Skip to content

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CPA 2017 – MÔN THUẾ

Đề thi CPA 2017 – Môn Thuế vẫn là các dạng bài tập phổ biến mà chúng ta đã đề cập. Chỉ có duy nhất bổ sung thêm 1 dạng bài: Thuế TNCN cho người nước ngoài. Tuy nhiên tình huống đưa ra thì có vẻ phức tạp hơn.

Lời giải cho đề thi CPA môn Thuế luôn có nhiều tranh cãi. Mà phần nhiều là vì tính toán lằng nhằng & cách xử lý từng tình huống theo hướng dẫn của từng thầy/cô dạy.

Dưới đây là đáp án năm 2017 do web xây dựng. Các bạn cùng trao đổi & góp ý để hòan thiện cùng web nhé. Bọn mình sẽ cố gắng trả lời sớm nhất có thể.

Đề Chẵn

Câu 3. Dạng bài tính Thuế TNDN

(1) Xác định ưu đãi thuế

Mức ưu đãi được hưởng:

  • 15% trong 12 năm kể từ khi có doanh thu (Năm 2006)
  • Miễn thuế 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (Năm 2007) & giảm 50% trong 7 năm tiếp theo

Lập bảng xác định thuế suất TNDN áp dụng:

Năm2003 – 2005200620072008200920102011201220132014201520162017
Ưu đãi Miễn thuế  vvv        
Ưu đãi Giảm 50%     vvvvvvv 
Ưu đãi Thuế suất vvvvvvvvvvvv
Thuế suất áp dụngKhông phát sinh7.5%15%

Như vậy, thuế TNDN áp dụng cho năm 2016 sẽ là 7.5%

(2) Xác định Lợi nhuận kế toán & Nghĩa vụ thuế

Giả sử:

  • Khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái là phát sinh từ đánh giá lại các khoản mục phải trả ngoại tệ cuối năm. Do vậy, vẫn sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN.
  • Xe ô tô của giám đốc được thanh lý trong năm là vẫn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, chi phí và thu nhập từ thanh lý vẫn được tính cho mục đích thuế.
  • Tiền thưởng cuối năm công ty định chi trả đều tuân theo quy chế công ty, có đầy đủ chứng từ hỗ trợ. Và khoản thanh toán vào 28/2 sẽ thực phát sinh.
  • Toàn bộ các khoản thu nhập của công ty (trừ hoạt động cho vay) đều phát sinh trên địa bàn kinh doanh. Do vậy, đều được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Lập bảng xác định lợi nhuận kế toán & nghĩa vụ thuế:

Chỉ tiêuĐược ưu đãiKhông được ưu đãi
1. Doanh thu 1,810,000 
2. Giảm trừ doanh thu (1,465) 
3. Giá vốn (*) (1,396,000) 
4. Chi phí bán hàng (93,400) 
5. Chi phí tài chính (2,240) 
6. Chi phí quản lý chung (28,900) 
7. Thu nhập khác  
Lãi cho vay  6,977
Lãi chênh lệch tỷ gía 950 
Thanh lý xe ô tô  435
Bán thanh lý phế liệu 1,524 
8. Chi phí khác  
Giá trị xe bán thanh lý  (420)
9. Lợi nhuận kế toán 290,469.0 6,992
10. Điều chỉnh tăng LN trước thuế  
Chi phí không được khấu trừ (*) 3,935.0 
11. Chuyển lỗ từ năm trước (32,000.0) 
12. Thu nhập tính thuế 262,404.0 6,992
13. Thuế suất áp dụng7.5%20%
14. Thuế TNDN phải nộp 19,680.3 1,398.40
15. Thuế TNDN còn phải nộp6,078.7

Lưu ý:

(*) Lãi từ hoạt động cho vay không được coi là diễn ra trên địa bàn ưu đãi. Do vậy sẽ không được hưởng ưu đãi thuế, mà phải nộp thuế bình thường 20%.

(**) Hoạt động thanh lý xe ô tô của giám đốc giả sử không được diễn ra trên địa bàn ưu đãi. Do vậy, chi phí & lợi nhuận thu được sẽ khôngđược hưởng ưu đãi theo địa bàn của công ty.

(***) Các khoản chi phí không được trừ cho mục đích thuế

1.Chi phí khấu hao không được trừ do vượt khung khấu hao 750
2.Chi phí không có hoá đơn 115
3. Chi tài trợ cho đoàn thanh niên 55
4.Phạt vi phạm hành chính do chậm nộp thuế NK 15
5. Tiền thưởng chưa thực chi trả tại thời điểm quyết toán 3,000
Tổng 3,935

(3) Xác định tiền phạt chậm nộp

Theo quy định: “Nếu tổng số thuế TNDN tạm nộp thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp phạt chậm nộp cho phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp & số phải nộp theo quyết toán.”

20% số thuế phải nộp theo quyết toán: (19,680.3 + 1,398.4) * 20% = 4,215.74 triệu

Phần chênh lệch từ 20% trở lên: 6,078.7 – 4,215.68 = 1,862.96 triệu

Giả sử công ty nộp số tiền còn thiếu 6,079 triệu vào ngày 31/3/2017.

Công ty sẽ phải nộp phạt cho số tiền chênh lệch 1,107 triệu với tỷ lệ 0.03%/ngày cho thời gian 60 ngày (từ 31/1/2017 – 31/3/2017)

Số tiền phạt chậm nộp: 60 ngày * 0.03% * 1,862.96tr = 33.53 triệu.

Câu 4. Dạng bài kết hợp thuế TTĐB & thuế TNDN

YC 1. Xác định nghĩa vụ thuế TTĐB

(1) Với lô hàng nhập khẩu:

Giá tính thuế NK/sản phẩm = 250 USD * 22,800 = 5.7 tr/sản phẩm

Thuế NK/sản phẩm = 5.7 tr * 30% = 1.71 tr/sản phẩm

Tổng thuế NK phải nộp = 1.71 tr * 10,000 sản phẩm = 17,100 triệu

Giá tính thuế TTĐB/sản phẩm = 5.7 tr + 1.71 tr = 7.41 triệu

Thuế TTĐB/sản phẩm = 7.41 tr * 10% = 0.741tr

Tổng thuế TTĐB phải nộp khâu nhập khẩu = 0.741 tr * 10,000 sản phẩm = 7,410 triệu

(2) Nghĩa vụ thuế TTĐB phát sinh khi tiêu thụ sản phẩm

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT / (1+% thuế TTĐB) = 104,500 triệu /(1+10%) = 95,000tr

Thuế TTĐB phát sinh: 95,000 tr * 10% = 9,500 tr

(3) Phân bổ số thuế TTĐB được khấu trừ trong kỳ

Tổng số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ: 2,000 + 10,000 – 1,500 = 10,500 sản phẩm

Công ty quản lý HTK theo phương pháp nhập trước – xuất trước: số sản phẩm nhập khẩu sau đó được bán ra trong kỳ: 10,500 – 2,000 = 8,500 chiếc

Số thuế TTĐB tương ứng của sản phẩm bán ra – được khấu trừ trong kỳ: 8,500/10,000 * 7,410 tr = 6,298.5 triệu

Số thuế TTĐB tương ứng của 2,000 sản phẩm tồn đầu kỳ: 12,000 * 10% = 1,200 triệu

Tổng số thuế TTĐB được khấu trừ của hàng tiêu thụ trong kỳ: 6,298.5 tr + 1,200tr = 7,498.5 triệu

=> Số thuế TTĐB còn phải nộp trong kỳ = 9,500 tr – 7,498.5 tr = 2,001.5 triệu

YC 2. Xác định nghĩa vụ thuế TNDN

Chỉ tiêuSố tiền (triệu đồng)
Doanh thu 104,500.0
Giá vốn 
Hàng tồn đầu kỳ (12,000 + 1,200) 13,200
Hàng mới nhập trong kỳ 8,500* (57,000 + 7,410 + 17,100)/10,000 69,283.5
Chi phí khác14,651.5
Thuế TTĐB phải nộp trong kỳ2,001.5
Tiền lương 3,500.0
Khấu hao 5,000.0
Dịch vụ mua ngoài 2,500.0
Quảng cáo khuyến mại 1,000.0
Lãi vay 550.0
Khoản chi khác 100.0
Thu nhập chịu thuế7,365
Thuế TNDN1,473

Câu 5. Dạng bài thuế TNCN (người nước ngoài)

Giả sử: Bà Helen là lần đầu tiên đến Việt Nam vào 1/3/2016. Do Việt Nam & Nhật Bản có hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, kỳ thuế của bà Helen sẽ tính từ tháng đầu tiên đến Việt Nam đến khi kết thúc hợp đồng & rời khỏi Việt Nam.

(1) Xác định Thu nhập thực nhận trong năm & các lợi ích khác chưa bao gồm tiền thuê nhà

Khoản mụcSố tiền (triệu đồng)Giải thích
Tiền lương 2,000200 tr/tháng * 10 tháng
Tiền thưởng 300200tr/tháng * 1.5 tháng
Tiền học phí cho con 360Tiền học phí cho con người lao động nước ngoài học mẫu giáo chỉ được khấu trừ khi công ty trả hộ. Trường hợp này, công ty trả cho cô Helen để cô tự thanh toán. Nên sẽ không được trừ ra khi tính thuế.
Phí thẻ hội viên Spa 60Phí thẻ hội viên ghi đích danh cô Helen. Đây là khoản lợi ích không bằng tiền mà cô nhận được nên sẽ phải tính thuế.
Trợ cấp chuyển vùng –Trợ cấp chuyển vùng 1 lần không bị tính thuế. Giả sử khoản này có chứng từ hỗ trợ đầy đủ.
Vé máy bay khứ hồi về Mỹ 42Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do công ty chi trả cho người lao động nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần không bị tính thuế. Do vậy, chi phí vé cho 2 con của cô Helen trong cả 2 chuyến & chi phí của cô Helen cho 1 chuyến khứ hồi sẽ bị tính thuế: 25tr + 25tr*2/3 = 42tr
Tổng cộng 2,762 

(2) Các khoản giảm trừ cho bản thân & 2 người phụ thuộc: (9tr + 3.6tr * 2)* 10 tháng = 162 triệu

(Do đã giả sử 1/3/2016 là lần đầu tiên bà Helen đến Việt Nam, nên trong năm tính thuế đầu tiên này, bà sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho 10 tháng tính từ tháng 3/2016 – tháng 12/2016 theo quy định. Nếu bài làm giả sử khác đi, thì bà Helen sẽ được giảm trừ cho 12 tháng tính từ tháng 1/2016 – tháng 12/2016. Tổng số tiền giảm trừ khi đó: (9tr + 3.6tr * 2)* 12 tháng = 194.4 triệu.

Ở đây bọn mình giả sử như này vì đề bài không cung cấp thông tin về thu nhập của bà Helen cho 2 tháng đầu năm. Nên nếu tính giảm trừ gia cảnh cho 2 tháng này, mà lại không có thu nhập tương ứng thì không hợp lý)

Lưu ý: Các khoản thu nhập đề bài đưa ra là TRƯỚC thuế – nên không cần phải gross-up lên nữa. Trong thông tư chỉ đề cập “Thu nhập không bao gồm thuế” sẽ phải gross-up. Nhưng trong thực tế chúng ta thường dùng từ “Gross” chỉ thu nhập trước thuế (tương đương thu nhập đã bao gồm thuế). Và “Net” chỉ thu nhập sau thuế (tương đương thu nhập chưa bao gồm thuế). Lúc trước Web không để ý đề bài cho thông tin khoản thu nhập là “trước thuế” nên đã sử dụng công thức gross-up. Web đã cập nhật lại rồi nhé!

(3) Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà trả thay: 2,762 triệu

(4) Tiền thuê nhà trả thực tế cho cả năm: 40tr * 10 tháng = 400 triệu

(5) Tiền thuê nhà trả thay tính vào thu nhập chịu thuế: min (2,762 triệu * 15%, 400 triệu) = 400 triệu

(6) Tổng thu nhập chịu thuế đã bao gồm tiền nhà: 2,762tr + 400 tr = 3,162 triệu

(7) Thu nhập tính thuế = 3,162tr – 162tr = 3,000tr

(8) Thuế TNCN phải nộp: 3,000 * 35% – 9.85 * 10 = 951.5 triệu

Đề Lẻ

Câu 3. Dạng bài tính Thuế TNDN

(1) Xác định lợi nhuận kế toán trước thuế

Chỉ tiêuSố tiền (triệu đồng)
1. Doanh thu 186,000
2. Giá vốn(133,600)
3. Chi phí bán hàng (10,700)
4. Doanh thu tài chính (1,500tr + 205tr) 1,705
5. Chi phí tài chính (3,500tr + 400tr)-3,900
6. Chi phí quản lý chung(19,000)
7. Thu nhập khác 15
8. Chi phí khác (50)
9. Lợi nhuận kế toán trước thuế 20,470

(2) Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN

Chỉ tiêuSố tiền (triệu đồng)
Lợi nhuận kế toán trước thuế 20,470
Điều chỉnh tăng LN trước thuế TNDN 
Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu 
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm 
Các khoản chi phí không được trừ (*) 3,955
Thuế TN đã nộp cho phần TN ở nước ngoài 
Điều chỉnh tăng lợi nhuận cho xác định giá GDLK 
Các khoản điều chỉnh tăng khác 
Điều chỉnh giảm LN trước thuế TNDN 
Các khoản điều chỉnh giảm doanh thu 
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng 
Tổng thu nhập chịu thuế 24,425
Thu nhập miễn thuế 
Lỗ kết chuyển 
Thu nhập tính thuế 24,425
Trích lập quỹ PTKHCN 
Thuế TNDN phải nộp 4,885
Số đã tạm nộp trong năm 8,500
Số còn phải nộp sau quyết toán thuế (3,615)

(*) Chi tiết các khoản không được khấu trừ

  • Chi phí không có hoá đơn: 350tr
  • Tài trợ làm đường: 175tr
  • Phạt chậm nộp thuế: 50tr
  • Tiền thưởng cuối năm trích nhưng chưa chi trước 31/3: 1.200/2 = 600 tr
  • Chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện vượt mức: 4.500 – 150*1*12 = 2.700tr
  • Chi trợ cấp thôi việc vượt mức quy định: 20tr/2* 12 tháng  – (4 tháng *20tr/2) = 80tr (thời gian hưởng trợ cấp chỉ tính từ 1/1/2005 đến 31/12/2008 với mức 1/2 tháng lương cho 1 năm)

Kết luận: công ty đã tạm nộp thừa so với số thuế cần phải nộp sau quyết toán. Do vậy, số thuế đã nộp thừa sẽ được bù trừ vào nghĩa vụ thuế phát sinh trong năm tiếp theo. Và công ty không phát sinh phạt chậm nộp.

Câu 4. Dạng bài kết hợp thuế TTĐB & thuế TNDN

YC 1. Xác định nghĩa vụ thuế TTĐB

(1) Với lô hàng nhập khẩu:

Giá tính thuế NK/sản phẩm = 15,000 USD * 22,800 =342 tr/sản phẩm

Thuế NK/sản phẩm = 342 tr * 40% = 136.8 tr/sản phẩm

Tổng thuế NK phải nộp = 136.8 tr * 1,000 sản phẩm = 136,800 triệu

Giá tính thuế TTĐB/sản phẩm = 342 tr + 136.8 tr = 478.8 triệu

Thuế TTĐB/sản phẩm = 478.8 tr * 40% = 191.52 tr

Tổng thuế TTĐB phải nộp khâu nhập khẩu = 191.52 * 1,000 sản phẩm = 191,520 triệu

(2) Nghĩa vụ thuế TTĐB phát sinh khi tiêu thụ sản phẩm

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT/(1+% thuế TTĐB) = 980,000 triệu/(1+40%) = 700,000tr

Thuế TTĐB phát sinh: 700,000 tr * 40% = 280,000 triệu

(3) Phân bổ số thuế TTĐB được khấu trừ trong kỳ

Tổng số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ: 200 + 1,000 – 150 = 1,050 sản phẩm

Công ty quản lý HTK theo phương pháp nhập trước – xuất trước: số sản phẩm nhập khẩu sau đó được bán ra trong kỳ: 1,050 – 200 = 850 chiếc

Số thuế TTĐB của sản phẩm bán ra được khấu trừ trong kỳ: 850/1,000 * 191,520 = 162,792 triệu

Số thuế TTĐB tương ứng của 200 sản phẩm tồn đầu kỳ: 120,000tr * 40% = 48,000 triệu

Tổng số thuế TTĐB được khấu trừ của hàng tiêu thụ trong kỳ: 162,792tr + 48,000tr = 210,792 triệu

=> Số thuế TTĐB còn phải nộp trong kỳ = 280,000tr – 210,792tr = 69,208 triệu

YC 2. Xác định nghĩa vụ thuế TNDN

Chỉ tiêuSố tiền (triệu đồng)
Doanh thu 980,000
Giá vốn 
Hàng tồn đầu kỳ (120,000 + 48,000)168,000
Hàng mới nhập trong kỳ 850* (342,000 + 136,800 + 191,520)/1,000 569,772
Chi phí khác 
Thuế TTĐB phải nộp trong kỳ69,208
Tiền lương15,000
Khấu hao10,000
Dịch vụ mua ngoài25,000
Quảng cáo khuyến mại40,000
Khoản chi khác8,000
Thu nhập chịu thuế75,020
Thuế suất20%
Thuế TNDN15,004

Câu 5. Dạng bài thuế TNCN (người việt nam)

(1) Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhậpChịu thuế (triệu đồng)Giải thích
Tiền lương48040 tr/tháng * 12 tháng
Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp0Theo quy định, phụ cấp đặc thù nghề nghiệp không chịu thuế TNCN
Tiền thưởng8040 tr/tháng * 2 tháng
Tiền làm thêm giờ50Chỉ phần tiền làm thêm giờ của mức tính theo ngày làm việc bình thường phải chịu thuế
Bồi thường BHSK0Tiền bồi thường bảo hiểm không chịu thuế TNCN
Thù lao ban kiểm soát110 
Tổng TNCT720 

(2) Xác định các khoản giảm trừ

Giảm trừ bản thân: 9tr * 12 = 108 triệu

Giảm trừ người phụ thuộc: 2 * 3.6tr/tháng * 12 tháng = 86.4 triệu

(Vợ ông Trung là người trong độ tuổi lao động lại không thuộc trường hợp bị mất khả năng lao động… nên không được giảm trừ)

Bảo hiểm bắt buộc: 1.15 triệu * 20 lần * 10.5% * 4 tháng + 1.21 triệu * 20 lần * 10.5% * 8 tháng = 29.988 triệu (Giả sử công ty PMN là doanh nghiệp nhà nước cho đơn giản)

Tổng các khoản giảm trừ: 224,388 triệu

(3) Thu nhập tính thuế: 720 – 224.388 = 495.612 triệu

(4) Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 495.612 triệu/12 = 41.301 triệu

(5) Thuế TNCN phải nộp: (41,301 * 25% – 3.25) * 12 = 123,864 triệu

Published inĐáp án đề thi CPA

50 Comments

  1. Nguyen Nguyen

    Cô Helen Bui tự chịu tiền thuế TNCN thì là lương Gross, sao lại phải Gross up ?

  2. Admin Admin

    Hi Nguyen, lúc trước web không để ý dữ kiện các khoản thu nhập là “trước thuế” nên đã grossup. Web đã sửa lại rồi nhé. Cảm ơn bạn đã phản hồi.

  3. tiền thuê nhà tính trên thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà), chứ đâu phải tính trên thu nhập tính thuế. Web kiểm tra lại chỗ tính 15% tiền thuê nhà nhé.

    • Admin Admin

      Hi minh, cảm ơn bạn nhé. Web bị nhầm ở chỉ tiêu số (3) – Thu nhập chịu thuế đang bị sử dụng công thức của thu nhập tính thuế nên vẫn trừ đi các khoản giảm trừ. Nên lúc tính tiền nhà chịu thuế bị sai. Bạn đang xem thì tiện thể xem kỹ xem còn lỗi nào không giùm web nhá. Để mọi người có đáp án chuẩn đối chiếu ý. Cảm ơn bạn nhiều.

  4. Hang Hang

    Trong bài không ghi rõ là tiền nhà trả thay hay tiền nhà đưa bằng tiền thì có phải giả sử không ad?

    • Admin Admin

      Theo mình thấy thì đề bài thường mặc định là tiền nhà trả thay. Còn khi nào tiền nhà đưa bằng tiền thì đề bài sẽ nói rõ. Tuy nhiên để cho rõ ràng & chắc chắn thì chúng ta có thể giả sử luôn.

  5. Phuong Phuong

    Theo mình thì đề bài không cho dữ liệu tiền BH bắt buộc được trừ thì ko tính khoản giảm trừ này.

    • Admin Admin

      Hi Phương, theo kinh nghiệm của mình thì với những cái thông thường trong phải tính thì đề bài hay mặc định là phải tính. Khi không phải tính thì mới nêu rõ thông tin ra. Kiểu như là: không cần phải tính giảm trừ BH cho… Nên mình nghiêng theo hướng phải tính hơn. Mình cũng có tham khảo ý kiến của mấy bạn tham gia lớp ôn thuế của Hội thì các bạn ấy cũng đồng ý như vậy.
      Tuy nhiên nếu bạn định làm theo hướng không giảm trừ thì mình nghĩ bạn nên giả sử rõ ràng. Để giám khảo hiểu tại sao chúng ta làm như vậy. Và nếu không giống đáp án của họ thì họ vẫn cho chúng ta điểm dù không tối đa. Chúc bạn ôn thi tốt.

  6. Kiwi Kiwi

    Mình muốn có đáp án môn kế toán năm 2017. Mình là dân kế toán nên các dạng bài trong đề thi kế toán năm 2017 khá là mới mẻ đối với mình và chưa biết cách làm, trình bày nhiều câu trong này. Cảm ơn ad ạ 🙂

    • Admin Admin

      Hi Mai, chắc là sang cuối tuần sau mới có bạn ah. Bọn mình đang vướng nhiều việc quá. Chưa hoàn thành được.

  7. Nam Nam

    Ad ơi, câu 5 đề chẵn 2017 Thu nhập làm căn cứ quy đổi bao gồm tiền nhà là 3,000tr, nếu tính thêm nữa thì TN tính thuế quy đổi theo PL02 đã gồm tiền nhà là 4,463tr chứ nhỉ?

    • Admin Admin

      Bạn ơi trong bài giải mình đã lưu ý: “Các khoản thu nhập đề bài đưa ra là TRƯỚC thuế – nên không cần phải gross-up lên nữa. Trong thông tư chỉ đề cập “Thu nhập không bao gồm thuế” sẽ phải gross-up. Nhưng trong thực tế chúng ta thường dùng từ “Gross” chỉ thu nhập trước thuế (tương đương thu nhập đã bao gồm thuế). Và “Net” chỉ thu nhập sau thuế (tương đương thu nhập chưa bao gồm thuế)…” Do vậy ở đây chúng ta không cần quy đổi thu nhập theo PL02 nữa.

  8. Phuong Phuong

    Nhờ giải thích giúp mình công thức tính toán tiền BH bắt buộc.Mình hiểu 10.5 là tỷ lệ BH trích theo lương, tại sao lại tách ra 4 tháng và 8 tháng.Con số 1.15 và 1.21 có ý nghĩa gì?

    • Admin Admin

      Hi Phương, 1.15 & 1.21 là mức lương cơ sở đóng bảo hiểm tương ứng cho 2 giai đoạn T1 – T4/2016 & T5-T12/2016. Ở đây mức lương người lao động cao hơn 20 lần mức lương đối đa đóng bảo hiểm nên sẽ chỉ tính trên mức tối đa này thôi bạn. Đề thi năm 2018 thì sẽ phải sử dụng tỷ lệ đóng BH năm 2017. Bạn kiểm tra lại thông tin này trước khi thi nhé.

  9. Phuong Phuong

    Cảm ơn bạn.Mình đã hiểu. Bạn có đáp án môn thuế của 1 năm nào đó không?Vì không có đáp án nên mình không biết barem chấm điểm như thế nào, cách trình bày như thế nào để không bị mất điểm.Ngoài ra mình có khoảng 10 câu hỏi về thuế mà chưa biết hỏi ai.Mình có thể post câu hỏi ở đây nhờ bạn trả lời được không?Hay là mình gửi câu hỏi qua email admin@tuonthi.com nhé?

    • Admin Admin

      Hi Phuong, đáp án của hội thì web không có. Và mình cũng k nghĩ là có ai có. 🙂 Hiện tại bọn mình đang tập trung làm ACCA nên sợ là k đủ thời gian hỗ trợ cho bạn ngay được. Bạn cứ post câu hỏi ở trên web đi, bọn mình sẽ trả lời ngay khi có thể, để cho mọi người cùng tham khảo luôn. 🙂

  10. Phuong Phuong

    Cảm ơn bạn.Mình gửi các câu hỏi như dưới đây nhé. 1. Nếu bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng phụ thuộc cùng tỉnh,sử dụng PXK kiêm VCNB 10000 sản phẩm, cuối tháng chi nhánh cửa hàng tiêu thụ được 9000 sản phẩm.Vậy tính thuế TTĐB đầu ra trên 10000 hay 9000 sản phẩm? Mình nghĩ là tính trên 9000 nhưng vẫn băn khoăn vì quy định ở điều 13b ,TT 156 yêu cầu phải tính hết cho toàn bộ số lượng hàng hoá ký gửi. 2.Trường hợp hàng hoá bị tổn thất, DN nhận bảo hiểm đã chấp nhận bồi thường nhưng chưa trả tiền ngay thì giá trị hàng hoá có là CF được trừ không? 3.Trường hợp chuyển nhượng nhà với giá chuyển nhượng cao hơn giá tính LPTB thì TN tính thuế TNCN lấy theo giá nào? 4.Khoản đóng góp quỹ vì người nghèo có được coi là đóng góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học không? 5.Trường hợp DN nợ tiền BH bắt buộc chưa trả cho cơ quan BH đến thời hạn QT năm thì CF BH bắt buộc có là chi phí được trừ không? 6. Trợ cấp khó khăn đột xuất có là TNCT TNCN không? 7.Giả sử đề bài cho dữ kiện là khoản BH tự nguyện chưa được ghi cụ thể trong hợp do lao động.Mình có thể giả định thêm là được ghi trong quy chế tài chính để vẫn tính là CF được trừ không? 8.Nếu đề bài cho dữ kiện DN vay của CBCNV với lãi suất vượt quá 1,5 lần lãi suất của NHNN và DN cũng chưa góp đủ vốn điều lệ thì tính CF lãi vay được trừ như thế nào? 9.Nếu đề bài thiếu các giả định đương nhiên kiểu như đối với PIT: Trong năm cá nhân ko thuộc diện được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật, hồ sơ GTGC hợp lệ, cá nhân đã được cấp MST; đối với CIT : DN có đầy đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ theo quy định.Nhưng mình quên không viết các giả định này trong bài làm thì có bị mất điểm không? 10.Nếu mình có gạch chân hay đánh dấu 1 số từ cần lưu ý trong đề thi thì có bị coi là đánh dấu bài không? Vì đề thi có nộp cùng bài làm. Nhờ bạn xem giúp mình nhé.Cảm ơn bạn.

  11. TT Huong TT Huong

    Câu 5 đề lẻ 2017: đề bài nêu rõ “nhận các khoản thu nhập trước thuế và chưa trừ đóng góp bắt buộc” mình cũng đông ý với admin sẽ phải tính loại BHXH (8.5%), BHYT (1%), BHTN (1%) để tìm ra thu nhập tính thuế của ông Trung. Tuy nhiên, ở đây admin đang áp mức trần 20 lần lương cơ sở để tính BHTN mình thấy băn khoăn, theo quy định thì 1%BHTN này áp mức trần là 20 lần lương tối thiểu vùng 2016, đề bài không cho ông Trung sống ở vùng nào, nhưng mức trần tối thiểu vùng IV đã là: 2,400,000×20 cao hơn mức lương của ông Trung 40tr rồi. Như vậy mình nghĩ phải áp mức 40tr cho việc loại bỏ 1%BHTN. Admin xem lại phần trừ BHTN này nhé,

    • Admin Admin

      Hi bạn ơi, đúng là với doanh nghiệp thì sẽ có sự khác nhau cho mức lương đóng BHXH (20 tháng lương cơ sở – tối chiểu chung) & BHTN (20 tháng lương tối thiểu vùng.
      Tuy nhiên, ở bài làm mình có giả sử đây là Doanh nghiệp nhà nước nên theo quy định: “Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp” (Luật việc làm số 38/2013/QH13). Tức là với doanh nghiệp nhà nước thì áp dụng chung khung tối đa 20 tháng lương cơ sở cho cả BHXH & BHTN. Chính vì sự tiện lợi này nên mình mới giả sử là doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là chiêu học được từ thầy lớp ôn thi đấy bạn ah. 😀

  12. TT Huong TT Huong

    Cám ơn ad đã giải thích, chiêu này quả là thuận lợi trong tính toán nhỉ, bởi nếu thực sự đưa nơi sống của ông Trung thì sẽ khó mà nhớ nổi cái mức trần BHTN. Đề thi luôn có những câu chữ thiếu rõ ràng khiến cho mình ngay cả thường làm bảng lương mà khi làm cũng thấy lúng túng

  13. Phuong Phuong

    Nhờ xác nhận giúp mình mức lương tối thiểu vùng qua các giai đoạn như này có đúng không nhé :
    1/1/2016~30/4/2016: 1.150.000
    1/5/2016~30/6/2017: 1.210.000
    1/7/2017~30/6/2018: 1.300.000
    1/7/2018~31/12/2018: 1.390.000
    Nếu phải tự tính cả BH bắt buộc trong bài tập thuế TNCN thì mình thấy hơi phức tạp vì còn phải xem xét loại phụ cấp nào đóng BH bắt buộc
    (Giả sử tổng lương + các loại phụ cấp phải đóng BH <20 lần mức lương tối thiểu vùng)

    • Admin Admin

      Bạn ơi bạn đọc comment bên trên của web cho các câu hỏi của bạn khác nhé. Trong bài làm này tớ giả định là bảo hiểm của doanh nghiệp nhà nước. Và thông thường thì đề thi năm 2018 sẽ sử dụng quy định của năm 2017… Không cần phải nhớ hết mấy năm đâu.

  14. Phuong Phuong

    Cho mình hỏi nếu mình không tham dự buổi khai mạc thi hôm 1/11, đến ngày 3/11 thi chính thức mình mới lấy thẻ dự thi thì có được không ? (Mình không tham dự hết các môn)
    Vì mình ở xa nên đi lại không tiện cho lắm.
    Nhờ các bạn đã từng thi có kinh nghiệm chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn

    • Admin Admin

      Bạn ơi nếu không đúng theo quy định được thì bạn gọi trực tiếp cho Hội hỏi cho chắc nhé. Vì thủ tục cứng nhắc lắm. Năm nay bọn mình không thi nên không dám tư vấn cho bạn được.

  15. khánh hòa khánh hòa

    Ad ơi cho mình hỏi: Phần tính chi phí được trừ vào thuế TNDN ấy.
    Cái bài tập thuế ấy, mình thấy có bài 19 và bài 21 phần tính chi phí được trừ của tiền lương, đều có trích lập quỹ lương theo quy đinh nhưng giải nó khác nhau không biết nên theo cách giải bài nào nữa
    Bài 19: Phần tiền lương phải trả theo hợp đồng lao động: 10.600, tính đến hết ngày 31/03/2017 doanh nghiệp đã thanh toán là 9.600 thì nó tính vào chi phi được trừ là 9.600
    Bài 21(L 2014): Phần tiền lương phải trả theo hợp đồng lao động 3.000, tiền lương đã chi trả là 2.500. Phần chi phí được trừ là: 2.500+(500-2.500*17%)=2.925
    Mong Ad xem hộ mình, Thanks!

    • Admin Admin

      Hi bạn, cả 2 đáp án đều đúng. Bài 21: do có thông tin “công ty đã trích lập tối đa quỹ tiền lương tối đa theo quy định” nên công ty sẽ được chấp nhận khấu trừ đối với phần 2.500 triệu * 17% = 425 triệu này dù chưa chi trả. Tuy nhiên công ty lại còn nợ lương 500 triệu chưa thanh toán vào thời điểm quyết toán. Nên công ty sẽ không được trừ 500 triệu này. Như vậy, chi phí lương được trừ là: 3.000 triệu – 500 triệu + 425 triệu = 2.925 triệu

  16. khánh hòa khánh hòa

    Ad ơi bài 19 vẫn có mục nói là công ty trích lập DP quỹ lương theo quy định rồi ạ
    Với ad cho mình hỏi cái đáp án thuế 2017, bài 3 đề lẻ đó ạ: Không thấy ad thêm vào chi phí được trừ tiền thưởng thanh toán 28/02/2017 là 600 và chi nộp quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 150*1*12=1.800 đó ad

    • Admin Admin

      Hi Hoà,
      1. Ad vừa xem lại Bài 19. Số phải trả theo HĐ: 10.500 trong khi số thực trả: 9.600. Chênh lệch: 900 < 1.632 (17% * 9.600). Đề bài cho thông tin là DN đã trích lập quỹ lương theo quy định (không nói rõ tỷ lệ đã trích). Như vậy theo ad thì toàn bộ 10.500 đều được chấp nhận, không bị tính vào các chi phí phải loại ra mới đúng. Ad xem trong file giải bài tập ad có, cũng không thấy phần loại ra của chi phí lương này. Tức là 10.500 được chấp nhận full. Không biết file của bạn có khác của ad không? 2. Về đáp án 2017 - Lẻ - C3: có sẵn lợi nhuận kế toán, chỉ cần điều chỉnh chi phí không được trừ để tính ra lợi nhuận chịu thuế thôi. Ad đã bổ sung chi tiết các khoản không được khấu trừ. Bạn xem nhé.

      • khánh hòa khánh hòa

        Ad ơi mình vẫn còn thắc măc: câu 3 L2017 ấy ạ
        Cái lợi nhuận kế toán ad tính được thì cũng phải lấy doanh thu trừ đi các chi phí được trừ mà nên ad chỉ cần tách ra khoản chi phí được trừ rồi lấy doanh thu trừ đi khoản đó+ thu nhập khác nhân thuế suất là ra số thuế phải nôp. Chứ ad giải như trên mình thấy ad không thêm vào khoản chi phí được trừ là khoản tiền lương chưa chi, nộp quỹ hưu trí với chi trợ cấp thất nghiệp ấy!

        • Admin Admin

          Hi Hoà, sẽ có 2 cách tính CIT:
          Cách 1: Xác định doanh thu chịu thuế & chi phí được trừ => LN chịu thuế = Doanh thu chịu thuế – Chi phí được trừ…
          Cách 2: Lấy LN Kế toán (= Tổng Doanh thu kế toán – Tổng Chi phí kế toán) sau đó điều chỉnh cho mục đích thuế. Tức là trong LN kế toán đã bao gồm toàn bộ các khoản chi phí (được trừ & không được trừ). Nên chỉ cần loại ra các khoản không được trừ.
          Hiện tại Câu 3 – L2017: đang làm theo cách 2 nhé.

  17. khánh hòa khánh hòa

    Thanks ad nhiều nhé, mình hiểu rồi, 😀

  18. Phuong Phuong

    ad ơi, cho mình hỏi câu 3 đề lẻ, mình ko thấy sử dụng dữ liệu việc trích lập dự phòng bảo hành trong năm, theo mình số dư dự phòng là 6.500 thì mình phải hoàn nhập dự phòng làm giảm cp bán hàng 1.500tr, ko biết mình hiểu vậy có sai ko ad?

    • Admin Admin

      Hi Phương, số dư đầu kỳ: 5.000; số trích thêm: 3.000 & số cuối kỳ: 6.500 thì chứng tỏ là số đã sử dụng trong kỳ là 1.500. Tuy nhiên cho mục đích kế toán thì chi phí bảo hành trích lập thêm hay sử dụng trong kỳ thì đều đã được tính vào kết quả kinh doanh rồi nên không cần điều chỉnh vào báo cáo nữa.Còn cho mục đích thuế: công ty được phép trích lập dự phòng cho hoạt động lắp đặt… không quá 5% doanh thu (5% * 186.000 = 9,300tr)… Do vậy dữ kiện này đề bài ra là không ảnh hưởng đến thuế bạn nhé.

      • Trang Trang

        Ad ơi, cho mình hỏi chút, theo mục đích thuế mình đang chưa biết 5% doanh thu trích lập dự phòng (9300) sẽ so sánh với số dư cuối kỳ (6500) hay (5000 + 3000)

        • Admin Admin

          Hi Trang,

          Nghĩa vụ bảo hành bản chất là công nợ. Do vậy,cuối mỗi năm cần tính số dự phòng cần trích lập cho toàn bộ hàng hoá hiện hữu tại thời điểm đó. Sau đó trừ đi số dư còn lại đã ghi nhận từ trước để tính ra số cần ghi tăng/giảm chi phí dự phòng trong kỳ. Bản chất của số dư cuối kỳ chính là phản ánh nghĩa vụ dự phòng tại thời điểm đó.

          Trong đề thi này: Đầu kỳ 5.000 Trích thêm 3.000 cuối kỳ 6.500 thì thực chất là trước thời điểm cuối kỳ, số dư tài khoàn dự phỏng là 5.000 – 1.500 = 3.500, sau đó tại cuói năm tính ra nghĩa vụ dự phòng là 6.500. Thì thực chất là ghi giảm đi 3.500 này số đã trích thừa năm trước. Sau đó trích lại 6.500 cho kỳ năm nay. Net off đi thì ghi tăng chi phí 3.000.

          Như vậy thì theo Ad, giới hạn 5% doanh thu trích lập dự phòng sẽ được so với nghĩa vụ dự phòng trích lập của năm nay – tức là số dư cuối kỳ 6.500.

          Admin

  19. Ngant Ngant

    AD ơi, câu 5 đề chẵn thuế phần giảm trừ phải được tính trên 12 tháng, theo luật thì chỗ giảm trừ được hiểu là: Tính từ tháng 1 đến tháng rời VN nếu năm tính thuế theo năm dương lịch; tính từ tháng đến VN đến tháng rời VN nếu năm tính thuế không theo năm dương lịch (bị cắt năm VD đến năm 2016, rời năm 2017).
    Chỗ này giống bài 32 trong đáp án thuế của VACPA.

    • Admin Admin

      Gửi Ngan, cảm ơn bạn đã phản hồi. Quy định bạn đề cập không sai, tuy nhiên đây là trường hợp cá nhân là người Nhật – là nước có ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (DTA) với Việt Nam. Nên kỳ tính thuế của ông ý sẽ tính từ tháng đến Việt Nam đến 31/12 nếu đủ thoả mãn tình trạng cư trú theo quy định tại Thông tư. Và theo mình hiểu thì thời gian giảm trừ cũng sẽ tính tương ứng kỳ tính thuế. Bạn có thể xem thêm bài viết này của web nhé: https://tuonthi.com/thue-thu-nhap-ca-nhan-cho-nguoi-nuoc-ngoai/

  20. Doanh Doanh

    Admin cho minh hỏi Câu 3 Đề chẵn. Tại sao chi phí khấu hao TSCĐ được trừ là 500tr và tiền thưởng đợt 28/2/2017 là 3000 triệu lại ko được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mà lời giải lại cộng phần chi phí ko được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

    • Admin Admin

      Hi Doanh, mình k rõ câu hỏi của bạn lắm. Tuy nhiên mình tính như sau:
      Chi phí Khấu hao TSCĐ không được khấu trừ = 5 tỷ * (5năm – 2năm) * 6/12 =750tr
      Tiền thưởng tổng là 6.000 tr nhưng 3.000 tr chi trả vào 30/4/2017 sẽ không được khấu trừ do chưa thực chi tại thời điểm quyết toán.
      Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán + Các khoản chi phí không được khấu trừ

  21. ngoc ngoc

    Ad giải đáp giúp mình đề thuế lẻ 2017, câu 3, đoạn tính tiền trợ cấp thôi việc, theo quy định thì trả 1 tháng lương 1 năm (4 năm từ 2005-2008), nhưng tính toán lại lấy tính 1 nửa tháng lương được hưởng?

    • Admin Admin

      Hi Ngọc, theo quy định thì mức chi trả trợ cấp thôi việc là “mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”. Vậy nên công thức tính chỉ tính 1 nửa tháng lương. Do Ad viết phần giải thích bên cạnh nhầm thôi. Ad sửa lại rồi nhé.

      Admin

  22. Yến Yến

    Ad cho mình hỏi, câu 5 đề lẻ, mình giả sử mức lương 40trđ cũng là mức lương đóng BHBB được không? Như vậy, có làm bài thi khó hơn không?

    • Admin Admin

      Hi Yến, theo Ad thì khi làm bài có thể giả sử những gì đề bài không nói chứ không giả sử được cái gì không thực tế. Vậy nên, nếu bạn không giả sử theo cách AD làm thì bạn làm theo đúng thực tế: Tính ra hạn mức lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp => So sánh với mức lương 40 triệu xem có trong hạn mức không => Xác định mức lương đóng bảo hiểm của người nộp thuế.

      Thật ra tính như vậy thì có thể cuối cùng vẫn là sử dụng 40 triệu để tính bảo hiểm thôi. Nhưng vẫn là phải trình bày cách mình xác định ra.

      Admin

  23. Huong Huong

    Hi Ad, cho mình hỏi chút. Theo quy định của Thuế TNDN thì phần chi vượt mức 3tr/năm với quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ… mới bị loại,ở đây thì mình thấy bạn loại khi vượt quá 1tr, ở để lẻ câu 3, Bạn xem lại giúp mình nhé!

    • Huong Huong

      Hi Ad, về câu hỏi chi vượt mức bảo hiểm hưu trí, mình hiểu rồi nhé! từ 2017-2015 thì là khung vượt mức là 1 tr, còn từ 2018 theo thông tư mới thì là 3tr/tháng. Hì.

  24. Quỳnh Quỳnh

    Hi ad, ad có thể gửi cho mình xin đáp án môn thuế 2018 được không ạ

    • Admin Admin

      Hi bạn hiện tại Ad chưa làm đáp án thuế 2018. Chắc phải sang tháng 10 mới có bạn nhé.

      • Quỳnh Quỳnh

        Vâng ạ, cảm ơn Ad nhiều lắm. Ngóng tin từ Ad :))

  25. Nguyễn Hồng Hạnh Nguyễn Hồng Hạnh

    Đề lẻ – Câu 5 tính thuế TNCN bị sai kết quả, theo công thức tính của ad thì phải ra 84.903 tr đồng mới đúng đó ad.

    • Admin Admin

      Hạnh ơi Ad tính lại vân ra kết quả như vậy. Bạn chị cụ thể giùm Ad xem đang bị nhầm ở chỗ nào để Ad kiểm tra cho nhanh với.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.