ACCA F9/FM Lectures | Học hiệu quả theo Nguyên tắc 80/20

Trước tiên, bạn hãy đọc bài Kinh nghiệm học ACCA để hiểu được 4 nguyên tắc mình luôn áp dụng trong suốt quá trình tự học ACCA. Sau đó, hãy thực hiện theo 3 bước dưới đây, và bạn sẽ thấy tự học môn ACCA F9 Financial Management hoàn toàn không khó.

Bước 1. Thu thập tài liệu sử dụng để tự học ACCA F9

Phần này mình đã giải thích rất chi tiết tại bài Tài liệu học ACCA bạn cần sử dụng. Các bạn tham khảo nhé.

Bước 2. Tìm hiểu “đủ thông tin” về môn ACCA F9

(1) Tìm hiểu về môn học ACCA F9

ACCA F9 Financial Management là môn thi khiến nhiều bạn nhẫm lẫn với F5 Performance Management. Cùng là quản lý, nhưng F9 là Quản lý tài chính còn F5 là Quản lý hoạt động bạn nhé.

Hiểu nôm na thì Quản lý tài chính là thực hiện 3 chức năng:

  • Lập kế hoạch tài chính
  • Kiểm soát tài chính
  • Đưa ra các quyết định tài chính bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn, quyết định chi trả cổ tức và quyết định quản lý rủi ro

Vì môn F9 là Quản lý tài chính ở mức độ cơ bản. Nên nó sẽ mang tính chất giới thiệu khái niệm và tập trung vào một số vấn đề cơ bản. Các vấn đề nâng cao sẽ được triển khai ở môn P4 – Quản lý tài chính nâng cao. Nội dung của môn F9 sẽ quay xoanh 4 vấn đề:

(1) Quản lý tài chính trong ngắn hạn
(2) Quản lý tài chính trong dài hạn:
– QĐ đầu tư tiền vào đâu? 
– QĐ huy động tiền từ nguồn nào? 
– QĐ phân chia nguồn tiền kiếm được như nào?
(3) Định giá doanh nghiệp
(4) QĐ quản lý rủi ro tiền tệ

20% kiến thức trọng yếu cần tập trung 80% thời gian để học đã được mình note trong fileTrọng tâm ôn thi ACCA F9. Các bạn có thể tham khảo.

(2) Tìm hiểu về đề thi ACCA F9

Đề thi ACCA F9 có cấu trúc, hình thức thi giống như môn F5. Nên mình không viết lại nữa. Các bạn tham khảo bài viết này của mình: Tìm hiểu đề thi ACCA F5 

Lưu ý: Phần bài tập (Section B và Section C) sẽ chủ yếu thuộc 5 phần:

  • Quản lý vốn kinh doanh (Working Capital Management)
  • Quyết định đầu tư (Investment Appraisal)
  • Quyết định huy động vốn (Business finance)
  • Quản lý rủi ro tỷ giá ngoại tệ (Risk management)
  • Định giá doanh nghiệp (Business Valuation)

Các dạng bài tập tương ứng với từng phần này mình sẽ giải thích ở các bài viết chi tiết của mỗi phần.

Bước 3. Học và rèn luyện kỹ năng

Về cơ bản thì bước 3 này thực hiện tương tự như khi học ACCA F5. Tuy nhiên mình lưu ý 1 số điểm sau:

(1) Đề thi ACCA F9 sẽ được cung cấp bảng Exam Formula. Trong quá trình ôn, các bạn nên xem luôn bảng này có những công thức gì. Để đỡ mất công phải học thuộc ý.

(2) Trong các báo cáo hàng kỳ, examiner luôn nhấn mạnh một lỗi phổ biến là thí sinh thường xác định sai yêu cầu của đề bài do đó dù trả lời rất dài vẫn không được điểm. “Discuss” khác với “Identify” hay “Explain”, “Describe”…Do đó, khi đọc câu hỏi chúng ta cần tập trung vào “động từ” trong câu hỏi để biết mình cần trả lời cái gì.

Đây là danh sách các động từ thường gặp trong đề thi ACCA F9: What is the examiner asking?

(3) Với môn F9, các  bạn nên dành thời gian đọc Technical Article liên quan. Ít nhất là những bài viết mà trong sách BPP họ recommend đọc. Đọc những bài viết này sẽ giúp bạn có “ý tưởng” để viết cho các câu luận. Ngoài ra, như mình đã chia sẻ, đề thi ACCA rất hay hỏi vào nội dung của các bài viết này. Hãy luôn nhớ ôn thi theo cách tiếp cận của Examiner nhé.

(4) Để nắm được cách lựa chọn đáp án cho Section A và Section B, cũng như trình bày bài thi cho Section C. Trước khi bắt tay vào ôn tập chi tiết, các bạn hãy truy cập vào website của ACCA để làm bài thi thử của môn F9 – Financial Management nhé: MOCK EXAM ACCA F9.

(5) Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. 180 phút làm bài để đạt được 100 điểm – tương đương 1.8 phút cho 1 điểm. Như vậy, với Section A và Section B – bạn chỉ được làm trong tối đa 54 phút/ Section; Section C làm trong 72 phút tương đương 36 phút/bài tập.

Vậy là xong rồi. Các bài viết tiếp theo mình sẽ giải thích từng chủ đề quan trọng trong 20% kiến thức trọng tâm. Cùng với các dạng câu hỏi, bài tập tương ứng.

Các bạn có thể tham khảo thêm video ở đây:

Viết một bình luận

You cannot copy content of this page