ĐÁP ÁN ĐỀ THI CPA 2017 – MÔN TÀI CHÍNH

Đây là Đáp án Đề thi CPA 2017 – Môn Tài chính (phần bài tập) do Web xây dựng. Các bạn tham khảo nhé.

Đáp án Đề thi CPA 2017 – Đề Lẻ

Câu 3. 

(YC1) Tính Qhv, DThv, TGhv

Đây là dạng bài “Điểm hoà vốn”. Xem hướng dẫn cách làm dạng bài này: Đề thi CPA Môn Tài chính – Dạng bài “Điểm hoà vốn”.

Công thức sử dụng:

  • Sản lượng hoà vốn kinh tế Qhv = Định phí / (Giá bán – biến phí đơn vị)
  • Sản lượng hoà vốn tài chính Qhv = (Định phí + Chi phí lãi vay) / (Giá bán – biến phí đơn vị)
  • Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn * Giá bán đơn vị
  • Thời gian hoà vốn = Qhv * 360 ngày / Sản lượng tiêu thụ

Áp dụng các công thức tính trên vào đề bài:

Chỉ tiêuĐiểm hoà vốn kinh tế  Điểm hoà vốn tài chính
Sản lượng hòa vốn 17,500 21,250
Doanh thu hòa vốn 1,750,000,000 2,125,000,000
Thời gian hòa vốn210 ngày255 ngày

EBIT dự kiến = Sản lượng tiêu thụ * (Giá bán đơn vị – Chi phí biến đổi đơn vị) – Chi phí cố định

= 30.000 * (100.000 – 84.000) – 280.000.000 = 200.000.000

(YC2) Tính độ nghiêng của các đòn bẩy

Đây là dạng bài “Ảnh hưởng của đòn bẩy”. Xem hướng dẫn cách làm dạng bài này: Đề thi CPA môn Tài chính – Dạng bài “Đánh giá hiệu quả đòn bẩy”

Công thức sử dụng: 

  • Đòn bẩy kinh doanh: DOL = Q * (g-v) / (Q*(g-v) – F )
  • Đòn bẩy tài chính: DFL = (Q*(g-v) – F)/(Q*(g-v) – F – I)
  • Đòn bẩy hỗn hợp: DTL = Q*(g-v) / (Q*(g-v) – F – I)

Áp dụng các công thức tính trên vào đề bài:

Chỉ tiêu Số tiền
Q(g-v) 480,000,000
EBIT 200,000,000
Interest 60,000,000
EBT 140,000,000
DOL 2.40
DFL 1.43
DTL 3.43

(YC3) Xác định ảnh hưởng của doanh thu lên EBIT và EPS

Công thức sử dụng:

  • Đo lường sự tác động của đòn bẩy kinh doanh: Tỷ lệ thay đổi EBIT = DOL * Tỷ lệ thay đổi Doanh thu/Sản lượng tiêu thụ
  • Đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính: Tỷ lệ thay đổi ROE/EPS = DFL * Tỷ lệ thay đổi EBIT

Áp dụng các công thức tính trên vào đề bài, khi sản lượng tăng 10%:

  • Tỷ lệ thay đổi của EBIT = 2.4 * 10% = 24%
  • Tỷ lệ thay đổi của EPS = 24% * 1.43 = 34.3%

Câu 4. 

Đây là dạng bài “Đánh giá dự án đầu tư mới“. Xem hướng dẫn cách làm dạng bài này: Đề thi CPA Môn tài chính – Dạng bài Đánh giá dự án đầu tư

Bước 1. Lập Bảng tính Kết quả kinh doanh

Chỉ tiêuNăm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5Năm 6
1. Doanh thu thuần BH 86092010501200880820
2. Chi phí cố định (chưa KH) 250250250250250250
3.Chi phí khấu hao 250250250250250250
4.Chi phí biến đổi 344 368 420 480 352 328
5. EBIT 165213022028-8
6.Thuế TNDN 310.426445.6-1.6
7. LN sau thuế 1341.610417622.4-6.4

Bước 2. Lập Bảng tính dòng tiền của dự án

Chỉ tiêuNăm 0 Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5Năm 6
I. Dòng tiền ra (1,800) (100) – – – – –
1. Chi đầu tư TSCĐ (1,500)
2. Chi đầu tư VLĐ (300) (100)
II. Dòng tiền vào 263291.6354426272.4643.6
1.Dòng tiền thuần từ HĐKD 263291.6354426272.4243.6
a. Lợi nhuận sau thuế 12.8 41.6 104.0 176.0 22.4 (6.4)
b.Chi phí  khấu hao 250250250250250250
2. Thu hồi VLĐ400
3. Thu thanh lý TSCĐ0
III. Dòng tiền thuần của dự án (1,800) 163 291.6 354.0 426.0 272.4 643.6
Tỷ lệ chiết khấu 15% 1.000 0.870 0.756 0.658 0.572 0.497 0.432
Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần (1,800) 142 220 233 244 135 278
NPV (548)

Kết luận: Dự án có NPV <0, do vậy dự án sẽ không được lựa chọn theo phương pháp NPV.

Câu 5.

Đây là dạng bài “Xác định giá trị hiện tại/tương lai của dòng tiền “. Xem giải thích công thức tính toán ở đây: Lý thuyết Tài chính – Giá trị thời gian của dòng tiền

(YC1). Xác định giá trị tương lai của căn nhà vào năm 2047

Giá trị tương lai của căn nhà = Giá trị tương lai (FV) của dòng tiền ông An đầu tư hôm nay.

Như vậy: chúng ta sẽ cần tính FV của dòng tiền ông An đầu tư vào cổ phiếu & trái phiếu hôm nay.

Công thức sử dụng:

Công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền đều:

FV = C * AF với AF = [(1+r)^n – 1]/r

Trong đó:

  • C là dòng tiền đều hàng năm
  • r là tỷ suất chiết khấu
  • n là số kỳ phát sinh dòng tiền. Trong bài tập này, giả sử dòng tiền phát sinh cuối mỗi kỳ: n = 30 năm * 12 tháng = 360 tháng
Lãi suất một tháng của cổ phiếu (=11%/12)0.92%
FV của tài khoản cổ phiếu (a) 16,975
Lãi suất một tháng của trái phiếu (=6%/12) 0.5%
FV của tài khoản trái phiếu (b) 3,516
Giá trị tương lai của dòng tiền sau 30 năm (a) + (b) 20,491
Giá trị căn nhà ông An mua vào năm 2047 20,491

(YC2). Xác định số tiền anh An cần trả góp hàng tháng 

Hiện tại là năm 2047. Anh An mua nhà và quyết định đầu tư 80% số tiền mua nhà vào 1 tài khoản có lãi suất 8%/năm trong vòng 20 năm. Và cuối mỗi tháng sẽ rút tiền lãi để trả góp cho công ty BĐS.

Như vậy:

Số tiền nhà mang đi gửi hôm nay = PV của dòng tiền đều phát sinh trong 20 năm = 20,491tr * 80% = 16,392.8 tr

Áp dụng công thức tính PV của dòng tiền đều:

PV = C * AF với AF =  [1 – (1+r) ^(-n)] / r

Trong đó:

  • PV = 16,392.8 tr
  • C là dòng tiền đều hàng tháng mà chúng ta cần tính
  • r là tỷ suất chiết khấu (r = 8%/12)
  • n là số kỳ phát sinh dòng tiền (n = 240 tháng)

C = 16,392.8 tr * 8%/12 /  [1 – (1+8%/12) ^(-240)] = 137.12tr

Vậy, số tiền cần trả góp hàng tháng cho công ty BĐS: 137.12tr

Đáp án Đề thi CPA 2017 – Đề Chẵn

Câu 3.

Dạng bài “Điểm gãy và chi phí sử dụng vốn bình quân”. Xem hướng dẫn cách làm bài tại: Đề thi CPA môn Tài chính – Dạng bài Điểm gãy & WACC

(YC1) Tính chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn sử dụng

Công thức sử dụng:

Chi phí sử dụng vốn vay: Rd = i * (1 – T)

Chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại: Re = D1/Po + g

Chi phí sử dụng VCSH với cổ tức tăng trưởng đều: Rs = D1/[Po*(1-e)] + g

Với g = 5%; Do = 6.000đ/cp và Po = 60.000đ/cp

Áp dụng vào đề bài:

1. Vốn vayChi phí sử dụng vốn
Rd1 (từ 1tr – 300tr)= 10% * (1- 20%) = 8.0%
Rd2 (từ trên 300tr) = 12% * (1 – 20%) = 9.6%
2. Vốn chủ sở hữu
Re (Lợi nhuận giữ lại 405tr)= 6.000*(1+5%)/60.000 + 5% = 15.5%
Rs1 (từ 1 – 600tr)= 6.000*(1+5%)/[60.000*(1-10%)] + 5% = 16.7%
Rs2 (từ trên 600tr)= 6.000*(1+5%)/[60.000*(1-15%)] + 5% = 17.4%

(YC2) Xác định Điểm gãy & WACC

Công thức sử dụng:

Điểm gãy (BP) = Tổng số vốn có chi phí sử dụng thấp hơn của nguồn vốn i / Tỷ trọng của nguồn vốn i trong cơ cấu vốn

WACC = ∑ (wi * ri) với wi – tỷ trọng của nguồn vốn i & ri – chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i

Áp dụng vào đề bài:

Cơ cấu nguồn vốn tối ưu: vốn vay: 40% & VCSH: 60%

Công ty cần huy động 800tr. Trong đó:

  • Vốn vay là 800tr * 40% = 320tr
  • Lợi nhuận giữ lại: 405 triệu – 3,000 triệu/60,000 * 6,000 * (1+5%) = 90 triệu
  • Vốn cổ phiếu thường: 800tr * 60% – 90tr = 390tr

Điểm gãy:

BP (1) = 300tr / 40% = 750tr
BP (2) = 90tr / 60% = 150tr
BP (3) = (90tr + 600tr) / 60% = 1.150tr

WACC:

WACC (từ 1tr – 150tr)= 40%* 8% + 60%*15.5% = 12.5%
WACC (từ trên 150 – 750tr)= 40%* 8% + 60%*16.7% = 13.2%
WACC (từ trên 750tr – 1.150tr)= 40%*9.6% + 60%*16.7% = 13.84%
WACC (từ trên 1.150tr)= 40%*9.6% + 60%*17.4% = 14.25%

(YC3) Đánh gía dự án đầu tư dựa vào IRR

Dự án kéo dài 5 năm với dòng tiền thuần hàng năm là 233tr. Vốn đầu tư là 800tr.

Với r = 10%: NPV = 83.25

Với r = 15%: NPV = (18.95)

IRR = 10% + 83.25 * (15% – 10%) / (83.25 + 18.95) = 14%

Dự án có vốn đầu tư 800tr nên sẽ có chi phí sử dụng vốn cận biên là 13.84% (thuộc khoảng vốn 750tr-1.150tr).

(Lưu ý: Bạn có thể vẽ đồ thị đường chi phí sử dụng vốn cận biên. Và kết hợp thêm đường cơ hội đầu tư IOS – Đường biểu diễn IRR của các dự án ứng với quy mô vốn đầu tư để nhìn thấy rõ điều này)

Như vậy dự án có IRR > Chi phí sử dụng vốn. Do đó nên được lựa chọn.

Câu 4.

Đây là dạng bài “Đánh giá dự án đầu tư mới“. Xem hướng dẫn cách làm dạng bài này: Đề thi CPA Môn tài chính – Dạng bài Đánh giá dự án đầu tư

Bước 1. Lập Bảng tính Kết quả kinh doanh

Chỉ tiêuNăm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5Năm 6
1. Doanh thu thuần BH350038004000470045003000
2. Chi phí cố định (chưa KH)130013001300130013001300
3.Chi phí khấu hao900900900900900900
4.Chi phí biến đổi157517101800211520251350
5. EBIT-275-1100385275-550
6.Thuế TNDN-55-2207755-110
7. LN sau thuế-220-880308220-440

Bước 2. Lập Bảng tính dòng tiền của dự án

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5Năm 6
I. Dòng tiền ra (5,900) (200) – – – – –
1. Chi đầu tư TSCĐ-5400
2. Chi VLĐ (500) (200)
II. Dòng tiền vào680812900120811201160
1.Dòng tiền thuần từ HĐKD68081290012081120460
a. Lợi nhuận sau thuế-220-880308220-440
b.Tiền thu từ khấu hao900900900900900900
2. Thu hồi VLĐ700
3. Thu thanh lý TSCĐ0
III. Dòng tiền thuần từ dự án (5,900) 480.0 812.0 900.0 1,208.0 1,120.0 1,160.0
Tỷ lệ chiết khấu 1 0.9 0.8 0.7 0.6 0.6 0.5
Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần (5,900) 429 647 641 768 636 588
NPV (2,192.6)

Kết luận: Dự án có NPV <0, do vậy dự án sẽ không được lựa chọn theo phương pháp NPV.

Câu 5. 

Đây là dạng bài tính chi phí sử dụng vốn của trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi. Có 1 thực tế là trong đề cương ôn thi CPA môn tài chính không có lý thuyết tương ứng cho phần này nhé các bạn.

Giả sử mệnh giá trái phiếu là 100tr. Khi đó:

  • Giá thị trường của trái phiếu: Po = 100tr * 108% = 108tr
  • Lãi trả 6 tháng/lần.
  • Trái phiếu kỳ hạn 30 năm (đã lưu hành 7 năm). Số kỳ trả lãi còn lại: n = 23 năm * 2 = 46 kỳ
  • Lãi suất danh nghĩa 6.2%/năm. Lãi hàng kỳ: I = 100tr * 6.2%/2 = 3.1tr

Áp dụng công thức tính lãi trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi:

Po = 3.1tr * [1 – 1/(1+r) ^46] / r+ 100tr/(1+r)^46

Để giải phương trình này và tìm ra “r” là không đơn giản. Nên chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tính như cách tính IRR cho dòng tiền lãi đều hàng kỳ (3.1tr/kỳ) kéo dài trong 46 kỳ liên tục.

KỳDòng tiềnTỷ lệ chiết khấu 5%PVTỷ lệ chiết khấu 3%PV
Kỳ hiện tạiGiá thị trường-1081.000000 (108.00)1 (108.00)
Kỳ 1 – Kỳ 46Lãi hàng kỳ3.117.88 55.4324.775 76.80
Kỳ 46Gốc1000.106000 10.600.257 25.70
 (41.97) (5.50)

(Lưu ý: để tính ra hệ số chiết khấu cho kỳ 1 – kỳ 46. Các bạn áp dụng [Công thức 3] tính hệ số chiết khấu cho dòng tiền đều tại bài viết: Lý thuyết Tài chính – Giá trị thời gian của dòng tiền)

Áp dụng công thức tính IRR: IRR = 3% + [-5.5 * 2%/(-5.5+41.97)] = 2.7%

Như vậy, chúng ta đã tính ra được chi phí sử dụng vốn của trái phiếu là 2.7%/6 tháng.

YC1. Lãi suất áp dụng cho 1 năm: (1+r)^2 – 1 = (1+2.7%)^2 – 1 = 5.5%/năm. Đây chính là lãi suất trước thuế.

YC2. Lãi suất sau thuế: 5.5% * ( 1 – 35%) = 3.6%/năm

YC3. Công ty nên áp dụng chi phí sử dụng vốn vay sau thuế bởi:

  • Lợi nhuận kỳ vọng nhà đầu tư nhận được từ dự án là dòng tiền sau thuế.
  • Chi phí sử dụng vốn từ Nguồn vốn chủ sở hữu là chi phí sau thuế bởi vì lợi nhuận cổ đông nhận được sẽ được trích từ lợi nhuận sau thuế. Do đó Chi phí sử dụng vốn vay phải đưa về sau thuế để đảm bảo tính đồng nhất khi tính WACC.

29 bình luận về “ĐÁP ÁN ĐỀ THI CPA 2017 – MÔN TÀI CHÍNH”

  1. Số kỳ phát sinh trả góp hàng tháng phải là 20 năm *12tháng. Mình thấy bạn tính n=20. Đây là ý hiểu của mình nhé

    • Hồng ơi, bọn mình vừa cập nhật lại rồi. Tuy nhiên vẫn còn đang tranh luận 2 hướng giải quyết. Bạn đóng góp ý kiến thêm nhé. 🙂

    • Hi Vân, đề bài đều đã ghi rõ thời điểm bỏ VLĐ thường xuyên là Năm 0 và Năm 1. Nên chúng ta cứ thế áp dụng thôi bạn. Không cần phải tính nhu cầu VLĐ hàng năm nữa.

  2. Bạn ơi, ý 2 câu 5 đề lẻ thì mình chỉ tính theo công thức giá trị hiện tại của dòng tiền đều để tìm ra C thôi. Với PV = giá trị còn lại Anh an phải góp, số kỳ p/s dòng tiền là 240, r = 8%/12. Ta có kq là: C = 137,12 tr. Bạn xem lại t.n nhé. Cám ơn bạn về trang web vô cùng bổ ích này.

    • Hi Thảo, cảm ơn bạn nhiều nhé. Ad đi hỏi được 1 bạn đi học ôn cũng bảo thầy chữa bài làm giống bạn. 😀

  3. Bạn ơi, câu 5 đề chẵn. Mình đang không hiểu sao lãi suất tính 6 tháng thì lấy thẳng 6.2%/2=3.1%. Trong khi khi tính chi phí sử dụng vốn, quy đổi lãi suất 6 tháng về lãi suất năm, thì lại sử dụng công thức quy đổi lãi suất ngân hàng (lãi đơn và lãi kép) (1+r)^2 -1. Như thế có không đồng nhất trong cách tính toán không?

      • Ad ơi, công thức quy đổi mình đi ôn thi cô giáo cho là : r(k)=(1+r)^(1/k)-1, còn r=(1+r(k))^k-1, nếu giả sử như bạn cho lãi suất quý là 6% thì quy đổi về lãi suất năm sẽ là r=(1+6%)^4-1=26.2%, hoặc bài cho lãi suất năm 12% thì bạn quy về lãi suất quý là: r(k)=(1+12%)^(1/4)-1=2.8%(PS: 1 năm có 4 quý)

        • Hi Hoà, nếu ad nhớ k nhầm thì công thức bạn đề cập là công thức tính lãi kép. Trong khi trường hợp này của chúng ta là lãi đơn (rút lãi hàng kỳ).Chúc bạn thi tốt.

          • Thanks ad nhiều, mà ad ơi bài này nó bảo năm 2047 thì số tiền ông an mua nhà bằng với số tiền ông ấy đã đầu tư sau 30 năm, vậy thì mình nghĩ ông ấy sẽ nhận cả lãi và gốc sau 30 năm chứ nhỉ? và nếu mình làm theo công thức lãi kép như vậy liệu có được chấp nhận không ad?

    • Hi van, rat tiec ad khong gui cho ban duoc. Luc truoc nhieu ban email xin file, xong lai mang di dang len web khac. Nen gio bon minh khong gui file nua. Ban thong cam nhe.

  4. Câu 4 đề chẵn:
    Tỷ lệ chiết khấu theo bài là 12%. Ad tính kiểu gì mình ko hiểu. NPV mình tính ra là -1.821,34trđ

  5. Hi ad, ngoài đáp án môn tài chính 2017, thì ad còn có đáp án môn này của năm nào nữa không thì gửi giúp mình đường link nhé. Ở câu 5 đề lẻ ý 1 cần nêu công thức tính FV mới đúng, mình thấy ad đang nêu công thức tính PV?

  6. Ad ơi mình nghĩ câu 5 đề lẻ ý 1 dựa vào lãi suất năm để tính ra lãi suất tháng thì phải tính theo công thức quy đổi lãi suất chứ sao lại chia đều lãi suất 1 tháng = lãi suất năm/12 được nhỉ? Mình đang nghĩ đối với cổ phiếu thì sẽ là 11%=[(1+r)^12-1] r=0,87346%/tháng, tương tự trái phiếu cũng vậy.

    • Hi Huân,

      Theo Ad nếu chính xác nhất thì đề bài nên cho lãi suất niêm yết 1 tháng.

      Bởi vì ngay cả việc quy đổi từ lãi suất 1 năm (11%) sang lãi suất tương đương 1 tháng theo công thức cũng đã có sự chênh lệch. Ví dụ đơn giản là sau 1 năm thì số tiền 6 triệu đã gửi lần đầu tính theo lãi suất năm là 6.66 triệu nhưng tính theo lãi suất tương đương 1 tháng là 6.6 triệu thôi.

      Chính vì vậy nên theo Ad thì khi lấy lãi suất tháng để tính ở đây thì có thể tính nhanh theo kiểu /12 tháng hoặc sử dụng công thức quy đổi để tính ra lãi suất tương đương bạn đề cập. Bởi vì tính theo cách nào thì cũng sai số cả.

      Admin

  7. Hi ad, cho mình hỏi ở đề chẵn câu 5, mình hiểu đơn giản là dùng phương pháp nội suy để tính ra IRR =2,7% thôi chứ nhỉ.Mình ko hiểu
    Ad chọn 2 giá trị r1,r2 đều cho Y1,Y2 < 0 thì sao tính ra được IRR?

    • Hi bạn,

      Tính IRR đơn giản là tính NPV tại 2 mức chiết khấu khác nhau. Vậy nên Ad không thấy vấn đề gì. Chẳng qua nếu bạn tính ra 1 cái > 0 và 1 cái <0 thì kết quả sẽ sát hơn thôi. Bạn có thể sử dụng excel để test lại kết quả Ad tính.

      • Ra là vậy, trước giờ mình cứ nghĩ bắt buộc phải tìm 1 cái >0,1cái0,<0 để tính ra IRR thì có được full điểm không ad.Nếu được thì cứ làm như vậy cho nhanh, đỡ phải mất công tìm

        • Hi ad, cho mình hỏi ở đề chẵn câu 5, đề bài cho dữ liệu giá trị thị trường của trái phiếu để làm gì?Vì nếu không có thông tin này thì mình vẫn tính toán được bình thường?

Bình luận đã đóng.

You cannot copy content of this page