Chào mọi người, đây là đáp án đề thi CPA 2019 môn Kế toán do Ad soạn. Hy vọng có thể giúp ích chút gì đó cho mọi người. Ad đã cố gắng kiểm tra và rà soát kỹ. Tuy nhiên có thể vẫn còn sót lỗi hoặc cách hiểu của Ad đang khác các bạn. Nếu các bạn muốn trao đổi thêm thì có thể để lại bình luận. Tuy nhiên hiện tại Ad không thu xếp được thời gian để trả lời câu hỏi của các bạn nên sẽ trả lời sau. Cảm ơn mọi người đã thấu hiểu!
Phần 1. Đáp án Đề thi CPA 2019 – Môn Kế toán – Đề Chẵn
Download: Đề thi CPA Môn Kế toán Năm 2019 – Đề chẵn
Câu 3. Dạng bài xác định cách ghi nhận của giao dịch – Trái phiếu & Cổ phiếu
(*) Phân tích thông tin & hạch toán các giao dịch phát sinh
Giao dịch 1. Phát hành trái phiếu có phụ trội
- Số lượng trái phiếu phát hành: 10,000.
- Mệnh giá: 1,000,000/trái phiếu
- Giá phát hành: 1,020,000/trái phiếu
- Phụ trội: 20,000/trái phiếu. Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. Khoản phụ trội được phân bổ đều trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Như vậy, tổng phụ trội: 20,000 * 10,000 = 200 triệu sẽ được phân bổ trong 5 năm. Phụ trội ghi nhận vào năm 2019: 200 triệu /5 năm * 6/12 = 20 triệu
- Lãi trả cuối mỗi năm: 10%/năm. Mục đích phát hành để kinh doanh nên chi phí lãi vay phải trả sẽ không được vốn hoá.
- Chi phí phát hành: 10 triệu. Giả sử đã chi bằng tiền gửi ngân hàng. Theo dữ kiện đề bài, sẽ được ghi giảm toàn bộ vào chi phí thay vì phân bổ.
Bút toán cần ghi nhận
BT1. Phát hành trái phiếu có phụ trội
Nợ TK 112: 10.2 tỷ
Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu: 10 tỷ
Có TK 34313 – Phụ trội trái phiếu: 0.2 tỷ
BT2. Ghi nhận chi phí phát hành: Nợ TK 635 / Có TK 112: 10 triệu (Gộp của 2 bút toán: Nợ TK 34311/Có TK 112 và Nợ TK 625/Có TK 34311)
BT3. Phân bổ phụ trội trái phiếu: Nợ TK 34313 / Có TK 635: 20 triệu
BT4. Trích trước chi phí lãi vay: Nợ TK 635 / Có TK 335: 1 triệu * 10,000 * 10% * 6/12 = 0.5 tỷ
Giao dịch 2. Cổ phiếu quỹ
BT5. Nợ TK 419 / Có TK 112: 200,000 * 25,000 = 5 tỷ
BT6. Nợ TK 4112 / Có TK 112: 4 triệu (Giả sử chi phí phát hành cổ phiếu quỹ được chi bằng tiền gửi ngân hàng)
Giao dịch 3. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bị tổn thất
BT7. Nợ TK 635 / Có TK 1282: 60,000 * 1,000 = 60 triệu (Do trái phiếu chưa được lập dự phòng tổn thất tài sản trước khi bị tổn thất)
Giao dịch 4. Huỷ bỏ cổ phiếu quỹ
BT8.
Nợ TK 4111: 100,000 * 10,000 = 1 tỷ
Nợ TK 4112: 1.5 tỷ
Có TK 419: 100,000 * 25,000 = 2.5 tỷ
Yêu cầu (a)
Giá trị ghi sổ tài sản đầu tư liên quan đến trái phiếu XYZ 31.12.2019: 980 triệu – 60 triệu = 920 triệu. Số trái phiếu này còn hạn là 1 năm tại thời điểm báo cáo. Do vậy, cuối kỳ sẽ được trình bày là Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Gía trị ghi sổ trái phiếu thường ABC tại 31.12.2019: 10.2 tỷ – 20 triệu = 10.18 tỷ. Thời hạn còn lại của trái phiếu tại thời điểm báo cáo: 5 năm – 0.5 năm = 4.5 năm. Do vậy, toàn bộ số công nợ này là nợ dài hạn.
Chi phí đi vay của trái phiếu ABC trong năm 2019: 0.5 tỷ. Ngoài ra còn phát sinh chi phí phát hành trái phiếu 10 triệu & phân bổ phụ trội chiết khấu 20 triệu. Do đó, tổng chi phí ghi nhận vào Chi phí tài chính năm 2019 của trái phiếu ABC là: 0.5 tỷ + 10 triệu – 20 triệu = 490 triệu
Yêu cầu (b)
Chỉ tiêu | Số cuối năm (Triệu đồng) | Số đầu năm (Triệu đồng) |
Đầu tư tài chính ngắn hạn | ||
Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 920 | 0 |
Đầu tư tài chính dài hạn | ||
Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 0 | 980 |
Nợ ngắn hạn | ||
Chi phí phải trả ngắn hạn | 500 | 0 |
Nợ dài hạn | ||
Vay và nợ thuê tài chính dài hạn | 10,180 | 0 |
Vốn góp của chủ sở hữu | ||
Cổ phiếu phổ thông | 80,000 – 1,000 = 79,000 | 80,000 |
Thặng dư vốn cổ phần | 51,502 – 1,500 – 4 = 49,998 | 51,502 |
Cổ phiếu quỹ | 2,500 |
Câu 4. Dạng bài Hợp nhất Báo cáo tài chính
Xem hướng dẫn dạng bài liên quan: https://tuonthi.com/dang-bai-hop-nhat-mon-ke-toan-p-1/
Đơn vị: Triệu đồng
Yêu cầu 1. Xác định lợi ích của A & NCI trong GTHL của tài sản thuần của B tại ngày mua
Lợi ích trực tiếp được xác định trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị tài sản thuần của bên nhận đầu tư.
GTHL của tài sản thuần của B tại ngày mua 1.1.2018: 18,000
Lợi ích của công ty A: 18,000 * 70% = 12,600
Lợi ích của NCI: 18,000 * 30% = 5,400
Yêu cầu 2. Xác định lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ.
Giá trị khoản thanh toán của A: 15 tỷ
Sở hữu của A trong GTHL của tài sản thuần của B tại ngày 1.1.2018: 12.6 tỷ
Lợi thế thương mại tại 1.1.2018: 2.4 tỷ
Yêu cầu 3. Bút toán loại trừ khoản đầu tư công ty mẹ vào công ty con & ghi nhận NCI tại ngày mua
(1) Loại trừ khoản đầu tư trên BCTC riêng của công ty mẹ
Nợ Vốn cổ phần: 15 tỷ * 70% = 10.5 tỷ
Nợ LNSTCPP: 2 tỷ * 70% = 1.4 tỷ
Nợ Tài sản cố định: 1 tỷ
Nợ Lợi thế thương mại: 2.4 tỷ
Có TK 221 Đầu tư vào công ty con: 15 tỷ
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát: 0.3 tỷ
(2) Ghi nhận NCI tại ngày mua
Nợ Vốn cổ phần: 15 tỷ * 30% = 4.5 tỷ
Nợ LNSTCPP: 2 tỷ * 30% = 0.6 tỷ
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát: 5.1 tỷ
(*) Lưu ý về việc thuế suất thuế TNDN hoãn lại phát sinh
Nếu xem xét ảnh hưởng của thuế TNDN hoãn lại tại thời điểm giao dịch hợp nhất kinh doanh, khi tài sản của B có GTHL > GTGS, sẽ làm giảm GTHL của tài sản thuần. Do đó làm tăng lợi thế thương mại phát sinh.
