[CPA – BT Phân tích] Dạng bài Phân tích lợi nhuận gộp

Bài số 5/9 của Series các dạng bài tập của Đề thi CPA Môn Phân tích: Dạng bài về Phân tích lợi nhuận gộp (Cách tính lợi nhuận gộp – Phân tích kết quả tính toán)

Dạng bài Phân tích lợi nhuận gộp yêu cầu hiểu cách tính lợi nhuận gộp & phân tích ý nghĩa của kết quả tính toán. Và theo mình biết thì dạng bài này mới chỉ xuất hiện trong đề thi CPA từ năm 2014. Nhưng từ đó đến nay thì năm nào cũng xuất hiện. Thế nên sẽ không thừa khi chúng ta bỏ thời gian ôn luyện dạng bài này.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp dạng bài tập Đề thi CPA Môn Phân tích

1. Cách tính Lợi nhuận gộp?

Những bạn nào làm kế toán tổng hợp trong cty thương mại hay sản xuất thì chắc đã biết quá rõ phần này rồi.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán.

Vậy, phân tích lợi nhuận gộp là phân tích những nội dung nào?

Phân tích lợi nhuận gộp hiểu đơn giản là việc tính toán chênh lệch Lợi nhuận gộp giữa kỳ phân tích (kỳ thực hiện) với kỳ gốc (kỳ kế hoạch). Và xác định các nhân tố gây ra chênh lệch.

Lợi nhuận gộp cao là tiền đề để có lợi nhuận cao. Do đó, Việc phân tích lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra cách thức để phát triển bền vững, tăng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ví dụ như tập trung vào phát triển các mặt hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

2. Các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận gộp

Về cơ bản, chênh lệch Lợi nhuận gộp có thể được phân tích thành 3 nhân tố như sau:

LG1 – LGo=LG1 – Σ SLi * lgo+ΣSLi*lgo – LGo*Is+LGo*Is – LGo
(Nhân tố Lợi nhuận gộp đơn vị)(Nhân tố Kết cấu  mặt hàng LGk)(Nhân tố Sản lượng tiêu thụ LGs)

Trong đó:

  • LG1 là Lợi nhuận gộp kỳ phân tích/thực hiện
  • LGo là lợi nhuận gộp kỳ kế hoạch/gốc
  • SLi là sản lượng kỳ phân tích/thực hiện
  • lgo là lợi nhuận gộp đơn vị kỳ kế hoạch/gốc
  • Is là chỉ số sản lượng = Σ (Sản lượng kỳ thực hiện * Đơn giá kỳ kế hoạch)/ Σ(Sản lượng kỳ kế hoạch * Đơn giá kỳ kế hoạch)

Riêng nhân tố Lợi nhuận gộp đơn vị có thể tách theo 2 yếu tố giá bán và giá vốn:

Mức độ ảnh hưởng của giá bán đơn vị:LGg = ΣSLi *(g1 – go) với g1, go lần lượt là giá bán đơn vị kỳ thực hiện/kế hoạch
Mức độ ảnh hưởng của giá vốn đơn vị:LGgv =ΣSLi*(gv1 – gvo) với gv1, gvo lần lượt là giá vốn đơn vị kỳ thực hiện/kế hoạch

3. Cách xử lý dạng bài Phân tích lợi nhuận gộp

Khi làm dạng bài tập này, mình cũng trình bày thành 3 bước như sau.

  • Bước 1: Lập bảng tính các chỉ tiêu phân tích cần thiết. Tại bước này yêu cầu chúng ta phải hiểu được cách tính Lợi nhuận gộp & các yếu tố hình thành chênh lệch giữa Lợi nhuận gộp kỳ kế hoạch & kỳ thực hiện.
  • Bước 2: Phân tích ý nghĩa của kết quả tính toán.
  • Bước 3: Kết luận tổng thể

Các bạn lưu ý là dạng bài này tính toán thường không dài, nhưng rất dễ nhầm lẫn công thức. Do đó, cần tính toán thật cẩn thận.

Ngoài ra, phần nhận xét của dạng bài này cũng không chỉ dừng lại ở mức “tăng/giảm bao nhiêu… tương đương với bao nhiêu %”. Mà thường chúng ta sẽ phải  chỉ ra cả nguyên nhân hậu qủa. Và có thể là kiến nghị biện pháp để cải thiện nữa.

4. Ví dụ minh hoạ cách tính lợi nhuận gộp & phân tích kết quả

Tình huống: Đề thi CPA môn Phân tích Năm 2016 – Đề Lẻ – Câu 5

Bước 1. Lập bảng thể hiện cách tính lợi nhuận gộp & các chỉ tiêu liên quan

Tên sản phẩm

Số lượng tiêu thụ (chiếc)

Đơn giá thuần
(1.000 đồng)

Giá thành đơn vị SX (1.000 đồng)

LN gộp đơn vị

Kế hoạch

Thực tế

Kế hoạch

Thực tế

Kế hoạch

Thực tế

Kế hoạch

Thực tế

A

2,000

1,800

140

170

80

100

60

70

B

1,000

1,500

240

280

170

200

70

80

Chỉ tiêuSố tiền
Tổng lợi nhuận gộp năm Kế hoạch (2,000 * 60 + 1,000 * 70) 190,000 
Tổng lợi nhuận gộp năm Thực hiện (1,800 * 70 + 80 * 1,500) 246,000 
Chênh lệch (LG1 – LGo): 56,000 
Chỉ số sản lượng Is [(1800 * 140 + 1500 * 240)/ (2000 * 140 + 1000 * 240)] 1.177 
AH của nhân tố Sản lượng tiêu thụ LGs [1.177 * 190,000 – 190,000] 33,615 
AH của nhân tố Kết cấu mặt hàng tiêu thụ [(1,800 * 60+1,500 *70)-190,000 * 1.177] (10,615)
AH của nhân tố Lợi nhuận gộp đơn vị: 33,000 
Mức độ ảnh hưởng của giá bán [1,800(170-140)+1,500(280-240)] 114,000 
Mức độ ảnh hưởng của giá vốn đơn vị [ -1,800(100-80) + 1,500(200-170)] (81,000)

Bước 2. Phân tích chi tiết

– Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp năm thực hiện cao hơn so với năm Kế hoạch là 56.000 tương đương 30%.

– Sự thay đổi trong lợi nhuận gộp chịu sự tác động của 3 nhân tố: sản lượng, kết cấu mặt hàng và lợi nhuận gộp đơn vị.

  • Trong đó, sự thay đổi vể sản lượng đã làm cho lãi gộp tăng lên 33.615
  • Sự thay đổi trong kết cấu mặt hàng đã làm cho lợi nhuận gộp giảm 10.615
  • Thay đổi trong lợi nhuận gộp đơn vị đã làm cho lợi nhuận gộp tăng lên 33.000

Sư thay đổi của lợi nhuận gộp đơn vị chịu sự tác động của giá bán đơn vị và giá vốn đơn vị. Trong đó, giá bán đơn vị tăng đã làm cho lợi nhuân gộp đơn vị tăng lên 114.000 nghìn đồng và giá vốn đơn vị tăng đã làm cho lợi nhuận gộp đơn vị giảm 81.000.

Bước 3. Kết luận và đề xuất cải thiện

– Công ty có lợi nhuận gộp tăng mạnh. Nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng của việc tăng giá bán. Việc tănggiá bán có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong dài hạn. Công ty cần xem xét chính sách giá cũng như nghiên cứu thị trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

Ngoài ra, công ty cũng cần cải thiện quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.

– Đề xuất các biện pháp cải thiện cho kỳ sau:

  • Xem xét lại cải thiện chính sách lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp để thu hút và giữ chân lao động
  • Thiết lập lại quy trình theo dõi, quản lý kết quả sản xuất của lao động để đảm bảo sự công bằng, chínhxác.
  • Tạo động lực cho lao độngXây dựng các chương trình đào tạo để nâng cao tay nghề của công nhân
  • Đối với các nguyên vật liệu sử dụng thường xuyên, có thể lên được kế hoạch sử dụng, mua sắm. Công ty nên ký các hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung cấp để đảm bảo mức giá ưu đãi khi thị trường có xu hướng bất lợi. Ngoài ra, công ty có thể nghiên cứu, theo dõi chi phí định mức sản xuất sản phẩm để tìm cách tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hợp lý.

Vậy là xong. Trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu cách tính Lợi nhuận gộp & phân tích lợi nhuận gộp theo các nhân tố ảnh hưởng. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ giải thích về dạng bài Đánh giá khả năng sinh lời của vốn & tài sản.

3 bình luận trong “[CPA – BT Phân tích] Dạng bài Phân tích lợi nhuận gộp”

  1. Ad ơi, chi tiết cách tính để ra chỉ số sản lượng Is và các nhân tố ảnh hưởng của ví dụ trên như thế nào vậy?

    1. Hi bạn, Ad đã ghi cụ thể cách tính vào trog bài rồi nhé. Áp dụng công thức đã nêu ở phần lý thuyết bên trên thôi.

      Admin

Bình luận đã bị đóng.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang