[CPA – BT Kiểm toán] Phân tích trọng tâm đề thi kiểm toán

Bài 1 của Series Đề thi CPA môn Kiểm toán: Phân tích trọng tâm đề thi kiểm toán

Không biết người khác thế nào chứ riêng mình khi mở file đề cương ôn tập môn Kiểm toán thì tí ngất vì quá nhiều. Và đây cũng là lúc mình thấy nguyên lý 80/20 phát huy tác dụng hơn bao giờ hết. Mình đã thực hiện Tổng hợp các dạng bài tập của đề thi kiểm toán các năm để xác định 20% kiến thức trọng tâm cần học và luyện tập thật kỹ.

Một đề thi Kiểm toán luôn bao gồm 5 câu chia làm 2 phần: Phần 1 – Lý thuyết (2 câu) và Phần 2 – Bài tập (3 câu). Mình sẽ nói chi tiết thêm một chút về các dạng câu hỏi/bài tập của từng phần này.

Phần 1. Câu hỏi Lý thuyết trong đề thi Kiểm toán

Theo mình thấy thì câu hỏi lý thuyết của đề thi kiểm toán khá là đơn thuần. Các bác không yêu cầu chúng ta liên hệ cao siêu. Cũng ít khi bắt nêu khái niệm, định nghĩa chính xác. Nên chỉ cần bạn hiểu được nội dung của chuẩn mực liên quan là có thể trả lời được. Vấn đề là số lượng chuẩn mực phải đọc hiểu quá nhiều.

Các bạn xem file thống kê trọng tâm đề thi của mình để xem các nội dung thường bị hỏi lý thuyết.

Còn về cách trình bày, trả lời câu hỏi phần lý thuyết: Mình cũng không biết chắc chắn như nào là chuẩn nhất. Tuy nhiên, mình trung thành áp dụng theo cách sau:

– Gạch đầu dòng cho từng ý (VD: cứ 1 thủ tục kiểm toán là phải gạch thành 1 dòng riêng)

– Sau đó kèm theo giải thích chi tiết cho ý đó (tại sao, như nào, nêu ví dụ)

Theo mình thì cách trình bày này khá rõ ràng, mạch lạc. Nên sẽ giúp người chấm điểm dễ cho điểm chúng ta hơn, tránh mất điểm oan. Người ta chấm bao nhiêu bài. Ai có thời gian mà kiên nhẫn ngồi đọc với dịch văn của chúng ta đâu.

Phần 2.  Bài tập trong đề thi Kiểm toán

Mình chia dạng bài tập trong môn kiểm toán thành 7 dạng chính sau:

Dạng 1. Lập kế hoạch và đánh gía rủi ro
Dạng 2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ & rủi ro kiểm soát
Dạng 3. Thực hành kiểm toán với các khoản mục trên BCTC
Dạng 4. Xem xét sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục
Dạng 5. Thông tin xác nhận từ bên ngoài
Dạng 6. Sự kiện sau ngày khóa sổ/kết thúc năm tài chính
Dạng 7. Soát xét & Hình thành ý kiến kiểm toán

Kết lại thì cá nhân mình thấy môn này không khó. Bạn nào đã làm kiểm toán 3,4 năm thì chắc gần như chỉ cần đọc mấy phần không hay gặp trong thực tế như chuẩn mực đạo đức, dịch vụ bảo đảm…. Khi có thời gian mình sẽ chia sẻ thêm cách làm từng dạng bài của môn này. Chúc các bạn ôn thi hiệu quả!

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm ôn thi CPA

4 bình luận trong “[CPA – BT Kiểm toán] Phân tích trọng tâm đề thi kiểm toán”

  1. admin ơi mình thấy chuyên đề kế toán trên web ghi 9 bài viết nhưng ở đây có 6 bài? mong admin đăng lên tiếp 3 bài kia

  2. Nguyễn Kiều Trang

    Chào Ad,

    Mình KO phải dân kiểm toán nhưng muốn thì chứng chỉ kiểm toán viên CPA, bạn tư vấn cho mình cách học môn kiểm toán với. Mình đã từng thi trượt CPA 1 lần và đang đặt mục tiêu pass CPA 2020. Cảm ơn Ad

    1. Hi Trang, ai chưa có kinh nghiệm làm kiểm toán thì khi học môn kiểm toán của CPA sẽ hơi vất vả. Bởi vì tài liệu học của hội quá nhiều, dàn trải…đến 1 người làm kiểm toán 2-3 năm rồi đọc cũng mệt.
      Vậy nên mình đề xuất Trang đừng vộc vào học lý thuyết vội. Thay vào đó, hãy tự tìm hiểu nghiên cứu kiến thức chung về kiểm toán đã. Khi đã hình dung ra kiểm toán là làm cái gì rồi, thì hãy bắt đầu học chi tiết.
      Môn kiểm toán của CPA hiện tai mình chưa có làm bài giảng lý thuyết gì cả. Bạn có thể tham khảo những bài giảng hiện có mình làm cho môn F8 – Kiểm toán – chương trình ACCA. Bắt đầu với kiến thức chung về 1 cuộc kiểm toán: https://www.youtube.com/watch?v=V7nbyqbOYUo&list=PL8_1Ukajiy-PfQowg3OH_KlHUQcFFOlWz&index=3&t=0s

      Chúc bạn học tốt.

Bình luận đã bị đóng.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang