Bài 11 của Series hướng dẫn tự học ACCA F7 Financial Reporting: Chủ đề “Financial instruments là gì?”
Chủ đề này tương ứng Chương 11 trong sách BPP. Đây có thể coi là 1 trong 2 chủ đề khó nhằn nhất của môn F7. Bởi vì các “thuật ngữ” được sử dụng cũng như bản chất phức tạp của “Financial instruments”.
Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cần phải đi tìm hiểu 5 nội dung sau:
- Financial instruments là gì?
- Cách xử lý tình huống về Trái phiếu/Giấy nhận nợ (“Bonds/Loan notes”)
- Cách xử lý tình huống về Cổ phiếu (“Shares”) & các vấn đề liên quan
- Cách xử lý tình huống về Trái phiếu/Giấy nhận nợ có thể chuyển đổi (“Convertible loan notes”)
- Cách xử lý tình huống về “Investments through profit or loss”
1. Financial instruments là gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Financial instruments là gì?, chúng ta hãy cùng xem tình huống sau:
1 doanh nghiệp để hoạt động thì cần vốn. Hoặc 1 doanh nghiệp có nguồn vốn dư thừa thì sẽ muốn mang vốn đi đầu tư. Vốn có thể huy động từ/đầu tư vào 2 nguồn là:
- Nguồn vốn vay: Ví dụ như đi vay, phát hành trái phiếu, nhận tiền gửi… Các khoản này được gọi là Công cụ Nợ (“Debt instruments”).
- Nguồn vốn chủ sở hữu như phát hành cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu… Các khoản này được gọi là Công cụ vốn (“Equity instruments”).
Như vậy, ta có thể thấy:
- Công cụ nợ & công cụ vốn có thể được mua bán trên thị trường.
- Khi bạn bán “Equity instruments”/”Debt instruments”: Bạn phải ghi tăng giá trị VCSH hoặc ghi tăng Nợ phải trả (“Financial liabilities”)
- Khi bạn mua “Equity instruments”/”Debt instruments”: Bạn phải ghi tăng Tài sản. Các tài sản này có đặc điểm chung là: tài sản phi vật chất có giá trị hình thành từ “yêu cầu thanh toán” theo thoả thuận giữa các bên. Dùng thuật ngữ chuyên môn thì các công cụ này được bên mua gọi là Tài sản tài chính (“Financial assets”).
- “Financial instruments” chính là các thoả thuận mua bán làm phát sinh “Financial assets” cho bên mua & làm phát sinh “Equity instruments” hoặc “Financial liabilities” cho bên bán
Phân biệt “Financial assets” & “Financial liabilities:
- Bên mua công cụ nợ/công cụ vốn sẽ ghi nhận các công cụ này là “Financial assets”
- Bên bán sẽ ghi nhận “Financial liabilities” hoặc “Equity”
Phân biệt “Debt instruments” & “Equity instruments”:
- Với “Debt instruments”: lợi nhuận bạn nhận được không liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động của người đi vay.
- Với “Equity instruments”: lợi nhuận bạn nhận được liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động của khoản đầu tư. VD: nếu mua cổ phiếu của 1 công ty, lợi nhuận bạn nhận được sẽ dựa trên sự tăng giảm giá trị của cổ phiếu trên thị trường. Hay cổ tức công ty phát hành chi trả.
Tại sao chúng ta cần phân biệt 2 điểm này?
Vì cách hạch toán 1 công cụ tài chính như nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng của công cụ đó là: “Financial assets”/”Financial liabilities” & “Debt instruments” hay “Equity instruments”?
2. Các trường hợp cụ thể về “Financial instruments”
Chủ đề này có thể xuất hiện trong đề thi trong cả 3 phần của đề thi. Và thường xuyên xuất hiện theo kiểu 1 giao dịch trong dạng bài lập BCTC của phần C. Để xem chi tiết chủ đề này được đề cập đến trong đề thi như nào, các bạn xem bài: Dạng bài Lập Báo cáo tài chính (Phần 2).
Thay vì bơi trong sách của BPP thì mình tiếp cận chủ đề này bằng cách tập trung vào các khoản mục thường xuất hiện trong Đề thi môn F7 các năm. Tóm lại thì đề thi cũng sẽ chỉ liên quan đến 4 trường hợp về “Financial instruments” sau:
- Trái phiếu/Giấy nhận nợ (“Bonds/Loan notes”)
- Cổ phiếu (“Shares”) & các vấn đề liên quan
- Trái phiếu/Giấy nhận nợ có thể chuyển đổi (“Convertible loan notes”)
- Investments through profit or loss
Tìm hiểu hết 4 khoản mục này là chúng ta đã hoàn toàn có thể xử lý các vấn đề liên quan trong đề thi rồi.
2.1. Trái phiếu/Giấy nhận nợ thông thường(“Bonds”/loan notes”)
Bonds/Loan notes: là 1 loại giấy chứng nhận rằng bên phát hành đã vay 1 số tiền từ người mua. Và sẽ có nghĩa vụ thanh toán số tiền gốc vào ngày đáo hạn cũng như tiền lãi hàng kỳ theo lãi suất .. cho người mua. Liên quan đến Bonds/Loan notes sẽ có các thông tin sau cần biết:
- “Principal value”/”Nominal value”/ “Par value”/ “Face amount”: là giá trị trái phiếu được người phát hành sử dụng để tính tiền lãi hàng kỳ. Và thông thường là số tiền gốc mà người phát hành sẽ trả khi trái phiếu đáo hạn.
- “Coupon”/”Interest rate”: là tỷ lệ lãi suất danh nghĩa người phát hành sử dụng để tính tiền lãi hàng kỳ.
- “Effective interest rate”: là chi phí sử dụng vốn vay thực tế mà người đi vay phải gánh chịu. Là chi phí thực tế tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Thông thường sẽ khác với lãi suất danh nghĩa quy định trên trái phiếu.
- “Market price”: là giá trị của trái phiếu được mua bán trên thị trường.
- “Maturity date”: là thời điểm đáo hạn của trái phiếu – thời điểm người phát hành phải thanh toán nợ gốc.
Lưu ý: Lợi nhuận người cho vay nhận được là cố định. Không phụ thuộc vào tình hình hoạt động của bên phát hành. Do đó Bonds/Loan notes là công cụ nợ (“Debt instruments”) đơn thuần.
Scenario 1 (Dec/2015 – Revised)
S Co phát hành 5% loan note (mệnh giá $20m) vào 1 July 2014 cho B Co theo giá là $18m. Chi phí phát hành trực tiếp (Direct issue costs) là $0.5m – đã được hạch toán vào chi phí quản lý. Loan note sẽ được đáo hạn sau 3 năm theo mức giá ưu đãi (“premium”) khiến cho tỷ lệ lãi trái phiếu thực tế là 8% pa (“effective finance cost”). Tiền lãi trái phiếu hàng năm đã được thanh toán 30 June 2015. Giả sử S Co và B Co có cùng năm tài chính.
Phân tích tình huống:
- 5% loan note với mệnh giá là $20m: nghĩa là mỗi năm S Co phải trả B Co số tiền lãi là $20m * 5% = $1m và khi đáo hạn sẽ phải thanh toán theo mức giá premium đã thoả thuận.
- Đây là “Redeemable loan notes” – là công cụ nợ đơn thuần. Nên S Co sẽ phải ghi nhận “Financial liability”. Còn B Co sẽ phải ghi nhận “Financial assets”/ “Debt instruments”
- Chi phí phát hành trực tiếp: cần được ghi giảm giá trị của công cụ nợ này thay vì ghi giảm Admin expense.
- Chi phí lãi vay S Co /Thu nhập lãi vay B Co cần ghi nhận hàng kỳ: sẽ phải tính theo tỷ lệ lãi suất thực tế là 8% thay vì lãi suất danh nghĩa 5%.
(1) Yêu cầu: Xác định ảnh hưởng của giao dịch này cho BCTC kết thúc vào 30.June.2015 của S Co?
- Số dư đầu kỳ của Loan note (Financial Liability): $18m – $0.5m= $17.5m
- Chi phí lãi vay trong kỳ: $17.5m * 8% = $1.4m
- Số dư cuối kỳ của Loan note (Liability): $17.5m + $1.4m – $1m = $17.9m
- Các công cụ tài chính được phân loại là “Financial liability” được ghi nhận ban đầu theo:
FV của khoản thanh toán bên phát hành nhận được – Chi phí liên quan trực tiếp (*)
- Các công cụ tài chính được phân loại là “Financial liability” sau ghi nhận ban đầu sẽ được phản ánh theo “Amortized cost”:
Outstanding balance + Interest expense – Interest paid (*)
(*) Trường hợp Debt instruments được phân loại là “At fair value through profit or loss” sẽ được ghi nhận khác – Xem mục 2.4 dưới đây.
(2) Xác định ảnh hưởng của giao dịch này cho BCTC kết thúc vào 30.June.2015 của B Co khi:
(i) B Co sẽ nắm giữ trái phiếu của S Co cho đến ngày đáo hạn để hưởng tiền lãi (“Held-to-maturity”)
- Số dư đầu kỳ của trái phiếu (Financial assets/Debt instruments): $18m
- Tiền lãi thực nhận hàng kỳ: $1m
- Thu nhập từ tiền lãi năm 2015: $18m * 8% = $1.44m
- Số dư cuối kỳ của Loan note (Financial assets/Debt instruments): $ 18m + $1.44m – $1m = $18.44m
(ii) B Co có ý định nắm giữ trái phiếu của S Co lâu dài (mặc dù họ có thể bán bất cứ lúc nào nếu được giá) (“Available-for-sale”). Giả sử tại 30.June.2016, market value của trái phiếu này là $19.44m
- Số dư đầu kỳ của trái phiếu (Financial assets/Debt instruments): $18m
- Tiền lãi thực nhận hàng kỳ: $1m
- Thu nhập từ tiền lãi năm 2015: $18m * 8% = $1.44m
- Số dư cuối kỳ của Loan note (Financial assets/Debt instruments): $ 19.44m
- Chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị ghi sổ $19.44m – $18.44m = $1m sẽ được ghi nhận vào OCI (“Other comprehensive income”)
- Các công cụ tài chính được phân loại là “Financial assets” – “Debt instruments” luôn được ghi nhận ban đầu theo giá gốc:
FV của khoản thanh toán phải trả (Market price) + Chi phí liên quan trực tiếp (*)
- Sau ghi nhận ban đầu sẽ được phản ánh theo “Amortized cost” hoặc “Fair Value” tuỳ từng trường hợp(*):
Nếu là Held-to-maturity: Amortized cost = Outstanding balance + Interest income – Interest received
Nếu là Available-for-sale: Fair Value & chênh lệch giữa FV & CA sẽ được ghi nhận vào OCI
(*) Trường hợp Debt instruments được phân loại là “At fair value through profit or loss” sẽ được ghi nhận khác – Xem mục 2.4 dưới đây.
2.2. Cổ phiếu (“Share equity”)
Cổ phiếu/Cổ phần (“Shares”): Khái niệm này thì chắc các bạn đều đã quen thuộc. Công ty khi thoả mãn các điều kiện về luật pháp thì được quyền phát hành cổ phiếu (chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu) ra công chúng để huy động vốn đầu tư. Người mua cổ phần sẽ được sở hữu công ty theo % cổ phần mà người đó sở hữu. Có 2 loại cổ phần:
- Cổ phần thông thường (“Ordinary shares”): Công ty không có nghĩa vụ phải trả lại số tiền gốc mua cổ phần mà người mua (cổ đông) đã bỏ ra. Công ty có nghĩa vụ chi trả cổ tức cho cổ đông nhưng không bắt buộc mà tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mức chi trả cổ tức cũng không cố định.
- Cổ phần ưu đãi (“Preference shares”): Về cơ bản thì cổ đông ưu đãi cổ tức sẽ được chia cổ tức không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Trong phạm vi F7: chúng ta tạm chia cổ phần ưu đãi thành 2 loại: Redeemable preference shares và Non-redeemable preference shares.
Như vậy:
- Ordinary shares & Non-redeemable preference shares: là 1 loại công cụ vốn (“equity instruments”) đơn thuần bởi vì công ty phát hành không có nghĩa vụ hoàn tiền đã nhận cho cổ đông
- Redeemable Preference shares: là 1 loại công cụ nợ (“debt instruments”) vì công ty sẽ phải trả tiền lại cho cổ đông ở 1 thời điểm nào đó.
Scenario 2 (Dec/2018 – Revised): Vào 1. Nov. 20X7, D Co phát hành 1.5m cổ phiếu & thu tiền về ở mức giá $2.2/share. Chi phí phát hành là $5,000. Yêu cầu hạch toán giao dịch này để xác định số dư TK liên quan tại 30.June.20X8.
Phân tích tình huống:
D Co phát hành cổ phiếu thường. Đây là công cụ vốn đơn thuần. Do vậy D Co phải ghi tăng Equity instruments tương ứng. Chênh lệch giữa mệnh giá & giá phát hành được ghi vào tài khoản Share premium. Còn Chi phí phát hành được ghi giảm giá trị của công cụ vốn này.
DR Cash: $2.2 * 1.5m = $3.3m
CR Share capital: $1 * 1.5m = $1.5m
CR Share premium: $1.8m
DR Share premium / CR Cash: $5,000
Scenario 3 (June/2015): Số dư tài khoản “equity shares” $30m và “share premium” $5m của C Co tại 31.Mar.2015 bao gồm 1 đợt phát hành rights issue 1 quyền mua cổ phiếu cho 5 cổ phiếu hiện có với giá $1.6/share vào 1.Oct.2014. Các quyền mua này đều đã được cổ đông thực hiện. Cổ phiếu C Co có mệnh giá là $1/share và giá trị thị trường tại 1.Oct.2014 là $2.5/share. Yêu cầu: Xác định ảnh hưởng của Rights issue trên BCTC kết thúc vào 31.Mar.2015 của C Co?
Phân tích tình huống:
Rights issue là quyền mua cổ phiếu mới với những điều kiện ưu đãi. Ví dụ như với mức giá thấp hơn hẳn mức giá bán cho bên ngoài. Rights issue chỉ bán cho các cổ đông hiện có theo tỷ lệ góp vốn của từng cổ đông.
C Co phát hành Rights issue. Nghĩa là C Co đã bán “Equity instruments”. Và cần ghi nhận tăng tài khoản VCSH tương ứng với số tiền đã nhận về.
Số lượng cổ phiếu tại 31.Mar.2015: $30m/$1 = 30m
Số lượng cổ phiếu trước khi phát hành Righs issue: 30m x 5/6 = 25m.
Giá trị của đợt “Rights issue” đã thực hiện: 5m * $1.6 = $8m. Như vậy, ảnh hưởng của Rights issue đến BCTC tại 31.Mar.2015:
- Tài khoản “Share equity” ghi nhận tăng: 5m * $1 = $5m
- Tài khoản “Share premium” (chênh lệch giữa giá phát hành & mệnh giá) ghi tăng: 5m * ($1.6 – $1) = $3m
Scenario 4 (June/2018): H Co phát hành cổ phiếu thưởng: cứ 5 cổ phiếu hiện tại được nhận 1 cổ phiếu thưởng vào 31.Dec.20X7. Công ty dự tính sử dụng tối đa nguồn “share premium” để tài trợ cho đợt phát hành. Yêu cầu: xác định số dư tại 31.Dec.20X7 biết rằng số dư của tài khoản Ordinary share $1 tại 1.Jan.20X7: $20m & Share premium tại 1.Jan.20X7: $3m
Phân tích tình huống:
Cổ phiếu thưởng (“Bonus issue”): là cổ phiếu được công ty quyết định phân phối miễn phí cho các cổ đông hiện tại. H Co phát hành 1 cổ phiếu thưởng cho mỗi 5 cổ phiếu mà cổ đông hiện tại nắm giữ.
- Số lượng Ordinary share hiện tại: 20m
- Số lượng cổ phiếu thưởng phát hành: 20m/5 = 4m
- Giá trị cổ phiếu thưởng: 4m * $1 = $4m
Do công ty sử dụng nguồn Share premium để tài trợ cho đợt phát hành cổ phiếu nên công ty sẽ phải ghi giảm tài khoản share premium tương ứng với giá trị cổ phiếu thưởng đã phát hành. Số chưa khấu trừ hết thì ghi giảm Retained Earnings.
- Số dư Ordinary share tại 31.Dec.20X7: $20m + $4m = $24m
- Số dư Share premium tại 31.Dec.20X7: 0
Principle 3. Measurement of “Equity instruments” – Bên phát hành
- Bên phát hành công cụ vốn “Equity instruments” sẽ ghi nhận ban đầu theo giá gốc: Fair Value – Chi phí liên quan trực tiếp
- Công ty phát hành sẽ không đánh giá lại Công cụ vốn đã phát hành. Vì mọi sự thay đổi trong giá trị của cổ phiếu sẽ được gánh chịu bởi nhà đầu tư đã mua cổ phiếu.
Scenario 5: Vào 1.Feb.20X8 H Co mua 20,000 cổ phiếu $1/share với giá $4/share. Chi phí giao dịch là $5,000. Cuối năm, các cổ phiếu này có giá trị trường là $5.5/share. Công ty đã nhận cổ tức $0.2/share vào 30.Sep.20X8. Xác định ảnh hưởng của các giao dịch này đến BCTC tại 31.12.20X8 nếu các cổ phiếu được nắm giữ lâu dài để hưởng cổ tức (“Available-for-sale”).
Phân tích tình huống:
Công cụ tài chính trong trường hợp này là cổ phiếu thường. Nghĩa là công cụ vốn. H Co là bên mua nên phải ghi tăng “Financial assets” – Equity instruments.
- Cổ phiếu được ghi nhận ban đầu theo giá gốc: 20,000 * $4 + $5,000 = $85,000.
- Giá trị cổ phiếu tại 31.12.20X8: $20,000 * $5.5 = $110,000
- Sự thay đổi trong giá trị hợp lý & giá trị ghi sổ của cổ phiếu được ghi nhận vào Other comprehensive income (OCI) trong kỳ: $110,000 – $85,000 = $25,000
- Giá trị cổ tức đã nhận được ghi vào Profit/Loss (Investment income): $4,000
Principle 4. Measurement of “Equity instruments” – “Financial assets” (Bên mua)
- Bên phát hành công cụ vốn “Equity instruments” sẽ ghi nhận ban đầu theo giá gốc: Fair Value + Chi phí liên quan trực tiếp (*)
- Sau ghi nhận ban đầu sẽ được phản ánh theo: Fair Value & chênh lệch giữa FV & CA sẽ được ghi nhận vào OCI (*)
(*) Trường hợp Equity instruments được phân loại là “At fair value through profit or loss” sẽ được ghi nhận khác – Xem mục 2.4 dưới đây.
2.3. Trái phiếu có khả năng chuyển đổi (“Convertible bonds/loan notes”)
“Convertible bonds/loan notes” là các trái phiếu có khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu tại 1 thời điểm nhất định dưới 1 số điều kiện nhất định. Như vậy Convertible bonds sẽ không đơn thuần là Debt instruments hay Equity instruments mà là sự kết hợp cả 2.
Scenario 6 (June/2018). 1.Jan.20X7, H Co đã phát hành 80,000 4% convertible loan notes trị giá $8m (mệnh giá $100/unit) và đang ghi nhận khoản mục này là “Non-current liabilities”. Loan notes có thể được chuyển đổi sang cổ phiếu vào 31.12.20X9 hoặc thanh toán theo mệnh giá vào cùng ngày. 1 khoản vay tương đương không có quyền chuyển đổi có lãi suất yêu cầu là 6%. Lãi suất trả sau hàng năm vào 31.Dec. Khoản thanh toán hàng năm được bao gồm trong Finance costs là $320,000. PV của $1 là:
Thời gian | Tỷ lệ chiết khấu 4% | Tỷ lệ chiết khấu 6% |
Năm 1 | 0·962 | 0·943 |
Năm 2 | 0·925 | 0·890 |
Năm 3 | 0·889 | 0·840 |
Yêu cầu: Xác định ảnh hưởng của giao dịch cho BCTC 31.Dec.20X7.
Phân tích tình huống:
H Co phát hành Convertible loan notes là công cụ hỗn hợp. Nên chúng ta phải tách phần giá trị của Debt instruments (Financial liability) và Equity instrument để ghi nhận riêng biệt. Cụ thể:
- Giá trị phần Debt instruments: ta chiết khấu dòng tiền từ tương lai của trái phiếu về hiện tại với tỷ lệ chiết khấu là % lãi suất của Loan notes tương tự nhưng không có quyền chuyển đổi (6%).
- Giá trị phần Equity instruments = Tổng trị giá Convertible loan notes – Debt instruments
- Phần Debt instruments sau đó được hạch toán theo Principle 1 bên trên.
- Phần Equity instruments được hạch toán theo Principle 3 bên trên.
Trái phiếu có tiền lãi phải trả hàng kỳ: $8m * 4% = $0.32m & Kỳ hạn: 3 năm
Thời gian | Payment ($000) | Tỷ lệ chiết khấu 6% | PV ($000) |
Năm 1 | 320 | 0.943 | 302 |
Năm 2 | 320 | 0.89 | 285 |
Năm 3 | 8,320 | 0.84 | 6,989 |
7,575 |
Như vậy: Giá trị phần Debt instruments = $7,575,000 & Equity instruments = $425,000
Sau ghi nhận ban đầu, phần Debt instruments được hạch toán theo Amortized costs = Outstanding balance + Interest expense – Interest paid (trừ khi được phân loại là “At fair value through profit or loss”. Các công cụ này được ghi nhận theo Fair Value)
- Opening balance 1.Jan.20X7: $7,575,000
- Interest expenses: $454,522
- Interest paid: ($320,000)
- Closing balance 31.Dec.20X7: $7,709,882
Như vậy, có 2 bút toán điều chỉnh cần thực hiện:
DR Non-current liability / CR Equity: $425,000
DR Finance cost / CR Non-current liability: $454,522 – $320,000 = $134,522
Principle 5. Measurement of “Compound instruments”
- Đối với các công cụ hỗn hợp, cần tách riêng giá trị của Debt instruments & Equity instrument để ghi nhận riêng biệt ban đầu cũng như phát sinh sau đó
- Giá trị Debt instruments được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại theo % lãi suất của công cụ tương đương nhưng không có quyền chuyển đổi
2.4. Công cụ tài chính được phân loại là “at fair value through profit or loss”
Các công cụ tài chính được xác định là “Fair value at through profit or loss” khi thoả mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
- Được phân loại là “Held-for-trading” – Các tài sản/nợ tài chính được mua cho mục đích bán kiếm lời trong tương lai gần. Và có bằng chứng về 1 mô hình thực tế gần đây của việc tạo ra lợi nhuận ngắn hạn.
- Khi ghi nhận ban đầu, công cụ được doanh nghiệp chỉ định là “At Fair Value through profit or loss”
Nguyên tắc thì là thế. Nhưng sẽ không đơn giản để xác định các trường hợp áp dụng theo các điều kiện này trong thực tế. Do vậy nên trong phạm vi môn F7 chúng ta không đi sâu về loại công cụ này. Chỉ nắm qua nguyên tắc thôi nhé.
Principle 6. Measurement of instruments at through profit or loss
- Các công cụ tài chính “at Fair Value through profit or loss” sẽ luôn được ghi nhận theo Fair Value. Giá trị ghi nhận ban đầu sẽ không bao gồm chi phí giao dịch.
- Mọi thay đổi trong Fair Value được ghi nhận vào Profit/Loss
- Thu nhập/Chi phí tiền lãi trong kỳ ghi nhận vào Profit/Loss
Scenario 1 (Bonds/Loan notes)
(i) Khi công ty là bên phát hành Debt instruments – nếu công cụ này được phân loại là “At Fair Value through profit or loss” thì khi đó:
- Số dư đầu kỳ của Loan note (Financial Liability): $18m
- Chi phí lãi vay ghi nhận vào chi phí trong kỳ: $18m * 8% = $1.44m
- Chi phí lãi vay thực tế trả trong kỳ: $1m
- Số dư cuối kỳ của Loan note (Liability): $19.44m
- Chênh lệch giữa FV & CA ghi nhận vào Profit/Loss: $19.44m – ($18m + $1.44m – $1m) = $1m
(ii) Khi công ty là bên mua Debt instruments – nếu công cụ này được phân loại là “At Fair Value through profit or loss” thì khi đó:
- Số dư đầu kỳ của Loan note (Financial asset): $18m
- Thu nhập lãi vay ghi nhận vào thu nhập trong kỳ: $18m * 8% = $1.44m
- Thu nhập lãi vay thực tế nhận trong kỳ: $1m
- Số dư cuối kỳ của Loan note (Financial asset): $19.44m
- Chênh lệch giữa FV & CA ghi nhận vào Profit/Loss: $19.44m – ($18m + $1.44m – $1m) = $1m
Scenario 5 (Equity instruments) khi công ty là bên mua – nếu công cụ này được phân loại là “At Fair Value through profit or loss”:
- Cổ phiếu được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý: 20,000 * $4 = $80,000. Chi phí giao dịch không được tính vào giá trị khoản đầu tư mà ghi vào Chi phí trong kỳ.
- Giá trị cổ phiếu tại 31.12.20X8: $20,000 * $5.5 = $110,000
- Sự thay đổi trong giá trị hợp lý & giá trị ghi sổ của cổ phiếu được ghi nhận vào Profit/Loss trong kỳ: 20,000 * ($5.5 – $4) = $30,000
- Giá trị cổ tức đã nhận được ghi vào Profit/Loss (Investment income): 20,000 * $0.2 = $4,000
Vậy là xong 1 chủ đề khoai của F7. Sau khi đọc xong bài viết này, hy vọng các bạn đã trả lời được 2 câu hỏi: “Financial instruments là gì?” và “Cách xử lý 4 tình huống về financial instruments trong đề thi F7?”
Các bạn có thể tham khảo bài giảng liên quan trên Youtube nha:
Chị cho em hỏi là đối với trường hợp đơn vị là người mua compound instrument thì hạch toán như nào ạ?
Hi Nam, hạch toán tương tự tức là cũng tách giá trị compound instrument. Sau đó ghi nhận giá trị debt instrument (người mua – áp dụng principle 2) & equity instrument (người mua – áp dụng principle 4)
Nếu vẫn không rõ, em có thể lấy 1 tình huống ví dụ, Ad sẽ giải thích cụ thể cho em.
Chị ơi, cho em hỏi ở ví dụ phần debt instrument khi bạn là người mua công cụ nợ, tại sao chi phí ban đầu không cộng thêm 0.5m chi phí liên quan trực tiếp vì theo công thức chi phí ban đầu có cộng thêm chi phí liên quan trực tiếp.
Với cho em hỏi thêm ở đề thi sample Mar/Jun 2019 Q32, Verno acquired 9m 5%bonds at par value on 1.1.20X8, the interest is receivable on 31.12 each year. Em thấy đáp án tính SDCK của bond tiền lãi nhận được hàng tháng lại cộng 450 theo công thức phải trừ 450.
Em cảm ơn chị nhiều
Em ơi, vì chi phí trực tiếp 0.5m đó là S Co phát sinh chứ có phải B Co phát sinh đâu mà B Co hạch toán.
Còn về đề thi Mar/June 2019 Q32, Ad thấy người ta có ghi là (450) nhưng số cf thì ra sai chắc do người ta lỗi tính toán thôi, cũng không ảnh hưởng đến yêu cầu đề bài đang đề cập (tính số ảnh hưởng đến PL) nên không quan trọng.
Hi chị, em cảm ơn chị nhiều nhiều ạ !
Q4:
(1) Đầu kỳ: 500000 + 10000 = 510000
Lãi định kỳ thực nhận: 600000*8% = 48000
Thu nhập từ lãi: 510000*10% = 51000
Số dư cuối kỳ = 510000 + 48000 – 51000 = 507000
(2) Chênh lệch giữa FV và CA = 507000 – 510000 = (3000)
Chị đã trả lời trên youtube rồi em nhé.
chị ơi trong tình huống rights issue tại sao số lượng CP trước khi phát hành right issue lại nhân 5 chia 6 ạ.
Ah, vì số dư $30m đã bao gồm 1 đợt phát hành rights issue : cứ 5 cổ phiếu hiện tại thì được 1 rights issue (rights issue này đã được exercise). Vậy nên để tính ra giá trị/số lượng cổ phiếu trước khi phát hành thì phải * 5/6 Vy ah.