Skip to content

[CPA -LT Tài chính] Chủ đề “Chi phí sử dụng vốn” – Phần 2

Bài 7 của Series Bài giảng lý thuyết Môn Tài chính Đề thi CPA – Chủ đề “Chi phí sử dụng vốn” – Phần 2: Chi phí sử dụng vốn bình quân & Hệ số đòn bẩy

https://www.youtube.com/watch?v=Xeuz64yjCy0&list=PL8_1Ukajiy-OmORdkZMY51vscsbzZLq4Y

Xem Video 6 – Video 7

Tiếp theo chủ đề về Chi phí sử dụng vốn, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Chi phí sử dụng vốn bình quân và Ảnh hưởng của hệ thống đòn bẩy.

2.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

Chúng ta đã học cách để tính chi phí sử dụng vốn của công cụ nợ (khoản vay) và công cụ vốn (cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại). Tuy nhiên trong thực tế 1 công ty thường huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Do để để tính chi phí sử dụng vốn huy động cho 1 dự án, chúng ta cần xác định 1 tỷ lệ trung bình cho các nguồn vốn khác nhau. Tỷ lệ đó được gọi là Chi phí sử dụng vốn bình quân.

Công thức tính: WACC = ∑ (wi * ri)

Trong thực tế:

WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân

wi: tỷ trọng của nguồn vốn i

ri: chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i

Ví dụ

Quay trở lại Đề thi CPA môn Tài chính Năm 2017 – Đề chẵn – Câu 3 chúng ta đã xem ở mục 2.2

Các bạn xem Video tương ứng để hiểu cách xử lý nhé.

2.4. Chi phí sử dụng vốn cận biên và điểm gãy

(1) Xác định điểm gãy của đường chi phí cận biên

Có 1 điểu chúng ta cần hiểu: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp không cố định.

Khi huy động 100 đồng vốn, chi phí sử dụng vốn là 1 đồng. Nhưng khi huy động 101 đồng vốn, chi phí sử dụng vốn có thể sẽ là 1.5 đồng. Lý do: Khi DN huy động tăng thêm vốn, sẽ làm gia tăng rủi ro cho nhà đầu tư. Nên nhà đầu tư sẽ đòi hỏi 1 tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho rủi ro của họ.

Thông thường bắt đầu DN sẽ tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nhất. Sau đó mới tới những nguồn vốn chi phí sử dụng cao hơn. Do vậy, nếu biểu diễn chi phí sử dụng vốn của DN lên 1 đồ thị, thì đó sẽ là những đường bậc thang tăng dần.

Tại thời điểm giới hạn mà từ đó chi phí sử dụng vốn mới bắt đầu tăng lên được gọi là điểm gãy của chi phí sử dụng vốn. Điểm gãy (BP) được xác định theo công thức:

Điểm gãy (BP) = Tổng số vốn có chi phí sử dụng thấp hơn của nguồn vốn i / Tỷ trọng của nguồn vốn i trong cơ cấu vốn

(2) Chi phí cận biên sử dụng vốn

Là chi phí bình sử dụng vốn bình quân cho mỗi đồng vốn mới tăng thêm trong cùng thời kỳ.

Do vậy: DN phải xác định chi phí cho mỗi đồng vốn tăng thêm chứ không sử dụng được chi phí sử dụng vốn bình quân hiện tại (WACC). Và chỉ những đồng vốn nào có chi phí sử dụng vốn cận biên thấp hơn tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư thì sẽ được chấp thuận.

Ví dụ

Quay trở lại Đề thi CPA môn Tài chính Năm 2017 – Đề chẵn – Câu 3 chúng ta đã xem ở mục 2.2

Yêu cầu 2 của bài này là xác định điểm gãy và chi phí sử dụng vốn cận biên.

Các bạn xem Video tương ứng để hiểu cách xử lý nhé.

2.5. Hệ số đòn bẩy

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 loại đòn bẩy để thúc đẩy kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Đó là: Đòn bẩy kinh doanh & đòn bẩy tài chính. 

Mức độ sử dụng 2 loại đòn bẩy này được phản ánh qua Hệ số đòn bẩy DOL và DFL. Để tránh nhầm lẫn giữa 2 loại hệ số đòn bẩy này, chúng ta xem bảng so sánh sau:

Chỉ tiêuHệ số Đòn bẩy kinh doanh DOLHệ số Đòn bẩy tài chính DFL
1. Định nghĩaLà việc sử dụng các tài sản có chi phí cố định kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản  
Hệ số đòn bẩy DOL = Q * (g-v) / (Q*(g-v) – F )
Là việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay thu nhập trên một cổ phần của công ty).  
Hệ số đòn bẩy DFL = (Q*(g-v) – F)/(Q*(g-v) – F – I)
2. Dấu hiệuThể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí SXKD của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh ở mức cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn và ngược
Thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.
3. Mức độ ảnh hưởng đến EBITTỷ lệ thay đổi của EBIT = Hệ số đòn bẩy kinh doanh DOL * Tỷ lệ thay đổi của doanh thuTỷ lệ thay đổi của ROE/EPS = Hệ số đòn bẩy tài chính DFL * Tỷ lệ thay đổi của EBIT
4. Ý nghĩaCho thấy khi doanh thu (hoặc sản lượng) tiêu thụ thay đổi 1% thì EBIT sẽ thay đổi bao nhiêu %.Cho thấy khi EBIT thay đổi 1% thì ROE (hoặc EPS) sẽ thay đổi bao nhiêu %.

Lưu ý

(1) Cả 2 đòn bẩy này đều có tính 2 mặt: vừa thúc đẩy hoạt động, vừa gia tăng rủi ro.

(2) Doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì cơ hội gia tăng ROE càng cao. Nhưng mức độ rủi ro tài chính càng cao.

Công thức tính ROE có thể biến đổi thành: ROE = [BEP + D/E * (BEP – rd)] * (1 – t)

rd: lãi suất vay

t: thuế suất thuế TNDN

BEP – Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP = EBIT / A)

A: Giá trị tài sản bình quân (hay vốn kinh doanh bình quân)

Do vậy, có thể sử dụng BEP như giới hạn của đòn bẩy tài chính (hệ số nợ) mà doanh nghiệp nên sử dụng.

– Khi BEP >rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ => ROE càng được khuyếch đại, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.

– Khi BEP = rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.

– Khi  BEP < rd:Doanh nghiệp tăng vay nợ => làm suy giảm ROE, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.

(3) Doanh nghiệp có thể sử dụng phối hợp đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh. Mức độ ảnh hưởng của hệ số đòn bẩy tổng hợp (DTL) được xác định như sau:

DTL = DOL * DFL

Ý nghĩa: phản ánh mức độ nhạy cảm của ROE/EPS trước sự thay đổi của doanh thu hay sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Nói cách khác nếu doanh thu thay đổi 1% thì ROE/EPS thay đổi bao nhiêu %.

Tỷ lệ thay đổi của EPS = DTL * Tỷ lệ thay đổi của doanh thu

Vấn đề quan trọng khi xem xét đòn bẩy tổng hợp là cần phải sử dụng phối hợp hai loại đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính để sao cho gia tăng được ROE/EPS đồng thời phải đảm bảo sự an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Ví dụ – Câu 3 – Đề Lẻ – Đề thi CPA Môn Tài chính Năm 2017

Tình huống:

Công ty chuyên sản xuất banh bóng chuyền có các thông tin sau:

  • Sản lượng tiêu thụ hàng năm: 30,000 trái
  • Chi phí hoạt động biến đổi: 84,000/trái
  • Đơn giá bán: 100,000/trái
  • Chi phí cố định: 280 triệu/năm
  • Lãi vay: 60tr/năm
  • Thuế TNDN: 25%

Yêu cầu:

Xác định Hệ số đòn bẩy kinh doanh DOL, Hệ số đòn bẩy tài chính DFL & Hệ số đòn bẩy tổng hợp DTL

DOL = Q * (g-v) / (Q*(g-v) – F )

DFL = (Q*(g-v) – F)/(Q*(g-v) – F – I)

DTL = DOL * DFL

Lắp số liệu vào 3 công thức này:

Chỉ tiêu Số tiền
Q(g-v) 480,000,000
EBIT 200,000,000
Interest 60,000,000
EBT 140,000,000
Hệ số đòn bẩy kinh doanh DOL 2.40
Hệ số đòn bẩy tài chính DFL 1.43
Hệ số đòn bẩy tổng hợp DTL 3.43

Nếu Q tăng 10% thì EBIT, EPS thay đổi như thế nào?

Để xác định ảnh hưởng lên EBIT khi sản lượng tăng, chúng ta sử dụng công thức xác định ảnh hưởng của DOL đến EBIT:

Tỷ lệ thay đổi của EBIT = DOL * Tỷ lệ thay đổi của doanh thu = 2.4 * 10% = 24%

Để xác định ảnh hưởng lên EPS khi sản lượng tăng, chúng ta sử dụng công thức xác định ảnh hưởng của DTL đến EPS/ROE:

Tỷ lệ thay đổi EPS = DTL * Tỷ lệ thay đổi của doanh thu = 3.43 * 10% = 34.3%

Published inTài chính

3 Comments

  1. dinh dinh

    Hi ad,
    Nhờ ad xem giúp mình cách giải bài tập dưới đây ở đề lẻ 2012 nhé, bài tập này có yêu cầu tính mức độ thay đổi của ROE, mình không biết phải làm ntn cả, vì nó khác với các dạng bài khác. Cảm ơn ad rất nhiều.
    1 Công ty có ROE năm vừa qua là 13%. Công ty mong muốn tăng tỷ lệ ROE bằng cách đưa ra 1 kế hoạch sản xuất mới trong đó sử dung 60% nợ vay, với chi phí lãi vay hàng năm 300.000 USD; ước tính EBIT là 1.000.000 USD, doanh thu 10.000.000 USD, vòng quay tài sản = 2. Thuế suất thuế TNDN = 30%. Hỏi ROE có thể tăng lên bao nhiêu ?
    (P/S: Mình không copy được file ảnh vào mục comment này, nếu có thể sửa được thì nhờ ad xem lại giúp nhé!)

    • Tuấn Tuấn

      Từ Assets Turnover bạn suy ra được tổng tài sản = 10000000/2 = 5000000
      ROE = [(EBIT – Interest)*(1-t)]/(Total Assets *(1-%debt) = [(1000000 – 300000)*(1-30%)]/ (5000000*(1-60%) = 24.5%
      % change ROE = (24,5% – 13%)/13% = 88.46%

      Không biết có đúng không nữa @@

    • Admin Admin

      Hi Dinh
      Đây là dạng bài liên quan đến Đánh giá hiệu quả hoạt động & ảnh hưởng của đòn bẩy cơ. Bạn xem hướng dẫn về dạng bài này ở đây nhé: https://tuonthi.com/danh-gia-hieu-qua-va-don-bay/

      Dạng bài này cuối cùng cần tính ra Tỷ lệ thay đổi ROE theo công thức: DFL * Tỷ lệ thay đổi EBIT

      Bạn thử làm theo hướng dẫn trong bài viết trên xem. Ad không làm hộ bài cho mọi người, chỉ hướng dẫn cách làm. Nên nếu bạn làm không ra thì nêu cách làm hiện tại của bạn, Ad sẽ trao đổi thêm nhé.

Comments are closed.