Đáp án Đề thi CPA 2016 – Môn Tài chính

Trong bài viết này mình sẽ đăng Đáp án đề thi CPA 2016 – Môn Tài chính do web xây dựng. Để khai thác tối đa tác dụng, thì các bạn nên làm theo hướng dẫn dưới đây của mình nhé:

Bước 1. Xem Tổng hợp các dạng bài tập trong Đề thi CPA Môn Tài chính để nắm được các dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi.

Bước 2. Chọn 1dạng bài tập mà bạn muốn bắt đầu đầu tiên. Sau đó thử hình dung xem dạng bài tập này sẽ bắt bạn tính toán, trả lời những cái gì. Đọc kiến thức liên quan của nó trong đề cương ôn tập của Hội. Và thử trả lời những câu hỏi bạn nghĩ ra lúc trước.

Bước 3. Tìm bài tương ứng trong Đáp án đề thi CPA 2016 thuộc Dạng bài tập mà bạn đang xem.

Nghiên cứu Tình huống của đề bài và Đáp án tương ứng. Không hiểu thì quay lại Bước 2. Lặp lại bước này cho đến khi bạn thực sự hiểu tại sao đáp án lại như thế. Tại bước này, bạn có thể tham khảo chuỗi bài viết của mình về cách làm từng dạng bài tập của Môn tài chính.

PHẦN 1. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CPA 2016 – MÔN TÀI CHÍNH – ĐỀ CHẴN

Câu 3. Dạng bài Đánh giá dự án đầu tư với NPV/IRR/DPP

Các bạn xem hướng dẫn cách làm ở [CPA – Tài chính] Dạng bài đánh giá dự án đầu tư

1. Xác định dòng tiền dự án

Bước 1. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh dự án

STTChỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
1Doanh thu thuần 48.0048.0048.0048.0048.00
2Chi phí biến đổi 26.4026.4026.4026.4026.40
3Chi phí cố định 5.405.405.405.405.40
4LN trước thuế 16.2016.2016.2016.2016.20
5Thuế TNDN 3.243.243.243.243.24
6LN sau thuế 12.9612.9612.9612.9612.96

Bước 2. Tính dòng tiền từ thanh lý TSCĐ

7Thu nhập từ tài sản4.50
8Giá trị còn lại của tài sản
9Lợi nhuận trước thuế4.50
10Thuế Thu nhập doanh nghiệp0.90
11Lợi nhuận sau thuế3.60
12Dòng tiền thuần thanh lý3.60

Bước 3. Lập bảng dòng tiền của dự án

STTChỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
13I.Dòng tiền ra(23.00)
141.Chi đầu tư TSCĐ(19.00)     
152. Chi bổ sung VLĐ(4.00)     
16II.Dòng tiền vào16.7616.7616.7616.7624.36
 1. Dòng tiền thuần HĐ      
17Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp 12.9612.9612.9612.9612.96
18Chi phí khấu hao TSCD 3.803.803.803.803.80
192. Thu hồi VLĐ     4.00
203. Dòng tiền từ thanh lý TSCĐ     3.60
21III.Dòng tiền thuần dự án(23.00)16.7616.7616.7616.7624.36

2. Xác định NPV và PI của dự án

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
Dòng tiền chiết khấu của dự án tại r = 10%(23.00)15.2413.8512.5911.4515.13
NPV45.26     
PI2.97     

Dự án có giá trị hiện tại NPV > 0 và có chỉ số sinh lời PI > 1 (dự án sẽ thu hồi vốn đầu tư ban đầu cộng với NPV tương đương 197% của vốn đầu tư ban đầu). Nên , dự án được chọn.

3. Tính IRR và PP của dự án

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
Dòng tiền chiết khấu tại r = 70%(23.00)9.86 5.803.412.01 1.72
NPV tại r = 70%(0.20)     
IRR (%)69.74%     
PP (năm) 1.37     

Thời gian hoàn vốn PP:

Do dòng tiền thuần hàng năm không bằng nhau, do đó để xác định PP ta làm như sau:
– Tính dòng tiền thuần từ dự án lũy kế qua các năm để xác định thời điểm thu hồi vốn: khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi < dòng tiền năm tiếp theo thì lấy số vốn đầu tư còn phải thu hồi thì lấy số vốn đầu tư còn phải thu hồi / dòng tiền thuần của năm đó và nhân với 12 tháng để tìm ra số tháng cần để thu hồi
– Số vốn còn phải đầu tư sau năm 1 ( -6.24 triệu) < dòng tiền năm 2 là (16.76 triệu)
=> THời gian hoàn vốn = 1 năm + 6.24/16.76 * 12 tháng = 1.37 năm hay 1 năm 5 tháng

Dự án có tỷ suất sinh lời nội bộ cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn và có thời gian hoàn vốn ngắn hơn nhiều so với thời gian hoàn vốn mong đợi => Dự án được chọn.

Câu 4. Dạng bài đánh giá dự án đầu tư với NPV/IRR/DPP

Các bạn xem hướng dẫn cách làm ở [CPA – Tài chính] Dạng bài đánh giá dự án đầu tư

1. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR của dự án

Bước 1. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh dự án

STTChỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
1Doanh thu thuần  3,000 4,000 6,000 5,000 4,000
2Chi phí biến đổi 2,1002,8004,2003,5002,800
3Chi phí cố định (Chưa gồm khấu hao) 300300 300 300 300
4Chi phí khấu hao 500500500500500
5LN trước thuế  100 400 1,000 700 400
6Thuế TNDN  20 80 200 140 80
7LN sau thuế 80.00320.00800.00560.00320.00

Bước 2. Tính dòng tiền từ thanh lý TSCĐ

8Thu nhập từ tài sản100.00
9Giá trị còn lại của tài sản   –
10Lợi nhuận trước thuế100.00
11Thuế Thu nhập doanh nghiệp20.00
12Lợi nhuận sau thuế80.00
13Dòng tiền thuần thanh lý80.00

Bước 3. Xác định dòng tiền vốn lưu động

STTChỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
14Nhu cầu VLĐ0               750          1,000          1,500          1,250          1,000
15Dòng tiền VLĐ cần thiết           (750)             (250)           (500)             250             250          1,000

Bước 4. Lập bảng dòng tiền của dự án

STTChỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
16I.Dòng tiền ra(3,250) (250) (500) – –
171.Chi đầu tư TSCĐ        (2,500)     
182. Chi bổ sung VLĐ           (750)             (250)           (500)   
19II.Dòng tiền vào               –          580.00        820.00     1,550.00     1,310.00     1,900.00
 1. Dòng tiền thuần HĐ      
20Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp             80.00        320.00        800.00        560.00        320.00
21Chi phí khấu hao TSCD           500.00        500.00        500.00        500.00        500.00
222. Thu hồi VLĐ                250             250          1,000
233. Dòng tiền từ thanh lý TSCĐ               80.00
24III.Dòng tiền thuần dự án   (3,250.00)          330.00        320.00     1,550.00     1,310.00     1,900.00
        
25Dòng tiền chiết khấu của dự án tại r = 14%   (3,250.00)          289.47        246.23     1,046.21        775.63        986.80
26NPV tại r = 14%          94.34     
27Dòng tiền chiết khấu của dự án tại r = 20%   (3,250.00)275222.22896.99631.75763.57
28NPV tại r = 20%      (460.47)     
29IRR của dự án15.02%     

Kết luận: Dự án có tỷ suất sinh lời nội bộ cao hơn so với chi phí sử dụng vốn
=> Dự án được chọn

2. Xác định thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án DPP

Thời gian hoàn vốn PP:
Do dòng tiền thuần hàng năm không bằng nhau, do đó để xác định PP ta làm như sau:
– Tính dòng tiền thuần từ dự án lũy kế qua các năm để xác định thời điểm thu hồi vốn:  khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi  < dòng tiền năm tiếp theo thì lấy số vốn đầu tư còn phải thu hồi thì lấy số vốn đầu tư còn phải thu hồi / dòng tiền thuần của năm đó và nhân với 12 tháng để tìm ra số tháng cần để thu hồi
– Số vốn còn phải đầu tư sau năm 4 ( 892.46 triệu) < dòng tiền năm 5 là (986.80 triệu)
=> THời gian hoàn vốn = 4 năm + 892.46/986.80 * 12 tháng = 4.9 năm hay 4 năm 11 tháng

Câu 5. Dạng bài rủi ro & tỷ suất sinh lời

Các bạn xem hướng dẫn làm bài tại [CPA – Tài chính] Dạng bài Rủi ro & Tỷ suất sinh lời

1. Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn cho từng cổ phiếu

Trạng thái nền kinh tếXác suấtTỷ suất sinh lờiTỷ suất sinh lời kỳ vọng
REESSIHAGREESSIHAG
Suy thoái0.3-8.2%-11.5%-9.4%-2.46%-3.45%-2.82%
Bình thường0.512.4%16.3%18.5%6.20%8.15%9.25%
Tăng trưởng0.220.5%27.2%28.6%4.10%5.44%5.72%
     7.84%10.14%12.15%
Cổ phiếuPhương saiĐộ lệch chuẩn
REE      0.0119610.93%
SSI      0.0217714.75%
HAG      0.0213614.61%

2. Xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng, độ lệch chuẩn và phương sai của Danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư AfiRi
REE40%7.84%
SSI60%10.14%
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng9.2200% 
COV (REE, SSI)        0.0161 
Phương sai danh mục A        0.0175 
Độ lệch chuẩn danh mục A13.22% 
CV1.434 
Danh mục đầu tư BfiRi
SSI30%10.14%
HAG70%12.15%
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng11.55% 
COV (SSI,HAG)        0.0216 
Phương sai danh mục B        0.0215 
Độ lệch chuẩn danh mục B14.66% 
CV            1.27 

3. Kết luận: 

Danh mục đầu tư A có hệ số biến thiên lớn hơn, do đó sẽ có rủi ro cao hơn.

Phần 2. Đáp án Đề thi CPA 2016 – Môn Tài chính – Đề Lẻ

Câu 3. Dạng bài đánh giá dự án đầu tư NPV/IRR/DPP

Các bạn xem hướng dẫn cách làm ở [CPA – Tài chính] Dạng bài đánh giá dự án đầu tư

1. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới kể trên?

Bước 1. Tính Chênh lệch chi phí Khấu hao TSCD sẽ phát sinh

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
Nguyên giá máy cũ          1,050    
Mức khấu hao máy cũ 150150150 150 150
Nguyên giá máy mới          1,250    
Mức khấu hao máy mới              250             250             250             250             250
Chênh lệch khấu hao              100             100             100             100             100

Bước 2.Kết quả kinh doanh dự án khi sử dụng thiết bị mới

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
Doanh thu tăng thêm  – – –
Chi phí SXKD tiết kiệm được -225-225-225-225-225
Chi phí khấu hao tăng thêm 100100100100100
LN trước thuế 125125125125125
Thuế TNDN 2525252525
LN sau thuế 100100100100100

Bước 3. Xác định dòng tiền từ thanh lý máy cũ

Bán máy cũ720
Giá trị còn lại của máy cũ khi thanh lý750
LN trước thuế-30
Thuế TNDN-6
LN sau thuế-24
Dòng tiền từ thanh lý máy cũ726

Bươc 4. Xác định dòng tiền của dự án

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5
I.Dòng tiền ra            (1,500)                 –                 –                 –                 –                 –
1.Chi đầu tư TSCĐ            (1,250)     
2. Chi bổ sung Vốn lưu động(250)     
II.Dòng tiền vào                726             200             200             200             200             450
1. Dòng tiền thuần từ hoạt động      
Lợi nhuận sau thuế              100             100             100             100             100
Tiền chênh lệch khấu hao tăng thêm              100             100             100             100             100
2. Thu hồi Vốn lưu động                 250
3. Thu thuần thanh lý TSCĐ       
+ Máy cũ                726     
+ Máy mới      
III.Dòng tiền thuần dự án               (774)             200             200             200             200             450
Dòng tiền chiết khấu tại r = 12%               (774)178.57159.44142.36127.1255.34
NPV tại r = 12% (%)             88.81     
Dòng tiền chiết khấu tại r = 20%               (774)166.67138.89115.7496.45180.84
NPV tại r = 20%            (75.41)     
IRR của dự án (%)16.33%     

2. Có nên lựa chọn dự án hay không?

Dự án có tỷ suất sinh lời nội bộ cao hơn so với chi phí sử dụng vốn => Dự án được chọn

Câu 4. Dạng bài về trái phiếu

Các bạn xem hướng dẫn làm bài tại [CPA – Tài chính] Dạng bài phát hành trái phiếu

Chỉ tiêu Năm 0  Năm 1  Năm 2  Năm 3 Năm 4Năm 5
1. Xác định giá của trái phiếu      

Dòng tiền trái phiếu

(Đây là trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi, giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền thu nhập từ trái phiếu trong tương lai (tiền lãi và gốc)

         10,000        10,000        10,000        10,000      110,000

Dòng tiền chiết khấu tại r = 8%

(Tiền lãi hàng năm: 100.000 * 10% = 10.000)

      9,259.26     8,573.39     7,938.32     7,350.30   74,864.15

Giá của trái phiếu Giá của trái phiếu tại thời điểm hiện tại:  

Pe = 10.000 (1/(1+8%)+1/(1+8%)^2+1/(1+8%)^3+1/(1+8%)^4))+110.000/(1+8%)^5 = 107.985,42

    107,985.42     
2. Phát hành trái phiếu (số lượng phát hành, chi phí lãi)      

Số lượng trái phiếu phát hành

Số lượng trái phiếu phát hành = Tổng số vốn huy động/ Giá trị của trái phiếu
= 10.000.000.000/107.985,42 = 92.605 trái phiếu

           92,605     

Chi phí trả lãi hàng năm

Chi phí trả lãi hàng năm: = Số lượng trái phiếu phát hành * Mệnh giá * lãi suất
= 92.605 *100.000 * 10% = 926.050.000

  926,050,000     
3. Phát hành trái phiếu (số lượng phát hành, chi phí lãi)      
Dòng tiết chiết khấu tại r = 11%      9,009.01     8,116.22     7,311.91     6,587.31   65,279.65
Giá của trái phiếu tại r = 11%      96,304.10     
Số lượng trái phiếu phát hành      103,838.0     
Chi phí lãi trái phiếu hàng năm1,038,380,000     
4. Số lượng TP phát hành = Tổng vốn huy động/Giá bán TP100,000     

Câu 5. Dạng bài chi phí sử dụng vốn bình quân

Các bạn xem hướng dẫn làm bài tại [CPA – Tài chính] Dạng bài Điểm gãy và WACC

1. Xác đinh điểm gãy của đường chi phí cận biên về sử dụng vốn và xác định chi phí sử dụng vốn cận biên?

Bước 1: Tính chi phí sử dụng vốn của từng nguồn  
[1] Chi phí sử dụng Vốn vay sau thuế 
Từ 0 đến 900 triệu7.20%
Từ trên 900 triệu đến 3.000 triệu9.60%
Từ trên 3.000 triệu12.00%
[2] Chi phí sử dụng Vốn cổ phần ưu đãi 
Từ 0 đến 1.500 triệu11.58%
Từ trên 1.500 triệu11.96%
[3] Chi phí sử dụng Vốn cổ phần thường 
Từ lợi nhuận tái đầu tư re14.48%
Từ cổ phần thường mới: rs 115.20%
Từ cổ phần thường mới: rs 216.10%
Bước 2: Xác định điểm gãy của đường chi phí cận biên 
[4] Huy động từ Vốn vay 
BP1 (=900/0.3)3,000
BP2 (=3,000/0.3)10,000
[5] Huy động từ Vốn cổ phần ưu đãi 
BP3 (=1,500/0.2)7,500
[6] Huy động từ Vốn cổ phần thường 
BP4 (= 1,500/0.5)3,000
BP5 (=3,000 + 5,000/0.5)13,000
Bước 3: Tính WACC cho từng khoảng vốn 
WACC1 (từ 0 -3.000 triệu)11.72%
WACC2 (từ trên 3.000 triệu -7.500 triệu)12.80%
WACC3 (từ trên 7.500 triệu -10.000 triệu)12.87%
WACC4 ( từ trên 10.000 triệu -13.000 triệu)13.59%
WACC5 (từ trên 13.000 triệu)14.04%

2. Lựa chọn dự án đầu tư

Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên các dự án có IRR lớn đến nhỏ. Và phân chia lượng vốn huy động tương ứng với chi phí sử dụng vốn và tính WACC => So sánh IRR và WACC để quyết định có thực hiện dự án không (dự án có IRR > WACC sẽ được chấp nhận)

Chỉ tiêuDự án ADự án BDự án CDự án D
Tỷ suất doanh lợi nội bộ15%14%13% 
Chi phí sử dụng vốn bình quân12.15%12.83%13.35%13.89%
Số vốn lũy kế phải huy động nếu thực hiện dự án (triệu):                 5,000          9,000  
Có được chấp nhận thực hiện không? (Có/Không)KhôngKhông

Quy mô vốn tối ưu (triệu):     9,000

Vậy là xong Đáp án đề thi CPA 2016 cho Môn Tài chính. Mình sẽ cố gắng cập nhật thêm đáp án cho các năm còn lại. Các bạn chịu khó đợi nha.


41 bình luận về “Đáp án Đề thi CPA 2016 – Môn Tài chính”

  1. ad cho em xin phép hỏi ạ, ở giải Câu 3, đề chẵn năm 2016, làm cách nào để tính được IRR đó ạ. Em chưa hiểu lắm cách tính của add. Em cảm ơn

    • Hi Bảo Anh: ở mục 2. chúng ta đã xác định được NPV = 45.26 tại mức chiết khấu r = 10%. Sau đó ở mục 3. chúng ta lại tính được NPV = -0.2 tại r = 70%. Do đó áp dụng công thức tính IRR là ra thôi: IRR = 10% + 45.26 * (70% – 10%)/ (45.25 + 0.2) = 69.74%. Lúc làm bài thi bạn nhớ ghi rõ công thức & cách tính toán ra nhé. Ấn máy tính rồi ghi kết quả sẽ không được full điểm ý.

        • Hi bạn, để tính IRR thì chúng ta cần tính NPV ở 2 mức chiết khấu khác nhau. Ở YC2 đã tính được NPV = 45.26 tại r = 10% rồi. Nên cần tính thêm NPV ở 1 mức chiết khấu mới. Mình chọn r = 70%. Bạn có thể chọn r khác để tính cũng không sao cả.

          Admin.

  2. Hi ad, ad co dap an cua hoi dong thi mon tai chinh 1 nam nao do khong thi gui giup minh duong link nhe, minh rat muon xem cach cham diem ly thuyet va bai tap nhu the nao moi duoc full diem, cam on ad.

    • Ad không có bạn ạ. Ad nghĩ là cũng có chỗ nào public tài liệu loại này. Kiểu mọi thứ đều là bí mật ý. 😀

      • Hi ad, mình nghe file ghi âm bài giảng năm 2019 buổi cuối , thày có nói là chiếu đáp án lên slide để mọi người biết cách chấm điểm như thế nào.Nếu ad có bạn bè nào ở lớp ôn thi mà xin được đáp án thì gửi giúp mình với nhé.Thanks ad.

  3. Ad ơi, cho em hỏi với, ở câu 3 đề chẵn 2016, sao báo cáo kết quả kinh doanh không có khấu hao nhỉ?

    • Hi Hoàng, trong mục chi phí biến đổi là đã bao gồm chi phí khấu hao rồi. Thế nên đến Bước 3. tính dòng tiền của dự án, chúng ta mới lấy Lợi nhuận (12.96) + Chi phí khấu hao (3.8) để tính ra được dòng tiền vào của dự án.

          • Hi ad, ở bài tập thì đúng rồi, ý mình là ở phần trả lời comment cho bạn Hoàng ở trên ad có nhắc đến CF KH lại thuộc CF biến đổi ý.

            • Hi ad, ad ơi, vậy nếu đề bài k ghi câu “chưa trừ chi phí khấu hao” thì mình sẽ add thêm CPKH khi tính kết quả kd,còn k ghi chú thì mình tự hiểu là chi phí cố định đã bao gồm chi phí KH luôn đúng k Ad. bài làm mình có cần giả sử nếu đề bài k ghi chú không ad

            • Hi bạn,

              Thông thường thì chi phí mà không đề cập là chưa trừ chi phí khấu hao thì nghĩa là bao gồm hết rồi. Do vậy, khi tính ra dòng tiền thì phải lấy lợi nhuận + chi phí khấu hao.

              Theo Ad thì cái này khá hiển nhiên rồi nên không cần ghi giả sử. Nhưng bạn ghi vào thì cũng chả sao cả. 🙂

  4. Ad ơi cho mình hỏi chô câu 5, chi phí sử dụng vốn bình quân của 4 dự án A, B, C, D add tính như thế nào ạ, Thanks Ad

  5. Hi ad, nhờ ad hướng dẫn giúp mình cách vẽ đồ thị NPV của dự án ở đề chẵn câu 3 ,ý 2 với nhé.Ý này chắc được 0.5 điểm phải không ad?

  6. Hi ad, cho mình hỏi trường hợp đề bài cho thông tin : Công ty cần bổ sung lượng vốn lưu động thuần là 1000 triệu đồng chẳng hạn ( đề lẻ câu 4 năm 2014) thì mình phải xử lý thông tin này vào bài làm như thế nào?Ý mình là dòng tiền ra của dự án sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? Cảm ơn ad.

  7. Hi ad, cho mình hỏi trường hợp đề lẻ 2015 câu 3 cho dữ liệu giá hiện hành của CP thường 30k và giá phát hành CP thường mới 29k thì mình số liệu nào để tính chi phí sử dụng vốn CP thường?Thanks ad.

  8. AD cho mình hỏi câu 3 đề chẵn 2016:
    1. Khi lập bảng xác định kqkd tại sao không có chi phí khấu hao TSCĐ
    2. Đề bài có câu giá trị đất không thay đổi theo thời gian. Vậy mục đích câu này là gì vậy? Mình đang hiểu nhầm rằng giá trị còn lại của tscđ khi lập bảng thanh lý là 1,4 triệu $

    • Hi Đức

      (1) Chi phí khấu hao đã được bao gồm vào trong Tổng chi phí cố định hàng năm ($5.4m) rồi bạn ạ.
      (2) Theo Ad thì mục đích của câu đó là khi giá trị đất không thay đổi thì cứ chia tổng giá trị ban đầu khấu hao đều các năm thôi.

  9. Ad ơi, bài 5 đề lẻ 2016, mình chưa hiểu lắm cách tính điểm gãy huy động vốn cổ phần thường (BP4,5), nhờ ad chỉ rõ giúp mình với nhé, tks ad nhiều/.

    • Hi bạn,

      Vốn cổ phần thường ở đây đang để bao gồm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tưu (1.500) và cổ phần phổ thông (5.000). Tỷ trọng vốn cổ phần thường trong tổng vốn của công ty là 0.5 nên ta phải chia cho 0.5. Lợi nhuận giữ lại có chi phí sử dụng vốn thấp hơn nên ta phải tính điểm gãy cho nó trước (BP4 = 1.500/0.5). Sau đó ta chuyển sang tính chi phí sử dụng vốn cho cổ phần phổ thông (BP5). Vì 2 khoản này “cùng chung” nguồn vốn cổ phần thường nên khi tính BP5 ta sẽ phải lấy BP4 + 5.000/0.5. Có như vậy thì mởi đảm bảo BP5 > BP4 hay nói cách khác là BP5 bao gồm ảnh hưởng của cả 2 thành phần này trong tổng vốn cổ phần thường.

  10. Add cho mình hỏi chút ạ ,ở câu 3 đề chẵn, đề không nhắc tới thu hồi VLĐ nhưng lúc tính dòng tiền của dự án vẫn có, nghĩa là đề k nhắc tới thì nghiễm nhiên là có khỏan thu hồi phải vậy k add ? Mình cảm ơn ạ

  11. Ad cho mình hỏi câu 3 (2016 – đề chẵn). Cho thông tin “đầu năm 2016, Công ty ABC vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu tiếp thị 2 năm với chi phí 200.000$ cho một dự án đầu tư”. Tại sao chi phí này không được cộng vào dòng tiền ra nhỉ? Tks Ad

    • Hi Đức, lý do vì đây là dòng tiền đã phát sinh trước khi đánh giá dự án xem có nên thực hiện hay không. Nói cách khác, đây là “past cost”, dù không thực hiện dự án thì chi phí cũng đã phát sinh rồi. Như vậy không được coi là “dòng tiền liên quan” của dự án đang xem xét.

      Bạn có thể đọc thêm về nguyên tắc xác định dòng tiền cho dự án ở bài: https://tuonthi.com/on-thi-cpa-tai-chinh-p-2/

      Admin

  12. AD ơi cho mình hỏi,
    Đề lẻ – 2016, Câu 3
    1./ Tại sao dòng tiền từ thanh lý: lại là 726,000,000
    Mà lại không phải là: -24,000,000
    2./ Thu thuần là: -30,000,000. Âm rồi
    Tại sao lại tính thuế làm chi
    Em cám ơn AD

    • Hi Hạnh,
      Áp dụng công thức xác định điểm gãy:

      BP = Tổng số vốn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn của nguồn vốn i / tỷ trọng của nguồn vốn i trong cơ cấu vốn.

      Với BP4, BP5 thì đều xếp là nguồn vốn cổ phần thường (nguồn vốn i) bao gồm 2 khoản vốn từ lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phần thường mới. Tỷ trọng của nguồn vốn cổ phần thường trong cơ cấu vốn là 0.5.

      Vốn cổ phần thường có 3 mức chi phí sử dụng vốn khác nhau. Do đó sẽ có 2 điểm gãy. Em vẽ mức vốn ra đồ thị sẽ thấy rõ hơn

      BP4 = [3.000 * (1-0.5)]/0.5 = 3.000 triệu với [3.000 * (1-0.5)] là giá trị lợi nhuận giữ lại (tổng vốn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn

      BP5 = 3.000 + 5.000/0.5 = 13.000 triệu. Trong đó: 3.000 triệu chính là BP4 tính ra. Còn 5.000 là tổng vốn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì nếu phát hành cổ phiếu thường dưới 5.000 thì chi phí sử dụng vốn là 15.2% còn từ 5.000 trở lên là 16.1% mà.

      Ở đây cái khó chỉ là BP4 và BP5 là 2 điểm gãy cùng thuộc nguồn vốn cổ phần thường. Do đó, khi tính xong BP4 thi lúc tính BP5 phải cộng BP4 vào.

Bình luận đã đóng.

You cannot copy content of this page