Bài số 1 của Series “ACCA SBR Video Lectures”: ACCA SBR Exam Tips – Kinh nghiệm học sao cho đơn giản & hiệu quả?
Với các môn thuộc cấp độ “Foundation level” như F5 -F9, có thể có bạn ăn may. Nhưng với các môn thuộc cấp độ “Professional level” như SBR, thì không thể trông chờ vào may mắn. Thành quả sẽ chỉ đến với những người có chiến lược phù hợp & bỏ ra đủ thời gian rèn luyện!
Đó chính là lý do tại sao trong bài viết đầu tiên này, mình lại quyết định chia sẻ về kinh nghiệm học SBR ACCA sao cho đơn giản & hiệu quả.
Bạn nào đã học các môn ACCA khác theo website của mình thì chắc đã biết 1 điều mình luôn chia sẻ với mọi người:
“Muốn vượt qua mục tiêu thì phải hiểu mục tiêu là gì? Để từ đó xây dựng chiến lược phù hợp & rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho kỳ thi!”
Mục tiêu của chúng ta là “PASS” môn SBR. Vậy thì trước tiên chúng ta sẽ cần tìm hiểu:
- Môn SBR có nội dung như nào? Cấu trúc đề thi môn SBR ra sao? Đặc điểm của đề thi SBR là gì?
- Cách học SBR sao cho đơn giản & hiệu quả?
- Xây dựng kế hoạch học SBR phù hợp?
Phần 1. ACCA SBR Exam Tips – Giới thiệu về môn SBR
1. Môn SBR có nội dung như nào?
SBR là cấp độ nâng cao của môn F7 Financial Reporting. Tạm dịch là Báo cáo kinh doanh chiến lược (“Strategic Business Reporting”). Nội dung bao gồm 19 chương, có thể tạm chia làm 5 phần:
- Nguyên tắc đạo đức (“Ethics & Professional principles”)
- Báo cáo tình hình tài chính của công ty (“Reporting for single entities”)
- Báo cáo tài chính của tập đoàn (“Reporting for groups of entities”)
- Làm rõ báo cáo tài chính (“Interpreting financial statements”)
- Khung báo cáo tài chính & ảnh hưởng của việc thay đổi quy định kế toán
Nhìn qua thì chúng ta sẽ thấy là nó khá giống cấu trúc của môn F7. Tuy nhiên, mình phải nhấn mạnh ở đây là:
SBR sẽ đi nghiên cứu sâu. Nó sẽ tập trung vào các quy định phức tạp và đòi hỏi chúng ta phải đủ hiểu để có thể đưa ra ý kiến trong các tình huống thảo luận thay vì chỉ tính toán đơn thuần.
Bạn nào đã nhìn SBR Workbook của BPP thì chắc sẽ có cảm giác “khó tả” như mình khi lần đầu mở sách ra. Gần 900 trang. Tuy nhiên, các bạn đừng vội tuyệt vọng nhé. Vì tin vui là gần 1/2 nội dung sách là dành cho các bài viết tham khảo liên quan của ACCA rồi. Nên sách dày không có nghĩa là phải cày tất. 😀
2. Cấu trúc đề thi SBR ra sao?
Nhiều bạn mất thời gian tìm hiểu xem đề thi SBR đã thay đổi như thế nào. Nhưng theo mình thì việc đó không quan trọng. Việc quan trọng là tập trung xem đề thi SBR hiện tại như thế nào?
Đề thi SBR của chúng ta sẽ bao gồm 2 phần bắt buộc, với 50 điểm/phần. Các bạn xem nội dung câu hỏi của mỗi phần như sau:
Phần | Tổng điểm (100 điểm) | Nội dung |
(1) Section A | 50 điểm cho 2 câu hỏi (số điểm cho từng câu hỏi không cố định) | Question 1:
Question 2:
|
(2) Section B | 50 điểm cho 2 câu hỏi (25 điểm/câu hỏi) |
|
3. Đặc điểm của đề thi SBR là gì?
Bạn nào chưa xem qua đề thi SBR các kỳ trước hoặc các đề thi thử trên website của ACCA thì cần xem ngay trước khi bước vào ôn tập. Và chúng ta có thể thấy gì từ các đề thi này?
(1) Đừng vội đọc vào các thông tin tình huống cung cấp. Hãy tập trung vào các “động từ chính” (“Main verbs”) & động từ phụ (“Sub-main verbs”) trong câu hỏi. Có 4 động từ luôn được sử dụng trong đề thi:
- Discuss
- Explain
- Advise
- Prepare
Nhìn vào các động từ này, chúng ta có thể thấy đề thi sẽ yêu cầu về lý thuyết nhiều hơn là tính toán đơn thuần. Điều này chắc là để phù hợp với cấp độ phức tạp của SBR so với F7.
(2) Có 5 dạng bài tập cơ bản tương ứng với 5 phần kiến thức trong Syllabus.
- Dạng 1: Giải quyết các tình huống liên quan đến “Ethical issues”
- Dạng 2: Xử lý các vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính
- Dạng 3: Áp dụng các kỹ năng hợp nhất Báo cáo tài chính
- Dạng 4: Phân tích thông tin Báo cáo tài chính
- Dạng 5: Thảo luận về khung kế toán (“Accounting framework”) & sự thay đổi trong quy định kế toán (“Changes in accounting regulation”)
Phần 2. ACCA SBR Exam Tips – Kinh nghiệm học sao cho đơn giản & hiệu quả
Sau khi đã hiểu về mục tiêu của mình, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng chiến lược học phù hợp với mình với nền tảng là Nguyên tắc 80/20. Mình đã giải thích rất nhiều về nguyên tắc này ở các bài viết trước nên không nhắc lại nữa. Các bạn tự tìm hiểu nếu cần nhé.
Có thể bạn quan tâm: 4 nguyên tắc học ACCA cần biết
Bước 1. Bổ túc lại kiến thức cơ bản về báo cáo tài chính từ môn F7
Đừng vội lao vào đọc workbook hay luyện đề. SBR dựa trên nền tảng là F7. Nên nếu không nắm được những kiến thức cơ bản về báo cáo tài chính thì sẽ rất khó khi tiếp cận SBR. Hãy bắt đầu với việc kiểm tra + bổ sung lại kiến thức bằng cách luyện 16 câu hỏi đầu tiên (Section 1 & Section 2) trong sách revision kit của BPP.
Cách luyện như nào?
Không cần mất công nghĩ ngợi lâu. Đọc câu hỏi rồi đọc đáp án luôn xem họ giải như nào. Có gì mâu thuẫn với kiến thức hiện có của mình không?
Sau bước này, bạn cần tóm tắt được 1 Danh sách các điểm chưa hiểu nếu có nhé. Sau đó trong quá trình thực hiện Bước 2, hãy làm rõ tất cả các điểm vướng mắc này.
Bước 2. Luyện 5 dạng bài tập thường gặp theo nguyên tắc 80/20
- Dạng 1 và Dạng 4 đều chắc chắn xuất hiện trong đề thi. Nên chúng ta nên luyện dạng này đầu tiên và thật nhuần nhuyễn. Đừng quên là chúng ta có 2 điểm “professional marks” cho từng dạng bài này. Nên ngoài luyện cách xử lý tình huống, ta cần luyện cách trình bày đúng chuẩn.
- Chúng ta nên xác định rõ rằng Section A là phần cơ bản – giúp chúng ta gỡ điểm. Còn Section B sẽ là phần thử thách. Nên chúng ta hãy dành nhiều thời gian để tập trung ôn luyện cho các dạng bài tập thường xuất hiện của Section A. Đó là Dạng 2 và Dạng 3. Cũng cần nói rõ rằng các câu hỏi ở Section B cũng sẽ cần kiến thức từ 2 dạng bài này. Nói như vậy để chúng ta hiểu được tầm quan trọng của chúng.
- Dạng 5 không chắc chắn xuất hiện. Và nếu có cũng chỉ là 1 yêu cầu nhỏ trong tổng điểm. Nên dành để luyện sau cùng với lượng thời gian phân bổ để ôn tập ít thôi.
Đừng chỉ luyện “kiến thức” cho 5 dạng bài tập này. Với mỗi dạng bài tập, hãy xây dựng 1 trình tự làm bài rõ ràng để dễ dàng áp dụng khi làm bài thi. Các bạn xem sơ đồ tóm tắt dưới đây:
Bước 3. Luyện đề kết hợp với luyện kỹ năng làm bài thi (“Exam skills”)
Nhiều bạn thường tập trung học kiến thức chuyên môn (“professional knowledge”) mà không dành thời gian để luyện kỹ năng làm bài thi. Theo mình thì đây là sai làm chết người. Không phải tự nhiên mà ACCA hay BPP đã phải giải thích rõ ràng các kỹ năng cần thiết cho các môn thuộc Professional level.
Kỹ năng 1. Xác định chiến lược làm bài: câu nào làm trước? câu nào làm sau? Sẽ không phải khôn ngoan nếu bạn lựa chọn 1 câu mà bạn còn không hiểu đề bài hỏi về cái gì để làm trước! Nếu như 1 câu hỏi bao gồm cả yêu cầu bạn có thể làm được và không làm được. Cứ mạnh dạn làm phần bạn có thể làm. Chỗ nào không làm được thì bỏ cách giấy trắng ra để ít nữa quay lại làm sau. Nếu không kịp quay lại làm thì gạch chéo chỗ để trống đi là xong.
Kỹ năng 2. Xác định đúng yêu cầu của câu hỏi. Như bên trên đã nói: đừng vội đọc thông tin tình huống cung cấp. Hãy đọc yêu cầu của câu hỏi trước.Xem main verb và sub-main verb là gì. ACCA đã nhấn mạnh rất nhiều lần: Trả lời cái mà đề bài không hỏi sẽ không giúp bạn được thêm chút điểm nào cả. Sau đây là các động từ thường gặp:
- Discuss: Xem xét, tranh luận về các khía cạnh của 1 vấn đề. Chi tiết về sự đối lập, xung đột, mâu thuẫn…của vấn đề
- Explain: Làm rõ 1 vấn đề. Đừng chỉ liệt kê, hãy đưa ra giải thích cho các điểm mà bạn liệt kê ra.
- Advise: Cung cấp hướng dẫn hoặc kiến thức liên quan cho người nhận để giúp họ đưa ra quyết định
- Comment: Đưa ra ý kiến của bạn về 1 vấn đề.
Bạn có thể tham khảo thêm ý nghĩa của các động từ được sử dụng trong đề thi của ACCA tại bài viết của họ: Hiểu sao cho đúng về các yêu cầu trong đề thi của ACCA
Kỹ năng 3. Lên dàn ý (cấu trúc) cho câu trả lời. Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, hãy vạch nhanh ra ý chính cho câu trả lời của bạn. Bạn có thể viết ngay ra đề thi khi thi thực. Điều này giúp bạn không bị sót ý & trình bày câu trả lời theo trình tự logic phù hợp.
Kỹ năng 4. Trình bày hiệu quả
Điều này cần thể hiện ở cả phần tính toán và phần luận. Đừng quên là chúng ta có 4 điểm cho trình bày chuyên nghiệp. Lưu ý các điểm sau khi trình bày câu trả lời của bạn:
- Thực hiện phần tính toán trước và giải thích sau: Đề bài thường yêu cầu giải thích 1 vấn đề với các tính toán phù hợp. Khi đó cách tốt nhất là chúng ta thực hiện tính toán trước, nhưng trình bày ở phần cuối của câu trả lời. Sau đó thêm phần giải thích vào trước phần tính toán. Để làm được điều này, bạn cần ước lượng độ dài của phần giải thích. Cứ cho 1 page đi. Nếu dùng không hết thì gạch phần trống là OK mà.
- Viết câu trả lời theo dạng câu ngắn nhưng đầy đủ. Đừng showoff khả năng ngoại ngữ làm gì. Kể cả khi bạn giỏi. Vì chúng ta đang thi ACCA, không phải thi ngoại ngữ. Hãy học cách viết các cấu trúc câu đơn giản với các từ vựng đơn giản khi đọc đáp án. Đừng sử dụng ngữ pháp quá phức tạp hay từ vựng bạn chưa nhìn thấy bao giờ trong sách của BPP.
- Sử dụng tiêu đề chính, tiêu đề phụ (headings & sub-headings) cho các câu trả lời của bạn. Điều này giúp marker dễ dàng hiểu bạn đang trình bày những vấn đề gì để cho điểm.
- Đảm bảo sự tham chiếu giữa các nội dung trong câu trả lời. Ví dụ: Hãy đặt số working cho các phần tính toán của bạn. Và khi viết nhận xét hay giải thích, nếu bạn sử dụng số liệu ở phần tính toán thì có thể đặt reference cho con số đó. Và người chấm có thể dễ dàng tìm ra chỗ bạn thực hiện tính toán. Và đừng quên, không ai có thể đạt 100% điểm cho phần tính toán. Nên nếu bạn trình bày rõ ràng cách bạn tính toán thì người chấm có thể cho bạn điểm ở 1 vài công đoạn thay vì gạch tất. ACCA áp dụng nguyên tắc “chỉ trừ điểm 1 lần cho 1 lỗi” mà.
Kỹ năng 5. Quản lý thời gian
Cái này thì chắc chúng ta đều đã quen thuộc. Không cần nói nhiều. Ngoại trừ thời gian đọc đề và lên kế hoạch trả lời, chúng ta có 3 giờ để đạt được 100 điểm. Nghĩa là 1.8 phút/1 điểm. Như vậy, thời gian bạn dành để thực hiện 1 yêu cầu không được quá số điểm của yêu cầu đó * 1.8 phút.
Phần 3. ACCA SBR Exam Tips – Xây dựng lộ trình học phù hợp
Mỗi người tuỳ vào khả năng mà sẽ cần thời gian ôn tập khác nhau. Mình chỉ khuyên các bạn là: khi lên kế hoạch ôn tập, hãy luôn thực tế. Bằng cách hiểu rằng chúng ta là con người chứ không phải robot. Không thể học 14 giờ/ngày đâu. Vì não bộ của chúng ta cần thời gian để hấp thụ được kiến thức mới. Và hãy tính các yếu tố bất ngờ vào. Kiểu như có những ngày tâm trạng, chán chả muốn làm gì chứ đừng nói là học. Chứ đừng lý tưởng hoá và lập kế hoạch phi thực tế.
Các bạn có thể tham khảo lịch trình ôn SBR của mình dưới đây:
- Tuần 1. Kiểm tra lại kiến thức F7 & học Ethics & Professional skills
- Tuần 2. Học “Reporting for single entities”
- Tuần 3. Học “Reporting for single entities”
- Tuần 4. Học “Reporting for groups”
- Tuần 5. Học “Reporting for groups”
- Tuần 6. Học “Interpretation”
- Tuần 7. Học “Frameworks”
- Tuần 8. Luyện Mock Exams
Vậy là đủ để bắt đầu. Trong các bài viết tiếp theo, mình sẽ lần lượt giải thích về từng dạng bài tập của đề thi SBR.
Các bạn lưu ý, đây là kinh nghiệm học SBR ACCA của mình. Và nó có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Nên nếu bạn thấy có cách học tốt hơn, cứ tiếp tục nhé! Trên website của ACCA cũng có rất nhiều bài chia sẻ về kinh nghiệm học SBR ACCA các bạn có thể tham khảo thêm nếu cần. Lời khuyên của mình là: Bất kể bạn chọn cách học nào, hãy kiên trì áp dụng. Chứ đừng mất thời gian thay đổi liên tục làm gì. Hãy dành thời gian cho việc luyện tập!
Hi chị, tình cờ đọc được các hướng dẫn của chị về môn SBR rất hữu ít. Em rất cám ơn. Em đã xong các môn F từ 2014 nhưng giờ mới bắt đầu quay lại thi các môn P. Nhờ chị share giúp em bộ sách mới nhất của các môn P đc ko ạ? Và rất hóng các hướng dẫn về môn P4 và P5. Em cám ơn chị nhiều.
Hi em, Ad chỉ có SBR và SBL của 2018-2019 còn P4 và P5 thì đều từ 2016-2017. Tuy nhiên dù ebook thì em cũng phải in ra để học nên Ad recommend em mua sách photo của bên này cho rẻ. Không đắt hơn phí chúng ta tự in là bao: https://www.facebook.com/chiasetailieuACCA/
Cho em hỏi làm sao để truy cập được bài viết có chữ “Bảo vệ” ở tiêu đề ạ, em đang coi thêm các bài SBR nhưng yêu cầu cầu cần có mật khẩu.
Em cám ơn.
Em ơi, đó chỉ là bài viết về nội dung học của chương trình hỗ trợ tự ôn thi Ad mở năm 2019 thôi. Giờ Ad không mở lớp đó được nữa nên mới khoá vào. Còn đâu toàn bộ các bài viết về nội dung môn học thì Ad đều open để mọi người xem mà. Riêng môn SBR/SBL vì Ad không có thời gian nhiều nên nhiều chủ đề chỉ làm Video mà không có bài viết. Vậy nên em xem trên Youtube nữa cho đầy đủ nhé.
Cảm ơn chị <3