Bài 6/7 của Series học ACCA F5 Performance Management – Chủ đề “Divisional Performance” & “Transfer pricing”: ROI là gì? RI là gì? Cách xây dựng “Transfer price”
(Total Video: 8)
“Divisional performance & Transfer pricing” tương ứng với Chương 17 trong sách BPP F5 Performance Management.
Chương này liên quan đến các vấn đề như: đo lường hoạt động của các bộ phận trong tổ chức với 2 chỉ tiêu ROI, RI; Cũng như các chính sách thiết lập giá chuyển nhượng (“Transfer price”) cho giao dịch nội bộ giữa các bộ phận.
Theo báo cáo từ ACCA, dù chủ đề này thường xuyên xuất hiện trong đề thi F5 Performance Management. Nhưng rất nhiều thí sinh mất điểm do:
- Tính toán sai và nhầm lẫn giữa ROI & RI
- Đọc không kỹ hoặc không hiểu thông tin tình huống đưa ra. Dẫn đến tính toán sai “Transfer price”
- Các dạng câu hỏi/bài tập về “transfer pricing” thường đa dạng, nhiều cách đặt câu hỏi khiến cho thí sinh bối rối.
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi trả giải quyết 3 loại lỗi trên. Cũng như xem cách xử lý các dạng câu hỏi/bài tập thường gặp của chủ đề này trong đề thi.
1. Nhầm lẫn & tính toán sai ROI & RI
Trước khi tìm hiểu về ROI & RI, bạn cần hiểu rằng: ROI & RI là 2 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận (“division”) được tổ chức theo hình thức các trung tâm đầu tư (“investment centre”).
Lưu ý:
ROI & RI không phải chỉ tiêu để đo lường hiệu quả hoạt động của tổng thể Tổ chức/Công ty. Việc cấu trúc công ty theo bộ phận (“Division”) sẽ được gọi là “Divisionalization” – Đối lập với nó là “Centralization”. 1 bộ phận có thể được tổ chức theo hình thức:
Tuỳ thuộc vào cách tổ chức của division là theo “cost centre”, “profit centre” hay “investment centre” mà sẽ áp dụng các chỉ tiêu đánh giá khác nhau:
|
1.1. ROI là gì?
(1) ROI là gì?
ROI là viết tắt cho “Return on investment”. Đây là chỉ tiêu đo lường quan trọng nhất, phản ánh 1 bộ phận kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn đã đầu tư. (2) Cách tính ROI? ROI = Profit after depreciation/ Capital employed Có nhiều cách để tính ROI theo công thức này. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các nhà quản lý lựa chọn cách tính, chính sách quản lý vốn & tài sản để đạt ROI mong muốn & hưởng lợi.(“Dysfunctional behaviours”). Có 2 cách tính ROI phổ biến: Cách 1: ROI = Profit after depreciation / Net asset Cách 2: ROI = Profit after depreciation / Gross asset Ví dụ: 1 bộ phận có:
Cách 1: ROI = $1,500/ $5,000 = 30% Tính theo cách này, ROI sẽ phản ánh tình hình thực tế của việc công ty thường xuyên phải thay đổi/mua mới tài sản. Tuy nhiên, sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng: ROI sẽ tự động tăng dần theo thời gian mà không cần nhà quản lý phải thực hiện đầu tư kiếm lời. (Vì khi chi phí khấu hao tăng lên theo thời gian sẽ dẫn đến giá trị “net asset” sẽ giảm => ROI tăng). Do vậy, ROI sẽ đưa ra dấu hiệu sai về việc bộ phận đang hoạt động tốt lên. Và có thể khiến cho nhà quản lý cố tình không đổi mới đầu tư để giữ ROI cao. Cách 2: ROI = $1,500/$20,000 = 7.5% Khắc phục được nhược điểm của cách tính 1. Nhưng lại có nhược điểm sau:
|
(3) Lưu ý khi sử dụng ROI trong đánh giá kết quả hoạt động
Thứ 1: Nếu chính sách thưởng cho nhà quản lý phụ thuộc vào ROI, nhà quản lý có thể sẽ bị thôi thúc để “nhào nặn” chỉ số này. Cách đơn giản là thực hiện với “asset base”. Chỉ cần thay đổi chu kỳ thanh toán. Ví dụ như thanh toán trước hạn cho nhà cung cấp, khoản phải trả giảm, tiền giảm. Dẫn đến “Net asset” giảm và ROI sẽ tăng. Thứ 2: Nhà quản lý sẽ có xu hướng chỉ chấp nhận các khoản đầu tư khi có ROI > ROI mục tiêu. Trong khi các dự án bị bỏ qua có thể sẽ có lợi ích lớn cho toàn thể công ty. Thứ 3: Khi đánh giá kết quả của 1 nhà quản lý bộ phận bằng chỉ tiêu ROI:
|
1.2. RI là gì?
(1) RI là gì?
RI (“Residual Income”) là 1 sự lựa chọn thay thế cho ROI. RI phản ánh 1 bộ phận có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sau khi trừ đi chi phí lãi vay tính trên tiền vốn huy động. (2) Cách tính RI? RI = Profit – Imputed interest Ví dụ: 1 bộ phận có vốn đầu tư là $100,000 đang tạo ra ROI = 20%. Chi phí vốn là: 12%. Bộ phận này có thể thực hiện 1 khoản đầu tư như sau:
Tính RI của bộ phận trước vào sau khoản đầu tư?
|
(3) Ưu nhược điểm của RI
RI sẽ tăng khi thu nhập/lợi nhuận từ bộ phận > Chi phí vốn và ngược lại. Do đó, RI là cơ sở để công ty biết được bộ phận có sinh lợi so với chi phí đã bỏ ra hay không. RI linh hoạt hơn ROI vì RI có thể áp dụng các mức chi phí vốn khác nhau với các khoản đầu tư có mức rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, RI có nhược điểm là RI không thể sử dụng để so sánh giữa các bộ phận. Vì RI không xem xét đến quy mô của lợi nhuận & quy mô của khoản đầu tư. |
1.3. Bài tập về ROI và RI
Chúng ta hãy cùng xem đề thi mẫu môn F5 Performance Management (Sep-Dec 2017)
Các bạn xem Video tương ứng để hiểu cách phân tích tình huống, yêu cầu của đề bài cũng như cách xử lý nhé. |
2. Giá chuyển nhượng “Transfer price”
2.1. Kiến thức cơ bản về Giá chuyển nhượng
(1) “Transfer price” – Giá chuyển nhượng là gì?
“Transfer price” hiểu đơn giản là giá áp dụng cho các giao dịch mua bán nội bộ giữa các bộ phận trong công ty hay tổ chức. (2) 3 vấn đề khi xây dựng Giá chuyển nhượng “Transfer price” Giá chuyển nhượng giữa các bộ phận thường gặp phải 3 vấn đề:
Do vậy, mức giá chuyển nhượng lý tưởng sẽ phải giải quyết được 3 vấn đề này. Nghĩa là, phải bảo đảm:
(3) Nguyên tắc xác định Giá chuyển nhượng “Transfer price”?
Ví dụ: Công ty có 2 bộ phận A và B. A sản xuất sản phẩm với chi phí cận biên là $100/unit. Và A có thể bán sản phẩm cho khách hàng bên ngoài, thu về lợi nhuận gộp (contribution) là $20. B Có thể mua sản phẩm này từ nhà cung cấp khác với giá $160/unit. Như vậy: Minimum price = $100 + $20 và Maximum price = $160 Lưu ý: Trường hợp bộ phận bán có công suất dư thừa, bộ phận bán có thể vừa bán cho nội bộ, đồng thời sản xuất bán cho bên ngoài => Không phát sinh chi phí cơ hội khi bán nội bộ. |
(4) Hướng dẫn cách thức xây dựng chính sách Giá chuyển nhượng tối ưu?
Để xây dựng mức Giá chuyển nhượng tối ưu (“The optimal transfer price”), chúng ta cần cân nhắc các vấn đề:
Lưu ý: Khi giá chuyển nhượng tăng, sẽ tạo ra vấn đề “Sub-optimalisation” – Nghĩa là các bộ phận hoạt động vì lợi ích của riêng mình thay vì lợi ích của toàn công ty. |
2.2. Cơ sở xây dựng Giá chuyển nhượng (Transfer price)
(1) Xây dựng giá chuyển nhượng dựa trên Giá thị trường “Market price”
Được áp dụng khi sản phẩm có thể được mua từ các nhà cung cấp bên ngoài khác. Nghĩa là tồn tại mức giá thị trường để các bên tham chiếu. Ưu điểm
Nhược điểm
|
(2) Xây dựng giá chuyển nhượng dựa trên chi phí sản xuất
Trong thực tế, đây là cơ sở thường được sử dụng. Vì nhiều sản phẩm chuyển nhượng không có thị trường tiêu thụ áp dụng bên ngoài. Giá chuyển nhượng có thể xác định theo tổng chi phí sản xuất hoặc Chi phí biến đổi. Tổng chi phí sản xuất (“Full cost”) Nhược điểm: bên bán sẽ không có lợi nhuận. Do đó sẽ không có động lực để thực hiện giao dịch nội bộ. Chưa kể là chi phí cố định cũng có nhiều cách để phân bổ vào giá thành sản phẩm. Do đó, nếu áp dụng phương pháp này thì thông thường doanh nghiệp sẽ cộng thêm 1 tỷ lệ lợi nhuận vào “Full cost” để hình thành giá chuyển nhượng. Chi phí biến đổi (“Variable cost”) Bộ phận bán thậm chí không đủ doanh thu để bù đắp chi phí cố định => Tệ hơn là dựa trên “Full cost”. |
2.3. Case Study – Giá chuyển nhượng (“Transfer price”)
Chúng ta hãy cùng xem đề thi mẫu môn (PM) F5 Performance Management (Mar-June 2018).
Tình huống
PGC là công ty tập trung vào sản xuất & bán các sản phẩm cho đua xe. Được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận pin (Division B) & bộ phận thiết bị chuyển đổi (Division A). Division B bán 1 sản phẩm – sạc pin di động cho các tay đua, có thể gắn với pin của chính xe ô tô của họ và được sử dụng để khởi động động cơ khi pin của xe hỏng. Division A bán các thiết bị chuyển đổi được khách hàng sử dụng để sạc các thiết bị di dộng và máy tính bằng cách gắn chúng đến nguồn năng lượng bên trong xe ô tô của họ.
Gần đây, Division B đã nâng cấp pin di động của nó, do đó chúng có thể được sử dụng để nhanh chóng sạc thiết bị điện thoại và máy tính. Thiết bị điện thoại và máy tính cần phải được gắn với pin bằng 1 thiết bị chuyển đổi đặc biệt, thiết bị này được bán kèm với pin cho khách hàng. Division B đang mua thiết bị chuyển đổi từ Division A, thiết bị này đang được A bán độc lập ra bên ngoài cho các công ty khác.
Division B | Division A |
Selling price for each portable battery, including adaptor: $180 | Selling price per adaptor to Division B: $13 |
Costs per battery: | Selling price per adaptor to external customers: $15 |
– Adaptor from Division A: $13 | Costs per adaptor: |
– Other materials from external suppliers: $45 | – Materials: $3 |
– Labour costs: $35 | – Labour costs: $4 |
Annual fixed overheads: $5,460,000 | Annual fixed overheads: $2,200,000 |
Annual production and sales of portable batteries (units): 150,000 | Current annual production capacity and sales of adaptors – both internal and external sales (units): 350,000 |
Maximum annual market demand for portable batteries (units): 180,000 | Maximum annual external demand for adaptors (units): 200,000 |
Ngoài chi phí NVL và nhân công bên trên, Division A phát sinh chi phí biến đổi $1/adaptor cho toàn bộ adaptor được bán ra bên ngoài. Hiện tại, chính sách mua của Head office chỉ cho phép Division B mua thiết bị chuyển đổi từ Division A nhưng Division A đã từ chối bán cho Division B nhiều hơn mức cung ứng hiện tại.
Quản lý của Division B không vui & anh ta có mối liên hệ đặc biệt trong ngành mà anh ta có thể mua các thiết bị chuyển đổi với mức giá giống như Division A nếu anh ta được quyền tự chủ mua từ bên ngoài tập đoàn.
Sau thảo luận với quản lý của cả 2 bộ phận và để đảm bảo rằng các quản lý không bị mất động lực, Head Office đã đồng ý thay đổi chính sách mua, cho phép Division B mua từ bên ngoài. Miễn là có thể tối ưu lợi nhuận của tập đoàn.
Yêu cầu
- Theo chính sách giá chuyển nhượng hiện hành, hãy lập báo cáo Lãi lỗ thể hiện lãi lỗ của từng bộ phận và của tổng thể PGC. Số liệu doanh thu & chi phí nên tách ra cho doanh thu bên ngoài & doanh thu nội bộ
- Giả sử rằng chính sách giá mới sẽ giúp tối ưu lợi nhuận của tập đoàn, hãy tính toán & thảo luận số lượng thiết bị chuyển đổi mà Division B nên mua từ Division A và số lượng thiết bị chuyển đổi mà Division A nên bán ra bên ngoài?
- Tính toán và thảo luận mức giá chuyển nhượng tối thiểu cho số thiết bị chuyển đổi vượt trên mức hiện tại mà Division A đang cung cấp cho Division B, mà nhờ đó Division B có thể đạt mức cầu tối đa cho các pin di động mới của nó.
Đáp án
Có thể nói rằng đây là 1 tình huống cơ bản về giá chuyển nhượng. Với những yêu cầu xoay quanh những nội dung cốt lõi nhất của chủ đề này: xác định số lượng và mức giá chuyển nhượng giúp tối ưu lợi nhuận của tập đoàn. Còn yêu cầu (1) theo mình thì mục đích là để chúng ta có thể thấy rõ cơ cấu chi phí, cũng như lợi nhuận góp (“contribution”) của từng bộ phận.
(i) Lập báo cáo lãi lỗ của từng bộ phận và toàn công ty theo chính sách giá cũ
Yêu cầu này đơn thuần là tính toán. Mục đích là thể hiện rõ được cơ cấu doanh thu, chi phí của từng bộ phận.
Items | Division B (‘$000) | Division A (‘$000) | PGC Co (‘$000) |
Sales revenue: | |||
External sales | 150,000 x $180 = 27,000 | 200,000 x $15 = 3,000 | 30,000 |
Internal transferred sales | 150,000 x $13 = 1,950 | ||
Total revenue | 27,000 | 4,950 | 30,000 |
Variable costs: | |||
External material costs | 150,000 * $45 = 6,750 | 350,000 * $3 = 1,050 | 7,800 |
Internal transferred costs | 150,000 * $13 = 1,950 | ||
Labour costs | 150,000 * $35 = 5,250 | 350,000 * $4 = 1,400 | 6,650 |
Other costs of external sales | 200,000 * $1 = 200 | 200 | |
Total variable costs | 13,950 | 2,650 | 14,650 |
Contribution | 13,050 | 2,300 | 15,350 |
Less fixed costs | 5,460 | 2,200 | 7,660 |
Profit | 7,590 | 100 | 7,690 |
(ii) Xác định sản lượng Division A nên bán nội bộ và bán ra bên ngoài theo chính sách giá mới
Nguyên tắc xác định:
Cốt lõi ở đây là chúng ta phải nhìn nhận các giao dịch này từ góc độ tập đoàn, chứ không phải từng bộ phận
Giá bán thiết bị chuyển đổi của Division A ra bên ngoài là $15/unit.
Mỗi sản phẩm Division A bán ra bên ngoài sẽ mang lại cho Tập đoàn lợi nhuận góp (“Contribution”) là: $15 – $3 – $4 – $1 = $7/unit.
Chi phí cần thiết tăng thêm cho Tập đoàn khi Division B mua từ bên ngoài: $13 – ($3 + $4) = $6/unit
Như vậy, bù trừ đi thì mỗi sản phẩm Division A bán ra bên ngoài vẫn sẽ mang lại cho tập đoàn $1 lợi nhuận. Do đó, từ góc độ tập đoàn, A nên bán tối đa ra bên ngoài. Còn lại thì bán cho B với mức giá chuyển nhượng do 2 bên thoả thuận.
Kết luận:
- Sản lượng Division A bán ra bên ngoài: 200,000
- Sản lượng Division A cung cấp cho Division B: 150,000
- Sản lượng Division B phải mua từ nhà cung cấp bên ngoài: 30,000
(iii) Xác định giá chuyển nhượng tối ưu
Nguyên tắc xác định
Khi Division A bán cho Division B 180,000 sản phẩm. Điều này có nghĩa là Division A phải giảm thiểu doanh số bán ra bên ngoài từ 200,000 sp xuống 170,000 sản phẩm. Do vậy, đây là trường hợp chuyển nhượng khi không có công suất dư thừa. Do vậy, giá chuyển nhượng tối thiểu trong trường hợp này phải bao gồm cả chi phí cơ hội của việc chuyển nhượng. Cụ thể:
Mức giá tối thiểu (Minimum price) = Chi phí cận biên (Marginal cost) của bộ phận bán + Chi phí cơ hội bộ phận bán bị mất khi chuyển nhượng hàng hoá nội bộ
Trong đó:
Chi phí cận biên của bộ phận A khi chuyển nhượng nội bộ: $4 + $3 = $7
Chi phí cơ hội Division A bị mất đi khi chuyển nhượng nội bộ: $15 – $3 – $4 – $1 = $7
Giá chuyển nhượng tối thiểu: $14/unit
Vậy là mình đã giải thích xong. Hy vọng các bạn đã trả lời được RI là gì? ROI là gì? Cũng như cách áp dụng ROI & RI trong đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận và cách xây dựng giá chuyển nhượng.
Có thể bạn quan tâm: ACCA F5 Video Lectures – Chủ đề “Risk & Uncertainty”
Chị ơi, chương này chị chưa up hết video ạ? Em thấy bên trên ghi là total 8 videos.
Hi em, còn thiếu 1 Video về các lỗi sai thí sinh thường gặp khi làm bài tập về chủ đề này nữa nha. 😀
Chị ơi em không tìm thấy video cho case study của transfer price đề mar jun 18 như đề cập ở cuối bài viết ạ? Video đó chị up chưa ạ
Hoàng ơi, không hiểu Ad vui tay xoá mất Video lúc nào. 🙁 Để rảnh Ad tìm lại rồi up nhé
Em cảm ơn chị 😀 bài giảng rất dễ hiểu ạ. Chị ơi còn 1 video về case study của Giá chuyển nhượng, chị up nốt đi ạ 😀