Bài viết 4 của Series các dạng bài tập Đề thi CPA Môn Luật: Bài tập về Hợp đồng thương mại
Dạng bài tập về Hợp đồng thương mại xuất hiện khá thường xuyên trong Đề thi CPA môn Luật. Cả năm 2016-2017 đều có. Nên chúng ta sẽ cần xem xét kỹ dạng bài này.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập ôn thi CPA môn luật
1. Tình huống thường gặp trong dạng bài tập về Hợp đồng thương mại
Thông thường bài tập về Hợp đồng thương mại sẽ đưa ra các tình huống sau:
[1] Tính hiệu lực của hợp đồng |
1. Một hợp đồng thương mại được ký kết bởi thành viên (chủ tịch/giám đốc/người đại diện theo pháp luật) thì có hiệu lực pháp luật không? |
2. Tính hợp pháp/bất hợp pháp của các thoả thuận trong hợp đồng thương mại |
3. Thủ tục giao kết hợp đồng thương mại để hợp đồng không bị vô hiệu |
[2] Trách nhiệm do Vi phạm hợp đồng |
1. Một công ty có được đơn phương huỷ hợp đồng thương mại đã ký kết không? |
2. Một công ty có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Một công ty viện sự kiện bất khả kháng để không phải bồi thường thiệt hại có phù hợp không? |
3. Khi nào được áp dụng chế tài phạt hợp đồng? Chế tài buộc thực hiện hợp đồng thương mại |
[3] Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng |
2. Kiến thức cần biết
Dạng bài tập về Hợp đồng thương mại sẽ cần sử dụng đến Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại. Tuy nhiên phạm vi của 2 luật này quá rộng để học. Nên tốt nhất là phần này chúng ta học theo đề cương của hội nha.
Các bạn có thể học theo sơ đồ tóm tắt kiến thức tại đây: Sơ đồ tóm tắt quy định sử dụng trong bài tập về Hợp đồng thương mại
3. Căn cứ luật thường phải trích dẫn trong các bài tập về Hợp đồng thương mại
Sẽ có một số căn cứ luật bạn cần phải nhớ để show off trong bài thi bao gồm:
Bộ luật dân sự 2015: |
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự |
Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu (từ 123 – 133) |
Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự |
Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ |
Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng |
Luật thương mại 2005: |
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm |
Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng |
Điều 300. Phạt vi phạm |
Điều 301. Mức phạt vi phạm |
Điều 302: Bồi thường thiệt hại |
Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại |
Điều 304: Nghĩa vụ chứng minh tổn thất |
Điều 307. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại |
Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng |
Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng |
Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng |
Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng |
4. 3 bước xử lý dạng bài tập về Hợp đồng thương mại
Sau khi đọc kỹ tình huống đề bài đưa ra, bạn hãy:
- Đưa ra các giả sử cần thiết nếu bạn thấy đề bài không cho thông tin
- Xác định và Nêu ra cơ sở pháp lý cần áp dụng
- Đưa ra kết luận
Như vậy: 1 câu trả lời cần có 3 phần: Giả sử (nếu có) + Cơ sở pháp lý + Kết luận.
Ví dụ: Câu 3 – Đề thi CPA Môn Luật Năm 2016 – Đề Chẵn
Đáp án gợi ý:
1. Hợp đồng thương mại ký kết có hiệu lực hay không? |
Theo quy định tại Điều 64, khoản 2e Luật Doanh nghiệp 2014: Giám đốc công ty có quyền và nghĩa vụ ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên. |
Không có thông tin về việc Chủ tịch hội đồng thành viên nên chúng ta có thể hiểu rằng trong trường hợp này C là giám đốc công ty, là đại diện theo pháp luật của công ty và là người có quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty. A phải có ủy quyền hợp lệ của C mới có thể ký kết hợp đồng nhân danh công ty. |
Theo quy định taị Điều 142 Bộ luật dân sự 2014 về Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện: Hợp đồng A đã ký kết sẽ không có hiệu lực trừ khi: C biết và công nhận HĐ, hoặc biết mà ko phản đối trong một thời gian hợp lý. |
4. Quyền đơn phương huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại |
a. Theo quy định tại Điều 312 – Khoản 4 – Huỷ bỏ Hợp đồng của Luật thương mại 2005: |
Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: – Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng – Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng |
Trong tình huống này bên Z đã có hành vi bán hàng giả, tức là vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, công ty Y được quyền đơn phương huỷ hợp đồng. |
b. Theo quy định tại Luật Thương mại 2005: |
Điều 314 – Khoản 3 – Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng: Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định. |
Điều 302 – Bồi thường thiệt hại và Điều 304 – Nghĩa vụ chứng minh tổn thất: |
Công ty Y có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi Công ty Y chứng minh được mức độ tổn thất do hành vi vi phạm của Công ty Z gây ra và khoản lợi trực tiếp mà Y đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của Z |
Nếu lúc làm bài thi còn nhiều thời gian thì các bạn viết dài dòng ra thêm chút nhé!
Vậy là xong. Dạng bài tập về hợp đồng thương mại này cũng không khó lắm đúng không? Trong bài viết tiếp theo mình sẽ giải thích về dạng bài Hợp đồng lao động. Các bạn theo dõi nhé!
Admin cho mình hỏi: Các câu đều phải đưa ra điều .. tại luật nào.. đúng ko?
Ví dụ: theo điều 1 khoản b Luật Dân sự thì…
Hi bạn theo như hướng dẫn miệng của thầy lớp ôn thi và xem đáp án trong File hướng dẫn chấm điểm 1 số năm chúng ta thu thập được thì là như thế. Chứ cũng không có văn bản chính thức hướng dẫn việc này. Ý kiến của Ad thì nên làm như này. Vì vừa đủ rõ ràng, vừa hợp lý vì không thể đủ thời gian để trích dẫn nội dung của từng điều khoản.