[CPA – BT Tài chính] Dạng bài đánh giá hiệu quả hoạt động & Ảnh hưởng của đòn bẩy

Bài số 5/6 của Series các dạng bài tập của Đề thi CPA Môn Tài chính: Dạng bài “Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh & Ảnh hưởng của đòn bẩy”

Bài viết này sẽ giải thích cách xử lý dạng bài liên quan đến Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh/hoạt động. Và đo lường mức độ ảnh hưởng cũng như sự tác động của đòn bẩy.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA môn Tài chính.

Cách đặt câu hỏi của dạng bài Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong đề thi khá đa dạng. Chúng ta hãy cùng xem xét một điển hình của dạng bài này: Câu 3 – Đề chẵn – Năm 2014 – Đề thi CPA Môn Tài chính.

Đề bài đưa ra thông tin về vốn kinh doanh, chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá bán của 2 phương án kinh doanh. Và yêu cầu xác định:

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
  • Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính DFL? Khi EBIT thay đổi thì ROE thay đổi như nào?
  • Công ty có nên điều chỉnh cơ cấu nợ hay không?

Để trả lời được yêu cầu này, chúng ta cần nắm được:

Phần 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh/hoạt động

Trong phần lý thuyết của Đề cương ôn tập không đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. Nhưng trong đề thi CPA Môn tài chính thì nội dung này xuất hiện khá nhiều.

Khi làm phần này mình sử dụng kiến thức từ môn Phân tích để làm. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh các bạn cần nhớ trong phần này bao gồm:

Chỉ tiêuCông thức tính
ROA – Tỷ suất lợi nhuận trên tài sảnLợi nhuận/TS bình quân (vốn kinh doanh)
ROE – Tỷ suất lợi nhuận trên VCSHLợi nhuận/VCSH bình quân
ROS – Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thuLợi nhuận/Doanh thu
BEP – Tỷ suất sinh lời kinh tế của Tài sảnEBIT/Tài sản bình quân
EPS – Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếuLợi nhuận/Số cổ phiếu đang lưu hành
DPS – Cổ tức trên cổ phiếuLợi nhuận được chia/ Số cổ phiếu đang lưu hành

Áp dụng các công thức này, chúng ta dễ dàng giải quyết được YC1 của bài:

Chỉ tiêuP.Án AP.Án BGiải thích cách tính
[1] Doanh thu2,0002,000[1] = Sản lượng * Đơn giá
[2] Tổng Biến phí1,5001,250[2] = Sản lượng * Biến phí đơn vị
[3] EBIT340520[3] = [1] – [2] – Định phí
[4] Chi phí lãi vay12080[4] = Lãi suất * Vốn vay
[5] Lợi nhuận trước thuế220440[5] = [3] – [4]
[6] Thuế TNDN4488[6] = 20% * [5]
[7] Lợi nhuận sau thuế176352[7] = [5] – [6]
[8] ROS (%)8.80%17.60%[8] = [7]/[1]
[9] ROA (%)8.80%17.60%[9] = [7] / Tổng Tài sản
[10] ROE (%)22.00%29.33%[10] = [7]/ VCSH

Phần 2. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy

Nội dung lý thuyết của phần này được giải thích chi tiết ở [CPA – LT Tài chính] Chi phí sử dụng vốn bình quân & Ảnh hưởng của đòn bẩy . Các bạn đọc tham khảo nếu cần nhé.

Có 3 cách sử dụng đòn bẩy cho doanh nghiệp:

  • Đòn bẩy kinh doanh: đầu tư vào TSCD để gia tăng EBIT.

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh DOL:

DOL = Q * (g-v) / (Q*(g-v) – F )

Đo lường sự tác động của đòn bẩy kinh doanh: Tỷ lệ thay đổi EBIT = DOL * Tỷ lệ thay đổi Doanh thu/Sản lượng tiêu thụ

  • Đòn bẩy tài chính: sử dụng vốn vay để gia tăng ROE.

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính DFL:

DFL = (Q*(g-v) – F)/(Q*(g-v) – F – I)

Đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính:

Tỷ lệ thay đổi ROE = DFL * Tỷ lệ thay đổi EBIT

  • Đòn bẩy hỗn hợp: kết hợp cả hai phương án trên.

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy hỗn hợp DTL:

DTL = Q*(g-v) / (Q*(g-v) – F – I)

Áp dụng các công thức này, chúng ta giải quyết được YC2 của bài:

Chỉ tiêuP.Án AP.Án BGiải thích cách tính
DFL1.551.18DFL = (Q*(g-v) – F)/(Q*(g-v) – F – I)
Tỷ lệ thay đổi của ROE (%)15.45%11.82%Tỷ lệ thay đổi của ROE = DFL * Tỷ lệ thay đổi của EBIT
ROE đạt được khi EBIT tăng 10%25.4%32.8%ROE đạt được = ROE cũ * (1 + % tỷ lệ thay đổi của ROE)

(3) Có nên điều chỉnh cơ cấu nợ hay không?

Để xác định có nên điều chỉnh cơ cấu nợ hay không, chúng ta cần xác đinh chỉ tiêu BEP – Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Tại sao?

ROE = [ BEP + D/E * (BEP – Rd)] * (1-t)

=> BEP chính là giới hạn của hệ số nợ trong tổng vốn của doanh nghiệp!

  • Khi BEP >rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ => ROE càng tăng, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.
  • Khi BEP = rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.
  • Khi BEP < rd :Doanh nghiệp tăng vay nợ => ROE giảm, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.

Với YC 3 của đề bài: BEP = EBIT/A = 48.5%

=> Doanh nghiệp nên điều chỉnh tăng nợ. Vì hiện tại Hệ số nợ = 40% < Giới hạn hệ số nợ (48.5%) và Hệ số nợ TB ngành (65%).

Vậy là xong rồi. Kiếm 2 điểm của môn tài chính cũng không khó lắm đúng không?

Mình chỉ lưu ý các bạn 1 điểm là cách đưa ra tình huống của dạng bài này khá phong phú. Tuy nhiên bản chất thì vẫn quay về 3 tình huống mình đã đề cập bên trên. Các bạn nếu gặp dạng bài này thì tỉnh táo để xác định chỉ tiêu cần tính toán nhé.

7 bình luận trong “[CPA – BT Tài chính] Dạng bài đánh giá hiệu quả hoạt động & Ảnh hưởng của đòn bẩy”

    1. Hi bạn,

      YC3 tương ứng với điều kiện dự án B sản xuất và tieu thụ được 80.000 sản phẩm. Do đó bạn phải tính lại EBIT.
      EBIT = 80.000*(40.000-25.000)-23.000.0000 = 970.000.000
      A = 2.000.000.000
      BEP = 48.5%

      1. Hi Nga và Hanh, đúng là 1.18 bạn ạ. Ad copy từ file excel ra chắc bị lệch công thức. Ad đã cập nhật lại. Thanks 2 bạn nha.

Bình luận đã bị đóng.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang