ĐÁP ÁN ĐỀ THI CPA 2017 – MÔN KẾ TOÁN

Đề thi CPA 2017 – Môn Kế toán ngoài các dạng bài tập phổ biến mà chúng ta đã đề cập thì còn có dạng bài mới là: Trình bày các chỉ tiêu trên BCTC (thay vì là yêu cầu định khoản). Dưới đây là Đáp án đề thi môn kế toán 2017 do web xây dựng. Các bạn cùng trao đổi & góp ý để hòan thiện cùng web nhé. Bọn mình sẽ cố gắng trả lời sớm nhất có thể.

Phần 1. Đáp án đề thi môn kế toán 2017 – Đề chẵn

Câu 3. Dạng bài xác định gía trị chỉ tiêu trên BCTC

(1) Chỉ tiêu “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”

Theo quy định: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu…

Áp dụng vào tình huống:

  • Giao dịch 1: Đây là trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ mục đích nhận tiền lãi. Nên sẽ được phản ánh vào chỉ tiêu “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”
  • Giao dịch 2: Trái phiếu được nắm giữ cho mục đích kinh doanh kiếm lời. Nên sẽ được trình bày vào chỉ tiêu ” Đầu tư tài chính ngắn hạn”
  • Giao dịch 3: Khoản vay này sẽ được trình bày vào chỉ tiêu “Khoản phải thu về cho vay ngắn hạn”

Giá trị chỉ tiêu Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại 31.12.20X7: 10 tỷ

(2) Chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng & cung cấp DV”

Theo quy định: Tỷ giá sử dụng khi hạch toán khoản phải thu/doanh thu cho  nhà cung cấp & bên vận chuyển sẽ là tỷ giá mua của NHTM tại ngày giao dịch hoặc tỷ giá tại ngày nhận tiền ứng trước (nếu có)

Áp dụng vào tình huống:

Doanh thu ứng trước tại ngày 1/5/20X7: 10 triệu USD * 21.000 = 210 tỷ VNĐ

Doanh thu ứng trước tại ngày 1/6/20X7: 10 triệu USD * 22.000 = 220 tỷ VNĐ

Tổng giá trị chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ”: 430 tỷ VNĐ

(3) Cơ sở tính thuế của khoản mục Nợ phải trả

Giá trị ghi sổ của khoản phải trả tại ngày 31.12.20X7: 10 tỷ – 7 tỷ = 3 tỷ

Cơ sở tính thuế của khoản phải trả là giá trị nợ phải trả tính cho mục đích thuế TNDN: 3 tỷ

Chênh lệch tạm thời: 0

(4) Chỉ tiêu “Tiền thu từ đi vay”

Theo quy định: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được trong kỳ do doanh nghiệp đi vay các tổ chức tài chính, tín dụng… Kể cả vay dưới hình thức phát hành trái phiếu thông thường hoặc trái phiếu chuyển đổi hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai…Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đi vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc nợ thuê tài chính

Áp dụng vào tình huống:

Giao dịch 1: Ngân hàng thanh toán thẳng cho nhà cung cấp. Nhưng về bản chất thì DN vẫn là có dòng tiền vào/ra. Nên số tiền vay từ ngân hàng được trình bày ở chỉ tiêu “Tiền thu từ đi vay”. Còn số tiền trả cho NCC trình bày là dòng tiền ra riêng.

Giao dịch 2: Cổ phiếu ưu đãi với điều khoản bắt buộc người phát hành phải mua lại sẽ được phân loại là “Tiền thu từ đi vay”.

Giao dịch 3: Khoản vay từ ngân hàng & cho công ty vay lại ngay trong kỳ là 2 dòng tiền khác nhau. Số tiền vay từ ngân hàng sẽ được thể hiện trên chỉ tiêu “Tiền thu từ đi vay”.

Giao dịch 4. Giao dịch thuê tài sản theo hình thức thuê tài chính sẽ không được trình bày trên BCLCTT.

Tổng giá trị chỉ tiêu “Tiền thu từ đi vay”: 10 tỷ + 5 tỷ + 20 tỷ = 35 tỷ

Câu 4. Dạng bài Điều chỉnh báo cáo (sai sót từ kỳ trước)

YC1. Xác định ảnh hưởng của sai sót đến BCTC 2016

Bảng CĐKTSố tiền
Hàng tồn kho sai thiếu 20,000,000
Thuế & Các khoản phải nộp sai thiếu 4,000,000
Lợi nhuận sau thuế chưa PP sai thiếu 16,000,000
Báo cáo HĐKDSố tiền
Giá vốn hàng bán sai thừa 20,000,000
Lợi nhuận kế toán trước thuế sai thiếu 20,000,000
Chi phí thuế TNDN sai thiếu 4,000,000
Lợi nhuận sau thuế sai thiếu 16,000,000

YC2. Điều chỉnh số liệu trên BCTC 2016 & 2017

(1) Điều chỉnh vào số dư đầu năm 2017

Số dư TK156 & các tài khoản chi tiết tương ứng – điều chỉnh tăng: 20,000,000

Số dư TK 333 & các tài khoản chi tiết tương ứng – điều chỉnh tăng:  4,000,000

Số dư TK 421 & các tài khoản chi tiết tương ứng – điều chỉnh tăng: 16,000,000

(2) Lập BCTC sau điều chỉnh

Chỉ tiêu  
Báo cáo kết quả HĐKD Năm 2017 Năm 2016
Doanh thu bán hàng & cung cấp DV 250,000,000 180,000,000
Giá vốn hàng bán 210,000,000 130,000,000
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 40,000,000 50,000,000
Chi phí thuế TNDN hiện hành 8,000,000 10,000,000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 32,000,000 40,000,000
Bảng cân đối kế toán31.12.201731.12.2016
Hàng tồn kho 210,000,000 180,000,000
Nợ phải trả  
Thuế & Các khoản phải trả nhà nước 19,000,000 29,000,000
Vốn chủ sở hữu  
Vốn đầu tư của chử hữu 30,000,000 30,000,000
Lợi nhuận chưa phân phối 68,000,000 46,000,000

Lưu ý: Theo logic thì khi đã điều chỉnh số dư đầu kỳ thì số dư cuối kỳ đã là số đúng. Tuy nhiên đề bài đang cho là 2 BCTC đều chưa được điều chỉnh sai sót. Và cũng yêu cầu điều chỉnh cả 2 báo cáo. Nên chúng ta điều chỉnh vào cả 2 BCTC nhé.

+ Thuyết minh về sai sót và điều chỉnh sai sót

  • Bản chất của sai sót: ghi trùng nghiệp vụ
  • Ảnh hưởng của sai sót: như trên
  • Phương pháp điều chỉnh sai sót: điều chỉnh hồi tố
  • Điều chỉnh phần biến động vốn chủ sở hữu trong thuyết minh BCTC

Câu 5. Dạng bài ra quyết định Quản trị

(Yêu cầu 1)

Bước 1. Xác định thông tin thích hợp/không thích hợp

Giả sử:

  • Giả sử nhân viên quản lý chung sẽ được bố trí làm công việc khác. Nghĩa là chi phí nhân viên QLC vẫn sẽ phát sinh khi ngừng SX sản phẩm C. Như vậy, chi phí khấu hao máy móc chuyên dùng và chi phí lương nhân viên quản lý chung là các chi phí sẽ phát sinh dù Công ty có tiếp tục SX sản phẩm C hay không.
  • Giả sử chi phí quảng cáo sản phẩm C sẽ ngừng phát sinh nếu ngừng sản xuất sản phẩm C

Do đó, chỉ có các thông tin sau liên quan đến quyết định:

  • Doanh thu bán hàng
  • Biến phí sản xuất sản phẩm
  • Chi phí thuê máy ngoài
  • Chi phí quảng cáo

Bước 2. So sánh các phương án (ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêuTiếp tục SX CNgừng SX CChênh lệch
Doanh thu 5,000 4,100 900
Biến phí 2,780 2,200 580
Lãi trên biến phí 2,220 1,900 320
Định phí   
Quảng cáo 31022090
Chi phí thuê máy ngoài 479 334 145
Chênh lệch lợi nhuận  85

Bước 3. Kết luận

Việc tiếp tục sản xuất và tiêu thụ sản phẩm C thì doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn phương án ngừng kinh doanh là 85 triệu. Về phương diện tài chính, nên tiếp tục sản xuất sản phẩm C

(Yêu cầu 2)

Bước 1. Xác định thông tin thích hợp/không thích hợp

Tương tự Yêu cầu 1.

Bước 2. So sánh các phương án (ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêuTiếp tục SX CNgừng SX CChênh lệch
Doanh thu 5,1804100 1,080
Biến phí 2,8962200 696
Lãi trên biến phí 2,2841900 384
Định phí   
Quảng cáo345220125
Chi phí thuê máy ngoài479334145
Chênh lệch lợi nhuận  104

Bước 3. Kết luận

Phương án tiếp tục sản xuất sản phẩm C sẽ mang lại cho công ty lợi nhuận chung cao hơn 104 triệu. Xét về khía cạnh tài chính trong ngắn hạn, công ty nên tiếp tục sản xuất sản phẩm C.

Lưu ý: Có cách hiểu đề là chi phí quảng cáo cho sản phẩm C sẽ vẫn phát sinh ngay cả khi ngừng sản xuất sản phẩm C. Khi đó đáp án cho phần 1 là 175 triệu và 204 triệu.

Phần 2. Đáp án đề thi môn kế toán 2017 – Đề lẻ

Câu 3. Dạng bài xác định gía trị chỉ tiêu trên BCTC

(1) Chỉ tiêu Tiền & Tương đương tiền

Theo quy định: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư.

Áp dụng vào tình huống:

Giao dịch 1. Khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc là 9 tháng & có thời hạn thu hồi là 10 ngày (dưới 3 tháng)  tại ngày báo cáo. Theo TT200 thì sẽ không được xếp vào Chỉ tiêu “Tương đương tiền” trừ khi kế toán xác định khoản tiền này không có rủi ro & có thể chuyển đổi dễ dàng… Đề bài không cung cấp thêm thông tin nên chúng ta sẽ coi khoản tiền này không được xếp vào Chỉ tiêu Tương đương tiền.

Giao dịch 2: Khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc là 3 tháng nên sẽ được xếp vào chỉ tiêu “Tương đương tiền”.

Giao dịch 3. Khoản thấu chi ngân hàng sẽ được phân loại là khoản vay.

Giao dịch 4. Chứng khoán kinh doanh sẽ được xếp vào chỉ tiêu Đầu tư tài chính ngắn hạn.

Số dư Khoản tương đương tiền trên BCTC tại 31.12.20X7: 5 tỷ

(2) Chỉ tiêu Hàng tồn kho

Giá trị lô HTK = Giá mua + Phí vận chuyển + Thuế NK

Tỷ giá sử dụng khi hạch toán khoản phải trả cho  nhà cung cấp & bên vận chuyển sẽ là tỷ giá bán của NHTM tại ngày giao dịch.

Đề bài không nêu rõ điều khoản mua hàng để chúng ta xác định “thời điểm diễn ra giao dịch” của giao dịch nhập khẩu. Giả sử rằng: ngày 1/11/2017 là thời điểm bên bán chuyển giao quyền sở hữu cho công ty. Đây sẽ là thời điểm diễn ra giao dịch.

Giá mua hàng hoá = 10 triệu USD * 23.000 = 230 tỷ VNĐ

Phí vận chuyển = 100.000 USD * 21.000 = 2.1 tỷ VNĐ

Thuế NK = 1 triệu USD * 22.500 = 22.5 tỷ VNĐ

Giá trị lô HTK tại 31.12.20X7: 230 tỷ + 2.1 tỷ + 22.5 tỷ = 254.6 tỷ VNĐ

(3) Cơ sở tính thuế của khoản mục TSCĐ

Cơ sở tính thuế của TSCĐ là giá trị tính cho tài sản cho mục đích thuế TNDN.

Chi phí khấu hao TSCĐ/năm theo mục đích thuế = 20 tỷ/5 năm = 4 tỷ/năm

Cơ sở tính thuế của TSCĐ tại 31.12.20X3: 20 tỷ – 4 tỷ * 3 năm = 8 tỷ

(4) Chỉ tiêu “Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”

Theo quy định: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu hồi do bán lại. Hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Áp dụng vào tình huống:

Giao dịch 1: Giá gốc khoản đầu tư: 50 tỷ & Khoản lãi ghi nhận là 20 tỷ => Tổng số tiền thu hồi từ đầu tư góp vốn là 70 tỷ

Giao dịch 2: Giá gốc khoản đầu tư là 30 tỷ & Khoản lỗ ghi nhận là 10 tỷ & thu bằng TSCĐ là tỷ => Tổng số tiền thu hồi: 30 tỷ – 10 tỷ – 5 tỷ = 15 tỷ

Giao dịch 3: Chuyển vốn góp thành vay ngắn hạn => Không phát sinh dòng tiền => Không phản ánh vào chỉ tiêu này.

Giao dịch 4: Khoản thu cổ tức từ đầu tư góp vốn sẽ được phản ánh vào chỉ tiêu “Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chi”.

Số liệu trình bày trong chỉ tiêu Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác: 70 tỷ + 15 tỷ = 85 tỷ

CÂU 4. DẠNG BÀI ĐIỀU CHỈNH HỒI TỐ (THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN)

(1) Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán đến các chỉ tiêu BCTC 20X5

Bảng CĐKT 
Hàng tồn kho – Điều chỉnh tăng 10,000,000
Thuế & Các khoản phải nộp – Điều chỉnh tăng 2,000,000
Lợi nhuận sau thuế chưa PP – Điều chỉnh tăng 8,000,000
Báo cáo HĐKD 
Giá vốn hàng bán – Điều chỉnh giảm 10,000,000
Lợi nhuận trước thuế TNDN – Điều chỉnh tăng 10,000,000
Chi phí thuế TNDN – Điều chỉnh tăng 2,000,000
Lợi nhuận sau thuế TNDN – Điều chỉnh tăng 8,000,000

(2) Điều chỉnh các ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán vào số dư đầu năm 20X6:

Bảng CĐKT 
Hàng tồn kho (Số dưu nợ TK 155 & các TK chi tiết) – Điều chỉnh tăng 10,000,000
Thuế & Các khoản phải nộp (Số dư có TK333 & các TK chi tiết) – Điều chỉnh tăng 2,000,000
LNST chưa PP (Số dư có TK 421 & các TK chi tiết) – Điều chỉnh tăng 8,000,000

(3) BCTC năm 20X5 & 20X6 sau điều chỉnh

Chỉ tiêu  
Báo cáo kết quả HĐKD Năm 20X6 Năm 20X5
Doanh thu bán hàng & cung cấp DV 150,000,000 100,000,000
Giá vốn hàng bán 135,000,000 70,000,000
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 15,000,000 30,000,000
Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,000,000 6,000,000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 12,000,000 24,000,000
Bảng cân đối kế toán31.12.201631.12.2015
Hàng tồn kho 210,000,000 160,000,000
Nợ phải trả  
Thuế & Các khoản phải trả nhà nước 37,000,000 42,000,000
Vốn chủ sở hữu  
Vốn đầu tư của chử hữu 20,000,000 20,000,000
Lợi nhuận chưa phân phối 58,000,000 43,000,000

Lưu ý: Theo logic thì khi đã điều chỉnh số dư đầu kỳ thì số dư cuối kỳ đã là số đúng. Tuy nhiên đề bài đang cho là 2 BCTC đều chưa được điều chỉnh. Nên chúng ta điều chỉnh vào cả 2 BCTC nhé.

CÂU 5. DẠNG BÀI RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ KHI CÓ NGUỒN LỰC GIỚI HẠN

(1) Xác định nhân tố giới hạn

Nếu công ty sản xuất theo nhu cầu thị trường thì số giờ máy cần huy động: 4 * 6.000 + 6 * 8.000 = 72.000 giờ. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ huy động được 62.000 giờ. Vì vậy, giờ máy chính là nhân tố giới hạn.

(2) Lập bảng phân bổ giờ máy

STTChỉ tiêuSản phẩm ASản phẩm B
1Đơn giá bán sản phẩm 8,400 10,000
2Biến phí đơn vị 6,000 7,000
3Lãi trên biến phí đơn vị 2,400 3,000
4Số giờ máy cho 1 sản phẩm 4 6
5Lãi trên biến phí/giờ máy 600 500
6Thứ tự ưu tiên SX 1 2
7Phân bổ giờ máy 24,000 38,000
8Số lượng sản phẩm 6,000 6,333

Lợi nhuận tối đa: 6,000 * 2,400 + 6,333*3,000 – 25,000,000 = 8,399,000

(3) Kiến nghị để khắc phục nguồn lực hạn chế

Để khắc phục được sự hạn chế của số giờ máy chạy có thể khai thác, công ty có thể thực hiện các biện pháp sao:

  • Thực hiện bảo dưỡng, cải tiến máy móc hiện tại để nâng cao hiệu suất làm việc của máy móc
  • Đầu tư mua sắm thêm máy móc sản xuất để tăng số giờ máy có thể khai thác
  • Thuê máy móc từ bên ngoài để bổ sung số giờ máy có thể khai thác
  • Giảm số giờ máy để sản xuất 1 sản phẩm bằng cách nâng cao tay nghề của công nhân điều khiển máy (nếu có). Hoặc tối ưu thiết kế của sản phẩm…

15 bình luận trong “ĐÁP ÁN ĐỀ THI CPA 2017 – MÔN KẾ TOÁN”

    1. Hi vân, môn kế toán năm 2017 thì mình up rồi. Còn năm 2014 – 2016 thì mình không gộp thành bài riêng mà chia nhỏ theo các dạng bài tập. Bạn xem các bài viết về các dạng bài tập tương ứng sẽ thấy nhé.

  1. Hi ad, cho mình hỏi câu 2.2 đề lẻ 2017, nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận giá trị còn lại của toà nhà cũ và chi phí tháo dỡ toà nhà đó để xây dựng toà nhà mới(giả sử DN có 1 toà nhà chưa hết khấu hao, nay phá dỡ để xây dựng 1 toà nhà mới)? Theo mình, GTCL ghi nhận vào 811 còn CF tháo dỡ mình ko rõ là ghi nhận vào CF SXKD( 627,641,642) hay là ghi tăng nguyên giá của toà nhà mới vì chi phí này có thể thu hồi được từ việc sử dụng toà nhà mới trong tương lai như đoạn 26 của VAS 03.Nhờ ad xem giúp mình nhé.Tks ad!

    1. Hi ad, ở đề chẵn 2017 câu 3.3 , cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả là 7 tỷ chứ nhỉ.1,4 tỷ là tài sản thuế TNDN hoãn lại rồi.

      1. Hi Dinh, theo như VAS 17, và theo như ý kiến các anh chị trên hội ôn thi thì cơ sở tính thuế cho khoản mục Nợ phải trả này=0 nhé.
        Trích VAS 17 và cả ví dụ ở VAS 17 đều nêu rất rõ.
        Cơ sở tính thuế khoản mục NPT= Giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả trừ đi Giá trị khoản nợ phải trả sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai= 3-3=0

  2. hi all.. Câu 3, ý 1 đề chẵn 2017:
    – Khoản trái phiếu niêm yết 10 tỷ phải đc trình bày mục chứng khoán kinh doanh chứ nhỉ.
    Theo TT 200 ” Điều 15. Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh
    1. Nguyên tắc kế toán
    a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Chứng khoán kinh doanh bao gồm:
    – Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán;
    – Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.
    Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như: Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,…nắm giữ đến ngày đáo hạn”

    vậy mục “đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”= 0 chứ nhỉ

    1. Hi bạn,

      Như quy định bạn trích dẫn: Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như: Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,…nắm giữ đến ngày đáo hạn.

      TRái phiếu niêm yết (10 tỷ) được công ty nắm giữ lấy lãi hàng năm. Tức là nắm giữ đến ngày đáo hạn. Do vậy không được ghi nhận vào Tài khoản 121 – chứng khoán kinh doanh. Mà phải ghi nhận vào TK128 – Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn. 2 mục còn lại thì đều không phải “đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”. Do vậy, số dư cuối kỳ của hạng mục này là 10 tỷ

  3. Nguyen Truong Tien Dat

    hi ad!! cho mình hỏi Câu 3, ý 1, đề chẵn 2017, giao dịch 2 trái phiếu này là đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nhưng đến ngày 1/7/X8 mới đáo hạn, vậy giá trị chỉ tiêu ” Đầu tư nắm giữ đến đáo hạn ” của giao dịch này là 5 tỷ nữa chứ ạ.

    1. Hi Đạt, 2 trái phiếu 5 tỷ này tuy được giữ đến ngày đáo hạn nhưng bản chất không phải là khoản “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”. Lý do là vì: Đề bài đã nêu rõ trái phiếu này được “nắm giữ nhằm kinh doanh kiếm lời”. Chẳng qua thị trường khó khăn mới không bán được mà thôi. Do vậy, khoản trái phiếu 5 tỷ này sẽ phải được trình bày là “Chứng khoán kinh doanh” – “Đầu tư tài chính ngắn hạn” trên BS. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau của Ad nha: https://tuonthi.com/cpa-phat-hanh-trai-phieu/

      Admin

      1. Hi ad, mình không rõ ở đề chẵn 2017, câu 4, dạng bài về điều chỉnh sai sót, đề bài cho thông tin về LNSTCPP tại 31/12/20X5 là 22.000.000 để làm gì ? Hay là mình cần chỉ tiêu này để thuyết minh thêm ở báo cáo tài chính năm 20X6 nữa ?

  4. Hi ad, ở đề lẻ,câu 3, ý 1, khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 9T,theo mình hiểu sẽ ko được phản ánh vào khoản mục tương đương tiền,kể cả có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành lượng tiền xác định và ko có rủi có trong việc chuyển đổi thành tiền chứ nhỉ.Vì theo hướng dẫn của TT 200,chỉ tiêu tương đương tiền phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi ko quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư và thoả mãn điều kiện chuyển đổi như trên.Khoản tiền gửi này có thời hạn 9T nên ko là tương đương tiền.Nhờ ad xem giúp nhé.Cảm ơn ad.

    1. Hi Dinh trong TT200 có đoạn: “Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các khoản tương đương tiền trình bày trong chỉ tiêu này, kế toán có thể coi tương đương tiền bao gồm cả các khoản có thời hạn thu hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền”

      Trong đoạn này, keyword là “Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính” nhưng lại được quy định trong phần lập và trình bày báo cáo tài chính. Thế nên nếu khoản đầu tư “có thời hạn thu hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền” thì sẽ có tranh cãi.

      Admin

      1. Hi ad, khoản mục tương đương tiêng cần căn cứ vào kỳ hạn gốc, theo mình nghĩ đoạn trích lược của ad ” Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính …” Trong thông tư 200 chỉ là yếu tố phân tích báo cáo tài chính để người đọc báo cáo năm được nội dung chứ không có giá trị ghi nhận vào chỉ tiêu tiền và tương đương tiền

  5. Hi Admin
    Cho mình hỏi câu 3.2 đề chẵn. Đề bài cho tỷ giá theo hợp đồng thì cần phải sử dụng tỷ giá hợp đồng chứ ạ?
    Vì theo lý thuyết, tỷ giá được ký kết theo hợp đồng sẽ là tỷ giá ưu tiên để ghi nhận chứ nhỉ ?

    1. Hi Hằng,

      Ad không rõ quy định bạn đề cập “tỷ giá được ký kết theo hợp đồng sẽ là tỷ giá ưu tiên để ghi nhận”.

      Theo Ad hiểu thì là theo quy định tại Thông tư 200 – bạn xem hướng dẫn sử dụng tỷ giá ở tài khoản 413. tỷ giá ghi nhận doanh thu/phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

Bình luận đã bị đóng.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang