tiền đã thực chi trả cho người lao động (“Benefits paid out”) cũng sẽ làm giảm nghĩa vụ nợ nhé.

Nguyên tắc 2. Tài sản (“plan assets”) cần được ghi nhận theo giá trị hợp lý (FV). Và sẽ là đối tượng phải đánh giá lại cuối mỗi năm (“Re-measurement”). Chênh lệch sẽ được ghi nhận vào OCI tương tự như đánh giá lại tài sản.

Nguyên tắc 3. Các nghĩa vụ phải trả (“plan obligations”) sẽ được đo lường trên cơ sở chiết khấu (“discount basic”). Lý do vì các nghĩa vụ này có thể được kéo dài trong nhiều năm sau khi nhân viên kết thúc hợp đồng lao động. Sự gia tăng trong giá trị hiện tại của nghĩa vụ nợ năm hiện hành được gọi là “Current service cost” và sẽ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Sự thay đổi trong giá trị hiện tại của nghĩa vụ nợ đối năm trước do thay đổi hay chấm dứt chương trình sẽ được gọi là “Past service cost” và cũng ghi nhận luôn vào chi phí trong kỳ.

Ngoài ra, việc xác định nghĩa vụ phải trả sẽ liên quan đến các giả định thống kê bảo hiểm (actuarial assumptions) trong việc đo lường nghĩa vụ của công ty và chi phí cần ghi nhận. Do vậy, khi các giả định này thay đổi thì sẽ cần phải đánh giá lại việc ghi nhận công nợ.Chênh lệch sẽ được ghi nhận vào OCI tương tự như đánh giá lại tài sản.

3 nguyên tắc này có thể tóm tắt thành cách ghi nhận “Plan assets” và “Plan obligation” như sau:

Plan assets (OB) + Contribution paid to plans + Interest income – Benefits paid out +/- Re-measurement = Plan assets (CB)

Biến đổi trong giá trị hợp lý của “Plan assets”

Plan obligation (OB) + Current service cost + Past service cost + Interest cost – Benefits paid out +/- Re-measurement = Plan obligation (CB)

Biến đổi trong giá trị hiện tại của “Plan obligation”

(2) Các khái niệm & Các bước ghi nhận “Defined-benefit plan” theo IAS 19

Ví dụ

Lewis,฀ a฀ public฀ limited฀ company,฀ has฀ a฀ defined฀ benefit฀ plan฀ for฀ its฀ employees.฀ The฀ present฀ value฀ of฀ the฀ future฀ benefit฀ obligations฀ at฀ 1฀ January฀ 20X9฀ was฀ $1,120฀ million฀ and฀ the฀ fair฀ value฀ of฀ the฀ plan฀ assets฀was฀$1,040฀million.฀Further฀data฀concerning฀the฀year฀ended฀31฀December฀20X9฀is฀as฀follows:฀

  • Current฀service฀cost:฀ $76m
  • Benefits฀paid฀to฀former฀employees:฀ $88m
  • Contributions฀paid฀to฀plan:฀ $94m
  • Present฀value฀of฀benefit฀obligations฀at฀31฀December: $1,222m
  • Fair฀value฀of฀plan฀assets฀at฀31฀December:฀ $1,132m

Interest฀cost฀(gross฀yield฀on฀’blue฀chip’฀corporate฀bonds):฀5%

On฀1฀January฀20X7฀the฀plan฀was฀amended฀to฀provide฀additional฀benefits฀with฀effect฀from฀that฀date.฀ The฀ present฀ value฀ of฀ the฀ additional฀ benefits฀ at฀ 1.1.20X9฀ was฀ calculated฀ by฀ actuaries฀ at฀ $40฀million.฀

Required:

Prepare฀ the฀ required฀ notes฀ to฀ the฀ statement฀ of฀ profit฀ or฀ loss฀ and฀ other฀ comprehensive฀ income฀ and฀statement฀of฀financial฀position฀for฀the฀year฀ended฀31฀December฀20X9.฀Assume฀the฀contributions฀and฀benefits฀were฀paid฀on฀31฀December฀20X9.฀

Đáp án

Từ 3 nguyên tắc ghi nhận đề cập bên trên, để giải quyết tình huống này chúng ta sẽ cần xác định việc ghi nhận liên quan đến “plan assets” và “plan obligations” phát sinh từ scheme. Cũng như ảnh hưởng của scheme đến thu nhập, chi phí (PL) trong kỳ.

Phân tích thông tin đề bài

Interest income = OB (Plan assets) * % = $1,040m * 5% = $52m

Interest cost = OB (Plan obligation) * % = $1,120m * 5% = $58m

Past service cost: $40m

Current service cost: $76m

Benefits฀paid฀to฀former฀employees:฀ $88m

Contributions฀paid฀to฀plan:฀ $94m

Re-measurement gain/loss on Plan assets = Balancing debit & credit movements

Re-measurement gain/loss on Plan obligation = Balancing debit & credit movements

Bước 1. Changes in the present value of the defined benefit assets

DebitCredit
OB: $1.040m

Benefits paid out: $88m
Contributions paid to: $94m
Interest income: $52m
Re-measurement to OCI: $34m (Balancing)
CB: $1.132m

Bước 2. Changes in the present value of the defined benefit obligation

DebitCredit

OB: $1.120m

Past service cost: $40m

Current service cost: $76m

Interest cost: $58m
Benefits paid out: $88m

Re-measurement to OCI: $16m (Balancing)

CB: $1.222m

Bước 3. Xác định số dư trình bày trên BS

Items31.12.X931.12.X8
PV of defined benefit obligation1.2221.120
Fair value of plan assets1.1321.040
Net liability9080

Bước 4. Xác định giá trị ghi nhận vào PL

Items20X9
Current service cost76
Past service cost40
Net interest cost6
Total122

Phần 3. Lưu ý về dạng bài tập liên quan trong đề thi SBR

Ad lượt qua đề thi SBR các năm vừa rồi thì thấy chủ đề này xuất hiện trong Dạng 2 – Xử lý các vấn đề trong BCTC hoặc Dạng 3 – Hợp nhất BCTC.

Có thể bạn quan tâm: Các dạng bài tập đề thi SBR

Nếu thuộc dạng 3 thì thường chỉ là 1 ý nhỏ, yêu cầu tính toán đơn giản. Nhưng nếu là dạng 2 thì sẽ khó nhằn hơn.

Cụ thể thì đề bài sẽ thường yêu cầu chúng ta phải “giải thích” cách xử lý vấn đề theo IAS 19, thay vì chỉ tính toán đơn thuần. Và để xử lý được yêu cầu thì các bạn cần nắm thật chắc các nguyên tắc ghi nhận mình đã đề cập bên trên.

Ngoài ra, vì môn SBR yêu cầu khả năng lý luận hơn F7 rất nhiều. Nên đề thi SBR rất hay hỏi các vấn đề kiểu như hạn chế của chuẩn mực kế toán này, hay nội dung của các dự thảo sửa đổi liên quan là gì?

Để trả lời được yêu cầu này thì cách duy nhất là đọc. Các bạn có thể đọc sách của BPP. Tại từng chương họ có mục giải thích “current development” của chuẩn mực. Hoặc vào website của IAS nha. Rất dễ đọc. Toàn lý thuyết đơn thuần nên mình sẽ không mất thời gian giải thích nữa.

Vậy là xong. Hy vọng các bạn đã nắm được Employee benefits là gì cũng như cách xử lý theo IAS 19. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ làm về chủ đề “Hợp nhất Báo cáo tài chính”. Đây là chủ đề kinh hoàng với rất nhiều bạn, nhưng lại cũng là chủ đề luôn xuất hiện trong đề thi SBR. Hy vọng các videos của mình sẽ giúp các bạn học chủ đề này đơn giản hơn!

Các bạn có thể tham khảo thêm Video sau:

Published inIFRSSBR Strategic Business Reporting

2 Comments

  1. Trang Trang

    Cảm ơn sự chia sẻ của chị! Mong nhận được thêm bài chia sẻ của chị cho chủ đề “Hợp nhất báo cáo tài chính”

  2. Võ Xuân Thành Võ Xuân Thành

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Mong bạn có nhiều chia sẻ hơn nữa môn SBR

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *