[CPA – BT Kế toán] Dạng bài điều chỉnh sai sót trên BCTC

Dạng bài Điều chỉnh sai sót trên BCTC chắc là Dạng bài dễ kiếm điểm nhất của Đề thi CPA – Môn kế toán.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA – Môn kế toán

1. Nguyên tắc xử lý Dạng bài điều chỉnh sai sót trên BCTC

Để xử lý dạng bài này, chúng ta chỉ cần làm 2 bước:

  • Bước 1. Xác định thời điểm phát hiện sai sót: là trước hay sau khi phát hành BCTC
  • Bước 2. Xác định mức độ ảnh hưởng của sai sót: là trọng yếu hay không trọng yếu

Các bạn xem bảng sau:

cpa-sự kiện sau ngày khoá sổ

2. Hướng dẫn chi tiết qua ví dụ cụ thể

Để hiểu cách trình bày bài tập dạng này, chúng ta cùng xem ví dụ sau:

Tình huống: Đề thi Câu 4 – Đề Chẵn – Năm 2015 

Đáp án gợi ý:

1. Xác định ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm N – 1

Chỉ tiêu trên BCTCLoại lỗiGiá trị
Bảng CDKT
Hàng tồn khoSai thừa300,000
Thuế và các khoản phải nộp nhà nướcSai thừa66,000
Lợi nhuận chưa phân phốiSai thừa234,000
Báo cáo KQKD
Giá vốn hàng bánSai thiếu300,000
Lợi nhuận gộpSai thừa300,000
Lợi nhuận từ HDKDSai thừa300,000
Lợi nhuận kế toán trước thuếSai thừa300,000
Chi phí thuế TNDNSai thừa66,000
LN sau thuế TNDNSai thừa234,000

2. Thủ tục khi xử lý khi sai sót là không trọng yếu và được phát hiện sau khi BCTC đã phát hành

Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kê toán và các sai sót:

Trường hợp sai sót là không trọng yếu thì kế toán không phải áp dụng hồi tố. Kế toán ghi bổ sung nghiệp vụ bị bỏ sót này vào sổ kế toán năm N theo bút toán:  Nợ Giá vốn hàng bán/Có Hàng tồn kho: 300.000.

3. Thủ tục khi xử lý sai sót là trọng yếu và được phát hiện sau khi BCTC đã phát hành

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kê toán và các sai sót:

  • Bước 1. Xác định ảnh hưởng của sai sót đến báo cáo năm N-1 (đã làm tại yêu cầu 1)
  • Bước 2. Điều chỉnh số dư tại 1.1.N của các sổ kế toán năm N như sau:

(1) Số dư sổ kế toán TK 156 và các sổ chi tiết: Giảm 300.000

(2) Số dư sổ kế toán TK 333 và các sổ chi tiết: Giảm 66.000.

(3) Số dư sổ kế toán TK 421 và các sổ chi tiết: Giảm 234.000.

  • Bước 3. Thủ tục khi lập BCTC năm N:

– Khi sử dụng số liệu trên BCTC năm N-1 để lập cột thông tin so sánh trên BCTC năm N thì phải điều chỉnh ảnh hưởng của sai sót.

– Trên Thuyết minh BCTC năm N:

+ Nêu bản chất của sai sót là bỏ sót nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán chưa ghi sổ năm N-1

+ Nêu ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm N-1

+ Công bố đã điều chỉnh vào số dư năm N và điều chỉnh cột thông tin so sánh BCTC năm N

Vậy là xong. Rất đơn giản đúng không nào?

Hy vọng bài viết này đã giúp ích được cho các bạn.

5 bình luận về “[CPA – BT Kế toán] Dạng bài điều chỉnh sai sót trên BCTC”

  1. Cảm ơn bạn đã sharing nhé, trong lúc gần sát ngày thi và cả núi tài liệu cần ôn, thì phần hướng dẫn này rất có ích, xúc tích, đúng trọng điểm.

  2. Dear admin, phần Kế toán – CPA hình như admin còn up thiếu dạng bài Định khoản…có 14 bài mà hiện đang thấy có 13 posts.
    Thank admin!

Bình luận đã đóng.

You cannot copy content of this page