Bút toán: Nợ Lợi thế thương mại / Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: 1 tỷ * 20% = 0.2 tỷ
Câu 5. Dạng bài tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự
Hướng dẫn cách làm dạng bài này tại đây: Dạng bài tính giá thành có phân bước – Kết chuyển tuần tự
Bước 1: Tính giá thành sản phẩm PX1
(1) Tập hợp chi phí: Không phát sinh sản phẩm hỏng hay chi phí NVL vượt định mức/chi phí hoạt động dưới công suất
(2) Không có sản phẩm và chi phí dở dang đầu kỳ
(3) Xác định Sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: xác định theo Khối lượng sản phẩm tương đương theo Phương pháp bình quân. Vì đề bài không nêu cụ thể cách xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng không cho thông tin % mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ (NVLTT): 200 *70% = 140
- Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ (NCTT): 200*50% = 100
- Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ (SXC): 200*50% = 100
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: Theo % Mức độ hoàn thành
CPNVLTT dở dang cuối kỳ = (CPNVL đầu kỳ + CPNVL trong kỳ) * Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NVLTT/ (Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NVLTT)
=> CPNVLTT dở dang cuối kỳ = 64.200 * 140/(2.000 + 140) = 4.200
CPNCTT dở dang cuối kỳ = (CPNCTT đầu kỳ + CPNCTT trong kỳ) * Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NCTT/ (Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NCTT)
=> CPNCTT dở dang cuối kỳ = 21.000 * 100/ (2.000 + 100) = 1.000
CPSXC dở dang cuối kỳ = (CPSXC đầu kỳ + CPSXC trong kỳ) * Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ SXC/ (Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ SXC)
=> CPSXC dở dang cuối kỳ = 33.600 * 100/ (2.000 + 100) = 1.600
(4) Lập bảng tính giá thành Phân xưởng 1
Chỉ tiêu | CPDDDK | CPSXTK | CPDDCK | Tổng giá thành | Gía thành đơn vị |
Chi phí NVLTT | – | 64.200 | 4.200 | 60.000 | 30 |
Chi phí NCTT | – | 21.000 | 1.000 | 20.000 | 10 |
Chi phí SXC | – | 33.600 | 1.600 | 32.000 | 16 |
Tổng cộng | – | 118.800 | 6.800 | 112.000 | 56 |
Bước 2. Tính giá thành sản phẩm phân xưởng 2
(1) Tập hợp chi phí: Không phát sinh sản phẩm hỏng hay chi phí NVL vượt định mức/chi phí hoạt động dưới công suất
(2) Không có sản phẩm và chi phí dở dang đầu kỳ
(3) Xác định Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở PX2 sẽ được xem xét riêng cho từng phân xưởng:
Loại chi phí | PX1 | PX2 |
Chi phí NVLTT | 100 * 100% = 100 | 100 * 100% = 100 |
Chi phí NCTT | 100 * 100% = 100 | 100 * 60% = 60 |
Chi phí SXC | 100 * 100% = 100 | 100 * 60% = 60 |
Lưu ý: Sản phẩm chuyển từ PX1 sang PX2 sẽ có mức độ hoàn thành là 100%
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: Theo % Mức độ hoàn thành
Chúng ta làm công thức tính toán tương tự như ở phân xưởng 1. Tuy nhiên công thức tính toán áp dụng riêng cho giá trị sản phẩm từ GĐ1 chuyển sang và giá trị sản phẩm tạo ra trong GĐ2.
Loại chi phí | PX1 | PX2 | Tổng |
Chi phí NVLTT | 30 * 1.400 * 100 / (600 + 100) = 6.000 | 14.000 * 100 / (600 + 100)= 2.000 | 8.000 |
Chi phí NCTT | 10 * 1.400 * 100 / (600 + 100) = 2.000 | 7.920 * 60 / (600 + 60) = 720 | 2.720 |
Chi phí SXC | 16 * 1.400 * 100 / (600 + 100) = 3.200 | 19.800 * 60 / (600 + 60) = 1.800 | 5.000 |
Tổng | 11.200 | 4.520 | 15.720 |
(4) Lập bảng tính giá thành Phân xưởng 2:
Giá thành sản phẩm cuối cùng: ZTP = DDDKn + Zn-1 chuyển sang + Zn – DDCKn
Chỉ tiêu | CPDDDK | Chi phí trong kỳ | CPDDCK | Tổng giá thành | Z đơn vị | ||||||
PX1 | PX2 | Tổng | PX1 | PX2 | Tổng | PX1 | PX2 | Tổng | |||
Chi phí NVLTT | 30 * 1.400 = 42.000 | 14.000 | 56.000 | 6.000 | 2.000 | 8.000 | 48.000 | 80 | |||
Chi phí NCTT | 10 * 1.400 = 14.000 | 7.920 | 21.920 | 2.000 | 720 | 2.720 | 19.200 | 32 | |||
Chi phí SXC | 16 * 1.400 = 22.400 | 19.800 | 42.200 | 3.200 | 1.800 | 5.000 | 37.200 | 62 | |||
Tổng cộng | – | – | – | 78.400 | 41.720 | 120.120 | 11.200 | 4.520 | 15.720 | 104.400 | 174 |
Phần 2. Đáp án Đề thi CPA 2019 – Môn Kế toán – Đề Lẻ
Câu 3. Dạng bài xác định cách ghi nhận của giao dịch – Trái phiếu & Cổ phiếu
(*) Phân tích thông tin & hạch toán các giao dịch phát sinh
Giao dịch 1. Bán cổ phiếu XYZ
Nợ TK 112: 25,000 * 5,000 = 125 triệu
Có TK 121: 24,000 * 5,000 = 120 triệu
Có TK 515: 5 triệu
Nợ TK 635 / Có TK 112: 125 triệu * 0.1% = 125,000
Giao dịch 2. Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ thặng dư vốn cổ phần
Nợ TK 4112 / Có TK 41111: 1 triệu cổ phiếu/ 10 * 10,000 = 1 tỷ
Giao dịch 3. Hoàn nhập dự phòng
Cổ phiếu XYZ là chứng khoán nắm giữ cho mục đích kinh doanh. Có giá trị ghi sổ tại 31.12.2018 là 24,000/cổ phiếu và giá trị thị trường tại 31.12.2019 là 28,000/cổ phiếu.
Số dự phòng cần trích lập tại 31.12.2019: 0
Giá trị khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã ghi nhận tại 31.12.2018: 5,000,000
Dự phòng cần hoàn nhập: 5,000,000
Nợ TK 2291 / Có TK 635: 5,000,000
Yêu cầu (a)
Giá trị ghi sổ tài sản liên quan chứng khoán kinh doanh tại ngày 31.12.2019: 240 triệu – 120 triệu = 120 triệu, sẽ được trình bày dưới mục “Chứng khoán kinh doanh” – Mã số 121, thuộc mục Đầu tư tài chính ngắn hạn – Mã số 120.
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh tại ngày 31.12.2019: 0
Giá trị vốn góp của chủ sở hữu công ty ABC tại ngày 31.12.2019: 10 tỷ + 1 tỷ = 11 tỷ
Yêu cầu (b)
Chỉ tiêu | Số cuối năm (Triệu đồng) | Số đầu năm (Triệu đồng) |
Đầu tư tài chính ngắn hạn | ||
Chứng khoán kinh doanh | 120 | 240 |
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh | 0 | 5 |
Vốn góp của chủ sở hữu | ||
Cổ phiếu phổ thông | 11,000 | 10,000 |
Thặng dư vốn cổ phần | 5,000 | 6,000 |
Cổ phiếu quỹ | 1,500 | 1,500 |
Câu 4. Dạng bài Hợp nhất Báo cáo tài chính
Xem hướng dẫn dạng bài liên quan: Hợp nhất GDNB – Tài sản cố định & Hợp nhất GDNB – Hàng tồn kho
Yêu cầu 1. Xác định Lợi thế thương mại của X khi đầu tư vào Y
Gía phí hợp nhất kinh doanh: 12 tỷ
Giá trị hợp lý của tài sản thuần của Y tại ngày hợp nhất: 10 tỷ + 1.5 tỷ = 11.5 tỷ
Sở hữu của X trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của Y tại ngày hợp nhất: 11.5 tỷ * 90% = 10.35 tỷ
Lợi thế thương mại của X khi đầu tư vào Y tại ngày 1.1.2018: 1.65 tỷ
Yêu cầu 2. Các bút toán lợi trừ giao dịch nội bộ phục vụ việc hợp nhất BCTC năm 2018
[Giao dịch 1] X bán TSCĐ cho Y
Thông tin tài sản tại ngày bán:
- Nguyên giá: 1.400 triệu
- HMLK: 600 triệu
- Thời gian khấu hao ban đầu: 7 năm
- Thời gian đã trích khấu hao: 600 triệu/(1.400 triệu/7) = 3 năm
- Giá bán: 1.000 triệu chưa bao gồm VAT 10%
- Y tiếp tục trích khấu hao tài sản này trong 4 năm còn lại.
X & Y đã ghi nhận giao dịch này trên BCTC riêng. Nhưng từ góc độ tập đoàn thì giao dịch này không tồn tại, do đó khi hợp nhất chúng ta cần loại bỏ ảnh hưởng của giao dịch này đi. Bao gồm:
- Lãi từ giao dịch thanh lý mà X đã ghi nhận
- Nguyên giá của tài sản đang được phản ánh theo giá Y mua từ X mà không phải theo giá gốc
- Tài sản đang được trích khấu hao trên giá Y mua từ X mà không phải theo giá gốc
- Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh do tài sản có cơ sở tính thuế khác cơ sở kế toán
BT1.
Nợ TK Nguyên giá TSCĐ: 1.4 tỷ – 1 tỷ = 0.4 tỷ
Nợ TK Thu nhập khác: 1 tỷ – 0.8 tỷ = 0.2 tỷ
Có TK HMLK: 0.6 tỷ
BT2.
Nợ TK HMLK / Có TK Chi phí bán hàng: 1.4 tỷ / 7 năm – 1 tỷ/4 năm = 0.05 tỷ
BT3.
Nợ TK Chi phí thuế thu nhập hoãn lại / Có TK Nợ phải trả thuế thu nhập hoãn lại: 0.15 tỷ * 20% = 0.03 tỷ
- Cơ sở kế toán tại ngày 31.12.18: 1 tỷ – 0.25 tỷ = 0.75 tỷ
- Cơ sở tính thuế tại ngày 31.12.18: 1.4 tỷ – 0.6 tỷ – 0.2 tỷ = 0.6 tỷ
- Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế: 0.15 tỷ
[Giao dịch 2] X bán hàng hoá cho Y
- Giá gốc lô hàng: 1.200 triệu chưa VAT 10%
- Giá bán: 2.000 triệu chưa VAT 10%
- Tại 31.12.18: 40% lô hàng đã được Y bán ra ngoài với giá 1.100 triệu chưa VAT 10%. 60% lô hàng còn tồn kho của Y.
BT4.
Nợ TK Doanh thu: 2 tỷ
Có TK Giá vốn 1.2 tỷ
Có TK Hàng hoá: 0.8 tỷ
BT5. Nợ TK 156/ Có TK Giá vốn: 40% * (2 tỷ – 1.2 tỷ) = 0.32 tỷ
BT1 & BT2 có thể gộp thành 1 bút toán:
Nợ TK Doanh thu: 2 tỷ
Có TK Giá vốn: 1.52 tỷ
Có TK Hàng hoá: 0.8 tỷ – 0.32 tỷ = 0.48 tỷ
BT6. Hàng tồn kho cuối kỳ có cơ sở kế toán < cơ sở thuế, do vậy cần ghi nhận tài sản thuế TNHL:
Nợ TK Tài sản thuế TNDNHL / Có TK Chi phí thuế TNDNHL: 0.48 tỷ * 20% = 0.096 tỷ
Cơ sở kế toán của HTK tại ngày 31.12.18: 1.2 tỷ * 60% = 0.72 tỷ
Cơ sở thuế của HTK tại ngày 31.12.18: 2 tỷ * 60% = 1.2 tỷ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 0.48 tỷ
BT7. Tập hợp ảnh hưởng của việc điều chỉnh
Nợ “LN sau thuế chưa phân phối / Có “LN sau thuế TNDN”: 0.564 tỷ
Câu 5. Dạng bài tính giá thành sản phẩm có tính giá trị bán thành phẩm
Hướng dẫn cách làm dạng bài này tại đây: Dạng bài tính giá thành có phân bước – Kết chuyển tuần tự
Bước 1: Tính giá thành sản phẩm PX1
(1) Tập hợp chi phí: Không phát sinh sản phẩm hỏng hay chi phí NVL vượt định mức/chi phí hoạt động dưới công suất
(2) Không có sản phẩm và chi phí dở dang đầu kỳ
(3) Xác định Sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: xác định theo Khối lượng sản phẩm tương đương theo Phương pháp bình quân. Vì đề bài không nêu cụ thể cách xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng không cho thông tin % mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ (NVLTT): 200 *80% = 160
- Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ (NCTT): 200*60% = 120
- Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ (SXC): 200*60% = 120
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: Theo % Mức độ hoàn thành
CPNVLTT dở dang cuối kỳ = (CPNVL đầu kỳ + CPNVL trong kỳ) * Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NVLTT/ (Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NVLTT)
=> CPNVLTT dở dang cuối kỳ = 23.200 * 160/(1.000 + 160) = 3.200
CPNCTT dở dang cuối kỳ = (CPNCTT đầu kỳ + CPNCTT trong kỳ) * Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NCTT/ (Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ NCTT)
=> CPNCTT dở dang cuối kỳ = 5.600 * 120/ (1.000 + 120) = 600
CPSXC dở dang cuối kỳ = (CPSXC đầu kỳ + CPSXC trong kỳ) * Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ SXC/ (Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ SXC)
=> CPSXC dở dang cuối kỳ = 11.200 * 120/ (1.000 + 120) = 1.200
(4) Lập bảng tính giá thành Phân xưởng 1
Chỉ tiêu | CPDDDK | CPSXTK | CPDDCK | Tổng giá thành | Gía thành đơn vị |
Chi phí NVLTT | – | 23.200 | 3.200 | 20.000 | 20 |
Chi phí NCTT | – | 5.600 | 600 | 5.000 | 5 |
Chi phí SXC | – | 11.200 | 1.200 | 10.000 | 10 |
Tổng cộng | – | 40.000 | 5.000 | 35.000 | 35 |
Bước 2. Tính giá thành sản phẩm phân xưởng 2
(1) Tập hợp chi phí: Không phát sinh chi phí NVL vượt định mức/chi phí hoạt động dưới công suất. Phát sinh 20 thành phẩm hỏng không sửa chữa được. Giá thành sản xuất của 20 thành phẩm hỏng này chúng ta có thể tách riêng thành 1 cột trên bảng tính giá thành.
(2) Không có sản phẩm và chi phí dở dang đầu kỳ
(3) Xác định Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở PX2 sẽ được xem xét riêng cho từng phân xưởng:
Loại chi phí | PX1 | PX2 |
Chi phí NVLTT | 100 * 100% = 100 | 100 * 100% = 100 |
Chi phí NCTT | 100 * 100% = 100 | 100 * 70% = 70 |
Chi phí SXC | 100 * 100% = 100 | 100 * 70% = 70 |
Lưu ý: Sản phẩm chuyển từ PX1 sang PX2 sẽ có mức độ hoàn thành là 100%
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: Theo % Mức độ hoàn thành
Chúng ta làm công thức tính toán tương tự như ở phân xưởng 1. Tuy nhiên công thức tính toán áp dụng riêng cho giá trị sản phẩm từ GĐ1 chuyển sang và giá trị sản phẩm tạo ra trong GĐ2.
Loại chi phí | PX1 | PX2 | Tổng |
Chi phí NVLTT | 20 * 800 * 100 / (700 + 100) = 2.000 | 8.000 * 100 / (700 + 100)= 1.000 | 3.000 |
Chi phí NCTT | 5 * 800 * 100 / (700 + 100) = 500 | 3.080 * 70 / (700 + 70) = 280 | 780 |
Chi phí SXC | 10 * 800 * 100 / (700 + 100) = 1.000 | 4.620 * 70 / (700 + 70) = 420 | 1.420 |
Tổng | 3.500 | 1.700 | 5.200 |
(4) Lập bảng tính giá thành Phân xưởng 2:
Giá thành sản phẩm cuối cùng: ZTP = DDDKn + Zn-1 chuyển sang + Zn – DDCKn
Chỉ tiêu | CPDDDK | Chi phí trong kỳ | CPDDCK | Tổng giá thành | Z đơn vị | Giá thành sản phẩm nhập kho | Giá thành sản phẩm hỏng | ||||||
PX1 | PX2 | Tổng | PX1 | PX2 | Tổng | PX1 | PX2 | Tổng | |||||
Chi phí NVLTT | 20*800 = 16.000 | 8.000 | 24.000 | 2.000 | 1.000 | 3.000 | 21.000 | 30 | 20.400 | 600 | |||
Chi phí NCTT | 5*800 = 4.000 | 3.080 | 7.080 | 500 | 280 | 780 | 6.300 | 9 | 6.120 | 180 | |||
Chi phí SXC | 10*800=8.000 | 4.620 | 12.620 | 1.000 | 420 | 1.420 | 11.200 | 16 | 10.880 | 320 | |||
Tổng cộng | – | – | – | 28.000 | 15.700 | 43.700 | 3.500 | 1.700 | 5.200 | 38.500 | 55 | 37.400 | 1.100 |
Hình như bài 4 đề chẵn giải bị sai ấy. Mong tuonthi xem lại chỗ này. Khi chênh lệch tài sản tăng lên >> tạo ra thuế TNDN hoãn lại phải trả là 200 >> Giá trị hợp lý tài sản thuần bị giảm 200 >> Lợi thế thương mại bị ảnh hưởng là -200*70% còn Lợi ích cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng -200*30% mới đúng.
nếu xét đến ảnh hưởng thuế TNN, còn không thì vẫn OK nha bạn
Câu 3 đề lẻ bị sai chỗ phát hành thêm cổ phiếu. Do có cổ phiếu quỹ nên phát hành 90.000 CP thôi
CL 4112/419=4.5 tỷ mà bạn phát hành CP từ thặng dư vốn vô tư
Ad ơi khi xác định Giá trị tài sản thuần là trừ phần nợ phải trả ạ, vì câu 4 đề lẽ khi xác định giá trị tài sản thuần của Y, Ad xác định là 11.500 (vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế) không bao gồm khoản phải trả. Trong khi mình làm là cứ lấy tài sản thuẩn của Y là 14.500 nên bị sai, nhờ Ad confirm lại giúp với nhé. Thanks Ad
Bài này đúng là phải là 14.500 😀
Tài sản thuần bằng phần Vốn chủ mà bạn. Trong bài này mình nghĩ người ra đề cố tính ko ra Phần Nợ phải trả.
Sorry mình nhầm. Đề có cho Nợ phải trả là 3000. Bạn lấy tổng ts 14500 trừ là ra rồi mà.
Ad ơi, câu 1 đề chẵn cũng dạng bài tập giải, Ad thêm câu 1 nữa được không ạ. Cảm ơn Ad nhiều nhiều
Ad ơi, câu 3 đề chẵn BT6, chi phí phát sinh liên quan mua lại cổ phiếu quỹ ghi vào 419 luôn chứ ạ (N 419/C112: 4 trieu), vì thế giá mua cổ phiếu quỹ sẽ là (5 tỷ + 4 triệu), và khi hũy bỏ thì sẽ lấy tổng giá trị cổ phiếu quỹ để tính. Mình tính được hủy bỏ cp quỹ là Có 419: 2.502.000.000. Nhờ Ad xem lại chỗ này nha. Cảm ơn Ad.
ad có giải bài 2 đề chẵn k ạ, giúp mình với. mình cảm ơn ạ
Câu 4 đề Lẻ, phần BT7,ad cho hỏi tính như thế nào ra LN sau thuế chưa phân phối là 0.564 tỷ ạ?
Câu 4 đề Lẻ, phần BT7, ad cho hỏi LN sau thuế chưa phân phối tính như thế nào ra 0.564 tỷ ạ? Không phải lấy 0.480-0.096=0.384 ạ?
Hi ad, Câu 4 Đề Lẻ BT3 theo mình hiểu:
GTGS trên BCTC HN là: 1400-600-200 = 600
Cơ sở tính thuế: 1000-250= 750
=> Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là 150
BT3: Nợ Tài sản thuế TN / Có chi phí thuế (150*0.2= 30) đúng ko ạ?
Bài này mh cũng giải ra được chênh lệch tạm thời được khấu trừ là 150tr mà ko biết có đúng ko vì khác Ad ạ
Chị ơi, chị có đáp án môn thuế năm 2019 chưa ạ
Chị chưa có em ạ. Lâu lắm không động đến CPA. Để xem có kịp làm không.
Ad coi lại dùm mình câu 5 đề lẻ thử Ad có nhầm ko, nhập kho PX1 là tổng chỉ có 1000 bán thành phẩm X : bao gồm đưa vô PX 2 800 bán thành phẩm X và nhập kho 200 bán thành phẩm. Nên chỉ chia cho 800+160 mới đúng chứ ha. Nếu chia cho 1000 + 160 thì như vậy là tính hai lần cái nhập kho bán thành phẩm ha ad.Hay là mình hiểu sai đề 🙂