Skip to content

Đáp án đề thi CPA 2016 | Môn thuế

Dưới đây là Lời giải cho phần bài tập trong Đề thi CPA Môn thuế 2016 do web xây dựng. Các bạn cùng trao đổi & góp ý để hòan thiện cùng web nhé. Bọn mình sẽ cố gắng trả lời sớm nhất có thể.

Download đề thi: Đề thi CPA Môn thuế Năm 2016

Phần 1. Đáp án đề thi CPA Môn thuế 2016 – Đề Chẵn

Câu 3. Bài tập thuế có lời giải – Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Xem hướng dẫn cách làm dạng bài này tại: Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Chúng ta lập bảng rà soát chi phí và xác định nghĩa vụ thuế Thu nhập doanh nghiệp như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêuTổng phát sinhTính thuếKhông tính thuế/không được trừ
I. Doanh thu                         26,000 26,000 
II. Chi phí được trừ                          21,00020,080920
1. Chi phí mua thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm (*)                               800800 
2. Chi phạt vi phạm HDKT                               200200 
3. Chi phí tiền lương phải trả theo HDLD                            5,0004,500500
4. Chi mua BH hưu trí tự nguyện (**)                               300                 –300
5. Giá trị vật tư, hàng hóa bị tổn thất                               20080120
6. Chi cho HD của tổ chức Đảng trong DN                               150150 
7. Các khoản chi đủ DK khấu trừ                          14,350 14,350 
III. Thu nhập khác260260 
Thu nhập từ thanh lý tài sản6060 
Nợ khó đòi xóa sổ đã đòi được200200 
IV. Thu nhập tính thuế                           6,180 
V. Thuế TNDN phải nộp (***)                         1,236 

(*) Giả sử thiết bị mua cho Sản xuất chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 năm. Do đó, không được phân loại vào TSCD và ghi toàn bộ vào chi phí trong kỳ.

(**) Giả sử khoản chi mua bảo hiểm này cũng không được quy định tại các tài liệu khác của công ty (Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty)

(***) Giả sử doanh nghiệp không có thu nhập miễn thuế, cũng không có khoản lỗ thuế được kết chuyển

Câu 4. Dạng bài tập tổng hợp thuế

Phân tích đề bài:

Lập bảng tính nghĩa vụ thuế phát sinh:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêuDoanh thu tính TNCTThuế XNKThuế TTĐBThuế GTGT
I. Đầu ra    
1. Doanh thu tiêu thụ nội địa    
Quần áo nhập khẩu400.000 Cái * 160.000 = 64,000  64,000 * 10% = 6,400 
Rượu 40 độ nhập khẩu90.000 chai * 500.000 = 45,000 15,967.74 (*)45,000 * 10% = 4,500
Bánh ngọt500.000 thùng * 30.000 = 15,000  15,000 * 10% = 1,500
Rượu 18 độ120.000 chai * 60.000 = 7,200  7,200 * 10% = 720
2. Doanh thu xuất khẩu    
Quần áo xuất khẩu                       200.000 Cái * 190.000 = 38,000          200.000 Cái * 190.000 * 1% = 380  
Bánh ngọt 80.000 thùng * 30.000 = 2,40080.000 thùng * 30.000 * 1% = 24  
Rượu 18 độ (**)40.000 chai * 71.300 = 2,85240.000 chai * 71.300 / (1 + 15%)  * 1% = 24.8  
Tổng cộng174,452428.815,967.7413,120
II. Đầu vào    
Quần áo 600.000 cái * 0.12 * 20% = 14,400               600.000 cái * 0.12 * (1+20%) * 10% = 8,640
Rượu 40 độ 100.000 chai * 0.15 * (1+15%) * 65% = 11,212.5100.000 chai * 0.15 *(1+15%) *(1+65%) * 55% = 15,654.38100.000 chai * 0.15 *(1+15%) *(1+65%) * (1+55% ) * 10% = 4,411.69
Bánh ngọt   600.000 thùng * 0.02 * 10% = 1,200
Rượu 18 độ công ty B   200.000 * 0.0408 * 10% = 816
Tiền điện, điện thoại, VPP   2.750* 10% / (1+10%)= 250
Tổng cộng  25,612.5015,654.3815,317.69

[YC1] Xác định doanh thu tính Thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp: 174,452

[YC2] Tính thuế GTGT, Thuế XNK và Thuế TTĐB còn phải nộp

  • Thuế xuất khẩu phải nộp trong kỳ: 428.8
  • Thuế TTĐB còn phải nộp trong kỳ = Thuế TTĐB đầu ra – Thuế TTĐB đã nộp được khấu trừ

Thuế TTĐB đầu ra: 15,967.74

Tổng thuế TTĐB đã nộp khâu nhập khẩu tương ứng với 100.000 chai rượu 40 độ nhập trong kỳ: 15,654.38

Công ty áp dụng phương pháp FIFO để tính giá xuất hàng tồn kho, do vậy trong 90.000 chai bán ra sẽ bao gồm 5.000 chai tồn đầu kỳ và 85.000 chai nhập trong kỳ.

Giả sử trong số 5.000 chai rượu tồn kho đầu kỳ không liên quan đến nhập khẩu và do đó không phát sinh thuế TTĐB.

Số thuế TTĐB đã nộp khâu nhập khẩu được khấu trừ tương ứng với số tiêu thụ trong kỳ: 15,654.38 * 85.000 chai / 100.000 chai =  13,306.22 

Thuế TTĐB còn phải nộp: 15,967.74 – 13,306.22 = 2,661.52 

  • Thuế GTGT còn phải nộp:

Giả sử công ty không có thuế GTGT còn được khấu trừ đầu kỳ và hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%

Thuế GTGT đầu ra: 13,120

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 15,317.69

Thuế GTGT được khấu trừ: 15,317.69 – 13,120 = 2,197.69

[YC3] Xác định chi phí được trừ

1. Chi phí giá vốn hàng bán143,467.34 
Quần áo (40.000 * 0.13 + 560.000 * 0.12 *(1+20%))85,840.00 
Rượu 40 độ (5.000 * 0.4 + 85.000 * 0.15*(1+15%)*(1+65%)*(1+55%))39,499.34 
Bánh ngọt (580.000* 0.02)11,600 
Rượu 18 độ (160.000 * 0.0408)6,528.00 
2. Chi phí bán hàng và quản lý (12% * Doanh thu)20,934.24 
3. Thuế TTĐB đã nộp thêm (*)2,661.52 
Tổng chi phí được trừ167,063.10 

(*) Lưu ý:

Bởi vì ở Doanh thu tính thuế TNDN chúng ta sử dụng là gía tính thuế GTGT (đã bao gồm thuế TTĐB) nên ở phần chi phí được trừ cũng cần cộng vào tương ứng.

Doanh thu tính thuế TNDN (phần doanh thu xuất khẩu) đang để là doanh thu chưa bao gồm thuế xuất khẩu. Do vậy, chúng ta không cộng số thuế xuất khẩu đã nộp vào chi phí được trừ nữa.

[YC4] Xác định nghĩa vụ thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ = 174,452 –  167,063.10  = 7,388.90 

Thuế TNDN phải nộp của HDKD trong nước: 7,388.90  * 20% = 1,477.78 

Số thuế TNDN phải nộp cho HDKD ở nước ngoài: 3.200/(1-22%)*22% = 902.56

Số thuế TNDN phải nộp của nước ngoài theo thuế suất của VN: 3.200 * 20%/(1-22%) = 820.51.

Doanh nghiệp sẽ được trừ số thuế đã nộp số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam tối đa là 820.51 triệu.

Như vậy nghĩa vụ thuế TNDN phát sinh thêm: 820.51 – 820.51 = 0

Số thuế TNDN còn lại phải nộp: 657.27  triệu

Câu 5. Bài tập thuế có lời giải – Tính Thuế Thu nhập cá nhân

Xem hướng dẫn cách làm dạng bài tập tại: Dạng bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân

Phân tích đề bài:

Thu nhập nhận cổ tức bằng cổ phiếu:

Theo quy định tại Điều 11 – Khoản 2 – Mục d Thông tư 111/2013/TT-BTC: Khi cá nhân được nhận cổ tức bằng cổ tức thì chưa phải kê khai nộp thuế khi nhận cổ tức:

  • Khi thực hiện chuyển nhượng lại số cổ phiếu này. Phải thực hiện kê khai thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng chứng khoán
  • Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức. 
  • Khai thuế cho hoạt động đầu tư vốn: Giá tính thuế là Mệnh giá cổ phiếu; Thuế suất đầu tư vốn: 5%
  • Khai thuế cho hoạt động chuyển nhượng chứng khoán: Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 92/2015/TT-BTC:
  • Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần * 0.1%

Thu nhập từ bán cổ phiếu: Sau khi đã kê khai thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng chứng khoán cho đến hết sổ cổ phiếu do nhận cổ tức: Bà Kim Oanh chỉ cần khai thuế cho thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đối với giao dịch bán số cổ phiếu còn lại.

Tính số thuế TNCN phải nộp năm 2015:

Ngày 1.4.2015: Chưa phải kê khai nộp thuế

Ngày 3.6.2015:

Thuế TNCN phải nộp từ đầu tư vốn: 200.000 * 10.000 * 5% = 100,000,000

Thuế TNCN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán: 200.000 * 45.000 * 0.1% = 9,000,000 

Ngày 30.12.2015:

Thuế TNCN phải nộp từ đầu tư vốn (cho 100.000 cổ phiếu từ nhận cổ tức còn lại): 100.000 * 10.000 * 5% = 50,000,000

Thuế TNCN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (cho toàn bộ 500.000 CP): 500.000 * 50.000 * 0.1% = 25,000,000 

Vậy, tổng số thuế TNCN phải nộp trong năm 2015 của bà Kim Oanh là: 184,000,000

Phần 2. Đáp án đề thi CPA Môn thuế 2016 – Đề Lẻ

Câu 3. Bài tập thuế có lời giải – Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Xem hướng dẫn cách làm dạng bài này tại: Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Chỉ tiêuSố tiền
I. Xác định thu nhập tính thuế TNDN (I) = (1) – (2) + (3) – (4) – (5)       1,980.0
1. Doanh thu (1)     15,140.0
Doanh thu bán hàng A      6,500.0
Doanh thu bán trong nước (B)      1,800.0
Doanh thu xuất khẩu B (7,200 – 360)      6,840.0
(Giả sử doanh thu xuất khẩu B – “Giá FOB” là giá đã bao gồm thuế xuất khẩu. Và giao dịch xuất khẩu B thỏa mãn điều kiện áp dụng VAT 0%. Vì doanh thu kê khai thuế là doanh thu không bao gồm thuế xuất khẩu nên khi tính chi phí được trừ ta không cộng thuế xuất khẩu đã nộp vào nữa nhé. Còn nếu các bạn để doanh thu ở đây là 7,200 thì ở chi phí được trừ sẽ phải cộng 360 tiền thuế xuất khẩu vào đề bù trừ doanh thu & chi phí nhé)  
2. Chi phí được trừ (2)     13,192.0
Giá vốn hàng bán (A+B)     10,820.0
Giá vốn hàng bán (A): Tồn DK + PS – Tồn CK = 350 + 3500 + 1050 – 170      4,730.0
Giá vốn hàng bán (B): Tồn DK + PS – Tồn CK = 580 + 6000 – 490      6,090.0
Chi phí khấu hao TSCD          360.0
Chi trả dịch vụ mua ngoài          800.0
Chi tiền lương và BH          768.0
Chi phí giao dịch tiếp khách quảng cáo khuyến mại          256.0
Chi phí trả lãi vay ngân hàng          152.0
(Giả sử chi phí lãi vay liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và có đầy đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ theo quy định: hợp đồng, chứng từ thanh toán…) 
Chi phí kinh doanh khác            36.0
3. Thu nhập khác (3)          130.0
Chiết khấu thanh toán được hưởng          130.0
4. Thu nhập miễn thuế (4)                 –
5. Các khoản lỗ  được kết chuyển (5)            98.0
II. Trích lập quỹ khoa học và công nghệ (II) = 10% * (I)          198.0
(theo quy định tại Điều 10, TT 78-2014/TT-BTC thì doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế để lập quỹ khoa học và công nghệ) 
III. Thuế TNDN phải nộp (III) = [(I) – (II)] * 20%          356.4

Kết luận: Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 356.4 triệu đồng

Câu 4. Dạng bài tổng hợp các loại thuế

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 78/2014/TT-BTC: Doanh thu để xác định thuế TNDN là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Lập bảng tính nghĩa vụ thuế cho các giao dịch phát sinh:

Chỉ tiêuDoanh thu tính TNCTThuế XNKThuế TTĐB Thuế GTGT 
I. ĐẦU RA    
A. Doanh thu bán 32.000 Lit rượu 40 độ    
Doanh thu chưa bao gồm VAT32.000 * 90.000 = 2,880,000,000 2,880,000,000 * 55% / (1+55%) = 1,021,935,4842,880,000,000 * 10% = 288,000,000
B. Doanh thu bán rượu 20 độ    
Giả sử 200,000 chai rượu thuốc có nồng độ là 20 độ    
1. Bán cho công ty thương mại 45.000 chai    
Doanh thu chưa bao gồm VAT180,000*45,000 = 8,100,000,000 180,000*45,000*30%/(1+30%) = 1,869,230,7698,100,000,000 * 10% = 810,000,000
2. Bán qua đại lý 75.000 chai    
Doanh thu chưa bao gồm VAT75,000*195,000 = 14,625,000,000 75,000*195,000*30%/(1+30%) = 3,375,000,00014,625,000,000 * 10% = 1,462,500,000
3. Bán lẻ 30.000 chai    
Doanh thu chưa bao gồm VAT30,000*196,000 = 5,880,000,000 30,000*196,000*30%/(1+30%) = 1,356,923,0775,880,000,000 * 10% = 588,000,000
Tổng cộng31,485,000,000  7,623,089,330 3,148,500,000
II. ĐẦU VÀO    
1. Nhập khẩu 92.000 Lit rượu 40 độ  92,000*30,000*40%*(1-15%) = 938,400,000(92,000*30,000 + 938,400,000) * 55% = 2,034,120,000(92,000*30,000 + 938,400,000 + 2,034,120,000) * 10% = 573,252,000
2. Hàng nội địa đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào   1,200,000,000
Tổng cộng  938,400,000 2,034,120,0001,773,252,000

[YC1] Doanh thu tính thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp:  31,485,000,000

[YC2] Xác định nghĩa vụ thuế Xuất nhập khẩu & Thuế GTGT:

Thuế Nhập khẩu phải nộp: 938,400,000

Thuế GTGT phải nộp trong kỳ:  3,148,500,000 –  1,773,252,000 = 1,375,248,000 

[YC3] Xác định chi phí được trừ:

Nội dungSố tiền
Chi phí mua hàng của 32.000 Lít rượu nhập khẩu (30.000 * 32.000)960,000,000 
Chi phí thuế NK của 32.000 Lít rượu nhập khẩu (938.400.000*32.000/92.000)326,400,000 
Chi phí thuế TTDB của 32.000 Lít rượu nhập khẩu (2.034.120.000*32.000/92.000)707,520,000 
Chi phí hoa hồng đại lý (5% * 14.625.000.000)731,250,000 
Chi phí được trừ khâu bán hàng và quản lý4,100,000,000 
Lãi tiền vay (Giả sử chi phí lãi vay có đầy đủ hợp đồng, chứng từ … để được khấu trừ theo quy định, và không vượt quá hạn mức trường hợp vay của cá nhân. 50 triệu lãi bị phạt sẽ được ghi giảm trừ thu nhập khác/thu nhập HDSXKD trong kỳ khi xác định thuế TNDN)4,800,000,000 
Chi phí sản xuất của 150.000 chai rượu thuốc (Giả sử chi phí sản xuất này đã bao gồm toàn bộ giá trị NVL, thuế NK, thuế TTDB tương ứng của NVL và các chi phí khác liên quan đến quá trình SX) 9,450,000,000 
Chi phí thuế TTDB  nộp thêm ở khâu tiêu thụ: (*)5,920,619,330
Tổng chi phí được trừ26,995,789,330

(*)Tính chi phí thuế TTĐB phải nộp thêm ở khâu tiêu thụ:

Tổng số thuế TTDB của hàng bán ra trong kỳ: 7,623,089,330 

Theo quy định về thuế TTDB, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ số thuế TTDB đã nộp ở khâu nhập khẩu, tối đa bằng số thuế TTDB tương ứng của hàng đã bán trong kỳ.

Tổng thuế TTĐB đã nộp khâu nhập khẩu: 2,034,120,000 

Thuế TTĐB của hàng đã bán ra trong kỳ: 2,034,120,000 *(60,000/92,000 * 150,000/200,000+32,000/92,000) = 1,702,470,000 

Số thuế TTĐB còn phải nộp thêm trong kỳ: 7,623,089,330 –  1,702,470,000 = 5,920,619,330 

Lưu ý: Bởi vì ở Doanh thu tính thuế TNDN chúng ta sử dụng là gía tính thuế GTGT (đã bao gồm thuế TTĐB) nên ở phần chi phí được trừ chúng ta cũng phải cộng vào tương ứng. Sẽ hơi ngược với cách làm theo Thông tư 200.

[YC4] Tính thuế TNDN phải nộp

Thuế TNDN phải nộp = {[(Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác] – Số lỗ được kết chuyển – Thu nhập miễn thuế – Quỹ khoa học công nghệ trích lập} * 20%

Khoản giảm trừ thu nhập khác trong kỳ: 50 triệu

Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ: (31,485,000,000 – 26,995,789,330 – 50,000,000) * 20% = 887,842,134

Câu 5. Bài tập thuế có lời giải – Tính Thuế Thu nhập cá nhân

Xem hướng dẫn cách làm dạng bài tập tại: Dạng bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân

Phân tích đề bài – Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN:

(1) Thu nhập từ tiền lương, tiền công:

  • Tiền lương (đã trừ BHXH): 48 * 11 = 528 triệu
  • Tiền thưởng: 36 triệu
  • Lương tháng 12 và lương tháng 13 của năm N được trả vào ngày 5.1.N+1 nên không tính vào thu nhập chịu thuế năm N. Các khoản thu nhập năm N-1 lại không chi trả vào năm N.

Giả định tiền lương nhận hàng tháng là thu nhập đã bao gồm thuế TNCN

Các khoản giảm trừ được áp dụng:

  • Giảm trừ bản thân: 9 * 12 = 108 triệu
  • Giảm trừ người phụ thuộc: 3.6 * 3 * 12 = 130 triệu

(2) Thu nhập từ cho thuê tài sản: 240 triệu

Đề bài không cho thông tin số tiền thuê nhà này đã bao gồm thuế hay chưa => Giả định số tiền thuê nhà này đã bao gồm thuế TNCN và thuế GTGT. Thuế suất áp dụng: 5% VAT và 5% TNCN

(3) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

Giá trị tính thuế là giá chuyển nhượng: 300 triệu; Thuế suất áp dụng: 0.1%

(4) Thu nhập từ mảnh đất thừa kế của mẹ đẻ:

Giá trị được nhận thừa kế: 600 triệu

Theo quy định tại Điều 3 – Thông tư 111/2013/TT-BTC: Khoản thu nhập từ thừa kế BDS này là đối tượng được miễn thuế TNCN. Khoản thu nhập này không bao gồm khi tính thuế TNCN.

(5) Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS

Giá trị chuyển nhượng mảnh đất thừa kế: 1.200. Thuế suất áp dụng: 2%

Chi phí liên quan chuyển nhượng: 20. Chi phí này không được tính vào thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng Bất động sản.

(6) Thu nhập từ quà tặng từ chị gái

Do tivi là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên không chịu thuế TNCN. Như vậy, ông sẽ phải nộp thuế cho phần giá trị quà tặng là xe máy vượt quá 10tr. Trị giá tính thuế: 55 triệu. Thuế suất áp dụng: 10%

Tính số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp

Chỉ tiêuSố tiền
1. Thuế TNCN cho thu nhập từ cho thuê Tài sản (240 * 5%)                                 12
2. Thuế TNCN cho thu nhập từ chuyển nhượng Chứng khoán (300 triệu * 0.1%)                              0.30
3. Thuế TNCN cho thu nhập từ chuyển nhượng Bất động sản (1.200 * 2%)                                 24
4. Thuế TNCN cho Thu nhập từ quà tặng (55 * 10%)                                5.5
5. Thuế TNCN cho Thu nhập từ tiền lương, tiền công: 
Thu nhập chịu thuế (528 + 36)                               564
Các khoản giảm trừ:                               238
Thu nhập tính thuế năm N:                               326
Thu nhập tính thuế/tháng:                                 27
Thuế TNCN phải nộp/tháng:                                   4
Thuế TNCN phải nộp năm N                                 45
6. Tổng thuế TNCN phải nộp năm N                                 87

Vậy là xong. Tiếp theo sẽ là Đáp án đề thi CPA Môn thuế cho năm 2018. Các bạn theo dõi nhé!

Có thể bạn quan tâm: Đáp án đề thi CPA Môn Thuế – Năm 2017

Published inĐáp án đề thi CPA

34 Comments

  1. Ruby Ta Ruby Ta

    add ơi, bài 3 đề chẵn, Thu nhap chịu thuế = 26.000-20.080+ 260 = 6.180 , thuế = 20% x 6.180 =1.236 chứ nhỉ ?

    • Admin Admin

      Hi Uyên, Ad sửa lại rồi. Thanks bạn. 🙂

  2. Ruby ta Ruby ta

    add ơi câu 4 đề chẵn môn thuế, mình nghĩ 3200 là thu nhâp riêng ở nước ngoài , không nằm trong phần doanh thu của hoạt động trong nước, nên là số thuế phải nộp vẫn là 1.145,7 chứ ko phải là 324,96 ?

    • Admin Admin

      Hi Uyên, chuẩn luôn bạn ạ. Ad sửa lại rồi. Thanks bạn nhá. 😀

  3. Xuan Xuan

    Hi Ad, Câu 3 đề chẵn, khoản chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 200 thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập tính thuế TNDN chứ Ad

    • Admin Admin

      Hi Xuan, chỉ có phạt vi phạm hành chính thì mới bị loại khi tính thuế. Còn phạt vi phạm hợp đồng vân được trừ nếu theo đung quy định tại hợp đồng. Bạn kiểm tra lại quy định tại TT78/2014 & TT 96/2015 nhé. Điều này cũng là hợp logic thôi. Vì vẫn thoả mãn điều kiện là chi phí thực tế phát sinh + có liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN + có đầy đủ chứng từ hợp lệ mà. Các khoản vi phạm hành chính theo Ad thì không được trừ vì thể hiện quan điểm không khuyến khích vi phạm của nhà nước thôi. 🙂

      • Tenten Tenten

        Hi ad, theo mình phần phạt vi phạm hợp đồng này thực chất là vẫn được trừ, nhưng khi làm bài thì nó sẽ là chi phí không được trừ và được chuyển qua thu nhập khác: bù trừ với khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng, tức là lúc này thu nhập khác từ vi phạm hợp đồng là -200tr.

        • Admin Admin

          Hi Cao, chuẩn luôn rồi bạn ạ. Tuy nhiên theo Ad thì bản chất nó chính là 1 khoản chi được trừ khi tính thuế. Việc thể hiện ở phần “chi phí được trừ” hay “thu nhập từ phạt vi phạm HĐ” theo Ad là “hình thức trình bày”.

          Yêu cầu của đề bài này là “Tính ra số thuế TNDN phải nộp” chứ không phải là “Xác định chi phí được trừ” nên Ad vẫn đang để 200 ở trong mục chi phí được trừ thay vì loại ra sau đó lại Add 1 dòng thu nhập khác từ vi phạm hợp đồng. Vì nó không ảnh hưởng đến kết quả tính toán cuối cùng đề bài yêu cầu.

          Admin

  4. Tenten Tenten

    Hi ad, câu 4 đề lẻ, phần VAT đầu vào phải tính thêm VAT của hoa hồng bán cho đại lý nữa chứ nhỉ?

    • Admin Admin

      Hi Cao, đề bài cho thông tin thuế GTGT nội địa được khấu trừ là 1.2 tỷ (chưa bao gồm thuế GTGT khâu nhập khẩu). Như vậy Ad hiểu là 1.2 tỷ này đã bao gồm tất cả các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ rồi.

      Admin

  5. Kelac lối Kelac lối

    Câu 5 đề lẻ,
    Tiền lương tháng 12 năm N-1 được trả lúc nào ad nhỉ? Vì ad đang tính chỉ từ tháng 1 năm N đến tháng 12 năm N. Nhưng không thấy lương tháng 12 năm N-1 đâu?
    Nếu đúng như đề, phải trả vào 5 tháng 1 năm N, lúc đó TNCT sẽ khác? (Chưa kể tiền thưởng năm N-1 nếu có)

    • Tenten Tenten

      Cuối đề có cho: “Không có khoản thu nhập nào của ông Mạnh từ năm N-1 được trả vào năm N” đó bạn ơi.

  6. Tintin Tintin

    Hi ad. Bạn xem lại giúp mình đề chẵn câu 4 – -phần doanh thu tiêu thụ nội địa- mình nghĩ là không tính thuế TTĐB của rượu 18 độ chứ? Đề bài cho đây là cty thương mại mà. Thank ad.

    • Admin Admin

      Hi bạn, bạn nói đúng rồi. Là do Ad không cập nhật lại File. Ad đã cập nhật lại rồi. Thanks bạn.

  7. Dạ Hoa Dạ Hoa

    Hi ad, nhờ bạn xem lại giúp đề chẵn – câu 4 – phần doanh thu tiêu thụ nội địa- mình nghĩ là sẽ không tính thuế TTĐB đầu ra của rượu 18 độ chứ? Đề bài cho là cty thương mại.Thank ad.

    • Admin Admin

      Hi bạn, bạn nói đúng rồi. Là do Ad không cập nhật lại File. Ad đã cập nhật lại rồi. Thanks bạn.

  8. Chờ Chờ

    Hi ad. Cho mình hỏi câu 4 đề lẻ, vì sao 50 triệu tiền lãi bị p hạt là chi phí của công ty vì sao lại giảm thu nhập khác ạ? mình không hiểu chỗ này lắm.

    • Admin Admin

      Hi bạn, vì theo quy định về thuế TNDN (Khoản 13 – Điều 7 – TT78) thì khoản “chi phí từ phạt hợp đồng” được bù trừ với “thu nhập từ phạt hợp đồng”. Phần sau bù trừ sẽ được ghi tăng hoặc ghi giảm Thu nhập khác.

      Nhiều bạn sẽ thấy điều này hơi lạ vì trong thực tế chúng ta thường làm theo kiểu xuất phát từ Lợi nhuận trước thuế sau đó điều chỉnh tăng giảm các khoản. Mà việc ghi nhận giảm chi phí sau đó lại ghi tăng thu nhập khác kiểu này thì không làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng là thu nhập tính thuế.

      • Chờ Chờ

        Mình hiểu ý của ad. Do mình đang hiểu theo ý lãi bị phạt do chậm thanh toán sẽ là chi phí không được trừ nên mình thấy nó hơi bị ngược. Theo như bài giải vậy, lãi bị phạt là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đúng ad?

        • Admin Admin

          Hi bạn,

          Như Ad đã nói: nếu theo đúng quy định thì chênh lệch giữa thu nhập & chi phí do phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sẽ được ghi tặng hoặc giảm vào thu nhập khác. Nghĩa là phải bóc tách khỏi chi phí được trừ. Vậy nêu nếu đề bài hỏi chi phí được trừ thì bạn đừng tính khoản này vào chi phí được trừ vì đề thi là cứ chiêu theo đúng quy định mà. Còn nếu đề bài hỏi tính thuế phải nộp thì chả cần bóc tách như vậy làm gì cho mệt vì để như nào thì kết quả cuối cùng vẫn vậy.

          Admin

  9. Trang Trang

    Cho mình hỏi chút sao rượu thuốc lại áp dụng thuế suất 30% nhỉ

    • Admin Admin

      Hi bạn, dữ kiện đề bài cho thông tin rượu 20 độ là 30% còn trên 20 độ là 55%. Mà rượu thuốc theo đề bài thì là “rượu thuốc 20 độ” nên phải áp dụng 30%

  10. Cao Cao

    Ad ơi, câu câu đề chẵn cho mình hỏi chút: sao add cộng Thuế TTDB đã nộp thêm vào chi phí được trừ ạ. Nếu vậy giá lúc Ad tính doanh thu là giá FOB ( là giá đã có thuế xuất khẩu) vậy sao ad k cộng thêm thuế xuất khẩu mà Ad có ghi chú thích là “DT tính thuế ( DT xuất khẩu) là doanh thu chưa bao gồm thuế xuất khẩu”

    • Cao Cao

      Câu 4 đề chẵn ak Ad. Theo mình hiểu giá FOB là đã có thuế xuất khẩu còn giá CIF là giá chưa có thuế nhập khẩu đúng k Ad

      • Admin Admin

        Hi Cao,

        Theo quy định Incoterm 2010:

        Với điều kiện giao hàng FOB = Free on board. Nghĩa là người bán phải chịu trách nhiệm làm các thủ tục xuất khẩu… để chuyển giao hàng hoá (rủi ro) cho người mua ở tàu. Do vậy, “giá FOB” là giá đã bao gồm thuế xuất khẩu.

        Với điều kiện giao hàng CIF = Cost insurance freight. Hàng cũng được chuyển giao ở tàu dỡ hàng. Người mua thực hiện thông quan và xin giấy phép nhập khẩu cho hàng hóa. Do vậy “giá CIF” là giá chưa bao gồm thuế nhập khẩu.

        Tuy nhiên trong đề thi CPA, Ad thấy giảng viên coi “giá FOB” là giá chưa bao gồm thuế xuất khẩu thì phải. Cậu xem Ví dụ 4 (File bài tập 2019 thầy trường): Thuế xuất khẩu sản phẩm A = 15.000 sản phẩm * 4 USD (giá FOB) * 5% (thuế xuất khẩu) = 67.5 triệu

        Cách tính như này thì coi “giá FOB” là giá không bao gồm thuế xuất khẩu. Vì thuế xuất khẩu là thuế gián thu nên giá tính thuế xuất khẩu là giá chưa bao gồm thuế xuất khẩu (giá đến cửa khẩu xuất). Còn nếu coi giá FOB là giá đã bao gồm thuế xuất khẩu thì cần phải tính là: 15.000 sản phẩm * $ 4/ (1+5%) * 5%

        Chính vì sự ngược đời này nên trong bài 2016 Ad mới thường giả định rõ là doanh thu (giá) đã bao gồm thuế xuất khẩu hay chưa. Như vậy thì người chấm sẽ hiểu được cách tư duy của mình. THeo ý kiến của Ad, “giá FOB” đang được đề cập trong đề thi ở đây phải là “giá bán trên hợp đồng không bao gồm chi phí vận chuyển hay bảo hiểm” thì mới chính xác. Nhưng chắc vì diễn giải nhanh nên dùng từ là “giá FOB”. Trong khi nếu gọi là “giá FOB” thì khác hoàn toàn bản chất.

        Về khía cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT):

        Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng đều là các loại thuế gián thu. Nên đúng ra thì phải tách khỏi doanh thu chịu thuế TNDN. Và khi tính chi phí thì cũng sẽ không tính các khoản đã nộp vào chi phí được trừ. Vì bản chất doanh nghiệp chỉ “thu hộ” nhà nước các khoản thuế này từ người mua.

        Tuy nhiên, cách làm trong đề thi CPA, Ad thấy các thầy thường làm theo kiểu: tính luôn các loại thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt vào “doanh thu chịu thuế TNDN”, sau đó cộng lại các khoản thuế này vào “Chi phí được trừ”.

        Kết quả 2 cách làm này tính ra số thu nhập chịu thuế và thuế phải nộp như nhau. Nhưng theo Ad thì cách trên đúng bản chất và quy định kế toán hơn. Bạn đọc TT200, sẽ thấy phần TK511 – doanh thu yêu cầu hạch toán tách riêng các khoản thuế gián thu ngay từ đầu.

        Hy vọng câu trả lời của Ad đã làm rõ cả 2 câu hỏi của bạn

  11. Nguyễn thị Cẩm nhung Nguyễn thị Cẩm nhung

    Ad ơi cho mình hỏi đề lẻ năm 2016 câu 4 chỗ bán 32.000 lít rượi cho công cty C. Chỗ này mình nghĩ không phải tính thuế TTDB vì chỗ này là khâu kinh doanh thương mại. Nhờ ad giải đáp thắc mắc giúp mình nha!

    • Admin Admin

      Hi Nhung,

      Ad chưa rõ tại sao bạn lại nói khâu kinh doanh thương mại thì không phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB?

      Quy định tại Điều 3, thông tư 195/2015: không có nói hàng hoá do doanh nghiệp nhập khẩu (đã nộp thuế ttđb khâu này) sau đó bán nội địa thì không phải chịu thuế TTĐB khi tiêu thụ nội địa

      Quy định tại Thông tư 20/2017: quy định rõ trường hợp được khấu trừ thuế TTĐB khi nhập khẩu hàng hoá chịu thuế TTĐB sau đó tiêu thụ nội địa: thuế TTĐB phải nộp = thuế ttđb của hàng hoá khi bán ra – thuế ttđb của hàng hoá đã nộp khi nhập khẩu

      Bạn tham khảo Bài 6 và Bài 7 trong file bài tập 2019 của thầy trường (Ad đã up trên google drive) nhé. Tình huống tương tự luôn

      • Linh Nguyen Linh Nguyen

        Ad ơi cho em hỏi, ở câu 4 đề chẵn. Dthu tính thu nhập chịu thuế của rượu 18° là giá cif nhưng thuế xk lại tính theo giá fob ạ

        • Admin Admin

          Hi em, Trị giá tính thuế xuất khẩu là giá theo hợp đồng tính đến cửa khẩu xuất. Nên phải là giá chưa bao gồm phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm (thường gọi là “giá FOB” dù thuật ngữ này không có trong văn bản).

          Còn doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN là “toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền” – tức là Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT em nhé.

          • dung dung

            Nhờ AD hướng dẫn giúp cách tính ra thuế ttđb đầu ra cho câu 4 đề chẵn 15,967.74

            • dung dung

              e đã tìm được rồi hihihi,tks AD

  12. Ad ơi, câu 5 đề lẻ thì là tính và nộp tạm cho mỗi lần chuyển nhượng chứng khoán 0.1%, bao h quyết toán thì đc tính 20% * (giá bán-giá mua) đúng không ạ? Khi nào thì đc áp luôn cách tính thứ 2?

    • Admin Admin

      Hi Đạt,

      Đó là theo quy định cũ rồi.

      Còn theo quy định hiện tại, chuyển nhượng chứng khoán tính PIT theo từng lần phát sinh: Giá chuyển nhượng * 0.1%. Không quyết toán cuối năm nữa.

      Còn lấy 20% * (giá bán – giá mua) là tính PIT cho chuyển nhượng phần vốn góp bạn nhé.

  13. Linhint Linhint

    Admin ơi cho em hỏi ở câu 3 môn thuế 2016 đề chẵn
    – Chi phí tiền lương phải trả theo HĐLĐ lại chỉ còn 4500 mà không phải 5000 ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *