[CPA – BT Kiểm toán] Dạng bài Giả định hoạt động liên tục

Bài số 3 của Series các dạng bài tập Đề thi CPA môn Kiểm toán: Chủ đề “Giả định hoạt động liên tục”

Bài tập về Giả định hoạt động liên tục là dạng bài mới xuất hiện trong đề thi CPA môn Kiểm toán của năm 2017 vừa rồi. Cả đề chẵn và đề lẻ luôn.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA Môn Kiểm toán

1. Tình huống trong Đề thi CPA môn Kiểm toán

Khách hàng đang bị rơi vào tình trạng thua lỗ do hoạt động bán hàng, tiêu thụ bị khó khăn. Và hiện tại chưa có hướng  khắc phục.

Yêu cầu:

  • KTV xác định các yếu tố dẫn đến nghi ngờ giả định hoạt động liên tục
  • Nêu các thủ tục kiểm toán để đánh giá sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục

2. Kiến thức liên quan đến Giả định hoạt động liên tục?

(1) Giả định hoạt động liên tục là gì?

Theo quy định tại CMKiT 570: Theo giả định hoạt động liên tục, một đơn vị được xem là hoạt động liên tục trong tương lai có thể dự đoán được.

Việc xác định các yếu tố dẫn đến nghi ngờ Giả định hoạt động liên tục nghĩa là chúng ta cần chỉ ra các yếu tố như:

  • Tình trạng thua lỗ;
  • Việc tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ do các yếu tố doanh nghiệp không kiểm soát được;
  • Dự đoán sự đình trễ chưa thể có thay đổi trong tương lai gần;
  • Kế hoạch cải thiện tình hình của doanh nghiệp không đạt hiệu quả;

(2) Trách nhiệm của các bên liên quan đến Giả định hoạt động liên tục

Trách nhiệm của BGĐ Trách nhiệm của KTV 
BGĐ phải thực hiện đánh giá cụ thể về khả năng HĐLT của đơn vị và các thông tin thuyết minh phải trình bày liên quan đến HĐLT của đơn vị và các thuyết minh BCTC có liên quan.KTV có trách nhiệm phải:

1. Xem xét tính hợp lý của giả định HĐLT mà đơn vị đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC

2. Xem xét liệu có yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào ảnh hưởng đến khả năng HĐLT của đơn vị cần phải được trình bày đầy đủ trên BCTC.

(3) Thủ tục KTV cần thực hiện

Cái này chuẩn mực đã quy định cụ thể từng bước:

Quy trìnhNội dung thực hiện
Bước 1. Thủ tục đánh giá rủi roKTV phải xem xét liệu còn có các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng HĐLT hay không. Đồng thời, KTV phải thảo luận với BGĐ đơn vị để tìm hiểu đánh giá, kế hoạch của BGĐ về khả năng HĐLT của đơn vị.
Bước 2. Xem xét các đánh giá của BGĐ đơn vị được kiểm toánKTV phải xem xét các đánh giá của BGĐ về khả năng HĐLT của đơn vị. Trong đó lưu ý đến khoảng thời gian tối thiểu của HĐLT theo quy định là 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. KTV phải xem xét liệu các đánh giá của BGĐ đã bao gồm tất cả các thông tin liên quan sẵn có mà KTV biết được từ kết quả của cuộc kiểm toán hay chưa.
Bước 3.  Giai đoạn sau khi đã được BGĐ đánh giáKTV phải phỏng vấn BGĐ đơn vị được kiểm toán về các hiểu biết của BGĐ đối với các sự kiện hoặc điều kiện phát sinh sau giai đoạn đã được BGĐ đánh giá mà các sự kiện hoặc điều kiện này có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng HĐLT của đơn vị được kiểm toán
Bước 4. Thủ tục kiểm toán bổ sung khi KTV nhận thấy các sự kiện hoặc điều kiện dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng HĐLT của đơn vịTrường hợp này, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác định xem có hay không có yếu tố không chắc chắn trọng yếu, kể cả việc xem xét các yếu tố giảm nhẹ. Các thủ tục này phải bao gồm:
– Yêu cầu BGĐ đơn vị đánh giá về khả năng HĐLT của đơn vị (nếu chưa thực hiện đánh giá trước đó);
– Xem xét các kế hoạch của BGĐ về các hành động trong tương lai. Đánh giá khả năng cải thiện tình hình cũng như tính khả thi của những kế hoạch này;
– Nếu đơn vị đã lập kế hoạch dòng tiền, KTV phải đánh giá độ tin cậy của dữ liệu sử dụng để lập kế hoạch dòng tiền. Và xác định các bằng chứng củng cố cho các giả định dùng để lập kế hoạch dòng tiền;
– Xem xét các thông tin hay sự kiện bổ sung sau ngày BGĐ đưa ra đánh giá;
– Yêu cầu BGĐ và BQT đơn vị giải trình bằng văn bản về các kế hoạch hành động trong tương lai của họ và tính khả thi của các kế hoạch đó.

3. Ví dụ về bài tập kiểm toán Giả định hoạt động liên tục

Đề bài: Đề thi CPA Môn Kiểm toán năm 2017 – Đề Chẵn – Câu 4

Đáp án gợi ý:

a. 4 yếu tố có thể dẫn đến nghi ngờ Giả định hoạt động liên tục không được đảm bảo

  • Vietfish là công ty chuyên xuất khẩu cá tra phi lê sang thị trường Mỹ. Nhưng từ T2.2016 công ty không thể xuất khẩu được cá tra phi lê nữa. Như vậy tức là khả năng hoạt động bình thường của cty đang bị đe doạ nghiêm trọng.
  • Phát sinh chi phí đền bù 200 tỷ VNĐ cho hợp đồng cam kết mua đầu vào đã gia hạn đầu năm. Việc này có thể khiến công ty rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Do không đủ nguồn tiền cho khoản đền bù quá lớn này. Ngoài ra, việc cty ngừng hợp đồng với các đối tác chiến lược cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung đầu vào trong tương lai khi cty có thể xuất khẩu hàng trở lại.
  • Từ T5.2016 công ty chuyển sang hoạt động các loại gia công khác. Tuy nhiên phần lỗ từ hoạt động kinh doanh vẫn là 200 tỷ. Chưa thấy dấu hiệu hoạt động kinh doanh mới này có khả năng đem lại lợi nhuận cho công ty.
  • Theo dự báo của chuyên gia, Mỹ sẽ giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê ít nhất trong 1 năm tới. Và thậm chí đang xem xét áp dụng với cả các sản phẩm khác. Như vậy, hoạt động xuất khẩu cá tra sang mỹ trong tương lai gần vẫn sẽ không thực hiện được. Và phương án gia công các loại thuỷ sản khác của cty cũng có nguy cơ không thực hiện được.

b. 4 thủ tục kiểm toán để đánh giá sự phù hợp của Giả định hoạt động liên tục của Vietfish

Sau khi đã nhận thấy các yếu tố dẫn đến nghi ngờ Giả định hoạt động liên tục như đề cập bên trên. KTV sẽ cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung:

  • Yêu cầu BGĐ Vietfish đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Nếu trước đó đã đánh giá rồi, thì cần xem xét có thông tin hay sự kiện bổ sung sau ngày thực hiện đánh giá không.
  • Xem xét và đánh giá tính khả thi các kế hoạch của BGĐ về hoạt động trong tương lai. Ví dụ như tìm thị trường xuất khẩu khác hay chuyển sang mặt hàng khác…
  • Nếu khách hàng đã lập kế hoạch dòng tiền, KTV phải đánh giá độ tin cậy của dữ liệu sử dụng. Và xác định các bằng chứng củng cố cho giả định dùng để lập kế hoạch dòng tiền; Cần thảo luận với khách hàng để làm rõ liệu công ty có đủ nguồn tiền hoạt động không.
  • Đọc các biên bản họp HĐCĐ, BGĐ xem có bằng chứng về khó khăn tài chính hay các kế hoạch huy động vốn trong tương lai không.
  • Test subsequent events để xác định có dấu hiệu của rủi ro giả định HĐLT không phù hợp không.
  • Tham vấn ban pháp chế của Vietfish xem có vụ kiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán nào không.
  • Thu thập Thư giải trình bằng văn bản của đơn vị xác nhận khả năng hoạt động liên tục.

PS. Các bạn chỉ cần nêu 4 thủ tục như theo yêu cầu trong bài làm thực tế.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang