Chúng ta biết rằng Dạng bài tính thuế TNCN cho người Việt Nam luôn xuất hiện trong đề thi F6. Chính vì vậy nên phải học cực kỹ nha các bạn. Do nội dung dạng bài này tương đối dài nên Ad chia làm 2 phần. Trong phần 1 Ad sẽ giải thích: Cách tính PIT từ tiền lương tiền công – cách tính PIT từ chuyển nhượng vốn và cách tính PIT từ đầu tư vốn.
Đặc điểm của dạng bài tính thuế TNCN cho người Việt Nam:
- Đối tượng là 1 người Việt Nam – là cá nhân cư trú.
- Thường liên quan đến nhiều loại thu nhập chịu thuế TNCN
- Thông tin về thu nhập thường là thu nhập trước thuế/thu nhập đã bao gồm thuế (“Gross income”). Không cần Gross-up khi tính thuế.
Cách xử lý dạng bài này hoàn toàn tương tự như khi làm bài tập tính thuế TNCN cho người Nước ngoài. Tất nhiên chúng ta sẽ bỏ qua Bước 1. Vì các trường hợp trong đề thi thì người có quốc tịch Việt Nam sẽ đều là cá nhân cư trú. Như vậy, chúng ta sẽ không đi vào xem 4 bước để giải quyết dạng bài tính thuế TNCN nữa. Ta sẽ đi xem chi tiết cách tính PIT đối với từng loại thu nhập nhé các bạn.
Phần 1. Cách tính PIT với thu nhập từ tiền lương tiền công
Cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công cho người Việt Nam sẽ giống hệt cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công cho người Nước ngoài mà chúng ta đã tìm hiểu ở bài tập tính thuế TNCN cho người Nước ngoài.
Do vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ không tìm hiểu lại chi tiết cách tính PIT từ tiền lương tiền công nữa. Chúng ta sẽ chỉ đi lại 1 lượt các tình huống thường gặp với dạng bài tập tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công cho người Việt Nam mà thôi. Hãy cùng xem tình huống sau.
1. Tình huống về cách tính PIT từ tiền lương tiền công
Ông Phú, là người việt Nam, 40 tuổi. Trong 2018, ông Phú trở thành GD của công ty G. G là 1 công ty cổ phần ở Việt Nam. Thu nhập từ tiền lương tiền công trong năm 2018 của ông Phú là đã bao gồm thuế. Cụ thể:
- Tiền lương: VND580 Tr/tháng, và thêm 2 tháng tiền lương nhận vào T3/2018 và T1/2019.
- Tiền thưởng: phần thưởng là 100,000 cổ phiếu của G Co nếu đạt được kế hoạch. Ông Phú có thể chọn để nhận cổ phiếu hoặc tiền tương đương theo giá trị thị trường của cổ phiếu vào 31.12.2018. Trong cả 2 trường hợp, phần thưởng sẽ được trả vào T6/2019.
- Chi phí thuê xe cho ông Phú từ nhà đến công ty & ngược lại: 30 triệu. Do G trực tiếp trả cho công ty cho thuê xe.
- Bảo hiểm sức khoẻ (không tích luỹ phí): Tổng là 180 triệu/năm cho 6 người trong gia đình ông Phú. Mỗi người là 30 tr/năm. Bảo hiểm này sẽ bù đắp cho chi phí y tế lên đến 1 tỷ/năm.
- Thẻ hội viên câu lạc bộ gôn: 160 triệu/năm. Thẻ ghi đích danh tên ông Phú
- Quyền mua 50,000 cổ phiếu của G Co với mệnh giá là 10.000/cổ vào đầu năm 2018. Ông Phú phải thực hiện quyền mua này vào 4.1.2018. Và chi phí mua là 500 triệu đã được trừ khỏi mức lương ông Phú nhận thêm vào T3.2018. Cổ phiếu đã được bán vào 31.12.2018 theo giá thị trường. Phần tiền thu được trả theo tiền mặt cho ông Phú vào cùng ngày. Giá thị trường cổ phiếu của G Co tại 4.1.2018 & 31.12.2018 lần lượt là 45,000 and 48,000. G Co đã nhận được hướng dẫn từ cục thuế rằng quyền mua cổ phiếu sẽ phải chịu thuế khi các cổ phiếu này được bán đi. Và thu nhập từ tiền lương tiền công chịu thuế là chênh lệch giữa giá thị trường & giá mua tại thời điểm nhân viên thực hiện quyền mua.
- G Co chi trả học phí cho con của ông Phú theo chứng từ thực tế. Số tiền tương ứng là 150tr/năm & 100 tr/năm. Trường học có chính sách chiết khấu 5% cho con thứ 2 trong gia đình học ở trường.
- Lương làm thêm giờ: 180 triệu. Tiền lương này được chi trả ở mức 150% so với mức lương thông thường khi không làm thêm.
- Phụ cấp độc hại do môi trường làm việc: 1 triệu/tháng
- Trợ cấp trang phục bằng tiền: 4 triệu/năm
- Công ty tổ chức bữa trưa cho nhân viên trị giá 40.000/bữa * 240 ngày
- Trợ cấp chuyển đến nơi làm việc là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: 20 triệu
- Ông Phú tự chịu nghĩa vụ thuế TNCN, cũng như các khoản bảo hiểm theo quy định. Mức lương cơ bản để đóng bảo hiểm là 24.2 triệu. Tỷ lệ bảo hiểm là 10.5%. Vợ và bố mẹ của ông Tony đều có thu nhập trên 1 tr/tháng. 2 con ông phú là 8 tuổi và 11 tháng tuổi. Trong năm ông phú có đóng góp từ thiện cho tổ chức người khuyết tật hà nội với số tiền 100 triệu. Tổ chức này được thành lập theo quy định của pháp luật. Và ông phú có phiếu thu hợp pháp của tổ chức này.
Yêu cầu:
- Xác định thu nhập chịu thuế – thu nhập không chịu thuế – thu nhập miễn thuế trong năm 2016 của ông Phú
- Xác định nghĩa vụ thuế Thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công của Mr. Phú
2. Đáp án
(1) Xác định thu nhập chịu thuế – thu nhập không chịu thuế – thu nhập miễn thuế trong năm 2016 của ông Phú
Items | Taxable income | Non-taxable income / Exempt income | Remarks |
Annual salary (580*12) | 6960 | Tiền lương được liệt kê là khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công | |
Two monthly additional salaries | 580 | Thời điểm tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công là thời điểm người lao động thực nhận được thu nhập. Nên khoản tiền lương bổ sung chi trả vào T1/2017 sẽ được kê khai vào Thu nhập chịu thuế TNCN của T1/2017 | |
Incentive bonus (100,000 shares*0·048) | Thời điểm tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công là thời điểm người lao động thực nhận được thu nhập. Nên khoản tiền thưởng này sẽ được tính thuế theo thời điểm thực nhận. Nghĩa là T6.2017. | ||
Car rental (30*12) | 360 | Khoản tiền chi phí thuê xe đưa đón người làm việc từ nơi ở đến nơi làm việc & ngược lại không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định. | |
Medical insurance for family (180*5/6) | 150 | Khoản bảo hiểm sức khoẻ (không có tích luỹ phí) do công ty mua cho người thân của cá nhân thì là 1 khoản lợi ích mà cá nhân được hưởng từ công ty. Do đó phải chịu thuế TNCN. | |
Medical insurance for himself (180/6) | 30 | Khoản bảo hiểm sức khoẻ (không có tích luỹ phí) do công ty mua cho cá nhân sẽ là thu nhập không chịu thuế TNCN theo quy định. | |
Golf membership | 160 | Thẻ chơi gôn ghi đích danh tên của Mr. Phú. Do đó, phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của Mr. Phú. | |
Share options (50,000 shares*(0·045 – 0·010)) | 1750 | Bản chất của quyền chọn mua cổ phiếu này là 1 phần tiền thưởng Mr. Phú được hưởng. Do vậy, là đối tượng chịu thuế TNCN. Thời điểm tính thuế cũng như mức giá cổ phiếu áp dụng khi tính thuế đã được nêu rõ trong tình huống. | |
School fee for daughter | 150 | Theo quy định thì chỉ học phí cho con của Người nước ngoài học tại Việt Nam hoặc con của người Việt Nam học tại nước ngoài cho bậc học từ mầm non – phổ thông mới không phải chịu thuế TNCN. Do vậy, học phí cho con của nhân viên Việt Nam tại Việt Nam do công ty chi trả vẫn sẽ phải chịu thuế TNCN. | |
School fee for son (100*(1 – 5%)) | 95 | Theo quy định thì chỉ học phí cho con của Người nước ngoài học tại Việt Nam hoặc con của người Việt Nam học tại nước ngoài cho bậc học từ mầm non – phổ thông mới không phải chịu thuế TNCN. Do vậy, học phí cho con của nhân viên Việt Nam tại Việt Nam do công ty chi trả vẫn sẽ phải chịu thuế TNCN. | |
Overtime | 120 | 60 | Phần tiền lương làm thêm giờ trả cao hơn mức tiền lương thông thường sẽ đuợc miễn thuế TNCN. Phần tiền lương trả theo mức thông thường vẫn sẽ bị chịu thuế TNCN. |
Trợ cấp, phụcấp | 45.6 | Trợ cấp chuyển vùng đến làm việc ở địa bàn xã hội đặc biệt khó khăn & Phụ cấp do làm việc trong môi trường độc hại: Thu nhập không chịu thuế TNCN Trợ cấp tiền đồng phục: Nếu là tiền mặt thì từ 5 triệu trở lên sẽ bị chịu thuế TNCN. Dưới 5 triệu thì là thu nhập không chịu thuế TNCN. Nếu là hiện vật thì không bị tính thuế. Trợ cấp ăn trưa: Nếu là do công ty đứng ra tổ chức ăn trưa cho người lao động thì không bị chịu thuế TNCN. Nếu công ty trợ cấp bằng tiền thì thực hiện theo quy định của bộ Lao động thương bình xã hội về trợ cấp tiền ăn. Mức hiện tại là 730k/tháng/người. | |
Total employment income | 9965 | 495.6 |
(2) Xác định nghĩa vụ thuế Thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công của Mr. Phú
Tình huống đưa ra thông tin: “Thu nhập từ tiền lương tiền công trong năm 2016 của ông Phú là đã bao gồm thuế”. Nghĩa là thu nhập của Mr. Phú là “Gross-income”. Chúng ta không cần phải Grossup thu nhập lên trước khi tính thuế nữa.
Thuế TNCN từ tiền lương tiền công phải nộp = Thu nhập tính thuế * % Thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến (hoặc sử dụng công thức rút gọn)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Quy định về các khoản giảm trừ mình đã giải thích ở bài tập tính thuế TNCN cho người Nước ngoài.
Giảm trừ gia cảnh: Ở đây, Mr. Phú có 2 người con dưới 18 tuổi đều thoả mãn điều kiện được coi là người phụ thuộc. Vợ và bố mẹ ông Phú đều có thu nhập > 1 triệu nên không được coi là người phụ thuộc. Giả sử Mr. Phú đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 2 con theo quy định. Như vậy, giảm trừ gia cảnh Mr. Phú được hưởng trong năm là: (11 tr + 4.4tr) *12 + 4.4 * 11 = 233.2 triệu
Giảm trừ bảo hiểm: 24.2tr * 10.5% = 2.5 triệu/tháng nghĩa là 30 triệu/năm
Trong thực tế việc tính bảo hiểm người lao động phải đóng được trừ khí tính thuế TNCN sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên trong đề thi F6, để đơn giản thì ACCA đã để chúng ta giả định mức lương cơ bản để tính bảo hiểm. Và cố định sẵn tỷ lệ đóng 3 loại bảo hiểm bắt buộc là 10.5%. Các bạn cần tra cứu lại thông tin này ở phụ lục đề thi mỗi khi làm bài nhé. Vì có thể họ sẽ thay đổi ở mỗi kỳ thi.
Giảm trừ từ thiện, nhân đạo, khuyến học: phải thoả mãn điều kiện đối tượng nhận từ thiện và chứng từ chứng minh. Cụ thể:
- Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa. Tài liệu để chứng minh là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.
- Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định. Tài liệu chứng minh đóng góp là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
Thu nhập tính thuế hàng tháng = [9,965 triệu – (233.2 triệu + 30 triệu + 100 triệu)]/12 = 800.15 triệu
Thuế TNCN phải nộp hàng tháng: 800.15 triệu * 0.35 – 9.85 triệu = 270.2 triệu
Thuế TNCN phải nộp trong năm: 270.2 triệu * 12 = 3,242 triệu
Phần 2. Cách tính PIT từ đầu tư vốn
Nếu bạn chưa rõ sự khác biệt giữa thu nhập từ chuyển nhượng vốn & thu nhập từ đầu tư vốn thì các bạn tham khảo bài viết này: 4 bước xử lý dạng bài Thuế Thu nhập cá nhân
1. Kiến thức cần biết về cách tính PIT từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn không chịu thuế TNCN/miễn thuế TNCN
- Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
Thời điểm tính thuế TNCN từ đầu tư vốn
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
- Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là: thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, hoặc khi rút vốn…
- Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là: thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
- Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là: thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
- Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là: thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
Công thức tính thuế TNCN: Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
Với Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn mà cá nhân nhận được.
2. Ví dụ minh hoạ về cách tính PIT từ đầu tư vốn
Tình huống 2 (June/17)
Ms. L có 1 danh mục đầu tư đã mang lại lợi nhuận cho cô trong năm 2019 như sau:
- 100 triệu tiền mặt từ tiền lãi trái phiếu chính phủ
- 120 triệu tiền cổ tức chi trả bởi T Co – 1 công ty cổ phần không niêm yết.
- 20,000 cổ phiếu của P Co là cổ tức chi trả theo hình thức cổ phần tương ứng với 120,000 cổ phần của P Co mà Ms. L nắm giữ trong năm 2018. Tại thời điểm trả cổ tức, giá thị trường của cổ phiếu P Co là 18,000/cổ phần.
Yêu cầu: Xác định nghĩa vụ thuế TNCN từ đầu tư vốn của Ms. L trong năm 2018.
Đáp án:
Thu nhập của Ms. L từ đầu tư trái phiếu & cổ phiếu được phân loại là thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn.
(1) Thuế TNCN với thu nhập từ tiền lãi trái phiếu chính phủ: đây là thu nhập từ đầu tư vốn thuộc diễn được miễn thuế.
(2) Thuế TNCN cho cổ tức nhận bằng tiền mặt: 120 triệu * 5% = 6 triệu
(3) Thuế TNCN với cổ tức nhận được bằng cổ phiếu
Theo quy định tại Điều 10, Thông tư 111/2013: Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là: thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu. Do vậy, Ms. L chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập này khi thực hiện chuyển nhượng số cổ phiếu đã nhận trong năm 2018.
Phần 3. Cách tính PIT từ chuyển nhượng vốn
Chuyển nhượng vốn được chia làm 2 hoạt động:
- Chuyển nhượng phần vốn góp: Bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
- Chuyển nhượng chứng khoán: Bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phần của các nhân trong các công ty cổ phần.
Mỗi loại thu nhập này có cách tính khác nhau nên sẽ cần được xem xét riêng biệt.
1. Cách tính PIT từ chuyển nhượng phần vốn góp
Thời điểm tính thuế TNCN từ chuyển nhượng phần vốn góp: là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Công thức tính thuế TNCN: Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn chuyển nhượng & chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
- Chi phí hợp lý liên quan bao gồm: Chi phí làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng; Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn. Và các chi phí này đều phải có chứng từ hợp lệ theo quy định.
Tình huống 3 (June/17)
15.5.2019, Mr. X góp vốn vào H Co với số tiền là 50 tỷ & 500,000 cổ phiếu của of A Co. Tại thời điểm góp vốn, giá thị trường của cổ phiếu A Co là 15,000/cổ phiếu. Giá trị góp vốn được xác định dựa trên số tiền thực tế góp & giá thị trường của cổ phiếu A Co. Vào 1.9.2019, Mr. X bán toàn bộ phần vốn góp tại H Co cho Mr. Y – là người Việt Nam với giá là 68 tỷ. Giá thị trường của cổ phiếu A Co không thay đổi. Yêu cầu: Tính nghĩa vụ thuế TNCN mà Mr. X phải nộp liên quan đến giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp tại H Co vào 1.9.2019.
Đáp án:
Giá chuyển nhượng của phần vốn góp của Mr.X tại H Co ngày 1.9.2019: 68 tỷ
Trị giá phần vốn góp của Mr. X tại H Co vào ngày 1.9.2019:
- Tiền mặt: 50 tỷ
- Cổ phiếu A Co: 500,000 * 15,000 = 7.5 tỷ
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp của Mr.X: 68 tỷ – 57.5 tỷ = 10.5 tỷ. Đây cũng chính là thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp.
Thuế TNCN phải nộp = 10.5 tỷ * 20% = 2.1 tỷ
Lưu ý: Khi sử dụng 500,000 cổ phiếu của A Co để góp vốn vào H Co, Mr.X sẽ phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Nếu chưa nộp thuế tại thời điểm góp vốn thì Mr.X sẽ phải nộp thuế tại thời điểm chuyển nhượng vốn. Chúng ta xem xét nghĩa vụ thuế từ chuyển nhượng chứng khoán ở phần 2.
2. Cách tính PIT từ chuyển nhượng chứng khoán
Thời điểm tính thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán của công ty niêm yết: là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán: là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
- Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên: là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.
- Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn: thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần * 0.1%
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần:
- Nếu chứng khoán của công ty niêm yết, giá chuyển nhượng là giá khớp lệnh trên sàn.
- Đối với chứng khoán của công ty chưa niêm yết: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập BCTC gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng
Tình huống 4 (June/17)
Vào 1.9.2018, Ms. L quyết định bán toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại P Co (140.000 cổ phiếu) & T Co (120.000 cổ phiếu) với mức giá 20,000/cổ phiếu & 16,000/cổ phiếu. Biết rằng trong 140.000 cổ phiếu tại P Co, có 20.000 cổ phiếu Ms. L nhận được do P Co chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Yêu cầu: Tính nghĩa vụ thuế TNCN mà Ms.L phải nộp liên quan đến giao dịch chuyển nhượng chứng khoán tại P Co & T Co.
Đáp án
Giá chuyển nhượng chứng khoán Ms.L thu được từ cổ phiếu tại P Co: 140,000 * 20,000 = 2.8 tỷ
Giá chuyển nhượng chứng khoán Ms. L thu được từ cổ phiếu tại T Co: 120.000 * 16,000 = 1.92 tỷ
Thuế TNCN phải nộp từ chuyển nhượng chứng khoán của Ms. L: (2.8 tỷ + 1.92 tỷ) * 0.1% = 4.7 triệu
Chúng ta đã đề cập rằng: cổ tức nhận theo dạng cổ phiếu chỉ phải nộp thuế TNCN khi cá nhân chuyển nhượng số cổ phiếu này. Do vậy, trong trường hợp này, Ms. L sẽ phải nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn khi chuyển nhượng 20.000 cổ phiếu đã nhận được theo dạng cổ tức.
Thuế TNCN phải nộp từ chuyển nhượng 20,000 cổ phiếu cổ tức: 20,000 * 10,000 * 5% = 10 triệu
Lưu ý:
Từ ví dụ trên ta thấy: Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cá nhân chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn & thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn = số lượng cổ phiếu cổ tức đã chuyển nhượng * Mệnh giá của cổ phiếu * 5%
Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. (Khoản 2d, Điều 11, Thông tư 111/2013)
Vậy là xong 3 loại thu nhập thường gặp nhất trong dạng bài tính thuế TNCN cho người Việt Nam. Trong bài viết tiếp theo chúng ta sẽ đi nốt các loại thu nhập còn lại nhé.
Cho e hoi la bao hiem suc khoe “khong co tich luy phi” la gi a? E ko hieu ve cac loai bao hiem, ko biet loai nao thi ko chiu thue TNCN va loai nao thi chiu thue TNCN?
Mong anh/chi giai dap giup e a!
Hi Hoài, chúng ta tạm chia bảo hiểm thành 2 loại:
1. Bảo hiểm bắt buộc: bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đây là các loại bảo hiểm mà công ty BẮT BUỘC PHẢI MUA cho người lao động. Đơn vị bán bảo hiểm là Cơ quan Bảo hiểm xã hội của nhà nước. Tổng tỷ lệ đóng 3 loại bảo hiểm này là 10.5%. Cũng là các loại bảo hiểm thường gặp nhất trong đề thi F6 với dạng bài tính thuế TNCN cho người Việt Nam. E có thể search bảo hiểm bắt buộc thì sẽ ra chi tiết rất nhiều. Lưu ý: người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam trong thực tế thường không tham gia vào 3 loại này. Họ thường tham gia mua bảo hiểm bắt buộc ở nước họ. Thì khi đó, nếu họ có chứng từ chứng minh cho các khoản bảo hiểm bắt buộc đã tham gia thì vẫn có thể được khấu trừ khi tính thuế TNCN ở Việt Nam. Tất nhiên chỉ cho trường hợp là cá nhân cư trú. Vì cá nhân không cư trú thì không được áp dụng giảm trừ.
2. Bảo hiểm không bắt buộc: Đây là các khoản bảo hiểm KHÔNG BẮT BUỘC phải mua cho người lao động. Mà là tuỳ chọn, tự nguyện mua. Do các côg ty bảo hiểm tư nhân bán. Trong loại này lại chia làm 2 nhóm:
Loại 1. Bảo hiểm không tích luỹ về phí. Ví dụ: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm khám chữa bệnh… Với loại bảo hiểm này, hàng năm em đóng tiền mua bảo hiểm (VD: 2-3tr/năm) Thì nếu em có bệnh phải đi khám chữa, bảo hiểm sẽ chi trả cho em phần chi phí khám chữa bệnh đó. Còn nếu em không phát sinh thì thôi. Khoản phí bảo hiểm đã đóng sẽ không được công ty bảo hiểm hoàn trả lại. Bởi vì loại bảo hiêm này đơn giản là bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Người lao động không nhận được thu nhập gì từ công ty bảo hiểm cả. Nên được khuyến khích và không phải chịu thuế TNCN. Mặc dù về bản chất nó cũng là 1 loại lợi ích.
Loại 2. Bảo hiểm có tích luỹ về phí. Ví dụ: bảo hiểm nhân thọ (LIfe insurance). Với loại bảo hiểm này, em ký hợp đồng với công ty bảo hiểm nhân thọ. Hợp đồng quy định định kỳ em phải đóng bao nhiêu tiền, kéo dài trong thời hạn bao nhiêu năm. Ví dụ mỗi năm đóng 10 triệu trong 10 năm. Thì trong thời hạn hợp đồng, nếu em có bệnh tật, thì sẽ đươc chi trả viện phí. Hoặc khi em chết thì được bồi thường – tuỳ theo quy định tại hợp đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt của loại bảo hiểm này với bảo hiểm loại 1 là: Sau thời hạn đóng tiền quy định : công ty bảo hiểm sẽ chi trả lại cho em phần tiền gốc em đã đóng (10 triêuj * 10 năm) + phần tiền lãi tính trên tiền gốc theo tỷ lệ thoả thuận (VD: 5% * 100 triệu = 5 triệu). Tức là có sự tích luỹ phí và hoàn trả Kiểu như là công ty bảo hiểm trả tiền lãi cho em vì em đã cho họ sử dụng vốn đó. Về bản chất là giống hệt tiền gửi ngân hàng. Chỉ khác ở chỗ có điều khoản bảo hiểm khi rủi ro mà thôi. Với loại bảo hiểm này, công ty mua bảo hiểm cho em. Em là người được thụ hưởng (tiền gốc + tiền lãi), do vậy em sẽ phải nộp thuế TNCN.
Hy vọng đã làm sáng tỏ thắc mắc của em.
Wow, admin tra loi rat chi tiet va de hieu a! E chua di lam nen ko co kinh nghiem thuc te! Cam on admin rat nhieu a!!!
Cho e hỏi là trong đề thi năm 2018 e thấy có ghi “Employee insurance contribution Borne by employee” và thấy lời giải là (26 triệu * 10.5%) được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. E ko hiểu là nếu “Borne by Employer” thì sao ạ, vì cơ bản e ko hiểu bản chất. Mong admin giải đáp chi tiết ạ. E cam on nhiu a!!!
Hi Binh,
Bảo hiểm bắt buộc (Compulsory insurance) bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đây là các loại bảo hiểm mà công ty BẮT BUỘC PHẢI MUA cho người lao động. Đơn vị bán bảo hiểm là Cơ quan Bảo hiểm xã hội của nhà nước. Tổng tỷ lệ đóng 3 loại bảo hiểm này là 32%. Trong đó: Công ty phải chi 21.5% (tính vào chi phí công ty) và Người lao động chịu 10.5% (trừ khỏi lương trước khi thanh toán). Thì ý của câu “Employee insurance contribution Borne by employee” chính là chỉ phần bảo hiểm người lao động phải chịu và bị trích khỏi lương. Chính là tỷ lệ 10.5% này.
Trong công thức tính PIT của chúng ta, phần lương Gross là lương trước khi trừ đi phần bảo hiểm này. Khi tính PIT thì chúng ta được phép trừ phần bảo hiểm này khỏi thu nhập chịu thuế. Vì nó là “bắt buộc” chứ không phải là người lao động được hưởng lợi gì ở đây em nhé.
Lưu ý: người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam trong thực tế thường không tham gia vào 3 loại này. Họ thường tham gia mua bảo hiểm bắt buộc ở nước họ. Thì khi đó, nếu họ có chứng từ chứng minh cho các khoản bảo hiểm bắt buộc đã tham gia thì vẫn có thể được khấu trừ khi tính thuế TNCN ở Việt Nam. Tất nhiên chỉ cho trường hợp là cá nhân cư trú. Vì cá nhân không cư trú thì không được áp dụng giảm trừ.
Hy vọng đã làm sáng tỏ thắc mắc của em.
Cho e hỏi ạ
1. Người có thu nhập từ bao nhiêu trở lên thì có nghĩa vụ nộp thuế ạ?
2. Người VN bắt đầu đi làm từ tháng 3 năm 2018, được giảm trừ cá nhân và người phụ thuộc cho cả 12 tháng?
3. Người nc ngoài lần đầu đến VN là cá nhân cư trú đề ko nói là ký DTA hay ko –> kì tính thuế bắt đầu là ngày đến VN, giảm trừ cá nhân cho số tháng ở VN năm đó, sang năm thứ 2 vẫn là CN cư trú thì đc giảm trừ cá nhân cho cả 12 tháng?
4. Phần bảo hiểm bắt buộc 10.5% do CNCT trả đc khấu trừ. Phần bảo hiểm bắt buộc do côg ty trả cho thì ko bị đánh thuế?
5. Thuế khác nhau đvoi quỹ hưu trí bắt buộc và hưu trí tự nguyện?
Mong tin của Admin a! Cam on admin a!!!
Hi Trúc Anh
Em xem câu trả lời dưới đây nhé:
(1) Theo quy định thì người có thu nhập chịu thuế thì là đối tượng nộp thuế. PIT = Thu nhập tính thuế * % thuế suất tương ứng. Như vậy, nếu phát sinh thu nhập tính thuế > 0 thì sẽ phát sinh thuế phải nộp. Chứ chúng ta không thể quy chụp người có thu nhập từ mức nào thì có nghĩa vụ nộp thuế. Ví dụ: người có thu nhập 10 triệu/tháng nhưng chỉ có giảm trừ bản thân, không có giảm trừ bảo hiểm thì vẫn phát sinh thuế phải nộp. Nhưng người có thu nhập 11 triệu/tháng nhưng có giảm trừ bản thân, giảm trừ 2 người phụ thuộc thì thu nhập tính thuế < 0 nên không phát sinh thuế.(2) Em đọc quy lại quy định về người phụ thuộc. Thời điểm được tính giảm trừ là khi bắt đầu phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng với điều kiện phải thực hiện đăng ký theo quy định. Người VN khi đi làm từ T3.2018 nhưng lúc quyết toán thuế là theo năm dương lịch (đủ 12 tháng) nên vẫn sẽ được giảm trừ cho đủ 12 tháng. Cộng tổng thu nhập trong năm - Tổng các khoản giảm trừ trong năm sau đó chia cho 12 tháng để tính ra thu nhập tính thuế/tháng => PIT phải nộp /tháng => PIT cả năm
(3) Em đọc lại bảng tóm tắt hướng dẫn tình trạng cư trú cho người nước ngoài trong bài viết này: https://tuonthi.com/thue-tncn-cho-nguoi-nuoc-ngoai-cu-tru-tai-vn/
Nguyen tắc xem xét tình trạng cư trú là xem xét theo từng năm. Và nếu không thoả mãn điều kiện cư trú trong năm dương lịch thì mới tiếp tục xét đến 12 tháng liên tục kể từ lần đầu đến Việt Nam. Như vậy, nếu ngươi nước ngoài ở nước không ký DTA với Việt Nam: kỳ tính thuế sẽ là năm dương lịch nếu thoả mãn điều kiện. Nếu không thoả mãn, thì xem xét đến 12 tháng liên tục từ ngày đầu đến VN. Số tháng được giảm trừ gia cảnh tương ứng với số tháng tính thuế. Sang năm thứ 2 thì sẽ xem xét lại tình trạng cư trú cho năm dương lịch thứ 2 này xem có thoả mãn không. Nếu thoả mãn thì vẫn tính giảm trừ và tính thuế phải nộp cho cả 12 tháng. Trong trường hợp kỳ thuế năm 1 và năm 2 có giai đoạn bị trùng nhau thì sẽ được tính giảm cho các tháng tính trùng theo quy định.
(4) Phần bảo hiểm bắt buộc do công ty chi trả theo quy định không có trong danh sách 10 loại thu nhập chịu thuế TNCN => không bị đánh thuế
(5) Em phải cung cấp tình huống cụ thể thì Ad mới trả lời được.
Thân.
Cảm ơn Admin ạ, E có thêm câu hỏi cho e hiểu chi tiết hơn ạ.
1. Người VN bắt đầu ký hợp đồng đi làm từ 12 tháng 4 2018. Lương 50 triệu. Có 1 con gái 11 tháng tuổi đã đăng ký người phụ thuộc theo qui định=> Đc giảm trừ bản thân 9 triệu cho 12 tháng, Đc giảm trừ người phụ thuộc là 3.6 triệu cho 11 tháng (vì con gái 11 tháng tuổi) hay từ ngày người này đi làm? Theo em là đc giảm 11 tháng tính từ lúc phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đúng ko ạ?
2. Tất cả các công ty phải mua bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên đúng ko ạ? Nếu đề bài ko đề cập gì đến bảo hiểm bắt buộc thì làm bài thi mình có tính giảm trừ bảo hiểm 10.5% cho người đó trước khi tính thuế ko ạ?
3. Ở đề thi người ta có cho biết nước đó ký DTA với VN ko ạ?
4. Về quỹ hưu trí em chỉ biết là đóng 1 khoản tiền để khi về hưu mình đc nhận lương hưu. E ko hiểu hưu trí bắt buộc và hưu trí tự nguyện khác nhau ntn? công ty có phải mua cho mình ko, nếu có có bị đánh thuế ko ạ. Rồi có phần cá nhân phải đóng ko ạ, nếu có thì được giảm trừ ko ạ?
5. Bài ví dụ ở trên bài của admin cho phần phụ cấp, trợ cấp: e tính phần nontaxable là gồm (12 triệu cho phụ cấp độc hại + 4 triệu + (730,000 *12 tháng) = 24,760,000). Còn 1 phần của trợ cấp ăn trưa Taxable là (40,000 1 bữa * 240 ngày) – (730k*12 tháng) = 840,000. E ko hiểu sao lời giải Non-taxable là 45.6 triệu và ko có phần taxable cho tiền trợ cấp ăn trưa vượt ngưỡng 730k 1 tháng.
Hi em
Em xem câu trả lời dưới đây nhé.
(1) Em hiểu đúng rồi.
(2) Theo quy định thì Tất cả các công ty phải mua bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên. Tuy nhiên với các tình huống trong đề thi thì: Người nước ngoài thường họ đã mua bảo hiểm bắt buộc ở nước ngoài & không tham gia bảo hiểm bắt buộc ở VN nữa. Còn với người VN Ad chưa gặp tình huống nào đề bài không đề cập đến bảo hiểm bắt buộc. Còn tất nhiên, khi đề bài không đề cập trong khi cần phải có thì em hoàn toàn có quyền giả sử rõ trong bài làm là đã tham gia bảo hiểm bắt buộc để tính giảm trừ.
(3) Em tự soát lại đề thi các năm cho chắc chắn. Tuy nhiên, theo Ad thì mình nên chủ động tìm hiểu các nước thường gặp như: Nhật, Mỹ, Úc, Hàn
(4) Với hưu trí bắt buộc: là những người tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc của nhà nước trong 1 khoảng thời gian quy định. Thì khi họ về hưu, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ trả tiền lương hưu cho họ. Còn Hưu trí tự nguyện hiểu đơn giản là gói bảo hiểm do các công ty bảo hiểm cung cấp. Theo đó, định kỳ người tham gia bảo hiểm đóng phí định kỳ. Và khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ được nhận các khoản tiền “lương hưu” do các công ty bảo hiểm chi trả. Các công ty không phải bắt buộc mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, chỉ bắt buộc mua bảo hiểm bắt buộc. Và đã là tự nguyện thì do công ty hay người lao động đóng, tỷ lệ như nào là do 2 bên thoả thuận. Nhưng mức tối đa để được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế chỉ là 1 triệu/1 người/tháng đối với hưu trí tự nguyện
(5) Trợ cấp tiền ăn nhưng theo hình thức là công ty tổ chức bữa ăn (không phải là trả tiền cho người lao động tự ăn) thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN em nhé. E đọc lại ghi chú trong bài viết. Còn cách tính ra Non-taxable = phụ cấp độc hại 1 tr * 12 tháng + trợ cấp trang phục 4 tr/năm + trợ cấp chuyển vùng 20 tr + trợ cấp ăn trưa không phải chịu thuế 40.000/bữa * 240 bữa = 45.6 tr
Cam on admin nhieu a,
Vay để nhận được tiền lương hưu khi về hưu (hưu trí bắt buộc) thì chính là tiền đóng bảo hiểm bắt buộc đúng ko a (công ty chi trả 21.5% và người lao động chịu 10.5%). Hay hưu trí bắt buộc là cái gì khác với bảo hiểm bắt buộc ạ? Vì e ko thấy bài nào có giảm trừ cho hưu trí bắt buộc cả (chỉ thấy giảm trừ cho compulsory insurance 10.5%)?
Ngoài ra cho e hỏi 1 cái ko liên quan tới F6 nhưng trong thực tế cuộc sống khi người chồng về hưu mới đc có 5 năm, nhận lương hưu 10 triệu 1 tháng, nhưng qua đời vì bạo bệnh, thì tiền lương hưu đó tự động mất đi, hay người vợ hoặc các con tiếp tục được hưởng số tiền hưu của người chồng (bố) đã mất?
Cam on a a!
Hi em,
(1) Đóng bảo hiểm bắt buốc => Nghỉ hưu nhận được tiền lương hưu (hưu trí bắt buộc)
(2) Tiền lương hưu phải chi trả đúng đối tượng. Nghĩa là khi đối tượng đó chết thì sẽ ngừng chi trả. Chính vì vậy nên em đọc báo thi thoảng thấy vụ bố mẹ chết rồi nhưng con cái vẫn không báo tử để hưởng tiền trợ cấp hưu trí đó.
Admin
Admin cho mình hỏi một chút, quy định tại khoản 2 điều 8, TT 111 khoản “thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương tiền công tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 điều 2 thông tư này”.
Tại điều 3 thông tư này lại quy định riêng rẽ về các khoản thu nhập miễn thuế. Như vậy khoản tiền tăng ca vượt trội có nằm trong thu nhập chịu thuế hay không.
Hi Mai, bản chất của thu nhập miễn thuế là thu nhập phải chịu thuế nhưng được MIỄN. Nó khác với Thu nhập không chịu thuế. Thế nên điều 8 vẫn quy định chung về các khoản thu nhập chịu thuế còn Điều 3 lại quy định về thu nhập được miễn thuế. Hai cái không mâu thuẫn nhau.
Còn với khoản tiền tăng ca trả cao hơn mức thông thường, về bản chất đáng lẽ sẽ là thu nhập chịu thuế (điều 8) nhưng lại thuộc đối tượng “được miễn thuế” (điều 3). Do vậy, sẽ được miễn thuế nhé.
Hi Ad,
Theo ví dụ nêu trên thì khoản tiền chi thuê xe cho ông Phú đi từ Công ty về nhà & ngược lại: 30tr/tháng. –> Ad phân vào thu nhập không chịu thuế.
Tuy nhiên, theo mình đọc trong TT111/2013 thì: “Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.”
Trường hợp đề cho là đưa đón riêng –> thì phải tính vào TNCT chứ nhỉ?
Cảm ơn Ad.
Hi bạn, bạn đọc văn bản pháp luật thì cần xem trước về tính hiệu lực của văn bản. Điều khoản bạn trích dẫn đã được bổ sung, thay thế bởi TT92/201
5/TT-BTC như sau:
“đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.”
ok, mình đã thấy chỗ sửa đổi rồi. Cảm ơn ad nhé!
Chị ơi . Chị cho em hỏi câu PIT đề tháng 6/2019 của công ty ZLC.
Chỗ SHUI (2.4) của ông That . Em ko hiểu vì sao ra 2.4 ạ . Em thấy phần giải thích ở dưới là mình lấy giá trị nhỏ hơn giữa 27.8 và ( salary+ allowance + overtime+ uniform ) rồi nhân với 10.5% .
Em lấy (144+72+20+3)/12 = 19.9 ( giá trị nhỏ hơn 27.8) . Nên em nhân với 10.5 % = 19.9*10.5%= 2.1 . Chứ ko bằng 2.4 . Chị xem giúp em với . Em cảm ơn
Hi Nhi, người ta đang tính thu nhập để tính SHUI là bao gồm cả bonus (144+72+36+20+3)/12 = 22.9
Chắc do phần giải thích trong đáp án bị ghi thiếu đó em.