Skip to content

ACCA F5/PM Lectures | Chủ đề “Activity Based Costing”

Bài 2/7 của Series hướng dẫn tự học ACCA F5 Performance Management – Chủ đề “Phương pháp ABC Activity Based Costing”

Nếu bạn thích đọc hơn xem video thì bài viết này là dành cho bạn. Trong bài viết này mình sẽ trả lời 4 câu hỏi đã đề cập ở bài ACCA F5 Lectures: 3 bước tự học hiệu quả:

  • Vai trò của chủ đề về “Phương pháp ABC Activity Based Costing” trong môn F5 Performance Management?
  • Chủ đề này liên quan như nào đến các chủ đề khác trong môn F5?
  • Chủ đề này nói về cái gì?
  • Những vấn đề gì trong chủ đề này có thể bị hỏi trong đề thi? Câu hỏi sẽ như nào?

Câu 1: Vai trò của chủ đề trong môn F5?

F5 là Quản lý hoạt động – Hiểu đơn giản là quá trình tổ chức xác định mục tiêu, quyết định phương án hành động, thực hiện và đo lường kết quả thực hiện.

Ở cấp độ cơ bản, F5 sẽ bao gồm các phương pháp, kỹ thuật cơ bản mà tổ chức có thể sử dụng trong quá trình quản lý hoạt động.

Và chủ đề này sẽ cung cấp kiến thức về 1 phương pháp tính giá thành – là công cụ cung cấp thông tin cho quá trình đưa ra quyết định của tổ chức.

Câu 2: Chủ đề này liên quan đến các chủ đề khác trong môn F5 như thế nào?

Như mình đã giải thích ở bài trước, môn F5 Performance Management sẽ bao gồm 4 nội dung:

  1. Thu thập & phân tích thông tin: với các phương pháp tính giá thành & kế toán quản trị
  2. Ra quyết định quản trị
  3. Lập dự toán & kiểm soát
  4. Đo lường hoạt động & kiểm soát

Và chủ đề này là một trong 5 phương pháp tính giá thành nằm trong nội dung (1).

Việc áp dụng phương pháp ABC sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị – nội dung (2).

Câu 3: Chủ đề này nói về cái gì?

Ngắn gọn thì chủ đề này giải thích các vấn đề cơ bản của Phương pháp ABC Activity Based Costing (“Tính giá thành theo cơ sở hoạt động”). Bao gồm:

  • Phương pháp ABC là gì?
  • Cách áp dụng phương pháp ABC Activity Based Costing?
  • Ưu nhược điểm khi so sánh với các phương pháp khác?

Thực tế thì mình chưa gặp công ty việt nam nào áp dụng phương pháp tính giá thành này. Chúng ta thường áp dụng phương pháp chi phí định mức (standard costing). Tuy nhiên phương pháp này được các công ty nước ngoài áp dụng nhiều. Có thể vì vậy nên phương pháp ABC là quan trọng nhất trong 5 phương pháp được đề cập trong phạm vi môn F5.

(1) Trước khi tìm hiểu về phương pháp ABC Activity Based Costing trong kế toán quản trị, các bạn cần hiểu Tính giá thành là gì?

Hiểu đơn giản thì Tính giá thành là việc chúng ta xác định chi phí sản xuất cho từng sản phẩm. Bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC.

Các CPSX trực tiếp (NVL trực tiếp, NCTT) sẽ xác định được riêng cho từng sản phẩm. Nhưng các chi phí SXC thì sẽ không xác định trực tiếp cho riêng từng sản phẩm được. Do đó chúng ta sẽ cần phải phân bổ các chi phí SXC để tính được giá thành sản phẩm. 

(2) Phương pháp ABC Activity Based Costing là gì? Các bước thực hiện tính giá thành theo phương pháp ABC?

Phương pháp ABC Activity based costing – Tính giá thành theo cơ sở hoạt động: là phương pháp tính giá thành bằng cách phân bổ chi phí SXC dựa vào mức độ tiêu thụ/sử dụng các yếu tố làm phát sinh chi phí (cost drivers).

Ví dụ: 1 công ty sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Và thông tin sản xuất trong kỳ như sau:

Khoản mụcSP ASP B
Số lượng sản phẩm sản xuất/tiêu thụ (chiếc) 1,000 500
Chi phí Nguyên vật liệu (/chiếc)1012
Chi phí nhân công (/chiếc)6070
Chi phí sản xuất chung (USD):     50,000
Chi phí thiết lập dây chuyền sản xuất (A: 10 dây chuyền & B: 10 dây chuyền)   20,000
Chi phí xử lý đơn đặt hàng (A: 20 đơn hàng & B: 10 đơn hàng)   30,000

Quy trình áp dụng phương pháp ABC để tính giá thành cho sản phẩm như sau:

Bước 1. Xác định các “hoạt động hỗ trợ” chủ yếu
Hoạt động hỗ trợ chính là các hoạt động phục vụ chung cho sản xuất:
Thiết lập dây chuyền sản xuất
Xử lý đơn đặt hàng
Bước 2. Phân bổ chi phí SXC cho các hoạt động bổ trợ
Chi phí thiết lập dây chuyền sản xuất: 20,000 USD
Chi phí xử lý đơn đặt hàng: 30,000 USD
Bước 3. Xác định cost drivers của mỗi hoạt động
Cost driver của Hoạt động Thiết lập dây chuyền sản xuất là: Số lượng dây chuyền sản xuất
Cost driver của Hoạt động Xử lý đơn đặt hàng: Số lượng đơn đặt hàng
Bước 4. Tính tỷ lệ phân bổ cho cost driver
Tỷ lệ phân bổ của Số lượng dây chuyền sản xuất = 20,000 USD/20 = 1,000 USD/dây chuyền
Tỷ lệ phân bổ của Số lượng đơn đặt hàng = 30,000 USD/30 = 1,000 USD/đơn hàng
Bước 5. Phân bổ overheads cho từng hoạt động dựa vào số “cost driver” nó sử dụng
Hoạt động thiết lập dây chuyền sản xuất:
SP A: 1,000 USD/dây chuyền * 10 dây chuyền = 10,000 USD
SP B: 1,000 USD/dây chuyền * 10 dây chuyền = 10,000 USD
Xử lý đơn đặt hàng
SP A: 1,000 USD/đơn hàng * 20 đơn hàng = 20,000 USD
SP B: 1,000 USD/đơn hàng * 10 đơn hàng = 10,000 USD
Kết luận:
Tổng giá thành sản xuất của SPA: 1,000/chiếc * (10 USD + 60 USD) + 10,000 USD + 20,000 USD = 100,000 USD
Giá thành đơn vị của SPA: 100,000 USD/1,000 chiếc = 100 USD/chiếc
Tổng giá thành sản xuất của SPB: 5,000/chiếc * (12 USD + 70 USD) + 10,000 USD + 10,000 USD = 61,000 USD
Giá thành đơn vị của SPB: 61,000 USD/500 chiếc = 122 USD/chiếc

(3) Phương pháp ABC Activity Based Costing khác biệt với các phương pháp tính giá thành khác như thế nào?

Absorption costing: phân bổ chi phí SXC (Overheads) theo 1 Hệ số phân bổ (Absorption rate)

ABC: phân bổ chi phí SXC theo mức độ sử dụng các yếu tố làm phát sinh chi phí (cost drivers).

Marginal costing: xác định giá trị sản phẩm theo giá trị chi phí biến đổi (Variable costs) đã phát sinh để ra sản phẩm.

Target costing: Xác định chi phí mục tiêu (Target cost) bằng cách sử dụng Lợi nhuân biên mong muốn (Desired profit margin) và Giá bán mục tiêu (Target selling price)

Lifecycle costing: Xác định bằng Tổng chi phí liên quan đến vòng đời 1 sản phẩm/ Vòng đời 1 sản phẩm

(4) So sánh ABC & Absorption costing

Phương pháp ABC Activity Based Costing là 1 dạng của phương pháp tính giá thành truyền thống Absorption costing. Bởi vì Phương pháp ABC Activity Based Costing cũng xác định giá thành của sản phẩm bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình SX bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.

Việc xác định chi phí NVLTT & NCTT: đây là các chi phí có thể xác định riêng cho từng sản phẩm mà không cần qua phân bổ. Do đó, sẽ không có sự khác biệt khi xđịnh 2 loại chi phí này theo 2 phương pháp ABC hoặc Absorption Costing.

Đối với chi phí SXC: sẽ có sự căn bản giữa 2 phương pháp, thể hiện ở các khía cạnh:

Phương pháp Absorption costingPhương pháp ABC Activity Based Costing
Tách CP SXC thành CP biến đổi & CP cố định. Và giả định:Tách CP SXC theo các hoạt động hỗ trợ sản xuất (support activity). Ví dụ: chi phí thuê nhà xưởng, thuê máy móc, thuê điện nước.
– CP biến đổi sẽ biến đổi theo tỷ lệ với sự gia tăng của sản lượng sản xuất.
– CP cố định sẽ không thay đổi.
Nhưng giả định này là không thực tế. Vì CP biến đổi thường biến động nhiều hơn ở mức SX lớn. Và CP cố đinh thường sẽ tăng lên 1 mức mới khi sản xuất vượt ngưỡng sản xuất thông thường (step-cost).
Phân bổ chi phí SXC bằng cách giả định các chi phí SXC là có cùng bản chất. Có thể cộng gộp và phân bổ cho các sản phẩm theo 1 tỷ lệ phân bổ duy nhất. Thường là số giờ công lao động trực tiếp hay số giờ sản xuất sản phẩm.Phân bổ chi phí SXC cho các sản phẩm theo mức độ sử dụng cost drivers (yếu tố phát sinh chi phí)
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiệnƯu điểm: kết quả phân bổ hợp lý; cung cấp được nhiều thông tin có ích
Nhược điểm: chi phí phân bổ cho các sản phẩm không hợp lýNhược điểm: mất thời gian, công sức, chi phí thực hiện

Điều quan trọng các bạn cần GHI NHỚ khi cần lựa chọn giữa phương pháp Absorption & Phương pháp ABC Activity Based Costing:

  • ABC: phù hợp khi quá trình SX/DV phức tạp. Tuy nhiên chi phí thực hiện có thể lớn hơn cả lợi ích mà nó mang lại. Và ABC chỉ có ích cho kế toán quản trị. Nên nếu công ty không cần các thông tin quản trị này thì ABC sẽ không hữu ích.
  • Absorption costing: phù hợp khi quá trình SX/DV đơn giản. Nếu chênh lệch của kết quả phân bổ theo 2 phương pháp là không lớn thì có thể không cần áp dụng ABC. Chỉ cần lựa chọn tiêu chí phân bổ phù hợp cho Absorption costing là có thể khắc phục được vấn đề.

(5) Ưu nhược điểm của Phương pháp ABC Activity Based Costing

Ưu điểmNhược điểm
1. Phương pháp ABC phân tích chi phí SXC theo các hoạt động và yếu tố làm phát sinh chi phí. Do đó có thể cung cấp thông tin để xác định các điểm có thể cắt giảm chi phí. Cũng như đánh giá khả năng sinh lời của sản phẩm.1. Chi phí để thực hiện có thể > lợi ích mà nó mang lại vì phương pháp ABC đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện.
2. Phương pháp ABC Activity Based Costing phân bổ chi phí trên cơ sở mức độ sở dụng các yếu tố phát sinh chi phí. Do đó, ABC sẽ phù hợp với các quy trình SX phức tạp, yêu cầu nhiều tiêu chí phân bổ.2. Không dễ dàng để xác định các hoạt động hỗ trợ/ các yếu tố làm phát sinh chi phí
3. Phương pháp ABC sẽ đưa ra kết quả phân bổ chính xác hơn là các phương pháp truyền thống. Bởi vì ABC sử dụng nhiều tiêu chí phân bổ cho từng loại chi phí.3. Một hoạt động có thể có nhiều hơn 1 yếu tố gây chi phí
4. Phương pháp ABC có thể cung cấp thông tin giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định về giá4. Việc phân chia chi phí SXC cho các hoạt động hỗ trợ sẽ sử dụng tỷ lệ phân bổ giống như Absorption costing. Do đó, kết quả phân chia này có thể cũng không chính xác.

Câu 4. Các dạng câu hỏi/bài tập thường gặp?

Chủ đề này thường xuất hiện chính ở Section A và B cuả đề thi ACCA F5. Một số dạng câu hỏi/bài tập thường gặp là:

  • Section A: Bạn có thể được yêu cầu để xác định/tính toán các yếu tố: cost driver; allocation rate; unit cost. Hoặc nhận diện ưu nhược điểm của phương pháp ABC, so sánh với Absorption costing.
  • Section B: Các yêu cầu tương tự như Section A nhưng sẽ được gắn vào 1 tình huống cụ thể. Ví dụ như áp dụng phương pháp ABC trong công ty sản xuất, bệnh viện hay nhà hàng. Đừng quên câu hỏi yêu thích của ACCA: Công ty này có nên áp dụng phương pháp ABC hay không? tại sao?

Các bạn xem Đề thi F5 các năm trước để thực hành các dạng bài tập này nhé.

Trong bài tiếp theo của Series ACCA F5 Lectures, mình sẽ giải thích về chủ đề: Throughput accounting. Các bạn theo dõi nhé.

Published inF5 Performance Management

Be First to Comment

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *