Skip to content

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CPA 2017 – MÔN PHÂN TÍCH

Đề thi CPA 2017 – Môn Phân tích hầu hết là các dạng bài tập phổ biến thôi. Có thêm dạng bài về Quyết định quản trị chi phí & chiến lược cạnh tranh. Đây là Đáp án Đề thi CPA 2017 – Môn Phân tích (phần bài tập) do Web xây dựng. Các bạn tham khảo nhé.

Đáp án Đề thi CPA 2017 – Đề Chẵn

Câu 3. 

1. Phân tích khái quát tình hình tài chính

Bước 1. Lập bảng tính

Chỉ tiêu tài chínhCông thức tínhNăm NNăm N-1Năm N-2
Tổng nguồn vốnNợ phải trả + VCSH 505,400 384,300 337,350
Hệ số KN TT nhanhTiền / Nợ phải trả ngắn hạn 0.650.560.40
Hệ số KN TT ngắn hạnTS Ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 2.041.671.78
Hệ số KNTT tổng quátTổng tài sản/Tổng Nợ phải trả 2.8 2.4 2.6
Hệ số đầu tư dài hạnTS dài hạn/Tổng Tài sản 0.28 0.30 0.33
Hệ số tự tài trợVCSH/Tổng nguồn vốn 0.65 0.58 0.62

Bước 2. Nhận xét khái quát tình hình tài chính công ty

(1) Quy mô doanh nghiệp:

Tổng nguồn vốn tăng dần qua 3 năm. Với mức tăng từ năm N-2 đến năm N-1 là 46.950tr tương ứng 14% và năm N-1 đến năm N là 121.100tr tương ứng 31.5%. Đây là mức tăng rất cao. Điều này cho thấy quy mô đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng.

(2) Khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán tổng quát của công ty luôn ở mức rất tốt (>2). Cuối năm N, Công ty có khả năng thanh toán gần 3 lần số nợ phải trả bằng tài sản của mình.

Khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng từ 0.4 lên 0.56 và 0.65 vào cuối năm N.

Tuy doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng thanh toán 100% các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt sẵn có. Nhưng cũng vẫn ở mức tốt.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn ở mức tốt. Từ 1.78 năm N-2, giảm xuống 1.67 và tăng lên 2.04 vào cuối năm N. Doanh nghiệp luôn đủ khả năng thanh toán từ 1-2 lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình.

(3) Khả năng tự tài trợ

– Hệ số đầu tư dài hạn của công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Từ 0.33 năm N-2 đến 0.3 năm N-1 và 0.28 năm N. Nguyên nhân là do dù đầu tư vào tài sản dài hạn là tăng qua các năm. Nhưng không đáng kể so với tốc độ tăng của Tổng tài sản. Chứng tỏ công ty đang có xu hướng gia tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

– Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp bị giảm ở năm N-1 nhưng đã tăng lại vào năm N ở mức 0.65. Và ở cả 3 năm hệ số này đều ở mức > 0.5. Điều này chứng tỏ mức độ phụ thuộc tài chính bên ngoài thấp. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp không cao.

Bước 3. Kết luận

Doanh nghiệp có khả năng thanh toán và hệ số tự tài trợ năm N-1 bị giảm so với năm N-2. Nhưng các hệ số này đã tăng lại vào năm N. Với các hệ số năm N còn tốt hơn năm N-2. Chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở năm N đang ở đà phát triển tốt.

2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn của công ty theo tính ổn định của nguồn tài trợ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/N-231/12/N-131/12/NChênh lệch N-1 và N-2Chênh lệch N và N-1
Số tiềnTỷ lệ (%)Số tiềnTỷ lệ (%)
1. Nguồn vốn dài hạn209,790222,460327,90012,6706%105,44047%
 Nợ dài hạn42053062011026%9017%
 Vốn chủ sở hữu209,370221,930327,28012,5606%105,35047%
2. Tài sản dài hạn109,798113,900143,2004,1024%29,30026%
3. VLC =Nguồn vốn DH – TSDH99,992108,560184,7008,5689%76,14070%

Vốn luân chuyển của doanh nghiệp tăng 8.568tr tương ứng 9% từ năm N-2 đến năm N1. Và tăng 76.140 tr tương ứng 70% từ năm N-1 đến năm N. Vốn luân chuyển cuối năm N là 184.700 tr. Nguyên nhân là do năm N: doanh nghiệp gia tăng quy mô vốn dài hạn thêm 105.440tr nhưng chỉ tăng 29.300tr cho tài sản dài hạn. Phần còn lại được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Nguyên tắc cân bằng tài chính qua 3 năm. Và đạt được tính ổn định trong hoạt động tài trợ. 

Kết luận:  Tài trợ theo hình thức như trên sẽ giúp doanh nghiệp giữ được sự ổn định cân bằng tài chính với khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên có thể sẽ khiến doanh nghiệp bị bỏ lỡ các cơ hội đầu tư kiếm được lợi nhuận lớn. Doanh nghiệp có thể xem xét đánh giá các dự án đầu tư, tìm các kế hoạch đầu tư dài hạn có cơ hội tăng trưởng tốt để không lãng phí vốn.

Câu 4.

1. Lập báo cáo KQHĐKD theo mẫu

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêuSản phẩm ASản phẩm BCông ty
Tổng số1 đơn vị sp%Tổng số1 đơn vị sp%Tổng số%
Doanh thu 2,800,000 800100% 7,000,000 1,000100% 9,800,000100%
Biến phí 700,000 20025% 3,500,000 50050% 4,200,00042.86%
Lãi trên biến phí 2,100,000 60075% 3,500,000 50050% 5,600,00057.14%
Định phí 4,600,000
Lợi nhuận 1,000,000

2. Thay đổi sản lượng & cơ cấu hàng bán

Ta thấy A là sản phẩm có mức lãi trên biến phí đơn vị cao hơn. Do vậy, A sẽ là sản phẩm cần tăng sản lượng để thúc đẩy lợi nhuận.

Gọi x là số lượng sản phẩm A cần tăng lên/số lượng sản phẩm B cần giảm đi.

Vì chi phí cố định là không đổi. Nên lợi nhuận tăng lên sẽ chỉ phát sinh từ thay đổi ở lãi trên biến phí.

Ta có phương trình: 600 * x – 500 * x  = 200.000

Giải phương trình ta có: x = 2.000 sản phẩm

Như vậy, để tăng 200.000 nghìn đồng lợi nhuận, công ty cần sản xuất thêm 2.000 sản phẩm A và giảm 2.000 sản phẩm B.

3. Thời gian hoà vốn

Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân: 57.14%

Doanh thu hoà vốn = Định phí/Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân = 4,600,000/57.14% = 8,050,000

Thời gian hoà vốn = DT hv * Thời gian trong kỳ / Doanh thu = 8,050,000 * 360 / 9,800,000 = 295.71 ngày

Câu 5

1. Phân tích tình hình công nợ phải thu khách hàng

Chỉ tiêuNăm 2015Năm 2016+/-%
Vòng quay các khoản phải thu12.714.72.015.7%
Tổng doanh thu thuần18,37519,8451,4708.0%
Thời gian thu tiền bình quân thực tế28.324.5-3.9-13.6%
Số dư bình quân Phải thu khách hàng1,4471,350-97-6.7%
Kỳ luân chuyển HTK (ngày)727979.7%

Phân tích:

Năm 2015: Thời gian thu tiền quy định là 30 ngày trong khi thời gian thu tiền thực tế 28.3 ngày

Năm 2014: Thời gian thu tiền quy định là 25 ngày trong khi thời gian thu tiền thực tế là 24.5 ngày

Như vậy, trong cả 2 năm, công ty đều thực hiện thu tiền sớm hơn quy định.

Tuy nhiên ta cũng thấy rằng, vòng quay HTK giảm từ 4.99 vòng năm 2015 xuống 4.57 vòng năm 2016. Tương ứng thời gian quay 1 vòng HTK tăng 7 ngày tương ứng 9.7% từ năm 2015 lên 2016

Điều này cho thấy chính sách tín dụng bị thắt chặt đã khiến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị giảm. Doanh nghiệp cần cân nhắc phản ứng của thị trường trong dài hạn. Nếu quá thắt chặt tín dụng có thể bị mất khách hàng, giảm thị phần, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn.

2. Đánh giá việc thực hiện chiến lược cạnh tranh

Trong kinh tế thị trường thì giá bán sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh quan trọng. Một doanh nghiệp nếu biết điều chỉnh giá hợp lý vừa có thể thắng thể trong cạnh tranh vừa có thể đem lại những cơ hội tăng lợi nhuận. Ngược lại, sử dụng và điều chỉnh giá bán sản phẩm không hợp lý có thể làm cho doanh nghiệp đi đến bên bờ của phá sản.

Đối với DN này:

  • Hệ số GVHB giảm dần từ 60% năm 2014 đến 57% năm 2015 và 53% năm 2016. 
  • Hệ số GVHB giảm chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí GVHB của doanh nghiệp đang được cải thiện ngày càng tốt lên hoặc doanh nghiệp đã sử dụng nguyên vật liệu rẻ hơn…
  • Việc giảm chi phí SX, từ đó giảm giá thành & giá bán đã giúp công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm qua các năm. Doanh thu thuần năm 2016 tăng 8% so với năm 2015. Doanh thu thuần năm 2015 tăng 5% do với năm 2014.

Công ty cần phải cẩn thận với việc sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá. Vì nếu việc giảm giá đi kèm với giảm chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty trong dài hạn. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng mất khách hàng & phá sản.

3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản trị chi phí đến khả năng sinh lời

Chỉ tiêuNăm 2014Năm 2015Năm 2016% 2015-2014%2016-2015
ROS7%8.20%10.50%17.1%28.0%
Doanh thu thuần 17,500 18,375 19,8455.0%8.0%
Lợi nhuận sau thuế 1,225 1,507 2,08423.0%38.3%

Phân tích:

  • Từ năm 2014 – 2015: doanh thu thu tăng 5% nhưng Lợi nhuận tăng 23%
  • Từ năm 2015 – 2016: doanh thu tăng 8% nhưng lợi nhuận tăng 38.3%

Tốc độ tăng của lợi nhuận tăng lớn hơn nhiều tốc độ tăng của doanh thu. Chính điều này dẫn đến sự gia tăng ROS từ 7% năm 2014 lên 8.2% năm 2015 và 10.5% năm 2016. Điều này phát sinh do khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp đang ngày càng được cải thiện hoặc doanh nghiệp đang sử dụng NVL rẻ hơn để giảm giá thành sản phẩm. Từ đó giúp cho khả năg sinh lời của doanh nghiệp ngày càng tốt lên.

Cụ thể:

  • Hệ số GVHB giảm dần từ 60% năm 2014 đến 53% năm 2016. Hệ số GVHB giảm chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí GVHB của doanh nghiệp đang được cải thiện ngày càng tốt lên. Hoặc doanh nghiệp đang sử dụng NVL rẻ hơn để giảm chi phí.
  • Hệ số chi phí bán hàng tăng từ 10% năm 2014 lên 14% năm 2016. Hệ số chi phí bán hàng tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang phải gia tăng chi phí bán hàng để thúc đẩy doanh thu.
  • Hệ số chi phí QLDN giảm nhẹ từ 20% năm 2014 xuống 19% năm 2016. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí của doanh nghiệp đang được tăng lên. Hoặc doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ/

Kết luận: Chính sách quản trị chi phí hợp lý của doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lời qua các năm.

Đáp án Đề thi CPA 2017 – Đề Lẻ

Câu 3. 

1. Dạng bài Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản & Nguồn vốn

Chỉ tiêu31/12/N31/12/N-131/12/N-2Giữa N-1 và N-2Giữa N và N-1
+/-%+/-%
1. Hệ số tự tài trợ0.630.610.63 (0.02)-4%0.023%
Vốn chủ sở hữu 297,280 236,930 219,370
Tổng cộng tài sản 475,400 389,300 347,350
2. Hệ số tài trợ thường xuyên2.242.002.00 (0.00)0%0.2412%
Nguồn vốn dài hạn 297,900 237,460 219,790
Tài sản dài hạn 133,200 118,900 109,798
3. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát2.672.552.71 (0.16)-6%0.125%
Tổng cộng tài sản 475,400 389,300 347,350
Nợ phải trả 178,120 152,370 127,980
4.  Hệ số tài sản trên VCSH1.601.641.58 0.064%-0.04-3%

Bước 2. Phân tích chi tiết

  • Hệ số tự tài trợ giảm nhẹ 0.02 tương ứng 4% vào năm N-1. Nhưng sau đó lại tăng lại mức đã giảm vào năm N. Và hệ số tự tài trợ của cả 3 năm đều > 0.5. Chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của công ty khá ổn định.
  • Hệ số tài trợ thường xuyên không đổi từ năm N-2 đến năm N-1. Và tăng lên 0.24 tương đương 12% vào năm N. Như vậy hệ số này của 3 năm đều >= 2. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro thanh toán.
  • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm N tăng 0.12 tương đương 5% phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp đang tốt lên so với N-1. Và trong cả 3 năm, doanh nghiệp đều có khả năng thanh toán được hơn 2 lần nợ phải trả bằng tổng tài sản
  • Hệ số tài sản trên VCSH tăng 0.06 tương đương 4% vào năm N-1. Và giảm 0.04 tương ứng 3% vào năm N. Điều này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu đang giảm nhẹ vào năm N.

Bước 3. Kết luận

Qua phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho thấy, mức độ độc lập tự chủ về tài chính của công ty đều ở mức tốt & tương đối ổn định qua 3 năm.

2. Phân tích tình hình công nợ phải thu

Chỉ tiêu31/12/N31/12/N-131/12/N-2Giữa N và N-1Giữa N-1 và N-2
+/-%+/-%
I. Nợ phải thu ngắn hạn71,20069,27053,8901,9302.79%15,38028.54%
1. Phải thu của khách hàng66,99066,84050,7501500.22%16,09031.70%
2. Trả trước cho người bán46035083011031.43%-480-57.83%
3. Phải thu ngắn hạn khác3,7502,0802,3101,67080.29%-230-9.96%
II. Nợ phải thu dài hạn2402102103014.29%00.00%
1. Phải thu dài hạn khác2402102103014.29%00.00%
Tổng cộng 71,440 69,480 54,1001,9602.82%15,38028.43%

Số dư khoản phải thu của doanh nghiệp đều tăng qua các năm.

Cụ thể:

(1) Năm N-1 tăng 15.380 tương ứng 28.43% so với năm N-2. Và chênh lệch chủ yếu đến từ sự gia tăng khoản phải thu khách hàng trong năm N-1

Điều này cho thấy chính sách quản lý tín dụng, quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp vào năm N-1 đã tốt hơn rất nhiều so với năm N-2.Đặc biệt là đối với các khoản phải thu khách hàng.

(2) Năm N tăng 1,960 triệu tương đương 2.82% so với năm N-1.  Và chênh lệch chủ yếu đến từ sự gia tăng khoản phải thu ngắn hạn trong năm N.

Còn trong năm N, việc quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp đang bị nới lỏng so với năm N-1, đặc biệt là đối với các khoản phải thu ngắn hạn khác. Doanh nghiệp cần điều tra làm rõ lý do chậm trễ thu hồi các khoản phải thu này, để tránh việc doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.

Câu 4

1. Phân tích Lợi nhuận gộp

Bước 1. Lập bảng tính các chỉ tiêu phân tích cơ bản

ĐVT: Nghìn đồng

Tên sản phẩmSố lượng tiêu thụ (chiếc)Đơn giá thuần
(1.000 đồng)
Giá thành đơn vị SX (1.000 đồng)LN gộp đơn vị 
Kế hoạchThực tếKế hoạchThực tếKế hoạchThực tếKế hoạchThực tế
X50060014515060758575
Y20025010010550605045
Chỉ tiêuSố tiền
Tổng lợi nhuận gộp năm Kế hoạch: 52,500
Tổng lợi nhuận gộp năm Thực hiện: 56,250
Chênh lệch (LG1 – LGo): 3,750
Chỉ số sản lượng Is: 1.21
AH của nhân tố Sản lượng tiêu thụ LGs: 11,025
AH của nhân tố Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: (25)
AH của nhân tố Lợi nhuận gộp đơn vị: (7,250)
Mức độ ảnh hưởng của giá bán: 4,250
Mức độ ảnh hưởng của giá vốn đơn vị: (11,500)

Bước 2. Phân tích chi tiết 

Sự thay đổi trong lợi nhuận gộp chịu sự tác động của 3 nhân tố: sản lượng, kết cấu mặt hàng và lợi nhuận gộp đơn vị. Trong đó:

  • Sự thay đổi vể sản lượng đã làm cho lãi gộp tăng lên 11.025
  • Sự thay đổi trong kết cấu mặt hàng đã làm cho lợi nhuận gộp giảm 25
  • Thay đổi trong lợi nhuận gộp đơn vị đã làm cho lợi nhuận gộp giảm: 7.250

Sư thay đổi của lợi nhuận gộp đơn vị chịu sự tác động của giá bán đơn vị và giá vốn đơn vị.

Trong đó, giá bán đơn vị tăng đã làm cho lợi nhuân gộp đơn vị tăng lên 4.250 nghìn đồng

Chất lượng nguyên vật liệu tăng lên với việc thay NVL loại 2 thành loại 1. Chất lượng tăng lên thường đi đôi với chi phí tăng lên. Điều này đã khiến giá vốn đơn vị tăng đã làm cho lợi nhuận gộp đơn vị giảm 11.500 nghìn đồng.

Bước 3. Kết luận

Công ty có lợi nhuận gộp tăng nhẹ. Công ty tăng giá bán nhưng đồng thời cũng tăng chất lượng sản phẩm. Do vậy, khả năng tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng lên. Và đây chính là nhân tố chính làm thay đổi lợi nhuận gộp.

2. Đánh giá tình hình luân chuyển HTK

Chỉ tiêuKế hoạchThực tếSo sánhTỷ lệ %
Giá vốn hàng bán 40,000 60,000 20,00050%
Hàng tồn kho bình quân 10,000 30,000 20,000200%
Số vòng quay Hàng tồn kho (vòng)4.02.0-2.0-50%
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày)90.0180.090.0100%

Như vậy:

  • Công ty có số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh 2 vòng tương đương 50% giữa thực tế so với kế hoạch.
  • Thời gian bình quân một vòng quay Hàng tồn kho tăng 90 ngày tương đương 100%.

=> Điều này phản ánh tốc độ luân chuyển Hàng tồn kho của công ty đang giảm mạnh mặc dù việc tiêu thụ hàng hoá của công ty đang rất tốt.

Nguyên nhân có thể là do công ty đã quyết định dự trữ NVL loại 1 để tránh việc thiếu hụt NVL cho SX trong tương lai khi nhu cầu NVL loại 1 trên thị trường đột biến và công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu mua NVL.

Câu 5.

1. Xác định hệ số chi phí & hệ số sinh lời hoạt động

Chỉ tiêuNăm 2014Năm 2015Năm 2016Giữa 2014 và 2015Giữa 2015 & 2016
+/-%+/-%
Hệ số giá vốn hàng bán 0.60 0.55 0.50 (0.05)-8% (0.05)-9%
GVHB 10,200 10,098 9,914 (102.00)-1% (184.00)-2%
Doanh thu thuần 17,000 18,360 19,829 1,360.008% 1,469.008%
Hệ số chi phí bán hàng 0.10 0.14 0.18 0.04040% 0.04029%
Chi phí bán hàng 1,700 2,570 3,569 870.0051% 999.0039%
Doanh thu thuần 17,000 18,360 19,829 1,360.008% 1,469.008%
Hệ số chi phí QLDN 0.200 0.196 0.19 (0.004)-2% (0.01)-5%
Chi phí QLDN 3,400 3,600 3,700 200.006% 100.003%
Doanh thu thuần 17,000 18,360 19,829 1,360.008% 1,469.008%
Hệ số sinh lời hoạt động ROS 0.07 0.08 0.10 0.0116% 0.0220%
Lợi nhuận sau thuế 1,168 1,462 1,892 294.0025% 430.0029%
Doanh thu thuần 17,000 18,360 19,829 1,360.008% 1,469.008%

2. Chiến lược cạnh tranh

Từ hệ số chi phí đã tính bên trên, chúng ta có thể thấy rằng:

  • Hệ số GVHB giảm dần từ 0.6 năm 2014 đến 0.5 năm 2016
  • Hệ số chi phí bán hàng tăng từ 0.1 năm 2014 lên 0.18 năm 2016
  • Hệ số chi phí QLDN tăng nhẹ trong năm 2015 sau đó giảm nhẹ xuống 0.19 năm 2016

Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá để đẩy mạnh doanh thu. Cụ thể doanh nghiệp giảm chi phí giá thành SX sản phẩm để làm cơ sở giảm giá bán. Và tăng nhẹ chi phí bán hàng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ. Công ty cần phải cẩn thận với việc sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá. Vì nếu việc giảm giá đi kèm với giảm chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty trong dài hạn. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng mất khách hàng & phá sản.

3. Các yếu đố dẫn đến biến động lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế tăng dần từ 1.168 năm 2014 lên 1.462 năm 2015 và 1.892 năm 2016.

Như vậy, LNST năm 2016 đã tăng 430 tương ứng 29% so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Doanh thu năm 2016 đã tăng 1.469 tương ứng 8% so với năm 2015.
  • Giá vốn hàng bán giảm 184 tương ứng 2% so với năm 2015
  • Chi phí QLDN và chi phí Bán hàng đều tăng nhẹ nhưng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu
Published inĐáp án đề thi CPA

13 Comments

  1. TIen TIen

    ban oi de bai ban khong up luon a?

  2. LThuan LThuan

    Mình đang không hiểu lắm ở chỗ: trong tài liệu của hội thì sẽ lấy kỳ phân tích so với kỳ gốc: VD cho 3 năm N; N-1; N-2 để phân tích thì sẽ lấy N so sánh với N-1 và N so sánh với N-2
    Nhưng trong lời giải của ad là N so với N-1 và N-1 so N-2

    • Admin Admin

      Hi Thuan, bạn nêu rõ tài liệu nào của Hội được không. Bọn mình hiện so sánh năm N-1 với năm N-2 do 2 lý do:
      1. Về logic: mình thấy việc so sánh năm N với N-1 và N-1 với N-2 sẽ có ý nghĩa hơn là so sánh năm N với cả N-1 và N-2. Lý do vì trong chênh lệch giữa N với N-2 đã bao gồm cả chênh lệch giữa N với N-1 rồi. Số dư trên báo cáo là luỹ kế mà.
      2. Về tài liệu: trong tài liệu bọn mình có thì không thấy đề cập so sánh năm N và N-2. Thành viên đi học lớp ôn thi cũng không thông báo là giảng viên hướng dẫn như vậy.

      • kiên kiên

        ADMIN ơi tài liệu của hội có kẻ bảng trong đó có 2 cột Kỳ phân tích so với kỳ gốc 1, Kỳ phân tích so với kỳ gốc 2… nên theo mình thì nên so sánh từng kỳ gốc với kỳ so sánh. Đó là ý kiến của mình, rất mong ADMIN reply.

        • Admin Admin

          Hi Kiên ơi bạn đang nói đến bài nào trong đề vậy? bạn cụ thể để Ad xem cho nhanh nhá.

          • kien kien

            mình nói chung các bài cho 2 kỳ so sánh ấy admin

            • Admin Admin

              Hi Kiên,

              Bạn xem file bài tập và hướng dẫn giải 2019 của cô Thanh nhé: https://drive.google.com/drive/folders/18phFF80xTqQLGEm9Vnrlz8LsJgm8YzFQ?usp=sharing

              Thông tin cho năm N – 2 theo Ad hiểu chỉ kiểu như tham chiếu thôi. Chứ không bắt buộc phải tính hết biến động giữa năm N-1 và N-2 đâu. Vì thời gian ít mà. Tính mỗi giữa năm N và N-1 có khi còn không đủ ý.

              Trong bài giải của AD thì Ad vẫn để cho đầy đủ.

  3. Thảo Thảo

    Bạn ơi, theo như tài liệu mình đi học lớp ôn thi cpa 2018 thì bài cho 3 năm để phân tích tình hình tài chính khái quát, Cô chỉ phân tích năm N và N-1 thôi bạn ạ.

  4. Tuyen Tuyen

    Câu 3 đề chẵn 2017: ad ơi, hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản mới đúng phải không, bạn đang để là = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn.

  5. Tuyen Tuyen

    Ah quên, tổng tài sản hay tổng nguồn vốn đều như nhau. Thanks bạn.

  6. Lan Phuong Lan Phuong

    Ad ơi mình cũng đang vướng mắc chỗ này, trong giáo trình của hội (cuốn CD6-Phân tích) hướng dẫn so sánh kỳ phân tích với từng kỳ gốc. Ad kiểm tra và reply lại giúp mình nhé.
    Link bên dưới là link tài liệu của hội nhé ad. Cảm ơn ad nhiều 🙂

    http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=5870

    • Admin Admin

      Hi Phương,Phương xem câu trả lời của Ad tới bạn Kiên nha.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.