Skip to content

ACCA | FAQS

Câu 1. Tại sao trên trường nói chỉ có 5 nguyên tắc kế toán (concepts) nhỉ?

Admin: Có rất nhiều nguyên tắc kế toán em ạ. Còn nhiều hơn cả số Ad đề cập trong Video https://youtu.be/EtZbfX35Mkc

Ở trên trường chỉ dạy 1 số concept mà giáo viên/người biên soạn sách cho là quan trọng nhất, sinh viên cần biết mà thôi.

Câu 2. Em có một thắc mắc nhỏ liên quan đến việc áp dụng các Nguyên tắc kế toán ạ. Trong ví dụ ở mục Business Entity Concept, khi chủ sở hữu rút tiền hoặc lấy hàng hoá của công ty (với trường hợp là JSC) thì khi đó sẽ bút toán là “DR Trade Receivables / CR Cash” hả chị?

Admin: Hi em, về mặt lý thuyết thì với các công ty cổ phần JSC, thì chủ sở hữu là nhiều người chứ không phải 1 người. Do vậy, không có trường hợp chủ sở hữu được phép rút tiền ra khỏi công ty cho mục đích riêng. Mà chỉ có công ty tư nhân thôi. Về mặt thực tế như ở Việt Nam, có khi hình thức là công ty cổ phần, nhưng bản chất chỉ là 1 người làm chủ. Khi đó nếu người này rút tiền khỏi công ty, sẽ ghi nhận bút toán; DR Other Receivables / CR Cash. Không dùng Trade Receivables – đây là tài khoản phải thu cho khách hàng kinh doanh. Em nếu quan tâm giao dịch kiều này thì xem thêm ở Video về vốn chủ sở hữu: https://youtu.be/1e1NDc37baY

Câu 3. Chị ơi em thắc mắc đó là ở trong các bài giảng của chị có 2 từ DR và CR được viết tắt bởi từ gì ạ chị. Chị ơi em muốn hỏi thêm Credit (Ghi có) nghĩa là gì ạ?

Admin: DR là viết tắt của Debit, CR là viết tắt của Credit. Ghi nợ và ghi có thì bản chất đều là quy tắc ghi nhận vào tài khoản kế toán thôi. Em tham khảo video này Ad đã giải thích rất rõ ràng nhé: https://youtu.be/jZR4MirWIfE

Câu 4. Em vẫn chưa thấy được sự khác biệt lắm giữa “Control Account” và “Normal Ledger Accounts” ạ?

Admin: “Control Account” là 1 loại “Ledger Account”, tức là bản chất nó chính là tài khoản sổ cái – hình thành nên sổ cái. Do vậy, khi nói về quy trình lên báo cáo thì vẫn là Sổ chi tiết => Sổ cái => TB => FSs.  

“Control account” nó sẽ chỉ khác các tài khoản sổ cái khác (“Normal ledger account”) là: “Control account” sử dụng cho các tài khoản có nhiều đối tượng chi tiết cần quản lý. Ví dụ như tiền thì có nhiều loại tiền, phải thu có nhiều khách hàng, phải trả có nhiều nhà cung cấp, doanh thu có nhiều loại doanh thu…. Lý do phải thêm từ “control” vào tên để phân biệt với “individual account” mà thôi. Khi lên môn FR hay SBR em sẽ thấy người ta không còn đề cập đến control account nữa. Nói Receivables account là ta mặc định nó là tài khoản phải thu tổng (Control account) của cả công ty. Vì lên FR/SBR ta chỉ học về tài khoản sổ cái – là tài khoản lấy số liệu lên FS, chứ không quan tâm đến sổ chi tiết nữa, nên không cần lo phân biệt 2 loại tài khoản này.

Câu 5. Chị ơi cho em hỏi theo như bài trước thì có “Matching Concepts” nêu về việc doanh thu phải phù hợp với chi phí phát sinh. Vậy các bút toán doanh thu ghi nhận này có cần thêm các bút toán giá vốn để thỏa mãn Matching Concepts không ạ? Em cảm ơn chị ạ. Bài giảng hay lắm ạ.

Admin: Có em ah. 1 giao dịch bán hàng sẽ làm ảnh hưởng đến 4 yếu tố: Doanh thu, chi phí, tiền/phải thu và hàng tồn kho. Nhưng vì đang là cycle Doanh thu/Phải thu nên không đề cập đến việc ghi nhận Giá vốn/Hàng tồn kho thôi.

Câu 6. Chị cho em hỏi là: nếu mà nói “Sales day book” là ghi nhận cho các giao dịch bán chịu và từ sổ này ghi nhận vào “Sales account” mà các giao dịch bằng tiền mặt cũng làm phát sinh doanh thu nếu vậy thì sales account (sổ cái) có bị thiếu thụt các khoản doanh thu từ việc bán hàng bằng tiền mặt không vậy chị?

Admin: Hi em, thông thường Sales day book sẽ ghi nhận cả doanh thu từ tiền mặt và doanh thu bán chịu. Còn tất nhiên doanh nghiệp muốn thì có thể lập riêng 1 Sales day book ghi doanh thu tiền mặt, 1 Sales day book ghi doanh thu bán chịu. Linh hoạt mà. Còn như tình huống e nói, nếu Sales day book (sổ chi tiết) chỉ ghi nhận doanh thu bán chịu, và Sales account (sổ cái) ghi tổng doanh thu thì tất nhiên là bị thiếu hụt mất phần doanh thu = tiền mặt, chưa thấy ghi vào sổ chi tiết nào cả.

Câu 7. Chị ơi chị cho em hỏi, trong trường hợp năm kế tiếp mới có khoản subsequently paid of irrecoverable debts vào kỳ tài chính tiếp theo thì vẫn ghi bút toán Cr Cash/ Dr Irrecoverable debt expense như trên ạ?

Admin: Đúng rồi em ah, khác với quy định kế toán Việt Nam là chỉ ghi vào Thu nhập khác em nhé. Tài khoản Irrecoverable Debt Expense sẽ có thể phát sinh cả bên Nợ và Có. Nếu là Bên nợ thì bản chất là khoản chi phí, còn bên Có thì bản chất là thu nhập. Kiểu như tài khoản Chi phí/Thu nhập thuế thu nhập hoãn lại trên PL cũng vậy.

Câu 8. Chị ơi, em tưởng là nếu mà cái khoản phải thu trước mình đã xác định là không thu hồi được rồi và xóa khoản phải thu đó thì nếu một ngày nào đó bất ngờ khách hàng lại trả mình thì mình ghi là Dr acc 111 or 112/ Cr acc 711  ạ !?? Mong chị phản hồi.

Admin: Hi em, ghi vào 711 là theo kế toán việt nam em ah. Còn theo IFRS/ACCA thì là ghi vào tài khoản Irrecoverable debts expense. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể lập tài khoản “Irrecoverable debts recovered” để theo dõi riêng khoản này. Tuy nhiên, thường thì sẽ dùng tài khoản ” Irrecoverable debts expense” thôi. Nói chung IFRS họ không cố định tên tài khoản như mình nên linh hoạt hơn.

Câu 9. Ad cho em hỏi về thuật ngữ “nguyên giá HTK” mà ad sử dụng trong bài giảng lần này vì em có thắc mắc là thông thường em thấy các thầy cô trên trường hay sử dụng là “giá gốc” ạ còn “nguyên giá” thì dành cho TSCĐ thì phải ạ.

Admin: Hi em, tiếng anh thì chỉ có 1 từ là “cost” để chỉ giá trị tài sản (HTK, PPE…) khi mới mua về và ghi nhận lần đầu. Tiếng việt thì lúc dịch giá gốc, lúc dịch nguyên giá. Vì là Video về IFRS chứ không phải VAS nên chị không quan tâm phân biệt mà dùng cả 2 thuật ngữ này. Còn trong tiếng việt thì với TSCĐ dùng cả giá gốc và nguyên giá. Còn hàng tồn kho thì dùng giá gốc đúng như em nói.

Câu 10. Chị cho em hỏi bút toán ghi nhận bằng pp kiểm kê định kỳ, em thấy trong sách của sapp phần này có sử dung TK Income Statement. Ví dụ như đầu kỳ có kết chuyển tồn kho đầu kỳ sang TK Income statement. Em chưa rõ phần này lắm chị có thể giải thích lại chỗ này giúp em không ạ. Em cảm ơn ạ.

Admin: Hi em, nội dung em đề cập liên quan đến việc kế toán HTK theo pp kiểm kê định kỳ (periodic inventory system). Phần này chị đã giải thích rất cụ thể tại phần Accounting Entries – Periodic (41:05) của video rồi: https://youtu.be/EI6po-4CtOM

Câu 11. Ad ơi cho hỏi, khi dùng cách tính HKT theo phương pháp bình quân, thì sẽ áp dụng bình quân liên hoàn hay bình quân cuối kỳ? Ý mình hỏi là bình quân gia quyền có 2 loại là liên hoàn và cuối kỳ. Vậy theo IFRS thì sẽ dùng loại nào vậy ad?

Admin: Việt Nam mới chia ra thành 2 phương pháp tính khác nhau. Còn theo IAS 2 thì công thức tính bình quân gia quyền chỉ có 1, chẳng qua là thời điểm tính khác nhau mà thôi. Doanh nghiệp toàn quyền quyết định thời điểm tính tuỳ vào trường hợp cụ thể. IAS 2 – Article 27: “The average may be calculated on a periodic basis, or as each additional shipment is received, depending upon the circumstances of the entity”

Câu 12. Chào admin, chị ơi trong kế toán hàng tồn kho theo pp kiểm kê định kỳ (vas) sử dụng tài khoản 611 để hạch toán biến động hàng tồn kho trong kỳ, vậy theo ifrs theo pp kiểm kê định kỳ có sử dụng tài khoản “mua hàng” không ạ? Hay họ dùng tài khoản COS ạ?

Admin: Hi em, trong video https://youtu.be/EI6po-4CtOM có nói rõ mà. Khi áp dụng PERIODIC INVENTORY SYSTEM thì sẽ sử dụng tài khoản Purchases khi tăng HTK, sau đó khi bán hàng thì kết chuyển COS/Purchases.

Câu 13. Chị ơi, chị cho em hỏi là ở trong sách của BPP có một phần part exchange, part exchange allowance thì bản chất nó như thế nào vậy ạ chị, đối với VAS thì nó nằm ở chuẩn mực nào vậy chị.

Admin: Hi em, exchange/part exchange ở đây hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp sử dụng PPE của mình để trao đổi lấy 1 tài sản của 1 doanh nghiệp khác. Ví dụ, đổi 1 tầng toà nhà văn phòng của mình để lấy 1 dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp khác. Thì khi đó, bản chất của giao dịch là: em thanh lý toàn bộ/1 phần tài sản của em, và mua tài sản mới về thôi. Giao dịch trao đổi tài sản như này sẽ được quy định tại VAS 3 (TSCĐVH) / VAS 4 (TSCĐHH) em nhé. Nói chung là liên quan đến tài sản nào thì tra chuẩn mực của tài sản đó thôi

Câu 14. Cho em hỏi là, giả sử giá trị của tài sản tại ngày 1/1/X1 là $10.000, trong năm X1 mình có đánh giá lại giá trị tài sản vào ngày 1/6/X1, giá trị tài sản sau khi đánh giá lại là $15.000. Vậy thì mình sẽ chia ra 2 khoảng thời gian khấu hao là trước đánh giá lại và sau đánh giá lại. Giả sử KH trước đánh giá lại là $2000, và sau đánh giá lại là $4000. Vậy cho em hỏi Carrying amount của tài sản tại ngày 31/12/X1 sẽ là $15.000 – $4000. Hay là $15.000 – $2000 – $4000 ạ?

Admin. Theo quy định tại IAS 16, việc đánh giá lại giá trị tài sản theo Revaluation model sẽ thực hiện khi có sự khác biệt trọng yếu giữa FV và CA. Tuy nhiên, thường thì nhiều cũng là hàng năm, kiểu cuối mỗi năm tài chính đó. Còn theo giả sử của em, em nói thông tin không rõ Ad không tính ra được cụ thể số. Nhưng dù thế nào thì CA tại 31.12.X1 = Revalued amount (15.000) – Khấu hao luỹ kế từ 1.6 ~ 31.12 tính trên $15.000

Câu 15. Chị ơi chị cho em hỏi nếu đề bài nói rằng: “The total of the purchase returns daybook was undercast by $1000”. Như chị giải thích, số tổng để chuyển sang sổ cái hàng mua bị trả lại và sổ cái tài khoản phải trả đang bị thiếu $1000. Vậy em nghĩ phải điều chỉnh giảm 1000 ở số dư tài khoản phải trả chứ ạ? Chị có thể giải thích giúp em tại sao lại không ảnh hưởng tới số dư của tk phải trả được không ạ? Em cảm ơn chị ạ!

Admin: Hi em, sổ cái tài khoản phải trả đang bị thiếu $1000, chứ sổ chi tiết các khoản phải trả thì không bị thiếu. Trong khi chúng ta đang phải điều chỉnh sổ chi tiết các khoản phải trả, chứ không phải điều chỉnh sổ cái các khoản phải trả nên là  không tính vào em ah

Câu 16. Chị ơi, cách phân biệt b/d với b/f là gì ạ, em có search google mà ra nhiều ý kiến khác nhau. chị cho em xin ý kiến với ạ

Admin: B/d = Balance brought down còn B/f = balance brought forward. 2 thuật ngữ này đều chỉ số dư đầu kỳ và được sử dụng tương đương như nhau. Em sử dụng thuật ngữ nào cũng được. Trong từ điển cambridge có giải thích rõ nè: https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/balance-brought-down?q=balance+brought+forward

Câu 17. Chị ơi cho phép em hỏi ví dụ “Purchases from suppliers were $18,500, of which $2,550 was unpaid at the year end. Brought forward payables were $1,000”.
Em tưởng $2,550 “of which” nghĩa là trong $18,500 đấy thì cty đã trả $15,950, còn số dư đầu kì thì ko liên quan đến dòng tiền cty chứ ạ?

Admin: Trong thực tế thì nó chỉ đơn giản có nghĩa là trong $18,500 đấy thì cty đã trả $15,950 như em đã đề cập. Nhưng trong các tình huống bài tập, trừ khi có thông tin khác, còn không thì ta sẽ mặc định rằng người ta sẽ thanh toán hết số nợ đầu kỳ, rồi đến số nợ trong kỳ. Do vậy, số dư cuối kỳ sẽ là của công nợ phát sinh trong kỳ. Điều này không chỉ đúng với tài khoản công nợ, mà còn đúng với nhiều tài khoản khác nữa. Em thử để ý xem nhé.

Câu 18. Cô ơi cho em hỏi trong Journal entry của parent company, mình có ghi nhận Net assets của subsidiary. Vậy thì trong BCDKT riêng của cty mẹ có ghi nhận net asset này của cty con không ạ, nếu có thì ghi nhận ở phần nào ạ. Nếu không thì tại sao không? Hay là mình chỉ ghi nhận Net Asset của cty con vào bảng CDKT hợp nhất?

Admin: Hi em, như trong video https://youtu.be/jt-rvgOECKQ?list=PL8_1Ukajiy-Npw2FJn3T0ZjIPBdhEhAWE chị đã chia sẻ:

Khi P đạt quyền kiểm soát tại S, trên BCTC riêng của P sẽ ghi nhận bút toán: DR Investment in subsidiary / CR cash… Giá trị ghi nhận sẽ là theo Nguyên tắc giá gốc – tức là số tiền mà P phải bỏ ra để mua S. Hay nói cách khác là, BCTC riêng của P sẽ không quan tâm đến Net assets của S, chỉ quan tâm đến số tiền nó phải bỏ ra mà thôi.

BCTC hợp nhất mới cần để ý đến giá trị của Net assets vì khi P có quyền kiểm soát S thì nghĩa là nó cũng kiểm soát các tài sản thuần của S => Phải cộng vào trên BCTC hợp nhất của tập đoàn. Trong quá trình cộng gộp này, giá trị khoản đầu tư mà P đã ghi nhận trên BCTC riêng sẽ được bù trừ, triệt tiêu. Cụ thể thì em xem trong Video.

Admin: Thoải mái em ơi. Chị cũng đâu có học F2 đâu. 🙂 Nói chung sách của BPP đều có phần nhắc lại kiến thức của các môn liên quan trước đó. Do vậy, không biết ở đâu thì tra cứu ở đó. Quan điểm của chị là học hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhất có thể.

Admin. Thường thi PM không thay đổi nhiều em ạ, thêm bớt ít thôi. Nhưng nguyên lý là cứ sách mới nhất có thể. Trên drive c có share 1 số ebook, em xem thử nhé: https://drive.google.com/drive/folders/1FjqR5uuHBOnOacWQQZdGwzTonmv1Qz3B?usp=sharing

Admin: Hi em, theo chị hiểu thì vì Absorption costing phân bổ fixed cost overhead thông thường sẽ theo labour rate hoặc machine rate. Labour cost sẽ được theo dõi riêng biệt để tính toán, phân bổ. Vì vậy, khi labour cost là không trọng yếu, thì việc phân bổ theo labour rate của Absorption costing sẽ không chính xác. Ngoài ra, khi labor cost là không trọng yếu, các doanh nghiệp thường gộp luôn vào fixed cost overhead. Kiểu như chi phí phát sinh cố định để vận hành máy móc đó. Do không theo dõi riêng nên cũng không thể lấy làm cơ sở phân bổ cho Absorption costing được. Do vậy, khi đó áp dụng ABC sẽ phù hợp hơn

Admin: Theo 2 thuật ngữ tiếng việt em đề cập thì: Lãi gộp = (Doanh thu – Giá vốn) và Lãi góp = (Doanh thu – Biến phí)

Tuy nhiên thuật ngữ lãi góp chị thấy không sử dụng nhiều lắm. Trong kế toán quản trị chính thống của việt nam, sử dụng từ “số dư đảm phí” hay “lãi trên biến phí” để chỉ chỉ tiêu này. Như vậy, thuật ngữ “Contribution” trong Video của chị sẽ tương đương với thuật ngữ Lãi góp mà em đề cập nhé. Nhiều khi dịch từ thuật ngữ tiếng việt – tiếng anh sẽ không có sự thống nhất giữa các tài liệu. Nên em cứ xem cách tính để biết cái nào tương ứng cái nào nhé.

Admin: Cách phân tích chênh lệch thành Planing & Operational variances có thể thực hiện cho mọi loại chênh lệch ở các cấp độ khác nhau.

Như vậy, có thể tách Material variance = Planing & Operational variances hoặc Material variance = Usage variance + Price variance. Sau đó từng Usage variance/Price variance lại tách nhỏ tiếp thành Planing & Operational variances. Hoàn toàn không có gì mâu thuẫn nhau. Tuỳ vào yêu cầu của đề bài để xây dựng công thức tính thôi em ạ.

Admin: Hi em, nếu là dòng tiền đều hàng năm thì có thể dùng công thức chiết khấu của dòng tiền đều để tính mà k cần liệt kê các năm.

Admin: Hi em, WACC chỉ phù hợp sử dụng làm hệ số chiết khấu trong đánh giá dự án đầu tư khi Dự án không làm thay đổi rủi ro hoạt động & rủi ro tài chính hiện tại của công ty. Tuy nhiên 2 điều kiện này thường khó thoả mãn. Chính vì vậy, khi đánh giá dự án đầu tư, thường sẽ tính riêng chi phí sử dụng vốn riêng cho dự án đó theo mô hình CAPM. Em có thể tham khảo thêm tại bài viết này: https://tuonthi.com/f9-business-finance/

2 Comments

  1. Lê Hạnh Nguyên Lê Hạnh Nguyên

    Dạ em chào chị ạ.

    Em có học video về IFRS 9 – Financial instruments của chị và làm bài tập Kaplan ạ. Chị ơi, em thắc mắc nếu như gặp một bài tập về Financial asset (Equity instrument) mà đề bài không nói rõ thì làm sao mình biết được mình nên làm theo dạng “FV through OCI” hay là dạng “FV through profit or loss” vậy chị?

    Dạ ví dụ như bài dưới đây:
    “ABC purchased 10,000 shares on 1 September 20X4, making the election to use the
    alternative treatment under IFRS 9 Financial Instruments. The shares cost $3.50 each.
    Transaction costs associated with the purchase were $500.
    At 31 December 20X4, the shares are trading at $4.50 each.
    What is the gain to be recognised on these shares for the year ended 31 December 20X4?”

    Dạ mong chị chỉ cho em cách nhìn vào một đề bài và xác định được khi nào làm theo dạng “FV through OCI”, khi nào làm theo dạng “FV through profit or loss” cho cả trường hợp Debt instrument và Equity instrument ạ.

    Em cảm ơn chị nhiều ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *