TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỀ THI CPA MÔN KẾ TOÁN

Bài số 1 của Series các dạng bài tập của Đề thi CPA Môn Kế toán.

Đề thi CPA môn kế toán có 5 câu. Trước năm 2017 thì đề thi thường chia thành 2 câu lý thuyết & 3 câu bài tập. Nhưng từ đề thi CPA môn kế toán năm 2017 trở đi, đề thi ngày càng được cải tiến. Bây giờ câu 1 và câu 2 cũng thường không hỏi lý thuyết đơn thuần nữa. Mà hỏi về cách thức ghi nhận các giao dịch rồi.

Qua tổng hợp đề thi CPA môn kế toán 2011 – 2019 thì bài tập thường rơi vào 5 dạng sau:

  • Dạng 1: Báo cáo tài chính hợp nhất
  • Dạng 2: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh hoặc xác định ảnh hưởng của giao dịch đến các khoản mục trên BCTC
  • Dạng 3: Kế toán quản trị
  • Dạng 4: Tính giá thành
  • Dạng 5: Điều chỉnh khi phát hiện sai sót trên BCTC hoặc khi thay đổi chính sách kế toán

Các bạn xem chi tiết dạng bài tập qua các năm trong file Tổng hợp dạng bài tập ôn thi CPA – Môn kế toán

Dạng 1. Báo cáo hợp nhất

Đây là dạng bài mới xuất hiện từ đề thi CPA 2015 – 2016 (các năm trước chưa có). Với dạng bài này, đề bài thường yêu cầu thực hiện các bút toán điều chỉnh cho bút toán hợp nhất.

Các bút toán điều chỉnh cho hợp nhất có nhiều dạng như:

  • Ghi nhận chênh lệch giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ trong tài sản thuần của cty con
  • Đánh giá lại (nếu có) và loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con
  • Tách lợi ích của cổ đông không kiểm soát khi mua và ghi nhận sự biến động thực tế trong kì
  • Tính toán, phân bổ lợi thế thương mại
  • Loại trừ giao dịch lãi lỗ nội bộ: mua bán hàng hóa, thiết bị, chi trả cổ tức…

Tuy nhiên, đề thi mới chỉ đề cập đến bút toán cuối cùng (điều chỉnh loại trừ giao dịch nội bộ). Chắc do thời gian làm bài có hạn nên không đưa được nội dung quá phức tạp vào. Hoặc do lười cập nhật đề thi. 😀

Dạng 2. Định khoản nghiệp vụ phát sinh hoặc xác định ảnh hưởng của giao dịch đến các chỉ tiêu trên BCTC

Đề bài thường tập trung vào một số loại giao dịch “đặc biệt”, không phát sinh quá thường xuyên, quá dễ như:

    • Hàng tồn kho và giá vốn: xuất hàng để trao đổi, xuất hàng để khuyến mại; Mua hàng bằng ngoại tệ; Lập dự phòng hàng tồn kho; chi phí sản xuất/hao hụt vượt định mức hoặc sản xuất dưới công suất; mua hàng hưởng chiết khấu
    • Doanh thu và Khoản phải thu: bán trả chậm trả góp; khuyến mại không thu tiền; các khoản giảm trừ doanh thu
    • TSCD: Giao dịch mua bán, trao đổi, thanh lý và thuê tài sản; Mua tài sản bằng ngoại tệ; XDCB dở dang; BDS đầu tư và chi phí khấu hao; Chi phí nghiên cứu & đào tạo
    • Các khoản đầu tư: mua bán trái phiếu, mua bán lại cổ phần, góp vốn, nhận lãi cổ tức;
    • Trích lập dự phòng
    • Vay nợ phải trả và chi phí đi vay: phát hành trái phiếu; vốn hóa chi phí lãi vay; nợ vay từ thuê tài chính; mua trả chậm trả góp
    • Các giao dịch vốn chủ sở hữu: phát hành cổ phiếu thường/cổ phiếu ưu đãi/mua lại cổ phiếu/chi trả cổ tức
    • Thuế thu nhập hoãn lại

Dạng 3: Kế toán quản trị

Đây là dạng bài khá “khoai” vì trong thực tế kế toán hiện nay hầu như không phải làm việc này. Trừ khi ở công ty rất to có riêng bộ phận kế toán quản trị. Một số tình huống có thể gặp:

  • Xem xét quyết định tạm ngừng hay tiếp tục kinh doanh/sản xuất sản phẩm
  • Nên từ chối hay tiếp nhận đơn hàng
  • Quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài
  •  Ra quyết định trong điều kiện năng lực bị giới hạn bởi 1 hoặc nhiều yếu tố

Dạng 4. Tính giá thành

Dạng bài này xuất hiện rất thường xuyên ở đề năm 2014 trở về trước. Năm 2015-2017 đều không có. Đến 2018-2019 lại có. Nên cũng chưa biết năm nay thế nào.

Có nhiều phương pháp tính giá thành nhưng  các trường hợp thường xuất hiện ở đề thi là:

  • Tính giá theo Phương pháp phân bước có tính giá thành NTP (còn gọi là PP kết chuyển chi phí tuần tự)
  • Phương pháp phân bước không tính giá thành NTP (còn gọi là PP  kết chuyển chi phí song song)
  • Tính giá theo phương pháp Hệ số
  • Phương pháp lập Báo cáo sản xuất

Dạng 5. Điều chỉnh sai sót phát hiện của BCTC

Dạng này thường yêu cầu xử lý tình huống phát hiện sai sót trên BCTC trong các trường hợp:

  • Sai sót là trọng yếu/không trọng yếu
  • Phát hiện sai sót trước khi issue báo cáo/sau khi issue báo cáo

Lời kết:

Vậy là mình đã tóm tắt xong 5 dạng bài tập thường gặp trong đề thi CPA môn Kế toán. Các bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách xử lý đối với từng dạng bài tập. Và tất nhiên là kết hợp với ví dụ minh họa từ Đề thi các năm.

Các bạn đón đọc nhé. 🙂

15 bình luận về “TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỀ THI CPA MÔN KẾ TOÁN”

  1. admin ơi, bạn chưa up Dạng 2 – định khoản hoặc xác định giá trị khoản mục trên BCTC đúng k ạ? 14 post nhưng hiện mình đang đếm có 13 post thôi.

    Bình luận
  2. Chào admin, bạn cho mình hỏi là với phần thi dành cho người đã có bằng CPA Úc thi chuyển đổi sang CPA Việt Nam thì đề thi và dạng thi sẽ khác với thi thông thường phải không ạ, không biết các bạn cho bài viết chia sẻ riêng cho phần thi này không ạ? Mình cảm ơn bạn rất nhiều ạ.

    Bình luận
    • Jendy ơi, cũng mới có điểm mấy hôm. Ad chờ Hội ra Đề cương ôn tập để xem phạm vi ôn tập có thay đổi gì so với 2019 không thì sau đó mới cập nhật hết thảy. Trong trường hợp không có thay đổi thì các bài viết vẫn giữ nguyên thôi.

      Bình luận
    • Hi Dần, sorry bạn đợt rồi Ad nghỉ ngơi 1 thời gian nên giờ mới trả lời phản hồi của bạn. Nội dung bài tập Dạng 2 thì Ad thấy mọi người tự luyện bài tập trong đề thi thì sẽ hiệu quả hơn là Ad viết bài hướng dẫn. Lý do vì các bài tập Dạng 2 đều theo quy định tại TT200 cả. Quy định cũng rõ ràng nên vấn đề chỉ là luyện kỹ năng làm bài thôi.

      Bình luận
  3. Hi chị,

    Em rất cảm ơn các kiến thức mà nhóm tự ôn thi chia sẻ, em đang trong hành trình chinh phục chứng chỉ CPA, không biết năm nay chị có cập nhật kiến thức mới không ạ?

    Bình luận
  4. Hi chị,

    Em rất cảm ơn các kiến thức mà nhóm tự ôn thi chia sẻ, em đang trong hành trình chinh phục chứng chỉ CPA, không biết năm nay chị có cập nhật kiến thức mới không ạ?

    Bình luận

Viết một bình luận

You cannot copy content of this page