ACCA F5/PM Lectures | Chủ đề “Throughput Accounting & Theory of constraints”

Bài 3/7 của Series hướng dẫn tự học ACCA F5 Performance Management: Theory of constraints là gì? Throughput accounting là gì?

Chủ đề này tương ứng với Chương  2d trong sách của BPP. Trong bài viết này mình sẽ trả lời 4 câu hỏi:

  • Vai trò của chủ đề này trong môn F5 Performance Management?
  • Chủ đề này liên quan như nào đến các chủ đề khác trong môn F5?
  • Chủ đề này nói về cái gì?
  • Những vấn đề gì trong chủ đề này có thể bị hỏi trong đề thi? Câu hỏi sẽ như nào?

Câu 1: Vai trò của Chủ đề này trong môn F5?

Chủ đề này là một trong 2 phương pháp kế toán quản trị nằm trong nội dung (1) của môn F5: Thu thập & phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định.

Có thể bạn quan tâm: F5 Lectures – Activity based costing

Câu 2: Chủ đề này liên quan đến các chủ đề khác trong môn F5 như thế nào?

Throughput Accounting là một phương pháp phân tích hoạt động của tổ chức. Nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý để ra quyết định phù hợp. Mà cụ thể là quyết định tối đa hoá lợi nhuận.

Câu 3: Chủ đề này nói về cái gì?

Bạn đã bao giờ tự hỏi mục tiêu cuối cùng của một công ty là gì chưa?

Nói một cách đơn giản thì bạn có thể hiểu rằng mục tiêu quan trọng nhất của 1 công ty là liên tục tạo ra tiền, càng nhiều càng tốt. Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này?

Câu trả lời chính là: gia tăng chênh lệch giữa Doanh thu & Chi phí Nguyên vật liệu (Sales – Material costs) cùng với cắt giảm hàng tồn kho & chi phí hoạt động. Nhưng làm như thế nào?

Công ty sẽ cần xác định các nguồn lực bị giới hạn “bottleneck resource” – đây là những nguồn lực/hoạt động có công suốt thấp hơn các nguồn lực/hoạt động khác. Do đó nó sẽ giới hạn khả năng tối đa throughput của công ty.

Sau đó công ty cần tìm cách gia tăng/thúc đẩy công suất của các bottleneck resource này.

Throughput accounting là phương pháp kế toán quản trị giúp nhà quản lý thực hiện 2 bước trên. Phương pháp này được xây dựng dựa trên Thuyết giới hạn- TOC (“Theory of constraints”) và hệ thống quản lý Hàng tồn kho JIT.

Nguyên lý cơ bản của nó là: 1 tổ chức nên tìm cách để tối đa hoá throughput bằng cách xác định và thúc đẩy các nguồn lực giới hạn.

Trong chủ đề này, chúng ta sẽ học các nội dung sau về Throughput accounting:

  • Theory of constraints là gì?
  • 3 nguyên lý cơ bản của Throughput Accounting
  • Quyết định tối đa hoá lợi nhuận với Throughput hoặc Throughput accounting ratio (TPAR)
  • Cách thức để gia tăng TPAR

(1) Theory of constraints là gì?

Như bên trên đã đề cập, phương pháp Throughput Accounting được xây dựng dựa trên Thuyết giới hạn – Theory of constraints (TOC). Do vậy, trước khi đi tìm hiểu về Throughput Accounting, chúng ta cần tìm hiểu về Theory of constraints trước đã.

Theory of constraints (TOC) là 1 phương pháp áp dụng trong quản lý & tối ưu hoá sản xuất. Mục tiêu của nó là tối đa hoá “throughput” trong khi giữ chi phí đầu tư hàng tồn kho & các chi phí hoạt động khác ở mức tối thiểu.

Throughput là gì?

“Throughput” chính là phần chênh lệch giữa Doanh thu và chi phí Nguyên vật liệu (= Sales – Materials)

Nội dung của Thuyết giới hạn (Theory of constraints – TOC):

  • Theo Theory of constraints, sẽ luôn có 1 nguồn lực bị giới hạn (“Bottleneck resource”) trong quá trình sản xuất của công ty. Và bởi vì sản xuất sẽ bị giới hạn bởi Bottleneck resource, sẽ luôn tồn tại Công suất chờ (“Idle capacity”) cho các nguồn lực còn lại. Bởi vì: Theory of constraints giả định rằng các chi phí hoạt động khác (bao gồm cả chi phí nhân công và chi phí SXC) là cố định. Nên công suất chờ sẽ không làm tốn thêm tiền của doanh nghiệp.
  • Các nguồn lực không bị giới hạn không nên được sử dụng vượt quá mức tương ứng để tối đa hoá Throughput tính theo nguồn lực bị giới hạn.
  • Quá trình sản xuất chỉ nên được giới hạn theo công suất của nguồn lực bị giới hạn. Nếu không sẽ chỉ làm tăng Chi phí SXKD dở dang và không tạo ra lợi nhuận cho công ty.
  • Cuối cùng, Hàng tồn kho là không mong muốn và chỉ nên được duy trì ở mức tối thiểu theo hệ thống quản lý Just in time.

Ví dụ:

Để sản xuất 100 sản phẩm cần: 200 Kg NVL, 100 giờ công và 100 giờ máy. Nhưng công ty chỉ có sẵn 80 giờ công. Như vậy, số giờ công là Bottleneck resource.

Và công suất công ty cần giới hạn tối đa ở mức 80 sản phẩm. Tương ứng 160 Kg NVL, 80 giờ công và 80 giờ máy. Nếu công ty sử dụng quá 160 Kg NVL hay 80 giờ máy thì sẽ gây lãng phí vì không tạo thêm được sản phẩm hay lợi nhuận.

5 giai đoạn chính của Theory of constraints:

  • Bước 1: Xác định các nguồn lực giới hạn
  • Bước 2: Quyết định cách để “exploit” nguồn lực giới hạn để tối đa hoá throughput.
  • Bước 3: Đồng bộ tất cả các nguồn lực khác theo quyết định tại Bước 2.
  • Bước 4: Thúc đẩy/Gia tăng công suất hoạt động của Nguồn lực giới hạn
  • Bước 5: Nếu Nguồn lực giới hạn đã được thúc đẩy, thì sẽ tiếp tục quay lại Bước 1.

(2) 3 nguyên lý cơ bản của Throughput Accounting

Như đã đề cập bên trên, Throughput accounting là phương pháp được phát triển từ Theory of constraints như một hệ thống kế toán quản trị chi phí trong môi trường sản xuất JIT. Do đó, các nguyên lý cơ bản của Throughput accounting cũng sẽ được phát triển từ các nguyên lý của Theory of constraints. Cụ thể:

  • Trong ngắn hạn, các chi phí sản xuất (ngoại trừ chi phí NVL) đều là chi phí cố đinh. Các chi phí này bao gồm cả chi phí nhân công và chi phí SXC. Và được nhóm thành TFC – “Total Factory Costs” để tiện quản lý
  • Trong hệ thống JIT, HTK là không mong muốn và mức lý tưởng là = 0. Sản phẩm không nên được sản xuất trừ khi có khách hàng đặt hàng. Và khi sản xuất hàng hoá, quá trình sản xuất sẽ hoạt động hiệu quả ở mức công suất của Nguồn lực giới hạn Bottleneck resource/activity. Và do đó sẽ không tránh khỏi công suất chờ cho các nguồn lực không bị giới hạn. Và WIP chỉ nên được định giá theo giá trị NVL cho đến khi nó được bán.
  • Tối đa Lợi nhuận = Tối đa Throughput bởi vì Lợi nhuận = Throughput – TFC trong khi TFC được giả định là cố định.

(3) Đưa ra quyết định tối đa hoá lợi nhuận

Throughput Accounting có mục tiêu là tối đa hoá Throughput. Do đó:

  • Kế hoạch sản xuất sẽ ưu tiên cho các sản phẩm có khả năng tạo ra Throughput tốt nhất. Hoặc
  • Kế hoạch sản xuất sẽ ưu tiên cho các sản phẩm tạo ra tỷ lệ Throughput accounting ratio (TPAR) cao nhất.

Hai cách này đều cho kết quả ranking sản phẩm giống nhau. Và cả 2 cách này đều có thể được hỏi trong đề thi. Do đó, chúng ta sẽ cần phải hiểu cả 2 cách làm này.

Ranking sản phẩm dựa trên throughput

Mình sẽ giải thích cách làm qua ví dụ sau.

Ví dụ: 1 công ty SX 2 sản phẩm A & B với thông tin chi tiết như sau:

ItemsProduct AProduct B
Sales price ($)54
Material costs ($)21.8
Direct labour costs ($)10.8
Weekly sales demand (units) 1,000 1,500
Machine hours per unit (hours) 10.8

The maximum capacity of machine time is 2,000 hours per week. Total factory costs (TFC) are $5,000/week.

Bước 1. Xác định yếu tố giới hạn  

Để đáp ứng weekly demand sẽ cần: 1.000 * 1 + 1.500 * 0.8 = 2,200 hours. Trong khi công suất tối đa chỉ là: 2,000 hours/week. Như vậy, machine time chính là bottleneck resource.

Bước 2. Tính Throughput per unit cho mỗi sản phẩm

ItemsProduct AProduct B
Sales price54
material cost21.8
Throughput per unit32.2

Bước 3. Tính throughput per unit của Nhân tố giới hạn (machine hours)

ItemsProduct AProduct B
Machine hours per unit1.000.80
Throughput per machine hour3.002.75

Bước 4. Xếp hạng sản phẩm 

A là sản phẩm có Throughput per unit of bottlecneck resource cao hơn.  Do đó A sẽ được ưu tiên lựa chọn để SX.

Bước 5. Phân bổ nguồn lực để thiết lập kế hoạch SX tối ưu

ProductUnitsTotal machine hoursTotal throughput
A 1,000 1,000 3,000
B 1,250 1,000 2,750
Total 2,000 5,750

TFC: $5,000/week

Profit: $750/week

Ranking dựa trên sản phẩm có khả năng tạo ra TPAR tốt nhất

TPAR = Throughput “per unit of bottleneck resource” / TFC “per unit of bottleneck resource”

Bạn có thể gặp thuật ngữ “per factory hour” thay vì “per unit of bottleneck resource”. Đừng lo lắng. 2 thuật ngữ này có ý nghĩa như nhau.

TPAR cần phải > 1 và càng cao càng tốt.

Cách lựa chọn sản phẩm theo TPAR sẽ tương tự như cách làm được minh hoạ ở ví dụ trên. Tuy nhiên, ở bước 3, thay vì chỉ tính “Throughput per unit of machine hour”. Chúng ta sẽ tính TPAR.

ItemsProduct AProduct B
Machine hours per unit1.000.80
Throughput per machine hour3.002.75
TFC per machine hour = $5,000/2,000 hours2.502.50
TPAR1.201.10

Như vậy các bạn sẽ thấy là TPAR cũng sẽ đưa ra kết quả như cách lựa chọn sản phẩm theo Throughput.

Câu 4. Các dạng câu hỏi/bài tập thường gặp?

Chủ đề này thường xuất hiện chính ở Section A và B cuả đề thi ACCA F5. Một số dạng câu hỏi/bài tập thường gặp là:

  • Section A: Bạn có thể được yêu cầu để tính toán TPAR, Throughput per unit, Return per hour. Hoặc xác định kế hoạch SX tối ưu, xác định các biện pháp để gia tăng throughput/TPAR.
  • Section B: Các yêu cầu tương tự như Section A nhưng sẽ được gắn vào 1 tình huống cụ thể.

Các bạn xem Đề thi F5 các năm trước để thực hành các dạng bài tập này nhé.

Trong bài tiếp theo của Series F5 Video Lectures, mình sẽ giải thích về chủ đề: CVP Analysis. Các bạn theo dõi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang