[CPA – LT Tài chính] Đánh giá dự án đầu tư – Phần 2

Bài 3 của Series Bài giảng lý thuyết Môn Tài chính Đề thi CPA – Chủ đề “Thẩm định dự án đầu tư” – Phần 2: Phương pháp NPV và phương pháp IRR

(Xem từ Video 8 – Video 14)

Tiếp tục về Chủ đề Đánh giá dự án đầu tư, trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu nốt nội dung còn lại của kỹ thuật đánh giá dự án đầu tư sử dụng dòng tiền chiết khấu. Đó là phương pháp NPV & phương pháp IRR.

3. Đánh giá DAĐT sử dụng dòng tiền chiết khấu (Cont’d)

3.1. Phương pháp NPV

NPV là gì?

Là Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư = Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm trong tương lai – Khoản vốn đầu tư ban đầu.

Cách xác định NPV

Tất cả “dòng tiền liên quan” đến dự án đều phải chiết khấu về thời điểm hiện tại theo một lãi suất chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm và Vốn đầu tư ban đầu sẽ xác định được giá trị hiện tại thuần của dự án.

Còn cách xác định “dòng tiền liên quan” thì các bạn đọc ở bài [CPA – LT Tài chính] Chủ đề “Giá trị thời gian của dòng tiền”

Nguyên tắc lựa chọn dự án theo Phương pháp NPV

– Khi NPV < 0: thì dự án đầu tư bị từ chối.

– Khi NPV = 0: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

– Khi NPV > 0: Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận. Ngược lại, nếu đó là các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn

3 quy ước về thời gian phát sinh dòng tiền?

Mình không hiểu sao trong đề cương ôn tập của hội lại không đề cập đến vấn đề này. Trong khi đây là điểm nhiều người hay bị nhầm lẫn khi làm bài tập nhất.

Trong tính toán NPV, thời điểm phát sinh của dòng tiền sẽ được xác định theo 3 quy ước sau:

  • Vốn đầu tư DN chi khi dự án bắt đầu sẽ được coi là dòng tiền ra & phát sinh vào Hiện tại – Năm 0
  • Dòng tiền phát sinh vào đầu kỳ này sẽ được coi là đã phát sinh vào cuối kỳ trước đó
  • Dòng tiền phát sinh trong suốt một kỳ sẽ được giả định là phát sinh vào cuối kỳ đó.

Ví dụ: 1 Công ty đang cân nhắc 1 DA 4 năm. Theo phương pháp NPV thì công ty có nên thực hiện dự án không? Biết r = 10% & các thông tin liên quan khác như sau:

  • Vốn đầu tư ban đầu cho dự án là 10 tỷ
  • Đầu năm 2, phải bổ sung VLĐ là 0.5 tỷ.
  • Số VLĐ này sẽ được thu hồi ở năm cuối cùng của DA.
  • Trong suốt mỗi năm từ Năm 1 – Năm 4, dự án sẽ tạo ra dòng tiền là 2tỷ / năm

Đáp án:

Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 4
1. Dòng tiền vào
Dòng tiền từ HĐKD
2222
Thu hồi VLĐ0.5
2. Dòng tiền ra
Vốn ban đầu10
Vốn bổ sung0.5
3. Dòng tiền thuần-101.5222.5
Hệ số chiết khấu tại 10% 1.0  0.910.830.750.68
PV-101.36 1.65 1.50  1.71 
NPV(3.77)

Kết luận: Dự án có NPV < 0 nên không được lựa chọn

Ưu nhược điểm của phương pháp NPV

Ưu điểmNhược điểm
1. Phương pháp NPV đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền1. Sử dụng dự đoán về dòng tiền trong dài hạn. Mà để dự đoán được các dòng tiền này một cách hợp lý là không đơn giản.
2. Phương pháp xem xét toàn bộ dòng tiền liên quan đến dự án thay vì chỉ tập trung vào thời gian hoàn vốn2. Sử dụng tỷ lệ chiết khấu để chiết khấu dòng tiền. Nhưng không đơn giản để tìm được 1 tỷ lệ phù hợp. Hơn nữa tỷ lệ này thường sẽ thay đổi qua thời gian.
3. Phương pháp NPV cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do dự án tạo ra. Từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp3. Không sử dụng được khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian hoặc khi phải xếp hạng các DAĐT trong tình trạng nguồn vốn bị giới hạn. DN không thể đầu tư tất cả các dự án mà phải lựa chọn các dự án tôí ưu nhất.
4. Phương pháp NPV có thể tính giá trị hiện tại thuần của DAĐT kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau. Nghĩa là: NPV (A + B) = NPVA+ NPVB. Trong khi các phương pháp khác không thể có tính chất này.4. NPV là số tuyệt đối. Nên nó không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn. Cũng như không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.

3.2. Phương pháp IRR (Internal rate of return)

IRR là gì?

Tỷ suất doanh lợi nội bộ (hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ): là một tỷ lệ mà khi chiết khấu dòng tiền thuần của dự án đầu tư với mức tỷ lệ này sẽ làm cho NPV của dự án đầu tư = 0.

Nguyên tắc lựa chọn

IRR là một trong những thước đo mức sinh lời của một khoản đầu tư. IRR đóng vai trò như là điểm ngưỡng tối đa của chi phí sử dụng vốn (r) đối với dự án.

– Khi IRR < r (chi phí sử dụng vốn): loại bỏ

– Khi IRR = r: có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

– Khi IRR > r: cần xem xét 2 trường hợp: Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận. Ngược lại, nếu đó là các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được chọn.

Cách xác định IRR

IRR = a + NPVa * (b – a) / (NPVa – NPVb)

Trong đó: a và b là tỷ lệ chiết khấu mà a là tỷ lệ nhỏ hơn

Lưu ý khi tính IRR: nếu bạn chọn 1 tỷ lệ chiết khấu đầu tiên mà có NPV > 0, thì tỷ lệ chiết khấu thứ 2 bạn nên chọn tỷ lệ > tỷ lệ thứ 1.

Ưu nhược điểm của phương pháp IRR so sánh với phương pháp NPV

Ưu điểmNhược điểm
1. Phương pháp IRR đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền1. Giả định thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với IRR ban đầu của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế  nhất là đối với  dự án có IRR ở mức cao
2. Phương pháp IRR cho phép đánh giá được mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.2. Phương pháp IRR không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án. Vì IRR luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
3. Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn. Thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.3. Đối với các dự án có dòng tiền thông thường (1 dòng tiền ra theo sau bởi các dòng tiền vào) thì sẽ chỉ có 1 IRR. Nhưng khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần, 1 dự án sẽ có thể có nhiều IRR. Việc này có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn dự án .
4. Phương pháp IRR cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của DAĐT so với tính rủi ro của nó. Chẳng hạn, nếu dự án có IRR > r,  nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ chi phí đầu tư còn lại một khoản lãi, nó được tích lũy lại làm tăng tài sản của DN. Do vậy việc chọn các dự án có IRR lớn hơn r sẽ làm tăng tài sản của DN. Mặt khác, nếu chọn dự án có IRR < r sẽ làm giảm tài sản của DN. Trong khi phương pháp NPV không cung cấp được các thông tin này.

Vậy là xong thêm 1 phần nội dung quan trọng nữa. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ đi giải thích nội dung cuối cùng của chủ đề đánh giá dự án đầu tư. Đó là: Đánh giá dự án đầu tư trong một số trường hợp đặc biệt.

7 bình luận về “[CPA – LT Tài chính] Đánh giá dự án đầu tư – Phần 2”

  1. Hi ad,
    O bang vi du ve Phuong phap NPV, so lieu ve von dau tu : 510 sua lai la 10 moi dung
    dong PV dang de = he so CK.
    Nho ad xem lai nhe.
    P/S: neu minh viet comment co dau thi bao Alerrt : “you’re not allowed to copy content/view source”
    nho ad khac phuc loi nay nhe; minh chi go duoc dau o dien thoai thoi, o laptop thi ko duoc. Cam on ad.

    • Hi bạn, Ad đã sửa rồi nhé. Cảm ơn bạn nhé. Phần comment Ad sẽ cố gắng tìm cách khắc phục. Nhưng chắc không ngay được. Vì Ad cũng phải chuyên ngành mấy vụ công nghệ này, mà phải tự mày mò ý. 🙁

  2. Hi ad,
    Ve cach tinh IRR, minh thay trong tai lieu Bo tai chinh co huong dan 2 phuong phap : phuong phap thu/Xu ly sai so va phuong phap noi suy( nhu ad nhac den o bai viet)

    Truong hop bam may tinh minh co the tinh ngay ra IRR; va trinh bay trong bai lam la ap dung phuong phap thu/Xu ly sai so, ta chon 1 gia tri = so da tinh duoc; thay vao phuong trinh : CFt/(1+IRR)^t-CFo thi thay =0

    => Ket luan tim ra IRR; vay co duoc full diem khong? Hay bat buoc phai dung phuong phap noi suy(cho ra 1 ket qua ko chinh xac bang PP thu/Xu ly sai so)
    Cam on ad

    • Hi bạn, theo Ad biết thì phải áp dụng phương pháp nội suy mới được full điểm. Bấm máy tính chỉ là để kiểm tra lại kết quả thôi. Đây là thông tin từ các bạn đi lớp ôn thi về báo. Ad không chắc chắn được 100%. Tuy nhiên, xét về mục đích của kỳ thi là để kiểm tra kiến thức của thí sinh (cần phải hiểu được cách tính IRR) thì mình cũng đồng ý với hướng chấm điểm như này.

  3. Cam on ad, minh tim mai moi hoc duoc cach bam IRR tren may tinh; nhung neu ko duoc full diem thi phai ap dung Phuong phap noi suy vay, Nho ad chia se kinh nghiem tim r1, r2 nhanh nhat de ra NPV1>0 va NPV2 <0 ma ko phai dung toi nhieu phep thu nhe.

Bình luận đã đóng.

You cannot copy content of this page