Bài 2 của Series hướng dẫn tự học ACCA F7 Financial Reporting: Chủ đề “Consolidated financial statements” – Phần 1
Đây không phải chủ đề đầu tiên nhưng chắc chắn là chủ đề khó nhất của môn F7 Financial Reporting. Lý do tại sao mình bắt đầu với chủ đề này?
- Đây là chủ đề quan trọng nhất vì gần như luôn xuất hiện trong đề thi
- Chủ đề này mang tính tổng quát giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về toàn bộ các chỉ tiêu trên BCTC
Chủ đề này tương ứng với Chương 7 – Chương 10 trong sách của BPP. Và chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề này qua các phần sau:
Phần 1 – Kiến thức tổng quan |
Phần 2 – Cách lập BCĐKT hợp nhất |
Phần 3 – Cách lập BCKQHĐKD hợp nhất |
Phần 4 – Lập BCTC hợp nhất khi có công ty liên doanh, liên kết |
Phần 5 – Các dạng bài tập thường gặp |
Phần 6 – Các lỗi sai phổ biến |
Phần 1 – Kiến thức tổng quan
1. Báo cáo tài chính là gì?
Bạn nào đã học môn F3 chắc sẽ không còn xa lạ gì với khái niệm này.
Theo IAS 1, các công ty phải lập 1 bộ đầy đủ BCTC ít nhất 1 lần/năm bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (“A statement of financial position”;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (“A statement of profit and loss and other comprehensive income”)
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (“A statement of cash flows”);
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (“A statement of changes in equity”);
- Thuyết minh BCTC (“Notes”)
Trong phạm vi của chủ đề này: chúng ta sẽ tập trung xem xét 2 loại báo cáo đầu tiên. Dưới đây là ví dụ về BCĐKT. Vì chủ đề này của chúng ta là về BCTC hợp nhất. Do vậy chúng ta phải hiểu BCTC là gì trước khi tìm hiểu về hợp nhất.
STATEMENT OF FINANCIAL POSITION AS AT 30.JUNE.2018
ASSETS | $000 | Sách BPP |
Non-current assets | ||
Property plant & equipment | 50,000 | Chương 3 & 5 |
Intangible assets | 30,000 | Chương 4 & 5 |
Investment in subsidiaries | 100,000 | |
Right-of-use asset | 20,000 | Chương 12 |
200,000 | ||
Current assets | ||
Inventories | 35,000 | Chương 14 |
Receivables | 10,000 | Chương 6 |
Cash | 32,000 | |
77,000 | ||
Total assets | 277,000 | |
LIABILITIES & EQUITY | $000 | |
Owner’s equity | ||
Ordinary shares | 147,000 | |
Retained earnings | 40,000 | |
187,000 | ||
Liabilities | ||
Long-term liabilities | Chương 11 | |
10% loan stock | 20,000 | |
12% loan stock | 30,000 | |
Lease liability | 20,000 | Chương 12 |
Current liabilities | ||
Account payable | 30,000 | |
Accrued expenses | 10,000 | Chương 13 |
Taxation | 50,000 | Chương 15 |
90,000 | ||
Total equity & liabilities | 277,000 |
2. Giới thiệu về Báo cáo tài chính hợp nhất (“Consolidated financial statements”)
(1) “Consolidated Financial Statements” là gì?
Hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều các giao dịch hợp nhất kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
Hợp nhất kinh doanh: là giao dịch mà 1 bên mua (“the acquirer”) đạt được quyền kiểm soát 1 hoặc nhiều doanh nghiệp khác (“the acquiree”).
Sau giao dịch này, bên mua là công ty mẹ (“parent”) và bên bị mua là công ty con (“subsidiary’).
Theo IFRS 10: công ty mẹ sẽ có trách nhiệm lập 1 bộ BCTC phản ánh tình hình tài chính của cả công ty mẹ và tất cả các công ty con như 1 thực thể duy nhất.
Bộ BCTC này sẽ được gọi là “Báo cáo tài chính hợp nhất” (“Consolidated financial statements”).
(2) Phân biệt BCTC hợp nhất (“Consolidate financial statements”) & BCTC riêng (“Individual financial statements”): Khi bên mua nắm quyền kiểm soát bên bị mua thì Bên mua trở thành công ty mẹ. Bên bị mua là công ty con. Chúng ta sẽ có: BCTC riêng của công ty mẹ, BCTC riêng của công ty con và BCTC hợp nhất. BCTC hợp nhất sẽ phản ánh tình hình tài chính của công ty mẹ & công ty con trên góc độ 2 công ty này là 1 thể thống nhất (Tập đoàn). Mặc dù “Tập đoàn” này không có tư cách pháp nhân mà chỉ là 1 đơn vị báo cáo. Nói cách khác, BCTC hợp nhất sẽ độc lập với BCTC riêng của công ty mẹ & công ty con. |
(3) Khi nào thì B trở thành công ty con của A? Hay công ty con (“subsidiary”) là gì? Công ty con là công ty bị kiểm soát bởi 1 công ty khác. Như vậy mấu chốt vấn đề khi hợp nhất sẽ là: xác định bên mua có đạt được quyền kiểm soát hay không? A (công ty mẹ) thường có quyền kiểm soát B (công ty con) khi mua phần lớn cổ phiều (kèm quyền biểu quyết). Hoặc khi:
|
(4) Các trường hợp không cần lập BCTC hợp nhất (“Consolidated Financial Statements”) 1 công ty mẹ sẽ không cần phải lập BCTC hợp nhất khi & chỉ khi thoả mãn tất cả các điều kiện sau:
|
(5) Khi nào 1 công ty con được loại khỏi BCTC hợp nhất (“Consolidated Financial Statements”)? Việc loại trừ 1 công ty khỏi BCTC hợp nhất là công cụ để các “tập đoàn” loại trừ các thông tin xấu khỏi báo cáo của mình. Do vậy, quy định về vấn đề này đã được thay đổi rất nhiều để ngày càng chặt chẽ hơn. Hiện tại: 1 công ty con chỉ được loại trừ khỏi BCTC hợp nhất khi công ty mẹ bị mất quyền kiểm soát tại công ty con đó. |
3. Nguyên tắc chung khi lập BCTC hợp nhất (“Consolidated Financial Statements”)
(1) Chính sách kế toán BCTC hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn Tập đoàn. Nếu sử dụng các chính sách kế toán khác, công ty con phải có điều chỉnh thích hợp trước khi sử dụng cho hợp nhất. (2) Kỳ kế toán BCTC riêng của công ty mẹ và công ty con sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán. Trong trường hợp có kỳ kế toán khác, các công ty con có thể lập các BCTC bổ sung theo kỳ kế toán của Group. Nếu không được, BCTC của công ty con vẫn có thể được sử dụng. Miễn là khoảng cách giữa các kỳ báo cáo không quá 3 tháng. Khi BCTC của 1 công ty con được lập theo kỳ kế toán khác, các giao dịch & sự kiện trọng yếu giữa kỳ kế toán của công ty con với công ty mẹ cần phải được điều chỉnh trước khi hợp nhất. (3) Date of inclusion/exclusion Kết quả hoạt động của công ty con phải được đưa vào BCTC hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con. Và loại trừ khỏi BCTC hợp nhất vào ngày công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con. |
Vâỵ là đã xong các kiến thức tổng quát. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu 10 bước lập BCĐKT hợp nhất. Các bạn theo dõi nhé!