Đáp án đề thi CPA Môn Thuế – Năm 2018

Sau bao ngày hứa hẹn, cuối cùng Ad cũng hoàn thành Đáp án cho Đề thi CPA Môn Thuế năm 2018. Thực chất thì đây cũng có thể coi là tài liệu các bài tập môn thuế có lời giải cho các bạn ôn luyện theo từng dạng bài. Nên mọi người khi xem hãy cố gắng để ý xem bài tập này thuộc dạng nào, cách xử lý chung ra sao nhé. Có như vậy thì khi làm bài thi sẽ đỡ bị lúng túng. Mọi người tham khảo nha!

Phần 1. Đề thi CPA Môn Thuế – Đề Chẵn

Có thể bạn quan tâm: Đề thi CPA Môn Thuế – Năm 2018 – Đề Chẵn

Câu 3. Dạng bài tập tổng hợp các loại thuế gián thu (XNK – TTĐB – GTGT)

Lập bảng tính nghĩa vụ thuế cho các giao dịch phát sinh trong bài.

 Chỉ tiêu  Thuế XNK Thuế TTĐB Thuế GTGT 
 I. Đầu vào    
 Nhập khẩu 3.000 bộ linh kiện [Xem lưu ý 1] (3000*5+100)*5% = 755(3000*5+100)*(1+5%)*10% = 1,585.5
 Chi phí vận chuyển từ cảng về kho doanh nghiệp   4
 Nguyên liệu sản xuất   500000*10% = 50,000
 Mua nguyên liệu từ hộ kinh doanh   
 Hoa hồng đại lý bán đúng giá ô tô 16 chỗ   300*770*15%*10% = 3,465
 II. Đầu ra    
Bán trong nước 400 chiếc ô tô 29 chỗ ngồi [Xem lưu ý 2]   800*400 * 10% = 32,000
Bán cho DNCX 200 ô tô 5 chỗ ngồi [Xem lưu ý 3]  750*200/(1+50%)*50% = 50,000750*200*10% = 15,000
Trực tiếp xuất khẩu 100 ô tô 5 chỗ ngồi [Xem lưu ý 4]  
Xuất cho đại lý ô tô 16 chỗ [5] 300*770/(1+10%)*10% = 21,000300*770*10% = 23,100

Lưu ý

[1] Giá tính thuế nhập khẩu = Giá bán tại cửa khẩu xuất + Chi phí vận chuyển bảo hiểm đến cảng nhập

[2] Ô tô 29 chỗ ngồi không phải đối tượng chịu thuế TTĐB

[3] Bán xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho DN chế xuất thì vẫn phải chịu thuế TTĐB như bình thường. Xe ô tô bán cho DN chế xuất do không chỉ sử dụng trong khu chế xuất nên không được coi là xuất khẩu và phải chịu thuế GTGT 10%

[4] Xe trực tiếp xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế TTĐB và được hưởng VAT 0%

[5] Lý do Ad tính thuế TTĐB phát sinh theo số thực tiêu thụ (300) thay vì số thực xuất (500) Ad đã giải thích trên Fanpage. Các bạn có thể tham khảo ở đây: Fanpage | Tại sao Ad tính thuế TTĐB theo số thực tiêu thụ?

Thuế nộp cho cơ quan hải quan: 755 + 1,585.5 = 2,340.5

Thuế nộp cho cơ quan thuế:

  • Thuế GTGT phải nộp: 15,045.5 
  • Thuế TTĐB phải nộp: 71,000

Câu 4. Dạng bài tập chỉ tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

Xem hướng dẫn về dạng bài này: https://tuonthi.com/dang-bai-chi-tinh-thue-tieu-thu-dac-biet/

Giao dịch 1. Trường hợp bán hàng hoá chịu thuế TTĐB kèm bao bì

Giá tính thuế TTĐB: 50,000*10,000/(1+60%) = 312,500,000

Thuế TTĐB phát sinh: 312,500,000 * 60% = 187,500,000

Giá vỏ bao bì sẽ được tính ở tháng sau khi đã quyết toán với bên mua

Giao dịch 2. Quyết toán vỏ bao bì của tháng trước

Giả sử tiền vỏ chai không thu hồi được là giá đã bao gồm thuế GTGT của vỏ chai.

Tiền vỏ chai không thu hồi được: 3,000,000/(1+10%) = 2,727,273 

Giá tính thuế TTĐB: 2,727,273 / (1+60%) = 1,704,545

Thuế TTĐB phải nộp: 1,704,545 * 60% = 1,022,727 

Giao dịch 3. Mua bia của cơ sở sản xuất bia trong nước để xuất khẩu

Số bia đã xuất khẩu không phát sinh thuế TTĐB. Số bia tiêu thụ trong nước sẽ phải nộp thuế TTĐB.

Giá tính thuế TTĐB: (50,000-3,000)*5,500/(1+10%)/(1+60%) = 146,875,000

Thuế TTĐB phải nộp: 146,875,000 * 60% = 88,125,000 

Giao dịch 4. Nhập khẩu rượu

Giá tính thuế Nhập khẩu: 1,000*1,000,000 =  1,000,000,000

Thuế nhập khẩu: 1,000,000,000*55% = 550,000,000

Giá tính thuế TTĐB: 1,000,000,000 + 550,000,000 = 1,550,000,000

Thuế TTĐB:  1,550,000,000 * 60% = 930,000,000

Tổng thuế TTĐB phải nộp trong tháng: 1,206,647,727 

Câu 5. Dạng bài tính thuế Thu nhập cá nhân cho người Việt Nam

Xem hướng dẫn dạng bài này tại: https://tuonthi.com/mon-thue-dang-bai-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-p1/

Lập bảng tính nghĩa vụ thuế như sau:

Chỉ tiêuSố tiền
[1] Xác định thu nhập chịu thuế760.00
Tiền lương sau khi trừ BHBB700.00
Phụ cấp độc hại (Lưu ý 1)0.00
Trợ cấp bệnh nghề nghiệp (Lưu ý 1)0.00
Tiền làm thêm giờ (120 triệu * 100%/200%)60.00
[2] Các khoản giảm trừ151.20
Giảm trừ bản thân108.00
Người phụ thuộc (Lưu ý 2)43.20
[3] Thu nhập tính thuế năm608.80
[4] Thuế TNCN phải nộp113.20

Lưu ý

[1] Giả sử các khoản phụ cấp, trợ cấp đều thoả mãn điều kiện về trợ, phụ cấp đặc thù của ngành nghề theo quy định của pháp luật. Do đó sẽ là thu nhập không phải chịu thuế

[2] Do mẹ đẻ có thu nhập trung bình tháng > 1 triệu/ tháng nên không được tính giảm trừ cho mẹ đẻ dù đã đăng ký

Phần 2. Đề thi CPA Môn Thuế – Đề Lẻ

Có thể bạn quan tâm: Đề thi CPA Môn Thuế – Năm 2018 – Đề Lẻ

Câu 3. Dạng bài tập tổng hợp các loại thuế gián thu (XNK – TTĐB – GTGT)

 Chỉ tiêu  Thuế XNK  Thuế TTĐB  Thuế GTGT 
 I. Đầu vào    
Nhập khẩu 15.000 lon bia 10000*15000*50%= 75,000,00010000*15000*(1+50%)*65% = 146,250,00010000*15000*(1+50%)*(1+65%)*10% = 37,125,000
Mua bia nước từ cơ sở kinh doanh trong nước về sản xuất (*)  130,000,000 * 10% = 13,000,000
Thuế GTGT trên hoá đơn GTGT mua HHDV được khấu trừ   17,000,000
 II. Đầu ra    
Tiêu thụ 12.000 lon bia nhập khẩu  12000*33000/(1+65%)*65% = 156,000,00012000*33000*10% = 39,600,000
Bán trong nước 60.000 chai bia tự sản xuất  60000*16500/(1+65%)*65%= 390,000,00060000*16500*10% = 99,000,000
Bán cho Minh Nam để xuất khẩu (**)  9000*10000*10% = 9,000,000
Sử dụng 300 chai để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho SXKD (***) 16500*300*65%/(1+65%) = 1,950,000

Lưu ý:

(*) Giả sử bia nước là mặt hàng không phải chịu thuế TTĐB

(**) Hàng bán cho cơ sở xuất khẩu nhưng không thực xuất thì cơ sở xuất khẩu (Minh Nam) sẽ phải chịu thuế TTĐB chứ cơ sở sản xuất không phải chịu.

(***) Hàng tiêu dùng nội bộ không phải tính nộp thuế GTGT nhưng vẫn phải tính thuế TTĐB theo giá của sản phẩm cùng loại tương đương

Thuế Nhập khẩu phải nộp:  75,000,000

Thuế GTGT phải nộp: 80,475,000

Tính Thuế TTĐB phải nộp:

  • Tổng thuế TTĐB hàng nhập khẩu đã nộp: 146,250,000
  • Số hàng đã nhập khẩu: 15,000
  • Số hàng nhập khẩu đã được tiêu thụ trong kỳ: 12,000
  • Tổng số thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu được khấu trừ:  146,250,000 * 12,000/15,000 = 117,000,000
  • Thuế TTĐB còn phải nộp:  430,950,000

Câu 4. Dạng bài tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Xem hướng dẫn dạng bài này tại: https://tuonthi.com/tinh-thue-tndn/

 Chỉ tiêu  Số tiền 
 (1) Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh          11,671.00
 Giá vốn hàng bán (Xem lưu ý 1)           7,270.00
 Vật tư dịch vụ mua ngoài khác               950.00
 Chi phí tiền lương & bảo hiểm               568.00
 Chi phí khấu hao TSCĐ               460.00
 Chi phí tiếp khách               365.00
 Lãi vay ngân hàng               452.00
 Các khoản chi khác                 36.00
 Thuế Xuất khẩu đã nộp (Xem Lưu ý 2)              450.00
 Thuế TTĐB đã nộp (Xem Lưu ý 2)           1,120.00
(2) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh          22,100.00
(3) Thu nhập chịu thuế từ HĐKD          10,429.00
(4) Thu nhập khác               385.00
 Thu nhập từ cho thuê TSCĐ               205.00
 Chiết khấu thanh toán nhận được                 50.00
 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán               150.00
 Chi phí từ hoạt động kinh doanh chứng khoán                 20.00
(5) Tổng thu nhập chịu thuế          10,814.00
(6) Chuyển lỗ               250.00
(7) Thu nhập tính thuế từ HĐKD          10,564.00
(8) Trích lập quỹ đầu tư phát triển 10%            1,056.40
(9) Thuế TNDN phải nộp            1,901.52

Lưu ý:

(1) Cách tính giá vốn hàng bán trong kỳ:

Giả sử doanh số mua của mặt hàng B 2,500 triệu là sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng 50 triệu. Như vậy, doanh số mua hàng của B trước chiết khấu phải là 2,550 triệu vì chiết khấu thanh toán không được trừ vào giá gốc hàng tồn kho. Ta lập bảng tính giá vốn trong kỳ cho các mặt hàng như sau:

 Chỉ tiêu Hàng A  Hàng B  Hàng C 
 Tồn kho đầu năm 350480120
 Tồn kho cuối năm 27039070 
 Mua trong năm 1,7002,5502,800
 Giá vốn hàng bán 1,7802,640 2,850

Giá vốn = 1,780 + 2,640 + 2,850 = 7,270

(2) Thuế xuất khẩu và thuế TTĐB đầu ra đã nộp trong kỳ: Do khi kê khai doanh thu tính thuế trong kỳ, chúng ta đã kê khai theo giá chưa có thuế GTGT tức là đã bao gồm thuế xuất khẩu và thuế TTĐB rồi. Do vậy khi kê khai các khoản chi phí được khấu trừ, chúng ta sẽ phải kê khai các khoản thuế đã nộp này. Như vậy là đầu ra và đầu vào sẽ bù trừ cho nhau vì công ty sẽ không phải nộp CIT cho phần thuế gián thu “thu hộ” này.

Câu 5. Dạng bài tính thuế Thu nhập cá nhân cho người Việt Nam

Xem hướng dẫn dạng bài này tại: https://tuonthi.com/mon-thue-dang-bai-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-p1/

Lập bảng tính nghĩa vụ thuế cho người lao động như sau.

[1] Xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công418
Tiền lương sau khi trừ BHBB360
Phụ cấp chức vụ38
Thù lao tư vấn sau khi đã khấu trừ tại nguồn18/(1-10%) = 20
Tiền thưởng sáng chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận0
Các khoản hỗ trợ nhận được từ công ty (Xem lưu ý 1) 
Hỗ trợ cho khám chữa bệnh hiểm nghèo của con trai0
Phiếu ăn giữa ca0
Tiền trang phục0
Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (Xem lưu ý 2)0
[2] Các khoản giảm trừ 216
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân108
Giảm trừ người phụ thuộc2*3.6*12 + 3.6*6 = 108
[3] Thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công202
[4] Thuế TNCN phải nộp từ tiền lương tiền công21.3
[5] Thuế TNCN phải nộp từ lãi tiền gửi ngân hàng0
[6] Thuế TNCN phải nộp từ cho thuê nhà180*5% = 9
[7] Thuế TNCN phải nộp từ chuyển nhượng chứng khoán800*0.1% = 0.8
[8] Thuế TNCN phải nộp từ chuyển nhượng bản quyền50*5% = 2.5

Lưu ý

[1] Các khoản Tiền thưởng sáng chế, hỗ trợ khám bệnh hiểm nghèo cho con trai, phiếu ăn giữa ca, trang phục theo quy định thì không phải tính vào Thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân

[2] THu nhập từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN

[3] Mẹ đẻ có thu nhập trên 1 triệu nên không được coi là Người phụ thuộc

[4] Giả sử toàn bộ 10 triệu đồng đã được trừ khi tính thuế TNCN phát sinh ở lần thanh toán 1 trong năm 2016 nên không được trừ khi tính thuế ở lần thanh toán 2 nữa.

34 bình luận trong “Đáp án đề thi CPA Môn Thuế – Năm 2018”

  1. Hi Ad, theo thông tư 195
    thì với thuế TTDB hàng gửi bán đại lý đúng giá thì
    Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
    Vì thế phải tính thuế TTDB trên số giao đại lý chứ không tính trên số đại lý bán được ạ
    Ad xem lại nhé

    1. Câu 5 đề chẵn, không biết sao nhưng Ad lại bỏ qua những khoản sau:
      Tiền thưởng lễ tết: 90tr
      Tiền thù lao tham gia thẩm định ý kiến văn bản pháp luật: 2tr
      Từ thiện cho Ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam: 50tr( tính vào giảm trừ)

    2. Hi Hương,

      Theo Ad thì vẫn phải tính theo số thực tế bán được. Lý do như sau:

      Thứ nhất, theo quy định thì: Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

      Trường hợp giao cho đại lý, chỉ là gửi bán chứ chưa thể coi là chuyển giao quyền sở hữu được.

      Thứ 2, về logic, nếu tính trên số xuất cho đại lý sẽ có 2 vấn đề:

      (1) Doanh nghiệp chỉ đang gửi hàng ở đại lý để bán. Số hàng còn lại bán không hết đại lý hoàn toàn có quyền xuất trả lại. Khi đó nếu đã tính nộp thuế cho toàn bộ số hàng xuất cho đại lý ban đầu thì sẽ xử lý như nào?

      (2) Giá tính thuế TTĐB là giá do đại lý bán ra. Nếu chưa thực bán thì phải lấy tạm giá của số hàng đã bán. Như vậy khi thực bán số hàng kia theo giá khác thì chênh lệch giá với giá tính thuế đã kê khai sẽ xử lý như nào?

      Vấn đề hoá đơn bạn đề cập, theo Ad là về hình thức giấy tờ thôi. Còn về bản chất thì vẫn phải theo số thực bán.

      Admin

  2. Hi ad,
    Thực sự cảm ơn bài giải của ad về đề thi năm 2018, cứ trông mong mãi 🙂
    Mình trao đổi với Ad một chút về bài thuế TNCN đề lẻ nhé.
    Khoản ủng hộ cá nhân làm từ thiện 5tr trích từ tiền cho thuê nhà nếu khoản chi này có chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc tỉnh cấp thì có được tính vào khoản giảm trừ gia cảnh từ TL-TC không?
    Theo mình hiểu thì chỉ những khoản đóng góp từ thiện nhân đạo từ tiền lương tiền công mới được tính giảm trừ khi QT thuế TNCN còn đóng góp từ thiện trích từ các nguồn khác thì không được tính giảm trừ vào TL-TC? hay là mình hiểu sai chỗ này nhỉ?
    Thanks Ad.

    1. Hi bạn

      Để trả lời vấn đề này, bạn xuất phát từ cách tính nghia vụ thuế TNCN cho thu nhập từ các hoạt động.

      Ví dụ: Thu nhập đối với hoạt động kinh doanh: PIT = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh * % tỷ lệ tính thuế

      Tức là không được trừ đi các khoản giảm trừ nhé.

    2. Khi mà người ta chi ủng hộ từ thiện thì có phân biệt tiền từ nguồn nào đâu; biết đồng nào mua tương? Thế nên nếu bạn giả sử khoản này có đủ chứng từ và đủ đk được giảm trừ thì chắc đáp án vẫn chấp nhận.

      1. Hi bạn, theo Ad thì về thực tế thì đúng như bạn nói là nếu không rõ được nguồn trích từ thiện thì coi nguồn nào chả được. Còn nếu chi thẳng kiểu tổng là 180 triệu tôi nhận 175 triệu còn ông chuyển cho ông A 5 triệu từ thiện…. thì là rõ nguồn và không đánh lận được. Nếu áp thực tế này vào đề thi thì ngoài việc giả sử đủ chứng từ, đúng đối tượng thì còn phải giả sử là khoản từ thiện không được chi trả từ nguồn giống như ví dụ Ad vừa đề cập nữa.

        Tuy nhiên, với tình huống bài tập trong đề thi thì Ad không nghĩ là sẽ kiểm tra thí sinh ở khía cạnh thực tế đó mà sẽ là kiểm tra theo kiểu quy định thì xử như nào. Chính vì vậy nên mới để đáp án là không được trừ mà không cần giả sử gì thêm.

        1. Tiền từ thiện sẽ không phân biệt nguồn chi, tính trừ vào thu nhập từ tiền lương tiền công. Học CPA thầy Trường có nói vấn đề này rất rõ ràng rồi. Admin xem lại chứ đi thi mà làm thế này thì chết.

          1. Mình thấy các bạn chỉ nhắc tới là không phân biệt nguồn chi, điều này mình nghĩ là đúng, tuy nhiên không thấy ai nói tới việc đây là từ thiện cho “cá nhân”, thì làm sao tính vào giảm trừ được cho dù có đầy đủ chứng từ gì đi nữa.

  3. AD ơi cho mình hỏi, trực tiếp xuất khẩu thì không chịu thuế TTDB, thuế GTGT 0% nhưng tại sao lại không tính thuế xuất khẩu ạ.

    1. Hi Lan Anh,
      mình thay Admin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
      Theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định 23 trường hợp miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu. Trong đó, trường hợp thứ 7 là Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ được miễn thuế xuất khẩu. Như vậy, sẽ không tính thuế xuất khẩu nữa.

      1. Cảm ơn bạn Kiệt nhiều vì đã trả lời thay Ad. Ad chỉ sắp xếp được thứ 2 và thứ 6 để trả lời bình luận nên hơi bị chậm chễ. Mọi người thông cảm 🙂

  4. Mình thấy khoản tiền thù lao tư vấn là đã được khấu trừ tại nguồn rồi thì sau khi quyết toán mình sẽ phải trừ khoản thuế đã nộp này ra đúng không Ad. Ad xem lại lại giúp mình nhé. do đề bài hỏi là mức thuế phải nộp ak. Cảm ơn Ad.

    1. Hi Trương, đúng rồi bạn nha. Sau khi tính toán ra nghĩa vụ thuế trong năm cho từng loại thu nhập như Ad thì bạn làm cái kết luận chốt lại xem tổng số thuế TNCN chị Bình còn phải nộp trong năm là bao nhiêu đó.

  5. Gửi Ad.
    đáp án Câu 4 đề Chẵn. Tiền ký cược 3 triệu đồng đâu tính VAT do Khoản này là bồi thường thiệt hại về chai ==> quy định không kê khai, tính thuế VAT ==> đâu tính VAT
    Vậy suy ra: TTĐB = 3.000.000/1,6*0,6 = 1.125.000 thôi add.

    1. Hi Bình,

      Tình huống này cách Ad hiểu như sau:

      Công ty bán bia cho khách với giá 10.000/chai. Đây là giá bia CHƯA bao gồm giá bao bì (vỏ chai). Chính vì vậy nên khi xác định số vỏ chai không thu hồi được thì giá trị của vỏ chai không thu hồi được sẽ được coi là đã được bán cho khách hàng. Và phải tính bổ sung thuế TTĐB & GTGT. Số tiền 3 triệu gọi là tiền bồi thường, nhưng bản chất chính là tiền trả cho số vỏ chai không thu hồi được = tiền mua số vỏ chai này. Do vậy phải phát sinh tính thuế như thường.

    2. Bồi thường phải là “bằng tiền” thì mới là không KKKTN, còn trường hợp này có hàng hóa giao dịch ở đây là “vỏ chai” nên không áp dụng bạn nhé!

      1. Đây là bồi thường bằng tiền chứ vỏ chai gì bạn. mình cho bạn mượn vỏ chai, bạn trả lại mình đủ thì ok, bạn trả thiếu thì mình bắt đền bạn bằng tiền, bạn phải trả một khoản tiền bù lại phần vỏ chai bạn làm mất của mình, thì đây là “bồi thường bằng tiền”

  6. Ngoài ra, câu 4 đề Lẻ
    Phần ghi chú thuế TTĐB của hàng D đã nộp trong kỳ 1120 triệu đồng.
    Theo tôi là không tính trừ vào chi phí nữa.. vì nó đã giảm trừ ở phần doanh thu 5600 triệu rồi.. nếu trừ nữa thì sẽ trùng.. khoản này chỉ được đem khấu trừ khi nộp thôi.

    1. Hi Bình,

      Phần doanh thu kê khai trên bảng tính trong bài giải của Ad (16.500 + 6.500 = 22.100) là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT (theo thông tin tình huống đề bài cho). Như vậy nghĩa là doanh thu đã bao gồm thuế TTĐB rồi. Do vậy khi kê chi phí được trừ sẽ phải kê khai phần thếu TTĐB đã nộp là 1.120 tr.

      Còn nếu không muốn kê khai ở phần chi phí được trừ thì phải trừ luôn vào doanh thu kê khai ngay từ đầu. Khi đó doanh thu kê khai sẽ không phải là 22.100 như Ad đang để bây giờ nữa.

  7. hi ad, câu 5 lẻ: theo : 3 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:
    e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.”
    nhưng ở đây ad ko cho vào TNCT, thì ko biết mình đang theo quy định nào?
    Thân !

  8. dạ chào admin ạ..cho e hỏi bài này là mình tính thuế nào ạ: Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của đơn vị AM 3.000 chai rượu, đơn giá (đã có thuế) là 22.000 đ/chai. Đơn vị AM nhận đủ hàng và đã thanh toán tiền hàng.

    1. Hi Thắng, trường hợp của bạn đưa ra quá ít thông tin để có thể có đáp án chính xác.
      Bạn cần xác định:
      (1) Giao dịch có thuộc trường hợp phát sinh thuế TTĐB không? Ví dụ hàng gia công sau đó để xuất khẩu thì không chịu
      (2) Đơn giá 22.000 là đơn giá giao gia công hay đơn giá bên AM bán hàng cho khách? Đã bao gồm thuế gì?
      Theo quy định thì: Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.

      Như vậy thì bạn mới xác định được ra giá tính thuế TTĐB đúng.
      (3) Mức thuế suất áp dụng cho loại rượu này là gì?

      Sau khi xác định các thông tin trên thì bạn áp dụng quy trình tính thuế TTĐB là ra. Bạn tham khảo quy trình tính tại đây: https://tuonthi.com/cach-tinh-thue-tieu-thu-dac-biet-cua-ruou/

  9. Mình thấy phần tính thuế TTĐB của câu 4 đối với rượu, thuế suất thuế TTĐB là 40% sao Ad lại nhân 60% nhỉ. Còn tổng thuế GTGT của câu 1 đề chẵn sao ít vậy? Cảm ơn Ad.

      1. Hi Thanh, ý bạn là Tổng thuế GTGT ở câu 3 đề chẵn chứ đúng không? Yêu cầu đề bài là tính tổng thuế phải nộp cho cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Do vậy, cần tách riêng thuế GTGT nộp cho 2 cơ quan này.

        Thuế GTGT nộp cho cơ quan hải quan là thuế GTGT hàng nhập khẩu: 1,585.5
        Thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế = Thuế đầu ra – đầu vào đã nộp = (23,100 + 15,000 + 32,000) – (1,585.5+ 4 + 50,000+ 3,465) = 70,100 – 55,054.5 = 15,045.5

  10. Ad ơi. Cho mình hỏi. Đề chẵn câu 3:
    Mua 50.000 lon bia của cơ sở sản xuất bia khác thì khi bán trong nước có phát sinh thuế ttdb. Theo mình hiểu có 2 trường hợp đc khấu trừ là ở khâu nhập khẩu và khâu đã trả thuế ttdb của nvl mua trực tiếp từ CSSX. Trường hợp này là mua thương mại bia và bán bia chứ k phải sản xuất nên k phải tính thuế ttdb đã đc khấu trừ. Còn giả sử mua 50 000 bia nước từ cssx về sản xuất bia chai. Lúc đó sẽ tính thuế ttdb đã trả khâu mua nguyên liệu là (50 000 x giá chưa bg thuế gtgt/ 1+ thuế suất ttdb) và khi bán sẽ được khấu trừ tương ứng lượng bán. Ad giải đáp cho mình với. Thanks ad!

  11. Câu 4 đề chẵn. Theo mình tư duy thực tế là tốt, nhưng phải phù hợp với kỳ thi. Mình làm để đi thi, đề chỉ có 1 đáp án thôi. Thầy dạy + giáo trình đều đưa đến kết luận tính VAT và TTĐB theo số lượng gửi bán là 500 chứ không tính theo số lượng thực bán, đi thì thì phải làm theo kiểu đi thi, còn vận dụng thực tế vào làm như ad hội đồng không cho điểm thì biết làm sao?

  12. Add cho mình hỏi câu 3 đề lẻ 2018 sao đề bài cho là thuế GTGT trên toàn bộ hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong kỳ được khấu trừ là 30tr mà khi addmin tính trong bài lại ghi là 17tr vậy?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang