Đây là bài giải của nhóm Tuonthi làm cho Đề thi CPA 2023 – Môn Tài chính. Các bạn tham khảo nhé.
Lưu ý: Các bạn có thể tải toàn bộ bài giải (Đề chẵn và Đề lẻ) ở dạng excel để xem chi tiết công thức tính toán ở đây: Bài giải Đề thi CPA 2023 – Tài chính
PHẦN 1. ĐỀ THI CPA 2023 – MÔN TÀI CHÍNH – ĐỀ CHẴN
Câu 1. Dạng bài về Hệ thống đòn bẩy – Điểm hoà vốn
Kiến thức liên quan Dạng bài tập này liên quan chủ yếu đến CĐ 9 – Hệ thống đòn bẩy của doanh nghiệp. Hoàn toàn là tính toán đơn thuần nên là dạng bài gỡ điểm. – YC1: Đề bài sử dụng thuật ngữ “Điểm hoà vốn hoạt động”, trong khi tài liệu ôn tập chúng ta chỉ có “Điểm hoà vốn kinh tế” hoặc “Điểm hoà vốn tài chính”. Tuy nhiên, suy luận từ việc chi phí hoạt động là chi phí liên quan đến hoạt động lõi của doanh nghiệp (không tính hoạt động tài chính….) => Có thể hiểu đề bài yêu cầu xác định Điểm hoà vốn kinh tế: + Công thức tính Sản lượng hoà vốn: Q* = Chi phí cố định / (Giá bán đơn vị – Chi phí biến đổi đơn vị) và + Công thức tính Doanh thu hoà vốn: DT* = Q* x Giá bán đơn vị – YC2: Có 2 điểm cần lưu ý: + Nhiều bạn tranh luận là chi phí hoạt động đề bài đưa ra có bao gồm chi phí lãi vay hay chưa. Tuy nhiên, quan điểm của mình là Chi phí hoạt động không bao gồm chi phí lãi vay. + Cổ phiếu ưu đãi: Đề bài không nói rõ về dạng cổ phiếu ưu đãi. Tuy nhiên trong phạm vi môn tài chính, thì cổ phiếu ưu đãi thường là dạng cổ phiếu ưu đãi cổ tức, là chứng khoán vốn chủ sở hữu (Bên phát hành không có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu) và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN (tương tự như cổ tức của cổ phiếu phổ thông). – YC3: Công thức tính DOL, DFL và DTL DOL = Qo (p – v) / [Qo(p – v) – F] DFL = [Qo(p- v) – F] / [Qo(p – v) – F – I] DTL = Qo(p – v) / [Qo(p – v) – F – I] – YC4: Dự báo EBIT năm 2024 nếu sản lượng tăng thêm 15.000 sản phẩm => Sử dụng DOL để dự đoán tăng trưởng EBIT: %Tăng EBIT = %Tăng sản lượng * DOL |
YC1. Tính điểm hoà vốn hoạt động
Chỉ tiêu | Ký hiệu | Số tiền |
Giá bán đơn vị (triệu VNĐ/sp) | P | 6 |
Chi phí biến đổi đơn vị (triệu VNĐ/sp) | V | 3.5 |
Chi phí cố định (triệu VNĐ/năm) | F | 50,000 |
Sản lượng hòa vốn | Q* | 20,000 |
Doanh thu hòa vốn (triệu VNĐ) | DT* | 120,000 |
YC2. Tính EBIT và Lợi nhuận ròng năm 2023
Sản lượng tiêu thụ (sản phẩm) | Q | 30,000 |
Doanh thu bán hàng | DT | 180,000 |
Chi phí biến đổi | VC | 105,000 |
Chi phí cố định | F | 50,000 |
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay | EBIT | 25,000 |
Lãi vay phải trả | I | 13,000 |
Lợi nhuận trước thuế | EBT | 12,000 |
Lợi nhuận ròng sau thuế | 9,600 | |
Trả cổ tức ưu đãi | 7,000 | |
Lợi nhuận ròng của cố đông | 2,600 |
YC3. Tính DOL, DFL và DTL năm 2023
1. Ảnh hưởng của Đòn bẩy hoạt động | DOL = Qo (p – v) / [Qo(p – v) – F] | 3.00 |
2. Ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính | DFL = [Qo(p – v) – F] / [Qo(p – v) – F – I] | 2.08 |
3. Ảnh hưởng của Đòn bẩy tổng hợp | DTL = DOL * DFL | 6.25 |
YC4. Dự báo EBIT năm 2024
Sản lượng tiêu thụ cũ | 30,000 |
Sản lượng tăng thêm | 15,000 |
Tăng trưởng sản lượng | 50% |
Tỷ lệ tăng trưởng của EBIT | 150% |
Dự báo EBIT năm 2024 (triệu đồng) | 62,500 |
Câu 2. Dạng bài định giá Trái phiếu – Cổ phiếu
Kiến thức liên quan – Đề bài yêu cầu tính số lượng TP cần phát hành, nhưng để làm điều đó thì phải tính ra được giá phát hành của trái phiếu. Do vậy, dạng bài này liên quan đến kiến thức của CĐ 4. Định giá trái phiếu, cổ phiếu. Dạng bài này khá đơn giản, chỉ cần nhớ được công thức tính giá phát hành trái phiếu là xong. Điểm khó khăn duy nhất có thể có là việc tính giá phát hành của PA 1 khi trái phiếu trả lãi 6 tháng 1 lần. + Công thức tính giá trái phiếu có hoàn trả và trả lãi định kỳ: P = I * AF + MG/(1+r)^n ( tiền lãi chính là dòng tiền tiều đều nên ta sẽ áp dụng công thức tính PV của dòng tiền đều) + Công thức tính giá trái phiếu không trả lãi: P = MG/(1+r)^n” |
YC1. Xác định số lượng TP phát hành
Chỉ tiêu | PA 1 | PA 2 |
1. Tổng vốn cần huy động (tỷ) | 100 | 100 |
2. Mệnh giá trái phiếu (VNĐ) | 100,000 | 100,000 |
3. Thời hạn trái phiếu (năm) | 30 | 30 |
4. Lãi suất coupon (%) | 5% | 0 |
5. Tỷ suất sinh lợi yêu cầu (r%/kỳ) | 2.5%/kỳ | 5% |
6. Kỳ trả lãi | 2 lần/năm | Không trả |
7. Tiền lãi định kỳ/trái phiếu | 2,500 | |
7. Giá phát hành/trái phiếu (*) | 100,000.00 | 23,137.74 |
8. Số lượng trái phiếu phát hành | 1,000,000 | 4,321,942 |
(*) Tính AF cho tiền lãi đều trong 40 kỳ:
Tại r = 2.5% và n = 30 năm * 2 = 60 kỳ: AF =(1 – (1+2.5%) ^(-60)) / 2.5% =30.9087
YC2. Tính số tiền chi trả cho TP
Trả lãi vào năm thứ 30 | 5,000,000,000 | – |
Trả gốc vào năm thứ 30 | 100,000,000,000 | 432,194,200,000 |
Tổng tiền phải trả năm thứ 30 | 105,000,000,000 | 432,194,200,000 |
YC3. Giá TP trả lãi 6 tháng/lần khi r = 6%
Chỉ tiêu | PA 1 |
1. Tổng vốn cần huy động (tỷ) | 100 |
2. Mệnh giá trái phiếu (VNĐ) | 100,000 |
3. Thời hạn trái phiếu (năm) | 30 |
4. Lãi suất coupon (%) | 5% |
5. Tỷ suất sinh lợi yêu cầu (r%/kỳ) | 3%/kỳ |
6. Kỳ trả lãi | 2 lần/năm |
7. Tiền lãi định kỳ/trái phiếu | 2,500 |
7. Giá phát hành/trái phiếu (*) | 86,162.22 |
(*) Tính AF cho tiền lãi đều trong 40 kỳ
Tại r = 3% và n = 30 năm * 2 = 60 kỳ: AF =(1 – (1+3%) ^(-60)) / 3% =27.676
Nhận xét: Khi tỷ suất sinh lời yêu cầu (r=6%) lớn hơn tỷ lệ lãi suất coupon (5%): Trái phiếu sẽ có giá phát hành thấp hơn mệnh giá. Lý do vì tỷ lệ lãi suất coupon phản ánh thu nhập nhà đầu tư nhận được, trong khi tỷ suất sinh lời yêu cầu của trái phiếu là mức lợi suất tối thiểu mà nhà đầu tư mong muốn nhận được khi đầu tư vào một trái phiếu, dựa trên mức độ rủi ro của trái phiếu đó. Do vậy, khi tỷ suất sinh lời yêu cầu < lãi suất coupon thì trái phiếu trở nên kém hấp dẫn. Và giá trái phiếu phải thấp hơn mệnh giá để bù đắp.
Câu 3. Dạng bài Dự báo nhu cầu tài chính
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của CĐ5. Dự báo nhu cầu vốn và CĐ11. Phân phối lợi nhuận. Với dạng bài kiểu này, đơn giản là dựa vào Bảng CĐKT đề bài cung cấp và thông tin về phương án cho năm tới để lập kế hoạch vốn tương ứng dựa vào mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn tài trợ tương ứng. PA1: KPT tăng 10%. HTK tăng 15%. Khoản phải trả tăng 10%, phải nộp tăng 5% PA2. KPT tăng 10%. HTK tăng 15%. Khoản phải nộp tăng 5%. Hưởng CKTT 2 tỷ |
YC1. Xác định nhu cầu đầu tư vốn lưu động theo 2 kịch bản và lựa chọn
Bảng cân đối kế toán và nguồn vốn
Chỉ tiêu | 2022 | 2023_PA1 | 2023_PA2 | Nguồn vốn | 2022 | 2023_PA1 | 2023_PA2 |
I. Tài sản ngắn hạn | 600 | 665 | 665 | I. Nợ phải trả ngắn | 600 | 650 | 610 |
1. Tiền | 100 | 100 | 100 | 1. Khoản phải trả | 400 | 440 | 400 |
2. Khoản phải thu | 200 | 220 | 220 | 2. Khoản phải nộp | 200 | 210 | 210 |
3. Hàng tồn kho | 300 | 345 | 345 | II. Vay dài hạn | 300 | 300 | 300 |
II. Tài sản dài hạn | 600 | 600 | 600 | III. Vốn chủ sở hữu | 300 | ||
Tổng tài sản | 1,200 | Tổng nguồn vốn | 1,200 |
Tổng hợp Kết quả
1 Tài sản ngắn hạn tăng thêm | 65 | 65 | |
2 Tài sản dài hạn tăng thêm | – | – | |
3 Nhu cầu đầu tư VLĐ tăng thêm | 65 | 65 | |
4 Nhu cầu tài trợ VLĐ tăng thêm | 15 | 55 |
Như vậy, phương án 1 sẽ yêu cầu tài trợ VLĐ ít hơn so với phương án 2
YC2 . Tính nguồn vốn tài trợ cho PA1
Chỉ tiêu | 2022 | 2023_PA1 |
Doanh thu | 1500 | |
Tỷ suất LNST/Doanh thu | 2% | |
Lợi nhuận sau thuế (tỷ) | 30 | |
Lợi nhuận giữ lại (sau khi chia cổ tức) | 12 | |
Nhu cầu vốn tài trợ cho tài sản tăng thêm (từ YC1) | 65 | |
Tài trợ từ nợ ngắn hạn tăng thêm | 50 | |
Tài trợ từ lợi nhuận giữ lại | 12 | |
Tài trợ từ vay thêm bên ngoài | 3 |
YC3. Ước tính tỷ lệ tăng doanh thu năm 2023 so với 2022
Tài sản ngắn hạn 2023 (tỷ) | 665 |
Tỷ số Doanh thu/Tài sản ngắn hạn năm 2023 | 2.6 |
Doanh thu năm 2023 (tỷ) | 1,729 |
Tỷ lệ tăng doanh thu (%) | 15.27% |
Câu 4. Dạng bài Giá trị thời gian của tiền
Nhận xét tình huống: Dạng bài này gần như giống hệt Câu 5 – Đề Chẵn 2022. Tình huống liên quan đến việc xác định giá trị thời gian dòng tiền vào (tiền tiết kiệm) và dòng tiền ra (học phí và chi phí đại học). – Con gái ông X tại (n = 0) là 10 tuổi, và sẽ đi học đại học khi 18 tuổi (tại n = 8) – Điểm thuận lợi là đề bài nêu rõ thời điểm phát sinh dòng tiền (đầu năm) để thí sinh không bị nhầm lẫn – Điểm khó khăn là có nhiều dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau (*) Dòng tiền vào là các dòng tiền tăng trưởng đều với g không đổi = 10%/năm Tiền tiết kiệm đã có tại Năm 0: $20.000 Tiền tiết kiệm ($5.000/năm) từ Năm 1 – Năm 4 Tiền tiết kiệm ($X/năm) từ Năm 5 ~ Năm 7 (**) Dòng tiền ra Tiền học phí và chi phí đại học ($14.000/năm) tại năm 0 là dòng tiền tăng trưởng đều với g = 5% Và dòng tiền này sẽ thực phát sinh từ Năm 8 ~ Năm 11 |
YC1. Xác định chi phí mỗi năm học đại học và tổng các khoản chi tại thời điểm bắt đầu đi học (t = 8)
(Bản chất yêu cầu là phải xác định Giá trị học phí trong tương lai tại các năm n = 8 ~ n = 11, sau đó chiết khấu hết về n = 8)
Chỉ tiêu | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | Năm 6 | Năm 7 | Năm 8 | Năm 9 | Năm 10 | Năm 11 |
Học phí và chi phí đại học | 14,000 | 14,700 | 15,435 | 16,207 | 17,017 | 17,868 | 18,761 | 19,699 | 20,684 | 21,719 | 22,805 | 23,945 |
Hệ số chiết khấu | 1 | 0.9091 | 0.8265 | 0.7513 | ||||||||
Dòng tiền chiết khấu | 20,684.38 | 19,744.18 | 18,846.71 | 17,990.05 | ||||||||
Tổng PV | 77,265.31 |
(*) Lưu ý. Ad đang đặt công thức trong file excel nên trình bày như này cho dễ hiểu. Khi các bạn làm bài thực tế thì sử dụng công thức rút gọn để tính. Ví dụ Năm 8 sẽ được tính như sau:
- Tiền học phí tại n = 8: $14,000 * (1+5%)^8 = $20,684.38
- Hệ số chiết khấu: 1/(1+10%)^0 = 1
- PV tại n = 8: $ 20,684.38
YC2. Xác định tổng số tiền ông X đã tích luỹ được trong 4 năm đầu tính đến năm con gái bắt đầu học đại học (n = 8)
(Bản chất yêu cầu là phải xác định Giá trị tương lai tại n = 8 của dòng tiền phát sinh từ n = 0 ~ n = 4 trong đó từ n = 1 ~ n = 4 là dòng tiền đều)
Chỉ tiêu | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | Năm 6 | Năm 7 | Năm 8 |
Tiền tiết kiệm $20.000 hiện tại | $20,000 | $42,871.78 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $9,743.59 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $8,857.81 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $8,052.55 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $7,320.50 | |||||||
Tổng FV | $76,846.22 |
(*) Lưu ý: Có thể làm theo cách áp dụng công thức tính FV của dòng tiền đều cho dòng tiền từ Năm 1 ~ Năm 4:
Tính FV của dòng tiền $5,000 từ Năm 1 ~ Năm 4 về Năm 4: | 23,205.00 |
Tính FV của tổng dòng tiền Năm 4 về Năm 8: | 33,974.44 |
Tính FV của $20.000 hiện tại ở Năm 8 | 42,871.78 |
Tổng FV | 76,846.22 |
YC3. Xác định khoản tiền tiết kiệm dự tính bổ sung năm 5 – Năm 7
(Bản chất là cần xác định giá trị của dòng tiền đều mỗi năm khi đã biết Tổng giá trị tương lai)
PV tại Năm 8 của tổng số tiền học cần phải có: | 77,265.31 |
FV tại Năm 8 của tổng số tiền đã có sau 4 năm: | 76,846.22 |
FV tại Năm 8 của tổng số tiền cần bổ sung thêm trong 3 | 419.10 |
Gọi X là dòng tiền đều cần bổ sung mỗi năm trong 3 năm (Năm 5 ~ Năm 7), ta sẽ tính được FV của các dòng tiền này tại n = 8 như sau:
X * (1+10%)^3 + X * (1+10%)^2 + X * (1+10%) = 419.1
Gỉai phương trình ta sẽ tính ra được X = 115.11
(*) Lưu ý: ta có thể áp dụng công thức tính FV của dòng tiền đều từ Năm 5 ~ Năm 7 tại Năm 7 (t = 7)
FV(n=7) = X * AF với AF = [(1+10%)^3 – 1] / 10% = 3.3100
Ta sẽ có: FV(n=7) = 3.31 * X
FV của dòng tiền này tại Năm 8 là: 3.31 * X * (1+10%) = $419.1
Giải phương trình, ta tính ra được X = 115.11
Câu 5. Dạng bài Đánh giá dự án đầu tư
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của CĐ 6. Quyết định đầu tư vốn. Đề bài thường đưa ra thông tin về kế hoạch thay thế máy móc hoặc nhà xưởng. Để đánh giá có nên thực hiện dự án thay thế hay không, chúng ta cần tính toán tất cả các ảnh hưởng của việc thay thế đến dòng tiền thuần của dự án hiện tại như: vốn cần bổ sung thêm; chênh lệch chi phí khấu hao, thu từ thanh lý tài sản cũ, tài sản mới…=> Lưu ý: Chỉ xem xét sự biến đổi của dòng tiền phát sinh do việc thay thế thiết bị – YC1. Dòng tiền đầu tư ban đầu của dự án thay thế sẽ bao gồm: + Dòng tiền đầu tư vào thiết bị mới, bao gồm cả VCĐ và VLĐ + Dòng tiền thu được từ việc thanh lý thiết bị cũ. Lưu ý nghĩa vụ thuế TNDN. – YC2. Khi xác định dòng tiền từ Năm 1 – Năm 5, lưu ý: + Việc thu hồi VLĐ và thu thuần từ thanh lý TSCĐ sẽ là dòng tiền vào của dự án + Tiền chi để nghiên cứu khảo sát $100,000 là chi phí chìm, tức là chi phí phát sinh dù có thực hiện dự án hay không => Không được tính vào dòng tiền liên quan đến việc ra quyết định. – YC3. + Phương pháp NPV: Sử dụng dòng tiền thuần của dự án đã xác định ở YC2, thực hiện chiết khấu dòng tiền thuần về hiện tại và tính NPV. Kết luận lựa chọn dự án khi NPV> 0 + Phương pháp PI – Chỉ số sinh lời: Phản ánh mối quan hệ giữa giá trị hiện tại (PV) của dòng tiền thuần hàng năm của dự án (từ năm 1 ~ năm N) so với vốn đầu tư ban đầu. Dự án có PI = 1: Có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án. Dự án PI >1: cần xem xét 2 trường hợp: Nếu các dự án độc lập nhau thì các dự án đều có thể được chấp thuận. Ngược lại, nếu các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án có PI lớn nhất sẽ được chọn. |
YC1. Xác định dòng tiền đầu tư ban đầu của dự án thay thế
Chỉ tiêu | Năm 0 |
I. Đầu tư vào thiết bị mới | -4,100 |
1. Đầu tư mua Tài sản cố định | -3,250 |
2. VLĐ thường xuyên tăng thêm | -850 |
II. Thu từ thanh lý thiết bị cũ | 790 |
1. Giá bán | 800 |
2. Giá trị còn lại tại ngày thanh lý | 750 |
3. Thuế thu nhập phải nộp | 10 |
4. Thu thuần thanh lý thiết bị cũ | 790 |
III. Dòng tiền thuần | –3,310 |
YC2. Xác định dòng tiền
Chỉ tiêu | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 |
I – Xác định dòng tiền ra | -200 | |||||
Đầu tư nâng cấp thiết bị mới | -150 | |||||
VLĐ thường xuyên tăng thêm để đầu tư nâng cấp | -50 | |||||
II – Xác định dòng tiền vào | 1,830 | 1,110 | 878 | 756 | 1,712 | |
EBIT thiết bị cũ | 1,200 | 1,500 | 1,550 | 1,700 | 1,800 | |
EBIT thiết bị mới | 2,050 | 2,100 | 2,250 | 2,300 | 2,350 | |
EBIT tăng thêm | 850 | 600 | 700 | 600 | 550 | |
Lợi nhuận sau thuế tăng thêm | 680 | 480 | 560 | 480 | 440 | |
Chi phí Khấu hao tăng thêm (*) | 1,150 | 630 | 318 | 201 | 201 | |
Thu ròng từ thanh lý thiết bị mới [Giá bán * (1-20%)] | 96 | |||||
Thu hồi vốn đầu tư nâng cấp thiết bị | 75 | 75 | ||||
Thu hồi VLĐ thường xuyên tăng thêm | 0 | 0 | 0 | 900 | ||
III – Dòng tiền thuần tăng thêm | 1,830 | 1,110 | 678 | 756 | 1,712 |
(*) Chi phí Khấu hao
Thiết bị cũ | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 | |
Thiết bị mới | 1,300 | 780 | 468 | 351 | 351 |
- Tỷ lệ khấu hao = 1/số năm sử dụng = 0.2
- Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh = Tỷ lệ khấu hao * Hệ số điều chỉnh = 0.4
YC3. Thẩm định với NPV và PI
Dòng tiền thuần hàng năm | -3,310 | 1,830 | 1,110 | 678 | 756 | 1,712 |
Hệ số chiết khấu | 0.8696 | 0.7561 | 0.6575 | 0.5718 | 0.4972 | |
Dòng tiền chiết khấu | -3,310 | 1,591.30 | 839.32 | 445.80 | 432.25 | 851.17 |
NPV | 849.83 | >0 => Nên đầu tư vào dự án mở rộng này | ||||
PI | 1.26 | >1 => Nên đầu tư vào dự án mở rộng này |
https://mazda-demio.ru/forums/index.php?autocom=gallery&req=si&img=6335