[ACCA F6 Taxation] 4 bước tính thuế Thu nhập cá nhân

Ở bài viết trước, chúng ta đã biết cách xác định đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong bài viết này Ad sẽ chia sẻ về các bước tính thuế Thu nhập cá nhân. Tuỳ vào mỗi tình huống mà cách làm chi tiết có thể khác nhau. Nhưng đây sẽ là trình tự chung mà chúng ta thực hiện theo nhé các bạn.

1. Các bước tính thuế Thu nhập cá nhân

Chúng ta thực hiện 4 bước sau:

  • Bước 1: Xác định tình trạng cư trú của đối tượng chịu thuế
  • Bước 2: Xác định “loại thu nhập” mà đối tượng chịu thuế nhận được
  • Bước 3: Phân chia thu nhập mà đối tượng chịu thuế nhận được thành “Thu nhập chịu thuế” / “Thu nhập không chịu thuế”/ “Thu nhập miễn thuế”
  • Bước 4: Tính ra số thuế phải nộp

Sau đây chúng ta hãy cùng đi làm rõ từng bước này.

Bước 1: Xác định tình trạng cư trú

Như trong bài trước chúng ta đã biết đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được chia làm 2 loại: Cá nhân cư trú và Cá nhân không cư trú. Như vậy, xác định tình trạng cư trú nghĩa là chúng ta đi xác định xem người nộp thuế là “Cá nhân cư trú” hay “Cá nhân không cư trú”.

Và để làm được điều này thì chúng ta cần căn cứ vào các điều kiện để 1 cá nhân được coi là “cá nhân cư trú”. Không thoả mãn các điều kiện này thì cá nhân sẽ là không cư trú. Nói đơn giản thì là điều kiện về thời gian có mặt ở việt nam và điều kiện về chỗ ở thường xuyên ở việt nam. Các bạn tham khảo bài viết để biết chi tiết về các điều kiện này nếu cần nhé: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Vậy, tại sao chúng ta lại đi phải xác định tình trạng cư trú đầu tiên?

Lý do là vì: Tình trạng cư trú của 1 người sẽ quyết định 3 vấn đề: Kỳ tính thuế/kê khai thuế; Phạm vi thu nhập người đó phải nộp thuế & Cách tính ra số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Bước 2: Xác định “loại thu nhập” mà đối tượng chịu thuế nhận được

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được chia làm 10 loại:

1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh HHDV & hoạt động của các cá nhân có chứng chỉ hành nghề độc lập
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động
3. Thu nhập từ đầu tư vốn. Ví dụ như: hoạt động cho vay, mua trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn vào các công ty khác…
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Ví dụ như: chuyển nhượng lại phần vốn góp tại các công ty, hoặc bán các chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu…
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Bao gồm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; Chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
6. Thu nhập từ bản quyền. Ví dụ như chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng; chuyển giao công nghệ: bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
7. Thu nhập nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là hợp đồng mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng.
8. Thu nhập từ trúng thưởng. Đây là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức: Trúng thưởng xổ số; Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức; Trúng thưởng trong các hình thức cá cược; Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
9. Thu nhập từ thừa kế. Đây là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế: chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ quà tặng. Bao gồm các khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Tại sao chúng ta phải phân loại thu nhập?

Lý do bởi vì “loại thu nhập” khác nhau sẽ có Thời điểm tính thuế & Cách tính ra số thuế phải nộp hay Thuế suất khác nhau.

Bước 3: Phân chia thu nhập mà đối tượng chịu thuế nhận được theo 3 loại

Sẽ có 3 khái niệm chúng ta cần phân biệt:

  • Thu nhập chịu thuế (“Taxable income”): là phần thu nhập mà theo quy định thì phải chịu thuế
  • Thu nhập không chịu thuế (“Non-taxable income”): là phần thu nhập mà theo quy định thì không phải chịu thuế
  • Thu nhập miễn thuế (“Exempted income”): là phần thu nhập mà theo quy định thì phải chịu thuế nhưng được miễn (1 kiểu hình thức ưu đãi)

Như vậy, trong 3 loại thu nhập này thì chỉ có thu nhập chịu thuế phải tính thuế thôi đúng không? Đó chính là lý do tại sao chúng ta phải xác định xem thu nhập của từng cá nhân là thu nhập chịu thuế? thu nhập không chịu thuế? hay thu nhập miễn thuế?

Bước 4: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Mỗi loại thu nhập sẽ có cách tính thuế cụ thuể khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì:

Nghĩa vụ thuế (“Tax liability”) = Thu nhập tính thuế (“Assessable income”) * Thuế suất (“Tax rate”)

Ở đây ta lại thấy xuất hiện 1 thuật ngữ nữa: Thu nhập tính thuế (“Assessable income”)

Thu nhập tính thuế là 1 trong 2 căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp. Thu nhập tính thuế được xác định dựa trên Thu nhập chịu thuế.

Tuỳ từng loại thu nhập sẽ có cách xác định thu nhập tính thuế khác nhau. Tuy nhiên, ta có thể nhóm về 3 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Áp dụng với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Các nhân không cư trú không được áp dụng các khoản giảm trừ.

Trường hợp 2. Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN

Áp dụng cho các loại thu nhập:

  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công (cá nhân không cư trú)
  • Thu nhập từ hoạt động SXKD HHDV
  • Thu nhập từ đầu tư vốn
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Trường hợp 3: Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – 10 triệu

Áp dụng cho các loại thu nhập:

  • Thu nhập từ bản quyền
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
  • Thu nhập từ trúng thưởng
  • Thu nhập từ thừa kế
  • Thu nhập từ quà tặng

Đừng lo lắng nếu các bạn bị rối với các thông tin này. Trong các video tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách làm chi tiết.

2. Dạng bài tập tính thuế thu nhập cá nhân trong đề thi F6 Vietnam

Trong bài, chúng ta đã biết rằng trong đề thi sẽ có 2 bài tập tình huống liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân. Do giới hạn thời gian nên các bài tập trong đề thi thường không yêu cầu chúng ta thực hiện đẩy đủ các bước tính thuế thu nhập cá nhân. Thay vào đó, đề thi thường yêu cầu chúng ta thực hiện 1 vài bước thôi.

Các tình huống thường gặp về thuế thu nhập cá nhân trong đề thi F6 Taxation bao gồm:

  • Dạng 1. Xác định “tax treatment” cho các thu nhập mà người nộp thuế nhận được (Bước 2 & Bước 4)
  • Dạng 2. Tính thu nhập chịu thuế (“Taxable income), thu nhập không chịu thuế (Non-taxable income) và nghĩa vụ thuế phải nộp (“tax liability”) (Bước 3 và Bước 4)
  • Dạng 3. Xác định tình trạng cư trú và kỳ tính thuế của người nộp thuế (Bước 1 và Bước 3)

Về cơ bản, để giải quyết các dạng bài thì chúng ta vẫn làm theo các bước tính thuế thu nhập cá nhân bên trên.

Có thể bạn quan tâm: ACCA F6 Vietnam – Đề thi các năm

Trong bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện các bước tính thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời giải thích cách xử lý 3 dạng bài tập tương ứng này. Các bạn theo dõi nhé!

XEM VIDEO SỐ 2

6 bình luận trong “[ACCA F6 Taxation] 4 bước tính thuế Thu nhập cá nhân”

  1. Admin cho e hoi voi a: A la nguoi quoc tich VN nhung la ca nhan ko cu tru nam 2018, vi A song va lam viec tai nuoc ngoai. Nam 2018 A co nhan duoc khoan tien trao tang cua me tai VN tri gia 1ty, va chuyen khoan sang ngan hang nuoc ngoai, nhu vay nam 2018 A co phai nop thue cho khoan tien nhan duoc nay ko?
    Cam on Admin a!!!!

    1. Hi em, theo quy định thì có 10 loại thu nhập chịu thuế TNCN (Em xem lại nội dung bài viết). Trong đó có loại thu nhập là “quà tặng” có khả năng liên quan đến khoản thu nhập mà A nhận được từ mẹ. Tuy nhiên, theo định nghĩa tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 111: loại thu nhập quà tặng này chỉ bao gồm:
      – Quà tặng là chứng khoán
      – Quà tặng là phần vốn
      – Quà tặng là bất động sản
      – Quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước
      Như vậy, ta thấy quà tặng là “tiền” hoặc tài sản KHÔNG phải đăng ký quyền sở hữu cũng sẽ không thuộc nhóm thu nhập từ quà tặng phải chịu thuế TNCN.

      Do vậy, trong tình huống này thu nhập A nhận được từ mẹ không thuộc 10 nhóm thu nhập chịu thuế tNCN do thông tư 111 quy định. Và vì vậy, A không phải nộp thuế.

      Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của em.

      Admin

  2. Chị ơi, phần các dạng bài tập tính thuế TNCN, ở dạng 2 e thấy chị type là bước 4 và bước 5 nhưng mà không có bước 5 ạ

  3. Trong đề thi tháng 12/2018, câu trắc nghiệm số 3 em thấy đáp án không tính miễn trừ 3 người phụ thuộc cho Ms. Dung. Vậy thì cho em hỏi lí do tại sao ạ?
    (vì nếu tính người phụ thuộc vào thì đề không có đáp án để chọn luôn ạ)
    Em cảm ơn ad ạ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang