ACCA F7: CHỦ ĐỀ “PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS” – P2

Bài 7 của Series hướng dẫn tự học ACCA F7 Financial Reporting: Chủ đề “Published financial statements” – Phần 2

(Video 5 – Video 10) 

Tiếp theo bài https://tuonthi.com/acca-f7-published-financial-statements/ :  trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách xử lý dạng bài “Preparation of financial statements” cho 3 loại báo cáo còn lại. Bao gồm:

  • BCĐKT
  • Báo cáo kết quả HĐKD
  • Báo cáo thay đổi VCSH

3. “Presentation of financial statements” – Các tình huống thường gặp & cách xử lý

3.1. Tình huống thường gặp trong kỳ thi

(1) Đề bài cung cấp Trial Balance hoặc BCTC dự thảo

(2) Đưa ra các giao dịch cần điều chỉnh hoặc hạch toán bổ sung. Các giao dịch thường gặp:

Khoản mụcTình huống
1. Non-current assets (Chương 3 – Chương 4 – Chương 5 – Chương 12)Depreciation: Tài sản chưa được trích khấu hao. Có thể tính khấu hao theo phương pháp Số dư giảm dần (“Reducing Balance method”) hoặc Phương pháp đường thẳng (“Straight line method”)

Revaluation: Tài sản như đất hoặc nhà xưởng… chưa được đánh giá lại theo Giá trị hợp lý (“Fair Value”)

Lease: Tài sản được mua theo hình thức hợp đồng thuê nên ngoài việc trích khấu hao cần phải tính cả chi phí tiền lãi, tiền gốc phải trả hàng năm. Nhưng công ty chưa phản ánh các bút toán này.
2. Revenue (Chương 6)Công ty ghi nhận doanh thu khi không thoả mãn điều kiện. VD: giao dịch thu chi hộ
Công ty chưa ghi nhận doanh thu & giá vốn cho hợp đồng dài hạn (“Contract with performance obligation over time”)
3. Financial instruments & Equity(Chương 11)Loan Notes: Công ty chưa ghi nhận chi phí tiền lãi phát sinh từ các Loan notes

Rights issue: Công ty phát hành “Rights issue” và đã thu xong tiền về nhưng chưa hoàn thành hạch toán vào sổ sách

Dividends: Công ty chi trả cổ tức trong kỳ nhưng chưa ghi nhận

Convertible loan notes: Công ty đã ghi nhận chi phí lãi vay trả hàng kỳ (chi phí danh nghĩa) nhưng chưa ghi nhận chi phí lãi vay thực tế phát sinh
4. Deferred tax/Provision for tax liability (Chương 15)Chênh lệch giữa cơ sở tính thuế (“Tax base”) và Giá trị ghi sổ (“Carrying amount”) của tài sản thuần của công ty làm phát sinh “Deferred tax” nhưng chưa được ghi nhận hợp lý. Kéo theo khoản dự phòng cho nghĩa vụ thuế chưa được phản ánh hợp lý.
5.  Accounting policies, changes in accounting estimates & errors (Chương 17)Công ty bỏ sót giao dịch chưa hạch toán hoặc phát hiện các vụ gian lận do nhân viên thực hiện khiến công ty bị tổn thất tài chính

(3) Yêu cầu lập BCĐKT hoàn chỉnh

Để xử lý tình huống này, chúng ta làm như sau:

  • Xác định ảnh hưởng của các giao dịch đến các tài khoản liên quan
  • Tổng hợp ảnh hưởng liên quan lên Retained Earnings
  • Tính ra số dư cuối kỳ đúng của các tài khoản liên quan này
  • Lập BCTC chính thức theo các mẫu báo cáo chúng ta đã tìm hiểu ở Phần 1. Tổng quan về các loại BCTC 

3.2. Cách xử lý – Non-current assets

(1) Kiến thức quan trọng cần biết

Trong phạm vi môn F7, chúng ta sẽ gặp 4 loại tài sản cố định:

  • Property, pland & equipment (PPE): Là các TSCĐ được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất HHDV,  quản lý, bán hàng và có thời gian sử dụng ước tính hơn 1 kỳ
  • Investment property: Là nhà cửa, đất đai được doanh nghiệp giữ để cho thuê hoặc chờ tăng giá thay vì sử dụng phục vụ HĐKD (như PPE) hoặc bán trong kỳ (như hàng tồn kho)
  • Intangible assets: Là các tài sản phi tiền tệ có thể xác định được nhưng không có hình thái vật chất.
  • Leased assets: là đối tượng của hợp đồng thuê, theo đó bên  cho thuê sẽ trao quyền sử dụng tài sản cho bên đi thuê.

Với mỗi loại tài sản này, chúng ta cần nắm được các thông tin sau: 

  • Khái niệm &điều kiện ghi nhận (Recognition)
  • Xác định nguyên giá (Initial cost)
  • Trích khấu hao (Depreciation/Amortisation)
  • Đánh giá lại cuối năm (Revaluation)
  • Đánh giá suy giảm giá trị (Impairment)

Các phần kiến thức này đều đã trình bày trong sách BPP. Mình không nhắc lại nữa. Các bạn có thể ôn tập & kiểm tra kiến thức của phần này với Quizzes của web.

(2) Xử lý tình huống

F Co có thông tin về TSCĐ tại ngày 31.3.20X8 như sau: 

Items (Non-current assets)$m$m
Leased property (Cost) at 31.Mar.20X848
Leased property (Accumulated depre.cost) at 1.Apr.20X716
PPE (Cost) at 31.Mar.20X847.5
PPE (Accumulated depre.cost) at 1.Apr.20X733.5
Lease payments8

(i) Leased property có thời hạn sử dụng là 12 năm. 1.Apr.20X7: Công ty đã thuê thực hiện đánh giá lại giá trị và giá trị định gía là $36m. Tại ngày định giá, thời gian sử dụng còn lại là 8 năm. F Co chưa phản ánh giao dịch này vào BCTC. Biết rằng hàng năm công ty đều sẽ thực hiện “transfer” từ “Revaluation surplus” sang “Retained Earnings” để phản ánh giá trị tài sản tăng đã thực hiện trong kỳ. Và việc định giá lại giá trị tài sản sẽ không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế hoãn lại của F Co.

(ii) 1.Apr.20X7: F Co mua 1 nhà xưởng theo dạng thuê tài chính với lãi suất là 10% pa. Lease payments trên TB phản ánh khoản đặt cọc ban đầu là $2m trả vào 1.Apr.20X7 và khoản thanh toán tiền thuê đầu tiên là $6m đã trả vào 31.3.20X8.  Theo hợp đồng, F Co sẽ phải trả thêm $6m/lần vào 31.Mar trong 4 năm tiếp theo. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu = Initial measurement của tài sản là $25m.

(iii) PPE (không bao gồm Leased plant) khấu hao 20% pa theo phương pháp số dư giảm dần. Trong kỳ công ty chưa trích khấu hao cho bất cứ tài sản nào. 

Để giải quyết tình huống này, chúng ta sẽ cần giải quyết 2 vấn đề:

  • Lập bảng Movement của tài sản để xác định giá trị tài sản tại 31.Mar.20X8
  • Lập bảng Movement để xác định nghĩa vụ nợ “Lease liability” (Nợ gốc & Nợ lãi) phát sinh từ hợp đồng thuê tài chính

(Working 1) Non-current asset movement

ItemsLeased property ($m)PPE ($m)Leased plant ($m)
Cost4847.50
Accumulated depreciation(16)(33.5)
Balance at 1.Apr.20X7321425
Revaluation surplus4
Revised carrying amount36
Depreciation (*)(4.5)(2.8)(5)
Balance at 31.Mar.20X831.511.220

(*) Depreciation expenses for the year 20X8:

  • Leased property = $36m / 8 years = $4.5m/year
  • PPE = $14m * 20% = $2.8m
  • Leased plant = $25m/5 years = $5m/year

Từ bảng movement trên, chúng ta rút ra được các kết quả sau: 

  • Chỉ tiêu PPE trên BCĐKT tại ngày 31.3.20X8: $31.5m + $11.2m + $20m = $62.7m
  • Chi phí khấu hao tính vào Profit/Loss trong kỳ: $4.5m + $2.8m + $5m = $12.3m
  • Giá trị “transfer” từ Revaluation sang Retained Earnings: $4m / 8 years = $0.5m

(Working 2) Lease liability

ItemsInstallments ($m)Interest 10% ($m)Total ($m)
Initial measurement25
Deposit(2)
Balance at 1.Apr.20X723
Addition(6)2.3(3.7)
Balance at 31.Mar.20X819.3
Addition(6)1.93(4.07)
Balance at 31.Mar.20X915.23

Từ  bảng movement trên, chúng ta rút ra được các kết quả sau: 

  • Nghĩa vụ nợ thuê tài chính ngắn hạn tại 31.Mar.20X8: $4.07m
  • Nghĩa vụ nợ thuê tài chính dài hạn tại 31.Mar.20X8: $15.23m

3.3. Cách xử lý – Revenue

Các giao dịch liên quan đến doanh thu thường xuất hiện trong dạng bài lập BCTC của đề thi môn F7. Để hiểu rõ, chúng ta sẽ lần lượt đi xem 4 ví dụ tương ứng với đề thi của 4 năm. Dec/2018; June/2018; June/2016 và Dec/2015. Tuy nhiên trước tiên chúng ta cần đi tìm hiểu các kiến thức cơ bản về Doanh thu. Các bạn xem bài sau: ACCA F7 Video Lectures – Chủ đề “Revenue”

2 bình luận trong “ACCA F7: CHỦ ĐỀ “PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS” – P2”

Bình luận đã bị đóng.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang