Đáp án Đề thi CPA 2017 – Môn Tài chính

  • This topic is empty.
Đang xem 0 luồng phản hồi
  • Người viết
    Bài viết
    • #8222 Reply
      Admin
      Quản lý

      Đây là Đáp án Đề thi CPA 2017 – Môn Tài chính (phần bài tập) do Web xây dựng. Các bạn tham khảo nhé.

      Đáp án Đề thi CPA 2017 – Đề Lẻ

      Câu 3. Dạng bài Đòn bẩy và Điểm hoà vốn

      YC1. Tính Qhv, DThv, TGhv

      Công thức sử dụng:

      • Sản lượng hoà vốn kinh tế Qhv = Định phí / (Giá bán – biến phí đơn vị)
      • Sản lượng hoà vốn tài chính Qhv = (Định phí + Chi phí lãi vay) / (Giá bán – biến phí đơn vị)
      • Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn * Giá bán đơn vị
      • Thời gian hoà vốn = Qhv * 360 ngày / Sản lượng tiêu thụ

      Áp dụng các công thức tính trên vào đề bài:

      Chỉ tiêu Điểm hoà vốn kinh tế   Điểm hoà vốn tài chính
      Sản lượng hòa vốn  17,500  21,250
      Doanh thu hòa vốn  1,750,000,000  2,125,000,000
      Thời gian hòa vốn 210 ngày 255 ngày

      EBIT dự kiến = Sản lượng tiêu thụ * (Giá bán đơn vị – Chi phí biến đổi đơn vị) – Chi phí cố định

      = 30.000 * (100.000 – 84.000) – 280.000.000 = 200.000.000

      YC2. Tính độ nghiêng của các đòn bẩy

      Công thức sử dụng: 

      • Đòn bẩy kinh doanh: DOL = Q * (g-v) / (Q*(g-v) – F )
      • Đòn bẩy tài chính: DFL = (Q*(g-v) – F)/(Q*(g-v) – F – I)
      • Đòn bẩy hỗn hợp: DTL = Q*(g-v) / (Q*(g-v) – F – I)

      Áp dụng các công thức tính trên vào đề bài:

      Chỉ tiêu  Số tiền
      Q(g-v)  480,000,000
      EBIT  200,000,000
      Interest  60,000,000
      EBT  140,000,000
      DOL  2.40
      DFL  1.43
      DTL  3.43

      YC3. Xác định ảnh hưởng của doanh thu lên EBIT và EPS

      Công thức sử dụng:

      • Đo lường sự tác động của đòn bẩy kinh doanh: Tỷ lệ thay đổi EBIT = DOL * Tỷ lệ thay đổi Doanh thu/Sản lượng tiêu thụ
      • Đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính: Tỷ lệ thay đổi ROE/EPS = DFL * Tỷ lệ thay đổi EBIT

      Áp dụng các công thức tính trên vào đề bài, khi sản lượng tăng 10%:

      • Tỷ lệ thay đổi của EBIT = 2.4 * 10% = 24%
      • Tỷ lệ thay đổi của EPS = 24% * 1.43 = 34.3%

      Câu 4. Dạng bài Đánh giá dự án đầu tư mới

      Bước 1. Lập Bảng tính Kết quả kinh doanh

      Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
      1. Doanh thu thuần BH  860 920 1050 1200 880 820
      2. Chi phí cố định (chưa KH)  250 250 250 250 250 250
      3.Chi phí khấu hao  250 250 250 250 250 250
      4.Chi phí biến đổi  344  368  420  480  352  328
      5. EBIT  16 52 130 220 28 -8
      6.Thuế TNDN  3 10.4 26 44 5.6 -1.6
      7. LN sau thuế  13 41.6 104 176 22.4 -6.4

      Bước 2. Lập Bảng tính dòng tiền của dự án

      Chỉ tiêu Năm 0  Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
      I. Dòng tiền ra  (1,800)  (100)  –  –  –  –  –
      1. Chi đầu tư TSCĐ  (1,500)
      2. Chi đầu tư VLĐ  (300)  (100)
      II. Dòng tiền vào  263 291.6 354 426 272.4 643.6
      1.Dòng tiền thuần từ HĐKD  263 291.6 354 426 272.4 243.6
      a. Lợi nhuận sau thuế  12.8  41.6  104.0  176.0  22.4  (6.4)
      b.Chi phí  khấu hao  250 250 250 250 250 250
      2. Thu hồi VLĐ 400
      3. Thu thanh lý TSCĐ 0
      III. Dòng tiền thuần của dự án  (1,800)  163  291.6  354.0  426.0  272.4  643.6
      Tỷ lệ chiết khấu 15%  1.000  0.870  0.756  0.658  0.572  0.497  0.432
      Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần  (1,800)  142  220  233  244  135  278
      NPV  (548)

      Kết luận: Dự án có NPV <0, do vậy dự án sẽ không được lựa chọn theo phương pháp NPV.

      Câu 5. Dạng bài Giá trị thời gian của dòng tiền

      YC1. Xác định giá trị tương lai của căn nhà vào năm 2047

      Giá trị tương lai của căn nhà = Giá trị tương lai (FV) của dòng tiền ông An đầu tư hôm nay.

      Như vậy: chúng ta sẽ cần tính FV của dòng tiền ông An đầu tư vào cổ phiếu & trái phiếu hôm nay.

      Công thức sử dụng:

      Công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền đều:

      FV = C * AF với AF = [(1+r)^n – 1]/r

      Trong đó:

      • C là dòng tiền đều hàng năm
      • r là tỷ suất chiết khấu
      • n là số kỳ phát sinh dòng tiền. Trong bài tập này, giả sử dòng tiền phát sinh cuối mỗi kỳ: n = 30 năm * 12 tháng = 360 tháng
      Lãi suất một tháng của cổ phiếu (=11%/12) 0.92%
      FV của tài khoản cổ phiếu (a)  16,975
      Lãi suất một tháng của trái phiếu (=6%/12)  0.5%
      FV của tài khoản trái phiếu (b)  3,516
      Giá trị tương lai của dòng tiền sau 30 năm (a) + (b)  20,491
      Giá trị căn nhà ông An mua vào năm 2047  20,491

      YC2. Xác định số tiền anh An cần trả góp hàng tháng 

      Hiện tại là năm 2047. Anh An mua nhà và quyết định đầu tư 80% số tiền mua nhà vào 1 tài khoản có lãi suất 8%/năm trong vòng 20 năm. Và cuối mỗi tháng sẽ rút tiền lãi để trả góp cho công ty BĐS.

      Như vậy:

      Số tiền nhà mang đi gửi hôm nay = PV của dòng tiền đều phát sinh trong 20 năm = 20,491tr * 80% = 16,392.8 tr

      Áp dụng công thức tính PV của dòng tiền đều:

      PV = C * AF với AF =  [1 – (1+r) ^(-n)] / r

      Trong đó:

      • PV = 16,392.8 tr
      • C là dòng tiền đều hàng tháng mà chúng ta cần tính
      • r là tỷ suất chiết khấu (r = 8%/12)
      • n là số kỳ phát sinh dòng tiền (n = 240 tháng)

      C = 16,392.8 tr * 8%/12 /  [1 – (1+8%/12) ^(-240)] = 137.12tr

      Vậy, số tiền cần trả góp hàng tháng cho công ty BĐS: 137.12tr

      Đáp án Đề thi CPA 2017 – Đề Chẵn

      Câu 3. Dạng bài Chi phí sử dụng vốn

      YC1. Tính chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn sử dụng

      Công thức sử dụng:

      Chi phí sử dụng vốn vay: Rd = i * (1 – T)

      Chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại: Re = D1/Po + g

      Chi phí sử dụng VCSH với cổ tức tăng trưởng đều: Rs = D1/[Po*(1-e)] + g

      Với g = 5%; Do = 6.000đ/cp và Po = 60.000đ/cp

      Áp dụng vào đề bài:

      1. Vốn vay Chi phí sử dụng vốn
      Rd1 (từ 1tr – 300tr) = 10% * (1- 20%) = 8.0%
      Rd2 (từ trên 300tr)  = 12% * (1 – 20%) = 9.6%
      2. Vốn chủ sở hữu
      Re (Lợi nhuận giữ lại 405tr) = 6.000*(1+5%)/60.000 + 5% = 15.5%
      Rs1 (từ 1 – 600tr) = 6.000*(1+5%)/[60.000*(1-10%)] + 5% = 16.7%
      Rs2 (từ trên 600tr) = 6.000*(1+5%)/[60.000*(1-15%)] + 5% = 17.4%

      YC2. Xác định Điểm gãy & WACC

      Công thức sử dụng:

      Điểm gãy (BP) = Tổng số vốn có chi phí sử dụng thấp hơn của nguồn vốn i / Tỷ trọng của nguồn vốn i trong cơ cấu vốn

      WACC = ∑ (wi * ri) với wi – tỷ trọng của nguồn vốn i & ri – chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i

      Áp dụng vào đề bài:

      Cơ cấu nguồn vốn tối ưu: vốn vay: 40% & VCSH: 60%

      Công ty cần huy động 800tr. Trong đó:

      • Vốn vay là 800tr * 40% = 320tr
      • Lợi nhuận giữ lại: 405 triệu – 3,000 triệu/60,000 * 6,000 * (1+5%) = 90 triệu
      • Vốn cổ phiếu thường: 800tr * 60% – 90tr = 390tr

      Điểm gãy:

      BP (1) = 300tr / 40% = 750tr
      BP (2) = 90tr / 60% = 150tr
      BP (3) = (90tr + 600tr) / 60% = 1.150tr

      WACC:

      WACC (từ 1tr – 150tr) = 40%* 8% + 60%*15.5% = 12.5%
      WACC (từ trên 150 – 750tr) = 40%* 8% + 60%*16.7% = 13.2%
      WACC (từ trên 750tr – 1.150tr) = 40%*9.6% + 60%*16.7% = 13.84%
      WACC (từ trên 1.150tr) = 40%*9.6% + 60%*17.4% = 14.25%

      YC3. Đánh gía dự án đầu tư dựa vào IRR

      Dự án kéo dài 5 năm với dòng tiền thuần hàng năm là 233tr. Vốn đầu tư là 800tr.

      Với r = 10%: NPV = 83.25

      Với r = 15%: NPV = (18.95)

      IRR = 10% + 83.25 * (15% – 10%) / (83.25 + 18.95) = 14%

      Dự án có vốn đầu tư 800tr, nằm trong khoảng vốn 750tr-1.150tr nên sẽ có chi phí sử dụng vốn cận biên là 13.84%.

      (Lưu ý: Bạn có thể vẽ đồ thị đường chi phí sử dụng vốn cận biên. Và kết hợp thêm đường cơ hội đầu tư IOS – Đường biểu diễn IRR của các dự án ứng với quy mô vốn đầu tư để nhìn thấy rõ điều này)

      Như vậy dự án có IRR > Chi phí sử dụng vốn. Do đó nên được lựa chọn.

      Câu 4. Dạng bài Đánh giá dự án đầu tư

      Bước 1. Lập Bảng tính Kết quả kinh doanh

      Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
      1. Doanh thu thuần BH 3500 3800 4000 4700 4500 3000
      2. Chi phí cố định (chưa KH) 1300 1300 1300 1300 1300 1300
      3.Chi phí khấu hao 900 900 900 900 900 900
      4.Chi phí biến đổi 1575 1710 1800 2115 2025 1350
      5. EBIT -275 -110 0 385 275 -550
      6.Thuế TNDN -55 -22 0 77 55 -110
      7. LN sau thuế -220 -88 0 308 220 -440

      Bước 2. Lập Bảng tính dòng tiền của dự án

      Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
      I. Dòng tiền ra  (5,900)  (200)  –  –  –  –  –
      1. Chi đầu tư TSCĐ -5400
      2. Chi VLĐ  (500)  (200)
      II. Dòng tiền vào 680 812 900 1208 1120 1160
      1.Dòng tiền thuần từ HĐKD 680 812 900 1208 1120 460
      a. Lợi nhuận sau thuế -220 -88 0 308 220 -440
      b.Tiền thu từ khấu hao 900 900 900 900 900 900
      2. Thu hồi VLĐ 700
      3. Thu thanh lý TSCĐ 0
      III. Dòng tiền thuần từ dự án  (5,900)  480.0  812.0  900.0  1,208.0  1,120.0  1,160.0
      Tỷ lệ chiết khấu  1  0.9  0.8  0.7  0.6  0.6  0.5
      Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần  (5,900)  429  647  641  768  636  588
      NPV  (2,192.6)

      Kết luận: Dự án có NPV <0, do vậy dự án sẽ không được lựa chọn theo phương pháp NPV.

      Câu 5. Dạng bài về Định giá trái phiếu, cổ phiếu

      Giả sử mệnh giá trái phiếu là 100tr. Khi đó:

      • Giá thị trường của trái phiếu: Po = 100tr * 108% = 108tr
      • Lãi trả 6 tháng/lần.
      • Trái phiếu kỳ hạn 30 năm (đã lưu hành 7 năm). Số kỳ trả lãi còn lại: n = 23 năm * 2 = 46 kỳ
      • Lãi suất danh nghĩa 6.2%/năm. Lãi hàng kỳ: I = 100tr * 6.2%/2 = 3.1tr

      Áp dụng công thức tính lãi trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi:

      Po = 3.1tr * [1 – 1/(1+r) ^46] / r+ 100tr/(1+r)^46

      Để giải phương trình này và tìm ra “r” là không đơn giản. Nên chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tính như cách tính IRR cho dòng tiền lãi đều hàng kỳ (3.1tr/kỳ) kéo dài trong 46 kỳ liên tục.

      Kỳ Dòng tiền Tỷ lệ chiết khấu 5% PV Tỷ lệ chiết khấu 3% PV
      Kỳ hiện tại Giá thị trường -108 1.000000  (108.00) 1  (108.00)
      Kỳ 1 – Kỳ 46 Lãi hàng kỳ 3.1 17.88  55.43 24.775  76.80
      Kỳ 46 Gốc 100 0.106000  10.60 0.257  25.70
       (41.97)  (5.50)

      (Lưu ý: để tính ra hệ số chiết khấu cho kỳ 1 – kỳ 46. Các bạn áp dụng công thức tính hệ số chiết khấu cho dòng tiền đều trong tương lai)

      Áp dụng công thức tính IRR: IRR = 3% + [-5.5 * 2%/(-5.5+41.97)] = 2.7%

      Như vậy, chúng ta đã tính ra được chi phí sử dụng vốn của trái phiếu là 2.7%/6 tháng.

      YC1. Lãi suất áp dụng cho 1 năm: (1+r)^2 – 1 = (1+2.7%)^2 – 1 = 5.5%/năm. Đây chính là lãi suất trước thuế.

      YC2. Lãi suất sau thuế: 5.5% * ( 1 – 35%) = 3.6%/năm

      YC3. Công ty nên áp dụng chi phí sử dụng vốn vay sau thuế bởi:

      • Lợi nhuận kỳ vọng nhà đầu tư nhận được từ dự án là dòng tiền sau thuế.
      • Chi phí sử dụng vốn từ Nguồn vốn chủ sở hữu là chi phí sau thuế bởi vì lợi nhuận cổ đông nhận được sẽ được trích từ lợi nhuận sau thuế. Do đó Chi phí sử dụng vốn vay phải đưa về sau thuế để đảm bảo tính đồng nhất khi tính WACC.
Đang xem 0 luồng phản hồi
Phản Hồi về: Đáp án Đề thi CPA 2017 – Môn Tài chính
Thông tin về bạn:




You cannot copy content of this page