Năm nay cũng vẫn là các dạng bài tập kế toán doanh nghiệp trong đề thi CPA 2018 cũng không có gì quá mới mẻ.
Phần 1. Đề chẵn
Đề thi CPA Môn Kế toán 2018 – Đề chẵn
Câu 3. Dạng bài tập kế toán tính toán, định khoản các chỉ tiêu
[Yêu cầu 1]
Theo quy định kế toán: Tài sản cần được ghi nhận theo giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản bao gồm giá mua; các khoản thuế không hoàn lại; các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ví dụ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…
Trong tình huống này, các chi phí phát sinh trực tiếp đến tài sản bao gồm:
(i) Giá mua dây chuyền sản xuất: ($32.000 – $1.000) * 23.550 = 730.050.000
Giá mua phụ tùng đi kèm: $1.000 * 23.550 = 23.550.000
Tỷ giá sử dụng là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại: 23.550 VND/USD
(ii) Tổng các chi phí mua liên quan: 150.4 tr + 80.94 tr + 15 tr = 246.34tr
Thuế nhập khẩu: $32.000 * 20% * 23.500 = 150.4 tr (Thông tin bổ sung về tỷ giá tính thuế nhập khẩu đang ghi là: 23.500)
Chi phí vận chuyển nội địa: 80.94 triệu
Chi phí lắp đặt, chạy thử: 15 triệu
Thuế GTGT: ($32.000 * 23.500 + 150.4 triệu) * 10% = 90.24 triệu
(iii) Phân bổ chi phí cho Dây chuyền sản xuất & phụ tùng đi kèm:
Dây chuyền sản xuất: 246.340.000 * 730.050.000 / (730.050.000 + 23.550.000) = 238,641,875
Phụ tùng đi kèm: 246.340.000 * 23.550.000 / (730.050.000 + 23.550.000) = 7.698.125
(iv) Xác định nguyên giá & khấu hao
Giá trị ghi nhận ban đầu của Dây chuyền sản xuất: 730.050.000 + 238.641.875 = 968.691.875
Mức khấu hao năm 2017 của Dây chuyền sản xuất: 968.691.875 /15 năm * 10/12 = 53.816.215
Giá trị ghi nhận ban đầu của Phụ tùng đi kèm: 23.550.000 + 7.698.125 = 31.248.125
Mức khấu hao năm 2017 của Phụ tùng đi kèm: 31.248.125 / 15 năm * 10/12 = 1.736.007
[Yêu cầu 2] Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ có thể chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1. Các chi phí làm thay đổi nguyên giá TSCĐ:
- Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ;
- Thay đổi bộ phận của TSCĐHH làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất sử dụng;
- Cải tiến bộ phận của TSCĐHH làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;
- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản;
- Tháo dỡ 1 số bộ phận của TSCĐ;
Nhóm 2. Các chi phí không làm thay đổi nguyên giá TSCĐ: Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường… được ghi nhận vào chi phí phát sinh trong kỳ.
Trong tình huống đề bài:
Chi phí lắp thêm bộ điều khiển tự động cần được ghi tăng nguyên giá dây chuyền sản xuất: 88.600.000 + 5.000.000 = 93.600.000
Chi phí bảo dưỡng phát sinh năm 2018: 6.500.000 cần ghi luôn vào chi phí trong kỳ.
Giá trị mới của dây chuyền trên BTCT năm 2018: 968.691.875 + 93.600.000 = 1.062.291.875
Chi phí khấu hao trong năm 2018 cho giai đoạn trước lắp đặt bộ điều khoản (1.1.2018 – 30.4.2018): 968.691.875/ 15 năm * 4/12 = 21.526.486
Giá trị còn lại của tài sản trước khi lắp thêm thiết bị mới: 1.062.291.875 – (53.816.215 + 21.526.486 ) = 986.949.174
Thời gian khấu hao mới: 15 năm
Chi phí khấu hao mới cho giai đoạn còn lại năm 2018 (1.5.2018 – 31.12.2018): (986.949.174 + 93.600.000)/15 * 8/12 = 48.024.408
Tổng chi phí khấu hao của Dây chuyền SX trong năm 2018: 21.526.486 + 48.024.408 = 69.550.894
Câu 4. Dạng bài tập kế toán “Hợp nhất Báo cáo tài chính”
[1] Bút toán điều chỉnh cho BCTC Hợp nhất năm 2016
GD1. Mẹ bán hàng tồn kho cho con làm TSCĐ
NV1. Điều chỉnh Write-off giao dịch bán hàng hoá & công nợ nội bộ
DR Doanh thu: 5 tỷ
CR Giá vốn hàng bán: 4 tỷ
CR Nguyên giá TSCĐHH: 1 tỷ
Nợ 331 / Có 131: 5.5 tỷ
NV2. Điều chỉnh chi phí khấu hao theo gía gốc:
DR HMLK / CR Chi phí quản lý: (5 tỷ – 4 tỷ) /5 * 9/12 = 0.15 tỷ
NV3. Ghi nhận Tài sản thuế TNDNHL:
DR Tài sản thuế TNDNHL / CR Chi phí thuế TNDNHL: (4.25 tỷ – 3.4 tỷ) * 20% = 0.17 tỷ
Cơ sở tính thuế của tài sản (BCTC riêng của công ty con): 5 tỷ – 5 tỷ / 5 năm * 9/12 = 4.25 tỷ
Cơ sở kế toán của tài sản (BCTC hợp nhất): 4 tỷ – 4 tỷ/5 năm * 9/12 = 3.4 tỷ
NV4. Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh
DR LNSTCPP / CR Lợi nhuận sau thuế TNDN: 0.68 tỷ
[2] Bút toán điều chỉnh cho BCTC Hợp nhất năm 2017
GD1.
Ghi nhận lại các bút toán đã ghi nhận năm 2016
DR LNSTCPP / CR Nguyên giá TSCĐHH: 1 tỷ
DR HMLK / CR LNSTCPP: 0.15 tỷ
DR Tài sản thuế TNDNHL / CR LNSTCPP: 0.17 tỷ
Ghi nhận bút toán điều chỉnh năm 2017
Điều chỉnh chi phí khấu hao theo gía gốc: DR HMLK / CR Chi phí quản lý: (5 tỷ – 4 tỷ) /5 = 0.2 tỷ
Ghi nhận Tài sản thuế TNDNHL: DR Chi phí thuế TNDNHL/ CR Tài sản thuế TNDNHL: 0.17 tỷ – 0.13 tỷ = 0.04 tỷ
Cơ sở tính thuế của tài sản (BCTC riêng của công ty con): 5 tỷ – 5 tỷ / 5 năm * (9/12+1) = 3.25 tỷ
Cơ sở kế toán của tài sản (BCTC hợp nhất): 4 tỷ – 4 tỷ/5 năm * (9/12+1) = 2.6 tỷ
Thuế Thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cần ghi nhận cuối năm 2017: (3.25 tỷ – 2.6 tỷ) * 20% = 0.13 tỷ
GD2. Công ty con chi trả cổ tức
DR Doanh thu tài chính / CR LNSTCPP: 3 tỷ
GD3. Công ty con bán hàng cho Mẹ
NV1. Write-off giao dịch nội bộ công ty con đã ghi nhận
DR Doanh thu: 3.6 tỷ
CR Giá vốn hàng bán: 3 tỷ
CR Hàng tồn kho: 0.6 tỷ
NV2. Điều chỉnh giá vốn & hàng tồn kho công ty mẹ đã ghi nhận theo giá gốc:
DR Hàng tồn kho / CR Giá vốn hàng bán: (3.6 tỷ – 3 tỷ) * 60% = 0.36 tỷ
NV3. Ghi nhận Tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh:
DR Tài sản thuế TNDNHL / CR Chi phí thuế TNDNHL: (1.44 tỷ – 1.2 tỷ) * 20% = 0.048 tỷ
Cơ sở tính thuế của HTK (BCTC riêng công ty mẹ): 3.6 tỷ * 40% = 1.44 tỷ
Cơ sở kế toán của HTK (BCTC hợp nhất): 3 tỷ * 40% = 1.2 tỷ
NV4. Điều chỉnh ảnh hưởng của Giao dịch con bán hàng cho mẹ đến NCI
DR Lợi ích của cổ đông thiểu số (BS) / CR LNST của cổ đông thiểu số : (-3.6 + 3 + 0.36 + 0.048) * 25% = 48 triệu
GD4. Công ty con tạm ứng cổ tức
DR Lợi ích của cổ đông thiểu số (BS) / CR LNSTCPP: 5 tỷ * 25% = 1.25 tỷ
DR Doanh thu tài chính / CR LNSTCPP: 5 tỷ * 75% = 3.75 tỷ
(Sau các bút toán này thì có thể lập 1 bút toán tổng hợp điều chỉnh nhé)
Câu 5. Dạng bài Tính giá thành
Xem cách hướng dẫn bài viết: Tính giá thành theo phương pháp Lập Báo cáo sản xuất
Bước 1. Phân tích đề bài
(1) Đề bài yêu cầu Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Nghĩa là giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Cụ thể:
600 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (570 sản phẩm đạt tiêu chuẩn & 30 sản phẩm hỏng) sẽ bao gồm: 100 sản phẩm dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ và 500 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 30 sản phẩm hỏng theo đề bài là thuộc sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 470 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Như vậy, các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ & chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:
- Các sản phẩm dở dang đầu kỳ & hoàn thành trong kỳ
- Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ
- Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & bị hỏng ngoài định mức
- Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & dở dang cuối kỳ (bao gồm cả sản phẩm dở dang hỏng)
(2) Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cần được quy đổi tương đương sang thành phẩm theo tỷ lệ mức độ hoàn thành.
(3) Lưu ý về các thông tin khác:
- Sản phẩm hỏng ngoài định mức: không được tính vào chi phí phân bổ tính giá thành sản phẩm nên cần được tách riêng
- Chi phí NVL vượt định mức: phải loại ra khỏi chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm
- Chi phí SXC cố định phát sinh do hoạt động dưới công suất bình thường: phải loại ra khỏi chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm.
Bước 2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT
Chỉ tiêu | Tổng Khối lượng/ Chi phí | Khối lượng tương đương/ Chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương | ||||
Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ | 100 | 40 | 60 | 60 |
Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 470 | 470 | 470 | 470 |
Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài ĐM | 30 | 30 | 30 | 30 |
Khối lượng dở dang cuối kỳ | 150 | 120 | 90 | 90 |
Khối lượng sản phẩm dở dang bị hỏng ngoài ĐM | 50 | 40 | 30 | 30 |
Tổng cộng | 700 | 680 | 680 | |
B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị | ||||
Chi phí phát sinh trong kỳ | 7,880,000 | 4,620,000 | 1,360,000 | 1,900,000 |
Chi phí sản xuất vượt định mức | 420,000 | 420,000 | ||
Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường | 200,000 | 200,000 | ||
Tổng chi phí phát sinh được tính vào gía thành sản phẩm | 7,260,000 | 4,200,000 | 1,360,000 | 1,700,000 |
Chi phí đơn vị [B/A] | 6,000 | 2,000 | 2,500 | |
C. Cân đối chi phí | ||||
(i) Nguồn chi phí đầu vào | ||||
Chi phí dở dang đầu kỳ | 642,000 | 372,000 | 126,000 | 144,000 |
Chi phí phát sinh trong kỳ | 7,260,000 | 4,200,000 | 1,360,000 | 1,700,000 |
Tổng cộng | 7,902,000 | 4,572,000 | 1,486,000 | 1,844,000 |
(ii) Phân bổ chi phí đầu ra | ||||
Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ | 1,152,000 | 612,000 | 246,000 | 294,000 |
Kỳ trước | 372,000 | 126,000 | 144,000 | |
Kỳ này | 240,000 | 120,000 | 150,000 | |
Chi phí dở dang cuối kỳ | 1,125,000 | 720,000 | 180,000 | 225,000 |
Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 4,935,000 | 2,820,000 | 940,000 | 1,175,000 |
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức | 690,000 | 420,000 | 120,000 | 150,000 |
Tổng cộng | 7,902,000 | 4,572,000 | 1,486,000 | 1,844,000 |
Phần 2. Đề Lẻ
Đề thi CPA Môn Kế toán 2018 – Đề lẻ
Câu 3. Dạng bài tập về từng chủ đề
[Yêu cầu 1]
Theo quy định kế toán: Tài sản cần được ghi nhận theo giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản bao gồm giá mua; các khoản thuế không hoàn lại; các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ví dụ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…
Các phụ tùng đi kèm cần được xem xét và ghi nhận riêng là TSCĐ hoặc HTK tuỳ tình huống.
Trong tình huống này:
(i) Giá mua máy thi công: 64.600/(1+10%) = 58.727 (Đây là giá mua nên đã bao gồm trị giá phụ tùng đi kèm)
(ii) Giá trị máy thi công: 58.727 – 45 = 58.682
(iii) Giá mua phụ tùng đi kèm: 45
(iv) Tổng các chi phí mua liên quan: 200
Phân bổ chi phí cho máy thi công & phụ tùng:
Máy thi công: 200 * 58.682/58.727 = 199,84
Phụ tùng đi kèm: 200 – 199,84 = 0,16
Lưu ý: Các bạn có thể giả sử toàn bộ chi phí vận chuyển thuộc về máy thi công, không nhất thiết phải phân bổ nhé.
(v) Xác định nguyên giá & khấu hao
Giả sử các phụ tùng đi kèm thoả mãn các điều kiện để được ghi nhận là tài sản cố định riêng biệt.
Giá trị ghi nhận ban đầu của Máy thi công: 58.682 + 199,84 = 58.881,84
Mức khấu hao năm 2016 của Máy thi công: 58.881,84 / 20 năm * 11/12 = 2.698,75
Giá trị ghi nhận ban đầu của Phụ tùng đi kèm: 45 + 0,16 = 45,16
Mức khấu hao năm 2016 của phụ tùng: 45,16 / 20 năm * 11/12 = 2,07
Tổng chi phí khấu hao năm 2016: 2.698,75 + 2,07 = 2700,82
[Yêu cầu 2] Mua toà văn phòng bằng cách trao đổi tài sản không tương tự
Theo quy định:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác: được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng .
Trong tình huống:
Giá trị hợp lý của toà văn phòng: 51.000
Chi phí trao đổi tài sản: 75
Giá trị ghi nhận ban đầu của toà văn phòng: 51.075
Giá trị còn lại của máy thi công tại ngày trao đổi:
58.881,84 – 58.881,84/20 * (11/12 + 9/12) = 53.975
Số tiền công ty A&B thanh toán cho An Bình: 2.500
Thu nhập từ hoạt động trao đổi tài sản: 51.000 + 2.500 – 53.975 – 75 = – 550 triệu
Công ty An Bình bị lỗ 550 triệu.
Câu 4. Dạng bài tập kế toán “Hợp nhất Báo cáo tài chính”
Tỷ lệ sở hữu của XT tại ANT là: 2 triệu cổ phiếu / ( 80 tỷ/ 10.000) = 25%
Khoản đầu tư của XT tại ANT là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
1. Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2016
(i) Giá trị khoản đầu tư được ghi nhận trên BCTC riêng của XT năm 2016 theo “giá gốc” là: 64 tỷ
Trong 2016, XT đã nhận được cổ tức của ANT cho năm 2015: 16 tỷ * 25% = 4 tỷ. Khoản này cần ghi giảm vào giá trị khoản đầu tư do là giai đoạn trước đầu tư.
Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31.12.2016: 64 tỷ – 4 tỷ = 60 tỷ
(ii) Tập hợp điều chỉnh
Loại điều chỉnh | Số tiền |
Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với % sở hữu của XT trong lãi của ANT | 20 tỷ * 25% = 5 tỷ |
Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết: | |
Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau ngày đầu tư | 10 tỷ * 25% = 2.5 tỷ |
Phân bổ chênh lệch giữa GTHL > GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT | (25 tỷ – 20tỷ)/10 năm * 25% = 0.125 tỷ |
Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh | 5 tỷ – 2.5 tỷ – 0.125 tỷ = 2.375 tỷ |
[Bút toán 1]
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 2.375 tỷ
[Bút toán 2]
Nợ Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” 2,375 / Có Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối”: 2.375 tỷ
2. Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2017
(i) Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31.12.2017: 60 tỷ
(ii) Tập hợp điều chỉnh
Năm 2017, XT (nhà đầu tư) bán cho ANT (công ty liên kết) 1 lô hàng. Giá vốn 5 tỷ và giá bán chưa có VAT là 6 tỷ. Cuối năm 2017, 100% hàng còn tồn kho ANT. Giao dịch này thuộc trường hợp 1 bên trên. Các bút toán điều chỉnh cần thực hiện như sau:
[Bút toán 3]
Nợ Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ: 6 tỷ * 25% = 1.5 tỷ
Có Giá vốn hàng bán: 5 tỷ * 25% = 1.25 tỷ
Có Doanh thu chưa thực hiện: (6 tỷ – 5 tỷ) * 25% = 0.25 tỷ
[Bút toán 4] Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại / Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 0.25 tỷ * 20% = 0.05 tỷ
Loại điều chỉnh | Số tiền |
Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với % sở hữu của XT trong lãi của ANT | 25 tỷ * 25% = 6.25 tỷ |
Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết: | |
Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau ngày đầu tư: | 0 |
Phân bổ chênh lệch giữa GTHL > GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT | (25 tỷ – 20tỷ)/10 năm * 25% = 0.125 tỷ |
Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh | 6.25 tỷ – 0.125 tỷ = 6.125 tỷ |
[Bút toán 5] Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 6.125 tỷ
(iii) Năm 2017 cần ghi lại các điều chỉnh cho BCTC hợp nhất năm 2016:
[Bút toán 6] Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Có Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối”: 2.375 tỷ
[Bút toán 7] Tổng hợp ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2017 = 6,125 – 0,25 + 0,05 = 5,925
Nợ Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” / Có Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối”: 5,925
Câu 5. Dạng bài Tính giá thành
Xem cách hướng dẫn bài viết: Tính giá thành theo phương pháp Lập Báo cáo sản xuất
[Yêu cầu 1] Xác định khối lượng tương đương sản phẩm X theo phương pháp Bình quân
Theo phương pháp bình quân, khối lượng tương đương bao gồm:
- Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
- Khối lượng sản phẩm hỏng
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở cuối kỳ.
Áp dụng vào trong tình huống:
Chỉ tiêu | Tổng Khối lượng/ Chi phí | Khối lượng tương đương/ Chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ | 480 | 480 | 480 | 480 |
Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài ĐM | 20 | 20 | 20 | 20 |
Khối lượng dở dang cuối kỳ | 100 | 60 | 40 | 40 |
Tổng cộng | 560 | 540 | 540 |
[Yêu cầu 2] Lập Báo cáo sản xuất sản phẩm X theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước
Bước 1. Phân tích đề bài
(1) Đề bài yêu cầu Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Nghĩa là giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Cụ thể:
500 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (480 sản phẩm đạt tiêu chuẩn & 20 sản phẩm hỏng) sẽ bao gồm: 80 sản phẩm dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ và 420 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 20 sản phẩm hỏng theo đề bài là thuộc sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 400 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Như vậy, các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ & chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:
- Các sản phẩm dở dang đầu kỳ & hoàn thành trong kỳ
- Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ
- Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & bị hỏng ngoài định mức
- Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & dở dang cuối kỳ
(2) Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cần được quy đổi tương đương sang thành phẩm theo tỷ lệ mức độ hoàn thành.
Bước 2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT
Chỉ tiêu | Tổng Khối lượng/ Chi phí | Khối lượng tương đương/ Chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương | ||||
Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ | 80 | 24 | 40 | 40 |
Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 400 | 400 | 400 | 400 |
Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài Định mức | 20 | 20 | 20 | 20 |
Khối lượng dở dang cuối kỳ | 100 | 60 | 40 | 40 |
Khối lượng sản phẩm dở dang bị hỏng ngoài ĐM | – | – | – | – |
Tổng cộng | 504 | 500 | 500 | |
B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị | ||||
Chi phí phát sinh trong kỳ | 5,274,000 | 3,024,000 | 1,000,000 | 1,250,000 |
Chi phí sản xuất vượt định mức | – | – | – | – |
Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường | – | – | – | – |
Tổng chi phí phát sinh được tính vào gía thành sản phẩm | 5,274,000 | 3,024,000 | 1,000,000 | 1,250,000 |
Chi phí đơn vị [B/A] | 10,500 | 6,000 | 2,000 | 2,500 |
C. Cân đối chi phí | ||||
(i) Nguồn chi phí đầu vào | ||||
Chi phí dở dang đầu kỳ | 535,200 | 347,200 | 84,000 | 104,000 |
Chi phí phát sinh trong kỳ | 5,274,000 | 3,024,000 | 1,000,000 | 1,250,000 |
Tổng cộng | 5,809,200 | 3,371,200 | 1,084,000 | 1,354,000 |
(ii) Phân bổ chi phí đầu ra | ||||
Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ | 859,200 | 491,200 | 164,000 | 204,000 |
– Kỳ trước | 535,200 | 347,200 | 84,000 | 104,000 |
– Kỳ này | 324,000 | 144,000 | 80,000 | 100,000 |
Chi phí dở dang cuối kỳ | 540,000 | 360,000 | 80,000 | 100,000 |
Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 4,200,000 | 2,400,000 | 800,000 | 1,000,000 |
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức | 210,000 | 120,000 | 40,000 | 50,000 |
Tổng cộng | 5,809,200 | 3,371,200 | 1,084,000 | 1,354,000 |
add ơi cho mình hỏi, bài 3 đề chẵn 2018 tại sao tỷ giá tính thuế lại là 23.500 nhỉ, theo mình hiểu thì là giá mua của vietcombank ? Cảm ơn add
Hi bạn, bạn xem quy định sử dụng tỷ giá (Tài khoản 413 – TT200): “Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.”
Phải sử dụng tỷ giá bán. Còn tỷ giá tính thuế thì là tỷ giá khác.
Admin
Hi add, mình nghĩ là chi phí lắp đặt chạy thử không phân bổ cho phụ tụng đính kèm, về tỷ giá tính thuế thì năm rùi có bổ sung đề thi lấy bằng tỷ giá bán khi tính thuế NK.
Hi bạn, Ad cũng có cân nhắc về chỗ có nên phân bổ chi phí lắp đặt cho phụ tùng đi kèm hay không. Ad đang cho rằng đây là phụ tùng “Đi kèm” chứ không phải “thay thế”. Nghĩa là khi lắp đặt, chạy thử cũng phải bao gồm cả các phụ tùng này. Do vậy, Ad vẫn đang để phân bổ chi phí lắp đặt chạy thử cho nó.
Còn về tỷ giá tính thuế NK, Ad đang thấy ghi bổ sung trong đề thi là 23.500 nên Ad đang tính theo tỷ giá này. Tuy nhiên Ad đã ghi chú vào đáp án để mọi người rõ tại sao Ad lấy thông tin đó. Và nếu mọi người có thông tin bổ sung về tỷ giá là 1 số khác thì cứ sử dụng. Không sao cả. Miễn cách tính OK.
Cảm ơn bạn đã phản hồi
Admin
Cháo Admin. Theo em, Phụ tùng nếu hiểu theo nghĩa đi kèm và được lắp đặt, chạy thử thì là 1 bộ phận của dây chuyền ngay từ ban đầu và không cần thiết phải tính riêng ra khỏi dây chuyền. nếu đề tách riêng thì có lẽ nên ngầm hiểu rằng là phụ tùng thay thế. tuy nhiên em đang có 1 phân vân là ngay cả khi không tính chi phí lắp đặt thì giá trị phụ tùng cũng đã trên 30tr đủ để ghi nhận TSCĐ. khi đó thì theo thông tư 200, phụ tùng thay thế sẽ được ghi nhận là tscđ và thời gian khấu hao ít hơn so với dây chuyền. vậy nên liệu ta có thể giả sử thời gian khấu hao là 15 năm không hay phải giả sử ít hơn như 5 năm chẳng hạn?
Thuế GTGT hàng nhập khẩu, sao lại tính vào nguyên giá TSCĐ?
Thuế GTGT hàng nhập khẩu sao lại tính vào nguyên giá TSCĐ?
Hi, Ad đã sửa lại. Cảm ơn bạn.
Ad ơi, giúp mình cách trả lời câu 2 trong đề thi với. Mình chưa hình dung ra cách làm!
Hi Hương, giờ Ad đang bận quá nên chưa có thời gian làm được. Chắc phải thời gian tới bạn nhé. 🙂
Hi ad, mình thấy đề thi năm 2017 và 2018 câu 2 đều yêu cầu nêu cách thức ghi nhận trên BCTC đối với các nghiệp vụ lạ và khó, mang tính chất đối chiếu, số sánh, đòi hỏi phải hiểu sâu và nắm chắc bản chất mới làm được.Ad có tài liệu nào tổng hợp các tình huống khó và lạ kiểu như vậy không thì gửi giúp mình tham khảo nhé.Hoặc là ad có bí kíp nào để ghi nhớ được các trường hợp đặc biệt này không thì chỉ giúp mình nhé.Chứ nội dung tài liệu rất nhiều, đọc xong rồi ko thể nào ghi nhớ hết được.Thanks ad.
Hi ad, mức khấu hao của dây chuyền sản xuất năm 2017 là 53.816.215 chứ ko phải là 48.434.594 nhé.
Ad ơi, mình ko rõ ở đề chẵn, câu 4, giao dịch 1, khi thực hiện bút toán điều chỉnh cho năm 2017 lại chỉ lặp lại các bút toán đã ghi nhận năm 2016 mà ko có các bút toán điều chỉnh mới cho năm 2017?
Hi ad, ở đề chẵn ,câu 4, giao dịch 3, NV3 ghi nhận TS thuế TNDN hoãn lại là 0.048 nhé, ko phải 0.248
Hi, Ad đã cập nhật. Cảm ơn Dinh nhé. 🙂
Hi bạn, Do Ad copy thiếu file. Ad cập nhật lại rồi nhé. 🙂
Hi, Ad cập nhật lại rồi nhá. Thanks bạn
Hi Dinh, dạng bài này yêu cầu hiểu “ý nghĩa” của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính. Thường sẽ rơi vào các chỉ tiêu “dễ nhầm lẫn” trên BS (ví dụ các chỉ tiêu về đầu tư tài chính, tiền & tương đương tiền) hay các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Chính vì vậy nên Ad mới viết riêng bài lý thuyết về phần đầu tư tài chính để mọi người hiểu cach trình bày của các chỉ tiêu này trên BCTC. Còn phần các chỉ tiêu trên Báo cáo LCTT thì chắc phải thời gian tới AD mới viết. Đợt này Ad bận tùm lum quá.
Mình chờ ad nhé!!!!
Hi Hương, Ad thấy comment của bạn rồi mà nhóm chưa sắp xếp được. 🙁
Hi ad, mình thấy các bút toán điều chỉnh liên quan đến hợp nhất công ty liên kết phức tạp và khó hiểu hơn nhiều so với hợp nhất công ty mẹ – công ty con.Đề thi các năm cũng chỉ có mỗi đề lẻ 2018 là có dạng bài hợp nhất công ty liên kết.Ad có thể viết thêm 1 số ví dụ về dạng bài này được không? Cảm ơn ad.
Hi Ad
Về câu 4 – đề chẵn – nghiệp vụ 1 (HB bán hàng X cho HS) – hạch toán thuế TNHL
Nợ TS TTNHL/Có CP TTNHL là 0,17 tỉ. Giá trị 0,17 tỉ thì mình hiểu, nhưng mình chưa rõ tại sao lại ghi Nợ/Có như vậy mà không phải ghi ngược lại ạ?
Nhờ Ad giải thích hộ mình được không ạ?
Cảm ơn Ad ạ
Hi Phương, bởi vì chênh lệch tạm thời được khấu trừ thì sẽ làm phát sinh “Tài sản” thuế thu nhập hoãn lại. Mà ghi tăng tài sản thì phải Nợ.
Còn tài khoản chi phí/thu nhập thuế thu nhập hoãn lại trên PL là tài khoản lưỡng tính cả nợ có. Khi ghi nhận tài sản TTNHL thì tương ứng là ghi thu nhập TTNHL. Còn ghi nhận TTNHL phải trả thì ghi nhận là Chi phí TTNHL.
Hi Ad
Tại câu 4 – đề chẵn 2018 – giao dịch 2 và giao dịch 4: 1 cái là chi trả cổ tức – 1 cái là tạm ứng cổ tức
Tại sao chỉ có giao dịch 4 là tính NCI ạ?
Hi Phương bởi vì ở giao dịch 1 đề bài không đề cập đến việc chi trả cổ tức cho NCI bạn ah
Hi ad, cho mình hỏi ở đề lẻ câu 5,ý 1 còn yêu cầu xác định khối lượng sản phẩm X theo phương pháp bình quân nhưng mình chưa thấy có nội dung này trong đáp án.Nhờ ad bổ sung thêm nhé.Còn 1 điểm nữa mình thắc mắc là ý 1 này với ý 2 :yêu cầu lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT chẳng có gì liên quan đến nhau cả ?
Hi bạn, Ad kiểm tra lại thì đã có đáp án cho Đề Lẻ, Câu 5, ý 1 rồi mà.
Theo Ad đóan thì sự không liên quan giữa Ý 1 và Ý 2 là mục đích kiểm tra xem thí sinh có hiểu được sự khác nhau trong việc xác định sản phẩm tương đương giữa 2 phương pháp không.
Admin
OK ad, mình đã thấy rồi.
Hi Ad mình có đọc các comments các bạn có hỏi dạng để câu 2. Biết là bạn bận nhưng có thể giúp mình giải 1 ý cụ thể trong câu 2 đề 2018 được không. Mình chưa hiểu cách trình bày lắm. Cám ơn Ad
hi Ad, Ad xem lại giúp mình lời giải ý 2 câu 3, tính giá trị còn lại của tài sản máy thi công đem trao đổi ad lấy nguyên giá máy thi công chưa phân bổ chi phí v/c và lắp đặt, theo mình phải giá trị còn lại của giá trị máy thi công đem trao đổi = 58727.27+ 199.85(chi phí lắp đặt phân bổ)- (58727.27+199.85)*(9/12+11/12)/20*12. Ad đang cho lời giải là 58727.27-58727.27*(9/12+11/12)/20*12. Nhờ ad xem giúp ạ
Hi Hương, đúng là Ad nhìn nhầm 58.927,12 và 58.727,27. Ad sửa lại rồi. Cảm ơn bạn nhé!
Hi Ad. Câu số 4 Đề lẻ, mình không thấy đề cho mệnh giá 1 cổ phiếu là 10.000, tại sao ad lại lấy 80 tỷ/10.000 để ra số cổ phần vậy?
Hi bạn, mệnh giá cổ phiếu 10.000 là quy ước chung rồi bạn ạ
Ad ơi, mình thấy câu 3 yêu cầu 2 phần khấu hao của dây chuyền trong 8 tháng của 2018 chưa đúng ak bạn. Theo mình nó sẽ là: 986.949.174/15*8/12=43.864.407
giống mình nè
Hi add, cho mình hỏi, để lẻ 2018, câu 4, khi điều chỉnh khấu hao, mình không thấy điều chỉnh thuế TNDN, tiếp nữa là bán hàng cho cty liên kết, thì phần lợi ích tương ứng với phần lãi chưa thực hiện mình phải hoãn lại chưa ghi, theo mình nghĩ phải loại trừ ra khoản này nữa chứ add: 25%*(6-5ty). Nhờ add giải đáp giúp. Cảm lên Add
Chào Ad,
Đề lẻ câu 3, phần chi phí vận chuyển với phụ tùng thay thế ad để là giá không gồm VAT, nhưng đề bài thì không nói rõ, vậy để chắc chắn thì ad có cách nào xác định không?
Hi Hoài, đề bài đề cập giá trị máy thi công là bao gồm VAT trong khi phần còn lại thì không nói gì nên Ad đang hiểu là không bao gồm VAT. Đề thi đáng ra phải nói rõ ràng để thí sinh làm, đằng này lại để tự hiểu. Chứ trong thực tế sao chúng ta gặp trường hợp này được. Do vậy, để chắc chắn rõ ràng thì bạn có thể giả sử khi làm bài. Có như vậy thì người chấm sẽ hiểu do đề thi chưa rõ nên bạn phải giả sử như vậy, nên dù đáp án có là giá đã bao gồm VAT thì cũng vẫn sẽ được điểm thôi. Vì lỗi do đề thi không nói rõ mà. Nói chung theo Ad biết thì các thầy chấm CPA cũng khá linh động do hiểu được vấn đề đề thi nhiều khi không rõ ràng.
Hi ad theo mình nghĩ đề lẻ câu 3.1 phụ tùng đi kèm được ghi nhận như là phụ tùng thay thế-153, vì nếu kèm theo thì cần gì phải tính riêng giá trị phụ tùng và máy móc nhỉ, bởi phải lắp ráp thì ms thành 1 TSCĐ hoàn chỉnh chứ
Hi Hằng,
Theo Ad hiểu thì phụ tùng, thiết bị có thể chia làm 2 loại:
(1) Phụ tùng, thiết bị đi kèm: Nghĩa là cần lắp nó để TSCĐ chính hoạt động. Thì như vậy (máy móc + phụ tùng đi kèm) sẽ được coi là 1 tài sản cố định độc lập như trong bài 3.1 đề lẻ. Chính vì vậy nên phụ tùng mới khấu hao cùng thời gian với máy móc là 20 năm.
(2) Phụ tùng, thiết bị thay thế: Chỉ sử dụng để “thay thế” khi hỏng. Không có nó thì TSCĐ chính vẫn hoạt động bình thường. Do đó, cần bóc tách riêng và hạch toán là TSCĐ nếu thoả mãn điều kiện hoặc Hàng tồn kho (153) nếu không thoả mãn.
Admin
Hi ad, ở đề lẻ câu 3, mình thấy thuế NK và VAT là có thể tính riêng được.Chỉ phân bổ CFVC và CF lắp đặt là cần phân bổ thôi
Mình thấy cách làm như vậy dễ hiểu hơn, kết quả vẫn ra giống ad.
Hi ad, ở đề chẵn câu 3, ý 2, nhờ ad xem lại GTCL của dây chuyền trước khi lắp thêm thiết bị mới nhé.Theo mình GTCL =893.394.173., tức là chưa cộng thêm CF nâng cấp.Và chi phí KH mới cho năm 2018 được tính trên 893.394.173+93.600.000=986.994.173 Cảm ơn ad
Ad xem lại giúp mình, mình thấy phần nguyên giá của năm 2018 bị cộng 2 lần món 93.600.000?
Với nhờ add hướng dẫn cách trình bày bài tập 2 ạ?
cảm ơn add nhiều
Hi bạn, nguyên giá năm 2018 chỉ cộng 1 lần 93.6tr = 730.050.000 + 238.641.875 + 93.600.000 = 1.062.291.875
Cách trình bày bài 2 thì đề bài hỏi sự khác nhau trong việc ghi nhận… nên theo AD thì tốt nhất là lập bảng chia 2 cột. Mỗi cột trình bày 1 nội dung đó.
Chào AD. Ý 2 câu 3 đề chẵn năm 2018 giá trị dùng để phân bổ khấu hao từ t5-t12 chỉ là 986.949.174 thôi chứ sao lại cộng thêm cả nâng cấp một lần nữa thì bị cộng 2 lần vào rồi. mình đã tính bằng excel ra số khác.
Chào Ad. Ad ơi, ad có giải đề kế toán năm 2019 chưa ạ.
Cảm ơn Ad nhiều.
Ad cho e hỏi ở câu 5 đề chẵn, chi phí sản xuất vượt định mức loại ra là 420.000 ạ?
mình cũng thắc mắc về cách tính toán ở đề chẵn để có kết quả chi phí sản xuất vượt định mức là 420.000 (ở chi phí nguyên vật liệu), trong khi đề lẻ, phần chi phí sản xuất vượt định mức tổng là 210.000 được xem xét trên cả 3 loại chi phí NVL (120.000), NC (40.000), SXC (50.000); cách tính toán để có chi phí sxc do hoạt động dưới công suất bình thường là 200.000.
mong ad hướng dẫn, xin cảm ơn!
Ad cho mình hỏi sao trong câu 4 đề Chẵn phần “Lợi ích của cổ đông thiểu số” lại nhân với tỷ lệ 25% nhỉ?
Câu 5 đề chẵn, chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong ky vượt mức bình thường 10% là 4.620.000 * 10% = 462.000, của Ad là 420.000 là như nào nhỉ? Cám ơn ad nhé!
mình cũng thắc mắc về cách tính toán ở đề chẵn để có kết quả chi phí sản xuất vượt định mức là 420.000 (ở chi phí nguyên vật liệu), trong khi đề lẻ, phần chi phí sản xuất vượt định mức tổng là 210.000 được xem xét trên cả 3 loại chi phí NVL (120.000), NC (40.000), SXC (50.000); cách tính toán để có chi phí sxc do hoạt động dưới công suất bình thường là 200.000.
mong ad hướng dẫn, xin cảm ơn!