[CPA – Kế toán quản trị] Tính giá thành sản phẩm theo Tỷ lệ

Chủ đề “Tính giá thành sản phẩm” – Phần 6: “Bài tập tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ”

XEM VIDEO SỐ 8 NHA CÁC BẠN

Hôm nay mình sẽ giải thích cách làm dạng bài tập tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Đây là dạng bài cuối cùng trong chủ đề về “Tính giá thành sản phẩm”. Các bạn lưu ý là dạng bài này chưa xuất hiện trong Đề thi CPA Môn kế toán. Và trong đề cương ôn thi cũng không có. Tuy nhiên mình vẫn giải thích về dạng bài này để phòng trường hợp có bất ngờ trong đề thi. Và cũng để các bạn có cái nhìn tổng hợp về các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Dạng bài tập tính giá thành sản phẩm – Phần 5

1. Nguyên lý chung của bài tập tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ

Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết thúc tạo ra một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách khác nhau. Không tách riêng được chi phí sản xuất của từng “quy cách” riêng nên phải đi phân bổ chi phí khi tính giá thành.

Để tính giá thành theo phương pháp này, chúng ta cần lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính giá thành của từng qui cách sản phẩm từ giá thành nhóm sản phẩm

Tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức … Dù chọn tiêu thức phân bổ nào thì cũng phải nhất quán trong kỳ kế toán nhá.

  • Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế  hoạch.
  • Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Nhưng nó được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Định mức bình quân tiên tiến dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng). Vì vậy, giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Đề bài thường sẽ nêu luôn là chúng ta cần sử dụng giá thành định mức hay giá thành kế hoạch để tính. Nên cũng không cần lo phân biệt 2 cái tiêu chí này làm gì.

Để thực hiện tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ chúng ta cũng thực hiện 4 bước đã đề cập ở bài về Quy trình tính giá thành. Tuy nhiên cần có điều chỉnh 1 chút ở Bước 3.

Bước 1. Tập hợp chi phí sản xuất

Các bạn cũng lưu ý là  cách xử lý các vấn đề như khi có sản phẩm hỏng, chi phí vượt định mức, sản xuất dưới công suất thì vẫn như các dạng bài khác nha.

Bước 2. Xác định số lượng SPDD và CPDD

Cách thực hiện chung theo hướng dẫn tại bài Quy trình tính giá thành.

Sau khi xác định được CPDD ta sẽ tính ra được: Tổng giá thành thực tế của các sản phẩm = CPDDDK + CPSX trong kỳ – CPDDCK – CPSP hỏng

Bước 3. Tính “Tỷ lệ giá thành” theo từng khoản mục chi phí để làm cơ sở phân bổ

Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành thực tế * 100% / Tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch

Trong đó: Tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch = Định mức/kế hoạch chi phí * Số lượng thực tế

Bước 4. Lập bảng tính giá thành cho từng sản phẩm

Tính ra tổng chi phí sản xuất thực tế cho từng loại chi phí của từng sản phẩm dựa vào tỷ lệ giá thành tính ra ở Bước 3.

Tổng giá thành thực tế cho từng quy cách = Tỷ lệ giá thành * Tổng Giá thành định mức/kế hoạch của từng quy cách

2. Ví dụ tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ

Do không có bài tập trong đề thi tương ứng, nên mình lấy ví dụ sau để các bạn hiểu cách xử lý dạng bài tập tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.

Ví dụ: Một DN sản xuất chè có hai loại sản phẩm với qui cách khác nhau là L1 và L2. Giá thành định mức của từng qui cách như sau:

Khoản mục chi phíSP L1SP L2
Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp4030
Chi phí Nhân công trực tiếp55
Chi phí Sản xuất chung105
Tổng cộng5540

Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng: CPNVLTT: 60.000; CPNCTT: 6.000; CPSXC: 9.000; Trong tháng SX được 1.000 SP L1, 2.000 SP L2; Không có SP dở dang đầu tháng và cuối tháng. Hãy lập bảng tính giá thành L1 và L2 trong tháng.

Cách làm:

Theo 4 bước mình đề cập bên trên:

Bước 1. Tập hợp chi phí

Bước 2. Xác định SPDD và CPDD

Tình huống này không có SPDD cuối kỳ nên chúng ta bỏ qua bước này.

Bước 3: Tính tỷ lệ giá thành

Tiêu chí phân bổ ở đây là Giá thành định mức

Chỉ tiêu

Quy cách L1

Quy cách L2

Tổng định mức

Tổng chi phí thực tế

Tỷ lệ giá thành

Định mức

Số lượng

Tổng

Định mức

Số lượng

Tổng

Chi phí NVLTT

40

1,000

40,000

30

2,000

60,000

100,000

60,000

0.6

Chi phí NCTT

5

1,000

5,000

5

2,000

10,000

15,000

6,000

0.4

Chi phí SXC

10

1,000

10,000

5

2,000

10,000

20,000

9,000

0.45

Bước 4. Lập bảng Tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm

Giá thành thực tế của từng sản phẩm = Tỷ lệ phân bổ * Giá thành định mức của sản phẩm

[Sản phẩm L1]

Chỉ tiêuTỷ lệ phân bổTổng giá thành định mứcTổng giá thành thực tếGiá thành đơn vị
Chi phí NVLTT0.640,00024,00024
Chi phí NCTT0.45,0002,0002
Chi phí SXC0.4510,0004,5004.5
Tổng cộng
55,00030,50030.5

[Sản phẩm L2]

Chỉ tiêuTỷ lệ phân bổTổng giá thành định mứcTổng giá thành thực tếGiá thành đơn vị
Chi phí NVLTT0.660,00036,00018
Chi phí NCTT0.410,0004,0002
Chi phí SXC0.4510,0004,5002.25
Tổng cộng
80,00044,50022.25

Vậy là mình đã hoàn thành xong Chủ đề “Tính giá thành sản phẩm” của Đề thi CPA môn Kế toán. Trong bài tiếp theo, mình sẽ giải thích về Chủ đề “Ra quyết định quản trị”. Các bạn theo dõi nhé!

4 bình luận về “[CPA – Kế toán quản trị] Tính giá thành sản phẩm theo Tỷ lệ”

    • Hi Đức, do AD để file excel nên giá thành đơn vị để làm tròn số lên thôi. Ad đã update lại rồi. Thanks bạn. 🙂

  1. Cho mình hỏi, nếu vượt định mức có tỷ lệ lớn hơn 1 thì mình chỉ nhân tỷ lệ với 1 x định mức thôi phải không. còn phần vượt mình hạch toán giá vốn nến không đem vào bang kê hay sao vậy admin . Thấy đường dẫn bên ketoanthienung thì tính vào giá thành luôn ?

    • Hi Tuân, chi phí hao hụt mất mát vượt định mức hoặc chi phí sản xuất sản phẩm hỏng KHÔNG được phép tính vào giá thành sản phẩm nhé. Chi phí hao hụt ngoài định mức, sản phẩm hỏng phải ghi thẳng vào chi phí trong kỳ (TK 632) luôn. Điều này đã được quy định rõ ràng tại Thông tư 200 (Tài khoản 632/154). Ad chưa xem web bên ketoanthienung. Nhưng nếu họ hướng dẫn như bạn bảo thì là sai nguyên tắc kế toán rồi.

      Thân.

Bình luận đã đóng.

You cannot copy content of this page