F5 LECTURES: CHỦ ĐỀ “RISK & UNCERTAINTY” (VIDEO UPDATED)

Bài 5/7 của Series hướng dẫn tự học ACCA F5 Notes – Performance Management.

 

(Tổng số video:  9)

Nếu bạn thích đọc hơn thì bài viết này là dành cho bạn.

Risk & Uncertainty (Rủi ro & Sự không chắc chắn) tương ứng với Chương 7 trong sách BPP F5 Performance Management.

Trong chương trình ACCA ở cấp độ cơ bản, chúng ta sẽ học về chủ đề này 2 lần. Tuy nhiên ở 2 khía cạnh khác nhau:

  • Trong môn F5 – Performance Management: chúng ta học cách ra các quyết định quản trị hoạt động trong điều kiện rủi ro & không chắc chắn.
  • Trong F9 – Financial Management: chúng ta học cách quyết định tài chính trong điều kiện rủi ro & không chắc chắn.

Trong bài viết này chúng ta sẽ đi trả lời 4 câu hỏi sau:

  • Bức tranh toàn cảnh về chủ đề?
  • Trọng tâm của chủ đề?
  • Các dạng câu hỏi/bài tập thường gặp?
  • Lỗi sai thường gặp của thí sinh trong kỳ thi?

Câu 1. Bức tranh toàn cảnh về chủ đề?

Không ai có thể biết trước được tương lai như thế nào. Đó là lý do tại sao kết quả thực tế thường sẽ sai khác so với kết quả dự đoán. Vì vậy, nhà quản lý sẽ phải cân nhắc yếu tố rủi ro và không chắc chắn khi đưa ra quyết định.

Chủ đề này sẽ giải thích các phương pháp khác nhau để bao gồm rủi ro, sự không chắc chắn trong việc phân tích và đánh giá thông tin để đưa ra quyết định.

Cũng giống như 2 chủ đề ACCA F5 Notes – Limiting factor Analysis và ACCA F5 Notes – CVP Analysis , chủ đề này thuộc Phần 2 – Ra quyết định quản trị của môn F5 Performance Management.

Câu 2. Trọng tâm cần học?

Có 5 phần nội dung chính chúng ta cần phải nắm chắc, hiểu kỹ về chủ đề này. Bao gồm:

  • Cách phân biệt giữa Rủi ro & Sự không chắc chắn
  • Các kỹ thuật sử dụng để bao gồm rủi ro & sự không chắc chắn trong việc ra quyết định
  • 4 nguyên tắc ra quyết định
  • Phương pháp Phân tích độ nhạy cảm “Sensitivity Analysis”
  • Giá trị của thông tin trong việc ra quyết định

2.1. Phân biệt giữa Rủi ro & Sự không chắc chắn

Rủi ro: là những kết quả trong tương lai không thể dự đoán 1 cách chắc chắn. Nhưng có thể ước tính khả năng có thể xảy ra cho mỗi kết quả này

Sự không chắc chắn: là những kết quả trong tương lai không thể dự đoán 1 cách chắn chắn. không thể ước tính khả năng có thể xảy ra cho mỗi kết quả này

2.2. Các kỹ thuật sử dụng để ra quyết định

(1) Thu thập thông tin: để giảm sự không chắc chắn về kết quả có thể xảy ra trong tương lai. Công ty có thể thu thập thông tin nghiên cứu thị trường. Ví dụ như thông tin về thói quen, thái độ, các ý định của người tiêu dùng.

(2) Sử dụng Pay-off table:

“Pay-off table” xác định và ghi lại các kết quả có thể xảy ra trong các tình huống có nhiều sự lựa chọn. Nó đánh giá sự không chắc chắn trong quyết định bằng cách xem xét các khả năng của kết quả có thể xảy ra cho những lựa chọn khác nhau và xác định:
– Kết quả có khả năng xảy ra nhiều nhất
– Kết quả tệ nhất có thể xảy ra
– Kết quả tốt nhất có thể xảy ra

Sau đó đi so sánh các kết quả và đưa ra lựa chọn bằng các sử dụng “”Pay-off table”. Tuy nhiên Pay-off table chỉ là 1 công cụ, kỹ thuật để làm. Nó cần được sử dụng với 1 Nguyên tắc ra quyết định thì mới đưa được ra quyết định cho doanh nghiệp. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về “”Pay-off table”” khi đi xem xét các Nguyên tắc ra quyết định ở dưới đây.

(3) Cây ra quyết định “Decision tree”

Decision tree là biểu đồ minh hoạ các lựa chọn và các kết quả có thể xảy ra của các lựa chọn đó.

Decision tree sẽ được vẽ từ trái sang phải:

  • Bắt đầu bằng 1 hình vuông (Đại diện cho Điểm ra quyết định)
  • Vẽ thêm các nhánh (Đại diện cho các lựa chọn)
  • Vẽ các hình tròn (Đại diện cho Điểm kết quả đầu ra)
  • Khi các kết quả từ các lựa chọn là chắc chắn, nhánh của sơ đồ cây cho lựa chọn đó sẽ kết thúc)

Decision tree là 1 công cụ, kỹ thuật để làm. Nó sẽ được sử dụng với 1 nguyên tắc ra quyết định để đưa ra kết quả. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về “Decision tree” khi đi xem xét các Nguyên tắc ra quyết định ở dưới đây.

2.3. Các nguyên tắc ra quyết định

Đối với việc ra các quyết định trong điều kiện có rủi ro & sự không chắc chắn, thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc ra quyết định mà họ lựa chọn:

Neutral style: Nhà qủan lý sẽ ra quyết định trên cơ sở cân bằng giữa rủi ro & lợi ích

Risk Adverse style: Nhà qủan lý sẽ ra quyết định trên cơ sở giả định rằng tình huống xấu nhất sẽ xảy ra và ra quyết định để tối thiểu khả năng đó.

Risk Seeker style: Nhà qủan lý sẽ luôn ra quyết định để đạt được kết quả tốt nhất và không quan tâm đến rủi ro có thể xảy ra.

(1) Ra quyết định dựa vào Giá trị ước tính “Expected Value”

Expected value (EV): là kết quả trung bình sẽ xảy ra trong dài hạn khi các sự kiện lặp đi lặp lại.

Nguyên lý ra quyết định: nhà quản lý sẽ lựa chọn phương án có lợi ích có  EV cao nhất hoặc có chi phí có EV thấp nhất. Nguyên tắc ra quyết định này sẽ phù hợp với những nhà quản lý theo “neutral style”.

Nhược điểm của Nguyên tắc ra quyết định dựa trên EV:

  • EV là giá trị trung bình nên nó là giá trị có thể không bao giờ xảy ra trong thực tế
  • EV được xem xét trong dài hạn khi 1 quyết định lặp đi lặp lại sẽ không áp dụng được cho các quyết định chỉ xảy ra 1 lần.
  • Ra quyết định dựa trên EV (giá trị trung bình) nghĩa là bỏ qua không xem xét các kết quả xấu nhốt/tốt nhất.

=> Nguyên tắc ra quyết định theo EV có thể sử dụng cho các kỹ thuật “Pay-off table” và “Decision tree” mà chúng ta đã đề cập bên trên.

Áp dụng nguyên tắc ra quyết định EV cho kỹ thuật “Pay-off table”

Các bạn xem ví dụ trong Video để biết cách áp dụng.

Áp dụng nguyên tắc ra quyết định EV cho kỹ thuật “Decision tree”

Các bạn xem ví dụ trong Video để biết cách áp dụng.

(2) Maximin decision rules (Maximin = Maximise the minimum achievable point)

Nguyên tắc ra quyết định: người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án có kết quả tốt nhất trong trường hợp xấu nhất. Nguyên tắc này ưu tiên sự an toàn mà không cân nhắc đến các cơ hội tối đa hoá lợi nhuận. Và nó không xem xét khả năng xảy ra của từng kết quả. Sẽ phù hợp với nhà quản lý theo “Risk adverse style”.

Ví dụ: 1 công ty đang cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 dự án loại trừ lẫn nhau. Công ty đã xây dựng “pay-off table” cho việc ra quyết định như sau:

(Currency: Million Dollars)

ScenariosProject choices
Project AProject BProject C
Scenario 1200350250
Scenario 2300300350
Scenario 3400450500

Trong 3 tình huống trên: kết quả xấu nhất của 3 dự án A-B-C lần lượt là 200; 300 và 250. Dự án B là phương án có kết quả cao nhất trong trường hợp xấu nhất. Theo nguyên tắc Maximin thì B sẽ được lựa chọn.

(3) Maximax decision rule ( Maximax = Maximize the maximum profit)

Nguyên tắc ra quyết định: người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án có lợi nhuận tốt nhất có thể xảy ra. Nguyên tắc này ưu tiên sự tối đa hoá lợi nhuận và không quan tâm đến rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, sẽ phù hợp với nhà quản lý theo “Risk Seeker style”.

Ví dụ: Quay lại ví dụ ở phần (2) Maximin decision rule: kết quả tốt nhất của 3 dự án A-B-C lần lượt là 400 – 450 – 500. Theo nguyên tắc này thì C sẽ là dự án được lựa chọn.

(4) Minimax regret rule ( Minimax = Minimize the maximum potential regret)

Nguyên tắc ra quyết định: người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án để tối thiểu chi phí cơ hội bị mất đi do quyết định sai.

Ví dụ: 1 công ty đang cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 dự án loại trừ lẫn nhau. Công ty đã xây dựng “pay-off table” thể hiện chi phí cơ hội bị mất đi do quyết định sai như sau:

Outcome situationProject choices
Project AProject BProject C
104560
210030
325300
Maximum regret254560

Dự án A có mức “chi phí cơ hội bị mất đi do quyết định cao nhất” thấp nhất. Do vậy, theo nguyên tắc này thì A sẽ là dự án được chọn.

2.4. Phương pháp phân tích độ nhạy cảm “Sensitivity Analysis”

Sensitivity Analysis: là phương pháp phân tích sự không chắc chắn trong kết quả của 1 quyết định. Nó đo lường ảnh hưởng của sự thay đổi trong giá trị kỳ vọng (expected value) của 1 nhân tố lên kết quả trong tương lai.

Các nhân tố có thể là: sản lượng tiêu thụ dự kiến, đơn giá bán hay chi phí nguyên vật liệu….

Cách tiếp cận thông thường là xem xét công ty sẽ trở thành không có lợi nhuận khi các yếu tố thay đổi như thế nào.

Ví dụ: Xem tại Video tương ứng.

2.5. Giá trị của thông tin trong việc ra quyết định

Chúng ta biết rằng công ty có thể giảm sự không chắc chắn trong việc ra quyết định bằng cách nghiên cứu và thu thập thêm thông tin về thị trường, khách hàng…

Có 2 loại thông tin:

(1) Thông tin hoàn hảo (“Perfect information”): thông tin có thể dự đoán chính xác 100% điều kiện thị trường. Và giúp công ty lựa chọn phương án có kết quả tốt nhất trong điều kiện thị trường đó.

Vì công ty sẽ được hưởng lợi từ thông tin hoàn hảo này => Perfect information có giá trị và có thể đo lường = Giá trị kỳ vọng (Expected value) của lợi nhuận khi có và khi không có thông tin hoàn hảo.

(2) Thông tin không hoàn hảo (“Imperfect information”): thông tin giúp doanh nghiệp dự đoán 1 phần điều kiện thị trường. Thông tin không hoàn hảo sẽ tốt hơn không óc thông tin => Imperfect information có giá trị: Chênh lệch giữa Giá trị kỳ vọng của lợi nhuận khi có thông tin không hoàn hảo và khi không có thông tin.

Cách xác định gía trị của thông tin trong việc ra quyết định: Xem ví dụ tại Video tương ứng.

3. Các dạng câu hỏi/bài tập thường gặp của chủ đề trong đề thi F5

Chủ đề này là 1 “key topic” cuả đề thi F5 – Performance Management. Nên sẽ thường xuất hiện ở cả Section A,B và C của đề thi. Các dạng câu hỏi/bài tập thường gặp là:

  • Áp dụng “Pay-off table” và “Decision tree” cùng với các Nguyên tắc ra quyết định để đưa ra quyết định về kế hoạch sản xuất/tiêu thụ tối ưu.
  • “Label” hoặc đọc thông tin từ “Decision tree” để đưa ra quyết định
  • Xác định gía trị của thông tin trong việc ra quyết định

Các bạn xem Đề thi F5 Performance Management các năm trước để thực hành các dạng bài tập này nhé.

Lưu ý:

Với hình thức thi trên máy, tất nhiên chúng ta sẽ không phải vẽ “Decision tree”. Nhưng tình huống có thể cung cấp thông tin cho bạn bằng 1 “Decision tree”. Và yêu cầu bạn tính toán các chỉ tiêu bên trên hoặc “label” cho các thành phần của “Decision tree”.

4. Các lỗi sai thường gặp của thí sinh trong kỳ thi ACCA F5

Theo báo cáo của Examiners, các thí sinh thường khó khăn trong việc giải thích lý do đưa ra quyết định. Chúng ta có thể tính toán đúng. Nhưng lại không gỉai thích được nguyên tắc đưa ra quyết định đang cần áp dụng.

Trong bài tiếp theo của Series ACCA F5 Notes – Performance Management, mình sẽ giải thích về chủ đề Budgeting.

9 bình luận trong “F5 LECTURES: CHỦ ĐỀ “RISK & UNCERTAINTY” (VIDEO UPDATED)”

  1. Nguyễn Thị Hạnh

    Em thực sự cám ơn chị nhiều lắm, vì những chia sẻ hữu ích này, nó giúp em rất nhiều khi tự học và ôn thi ^^ mong chị sẽ có thật nhiều năng lượng và nhiệt huyết để làm nhiều video và chia sẻ nhiều hơn những kiến thức bổ ích này ạ. Chúc chị luôn yêu đời và may mắn ạ ^^

  2. thật sự rất cảm ơn những bài giảng của c, e đã hiểu sâu hơn rất nhiều trong quá trình ôn thi. Chúc chị luôn mạnh khoẻ và tràn đầy năng lượng để có những baì giảng hay hơn nữa :))

  3. Chào chị, chị cho em hỏi là phần cuối bài chị có nói trong bài tiếp theo chị sẽ giải thích về chủ đề budgeting, đấy là bài viết nào đấy ạ? Em cảm ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang