Bài 1 của Series Bài giảng lý thuyết Môn Tài chính Đề thi CPA: Chủ đề “Giá trị thời gian của tiền”
https://www.youtube.com/watch?v=_1tZ8GMPhgk&list=PL8_1Ukajiy-MNkKqvByPKQlNtvv2SlFkh
Nếu bạn thích đọc hơn thì bài viết này là dành cho bạn. Trong bài viết này mình sẽ làm rõ 3 nội dung của Đề cương ôn thi môn Tài chính, bao gồm:
- Nội dung chính của môn Tài chính
- Cách học lý thuyết môn Tài chính hiệu quả
- Chương 2: Giá trị thời gian của tiền tệ.
Phần 1. Bức tranh toàn cảnh của Đề cương môn Tài chính
Nói đơn giản thì Tài chính = Tiền.
Do đó, quản lý tài chính chính là quản lý nguồn tiền của doanh nghiệp. Và vai trò của Quản lý tài chính sẽ được thể hiện thông qua các chức năng:
(1) Lập kế hoạch tài chính
(2) Kiểm soát tài chính
(3) Ra các quyết định tài chính
Trong ngắn hạn: chiết khấu thanh toán, dự trữ HTK, khấu hao TSCĐ, chính sách bán chịu, dự trữ vốn bằng tiền.
Trong dài hạn: quyết định đầu tư vốn, quyết định huy động vốn, quyết định phân phối lợi nhuận & quyết định quản lý rủi ro tài chính.
Đề cương môn Tài chính về cơ bản sẽ xoay quanh 3 chức năng này của Quản lý tài chính. Tuy nhiên, theo mình thì ở mức độ khá sơ lược . Do đó, khi đọc đề cương, bạn sẽ thấy nhiều chỗ khá khó hiểu vì nội dung giải thích bị lược ngắn quá.
Cụ thể, đề cương ôn thi CPA môn Tài chính bao gồm 11 chương. Chương 1 là phần giới thiệu chung về chức năng, nhiệm vụ của quản lý tài chính. Các chương còn lại có thể được phân loại theo 3 chức năng của quản lý tài chính như sau:
- Lập kế hoạch tài chính: Chương 5
- Kiểm soát tài chính: Chương 4, Chương 11
- Ra quyết định tài chính: Quyết định ngắn hạn (Chương 9); Quyết định dài hạn (Chương 2, 3, 6, 7, 8, 10)
Phần 2. Học Lý thuyết như nào cho hiệu quả?
Như mình đã chia sẻ tại bài Kinh nghiệm ôn thi CPA, học để biết và học để thi là 2 quá trình khác nhau. Để đạt được kết quả mong muốn, chúng ta cần dành thời gian và có chiến lược cụ thể.
Lời khuyên của mình là: bắt đầu học với 20% kiến thức trọng tâm trước.
Xuất phát từ cách hiểu về bức tranh toàn cảnh của môn tài chính và thống kê đề thi các năm. Mình đánh giá 3 chương (3, 6, và 8) là các chương quan trọng nhất. Tuy nhiên, chương 2 và chương 7 cung cấp kiến thức cơ bản nền tảng cho 3 chương trên.
Do đó, chúng ta nên dành 80% thời gian để học & ôn luyện 5 chương này.
OK. Vậy là đủ để bắt đầu. Giờ mình sẽ đi giải thích nội dung chính của 5 chương này.
Phần 3. Giá trị thời gian của tiền tệ (Chương 2)
(1) Tại sao chúng ta cần học chương này?
Như đã nói bên trên: Một phần lớn nội dung của Môn Tài chính là Quản lý tài chính trong dài hạn. Mà “Tiền tệ có giá trị thời gian” – Nghĩa là: Một đồng ngày hôm nay có giá trị hơn 1 đồng trong tương lai.
Do đó, trước khi đi tìm hiểu chi tiết, chúng ta cần làm rõ vấn đề này. Và ảnh hưởng của nó đến quá trình Quản lý tài chính. Kiến thức của chương này sẽ là nền tảng cho toàn bộ các Chương khác về Quản lý tài chính trong dài hạn
(2) Tại sao nói tiền tệ có giá trị thời gian?
Có 3 lý do:
- Rủi ro: tương lai luôn chứa rủi ro & sự không chắc chắn. Do đó 1 đồng hiện tại sẽ chắc chắn, và có giá trị hơn 1 đồng trong tương lai
- Lạm phát: đồng tiền bị mất giá theo thời gian. 1 triệu ngày hôm nay có thể mua 1 khoá học tiếng anh. Nhưng 1 triệu trong tương lai có khi chỉ mua được 1/2 khoá học.
- Khả năng sinh lời: đồng tiền ngày hôm nay có thể mang đi đầu tư và kiếm lãi. Trong khi 1 đồng trong tương lai chỉ là 1 đồng mà thôi.
(3) Các công thức tính toán về Giá trị thời gian của tiền
Phần này các bạn cần luyện rất kỹ. Vì các công thức tính toán giá trị thời gian của tiền tệ sẽ được sử dụng xuyên suốt môn Tài chính.
Công thức 1: Tính giá trị trong tương lai của khoản tiền ngày hôm nay
FV = PV * (1 + r)^n
Trong đó: FV: Giá trị trong tương lai
PV: Giá trị hiện tại (hôm nay)
r: Hệ số chiết khấu (Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng/ Chi phí sử dụng vốn)
n: Số kỳ từ hôm nay đến tương lai.
Ví dụ 1:
Hôm nay, bạn gửi 1 khoản tiền tiết kiệm trị giá 10,000 USD trong vòng 3 năm. Lãi suất là: 10%/năm. Lãi & Gốc nhận một lần khi đáo hạn.
Như vậy: số tiền sau 3 năm bạn nhận sẽ được tính như sau:
Năm 1 – Tiền lãi: 10,000 USD * 10% = 1,000 USD
Năm 2 – Tiền lãi: (10,000 USD + 1,000 USD) * 10% = 1,100 USD
Năm 3 – Tiền lãi: (10,000 USD + 1,000 USD + 1,100 USD) * 10% = 1,210 USD
Năm 3 – Tiền gốc: 10,000 USD
Vậy, tổng số tiền nhận được sau 3 năm: 10,000 USD + 1,000 USD + 1,100 USD + 1,210 USD = 13,310 USD
Số tiền này có thể được tính nhanh theo công thức bên trên:
FV = 10,000 * (1 + 10%)^ 3 = 13,310 USD
Công thức 2: Tính giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai
Biến đổi từ công thức 1: PV = FV /(1+r)^n = FV * (1+r) ^ (-n)
Ví dụ 2:
Cũng như ví dụ 1. Nhưng thay đổi là chúng ta đang lên kế hoạch tiết kiệm tiền. Lãi suất hiện tại là: 10%/năm. Chúng ta muốn nhận được 13,310 USD sau 3 năm tới. Như vậy hôm nay chúng ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền?
Áp dụng công thức: PV = 13,310 USD / (1+10%)^3 = 10,000 USD
Công thức 3. Tính giá trị hiện tại của một dòng tiền đều trong tương lai
Dòng tiền đều: là dòng tiền đều đặn phát sinh hàng kỳ nhé. Khi đó chúng ta có thể tính giá trị hiện tại của dòng tiền bằng cách nhóm các cụm 1/(1+r); 1/(1+r)^2 …và 1/(1+r)^n với nhau thành 1 hệ số duy nhất. Hệ số này gọi là Annuity factor (AF).
AF có thể được tính bằng công thức: AF = [1 – (1+r) ^(-n)] / r
Khi đó: PV = C(dòng tiền đều) * AF
Tương tự ta có thể xác định giá trị tương lai của một dòng tiền đều, chỉ cần thay AF = [(1+r)^n – 1]/r
Ví dụ 3:
Cũng với ví dụ 1, nhưng thay vì nhận tiền lãi 1 lần khi đáo hạn, bạn nhận tiền lãi hàng kỳ (hàng năm).
Khi đó, mỗi năm bạn nhận được 10,000 USD * 10% = 1,000 USD trong vòng 3 năm.
Như vậy: 1,000 USD này chính là dòng tiền đều. Và chúng ta có thể tính PV của số tiền lãi mình nhận được sau 3 năm như sau:
Năm 1 – Tiền lãi: 1,000 USD / (1 + 10%) = 909.09 USD
Năm 2 – Tiền lãi: 1,000 USD/ (1 + 10%) ^2 = 826.446 USD
Năm 3 – Tiền lãi: 1,000 USD / (1 + 10%)^3 = 751.315 USD
=> PV của tổng tiền lãi nhận được sau 3 năm: 2,486.85 USD
PV của Phần tiền lãi Năm 1 – Năm 3 có thể tính nhanh bằng công thức bên trên:
PV = 1,000 USD * AF với AF = [1 – (1+10%) ^(-3)] / 10% = 2.48685
=> PV (Tiền lãi Năm 1 – Năm 3) = 1,000 * 2.48685 = 2,486.85 USD
Công thức tính PV của dòng tiền đều này rất có ích khi bạn tính toán các dòng tiền liên quan đến nhiều năm. Thử tưởng tượng bạn tính toán PV của tiền lãi nhận được trong 10 năm?
Công thức 4. Tính giá trị hiện tại của một dòng tiền đều vô hạn trong tương lai
Công thức cần nhớ: PV = C * 1/r
Ví dụ 4
Hiện tại, công ty đang cân nhắc đầu tư vào 1 dự án với chi phí phải bỏ ra luôn là: 100,000 USD. Từ năm 1, dự án sẽ sinh lời 10,000 USD đều đặn hàng năm (vô hạn). Hệ số chiết khấu r = 12%.
Vậy, giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án được tính như sau
Năm | Dòng tiền | Hệ số chiết khấu 12% | Giá trị hiện tại PV |
Hiện tại (Năm 0) | (100,000) | 1 | (100,000) |
Năm 1 … Vô cùng | 10,000 | 1/12% = 8 | 83,333 |
Tổng Giá trị hiện tại: | (16,667) |
Phần 4. Ví dụ về Giá trị thời gian của tiền trong môn Tài chính
Các bạn hãy xem đi xem lại 4 công thức về Giá trị thời gian của tiền bên trên. Vì chúng ta sẽ liên tục phải sử dụng đến các công thức này trong các chương sau. Các bạn có thể luyện tập với các ví dụ ở lớp ôn thi CPA môn Tài chính dưới đây.
Bài 1: Một người mua trái phiếu Chính phủ với số tiền 10 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 2 năm. Hãy xác định: a. Tổng số tiền lãi người đó nhận được sau 2 năm (lãi được thanh toán 1 lần khi đáo hạn) b. Tổng số tiền lãi người đó nhận được trong 2 năm (nhận tiền lãi hàng năm). Đáp án: Đề bài yêu cầu chúng ta phải xác định số tiền nhận được sau/trong 2 năm – Nghĩa là chúng ta phải đi xác định giá trị tương lai của dòng tiền này. a. Tổng số tiền lãi nhận sau 2 năm chính là giá trị tương lai của 10 triệu sau 2 năm. Áp dụng [Công thức 1], tổng tiền nhận được sau 2 năm: 10 triệu * (1+10%)^2 = 12.1 triệu Số tiền lãi nhận được = FV – PV = 12.1 triệu – 10 triệu = 2.1 triệu b. Số tiền lãi nhận trong 2 năm (nhận lãi hàng năm) Mỗi năm người này sẽ nhận được tiền lãi là = 10 triệu * 10% = 1 triệu Sau 2 năm sẽ nhận được: 2 triệu tiền lãi |
Bài 2: Một người muốn sau 5 năm nữa sẽ có một khoản tiền là 100 trđ. Vậy ngày hôm nay người đó phải gửi một khoản tiền là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất là 10%/năm, lãi thanh toán toán 1 lần khi đáo hạn (lãi kép).Đáp án: Đề bài yêu cầu chúng ta phải xác định số tiền phải gửi hôm nay để có 100 triệu sau 5 năm. Như vậy có nghĩa là chúng ta phải đi tính PV của 100 triệu đồng tại thời điểm 5 năm sau. |
Bài 3. Công ty X vay ngân hàng BIDV số tiền là 500 triệu ngày 1/1/20X0 với lãi suất 10%/năm. Công ty bắt đầu trả nợ ngày 31/12/20X0 và trong vòng 5 năm. Hãy xác định số tiền trả nợ hàng năm đều nhau để sao cho sau 5 năm là vừa hết nợ? Hãy xác định số tiền vốn gốc và tiền lãi công ty phải trả hàng năm? Đáp án: Số tiền trả nợ hàng năm đều nhau chính là dòng tiền đều. Và 500 triệu chính là giá trị hiện tại PV của dòng tiền đều này. PV = C * AF với AF = [1 – (1+10%)^(-5)]/10% = 3.791 => C = 500 triệu/3.791 = 131.9 triệu Đây là số tiền bao gồm cả gốc và lãi hàng năm. Tiền lãi năm đầu tiên: 500 triệu * 10% = 50 triệu Lịch trả nợ:
|
PS: trong đề cương ôn tập có phân chia công thức tính PV với dòng tiền đầu kỳ, cuối kỳ… Mình thấy không cần thiết. Chúng ta chỉ cần hiểu được công thức gốc. Sau đó tuỳ từng trường hợp để vận dụng công thức là ổn. Việc dòng tiền phát sinh đầu kỳ/cuối kỳ có thể ảnh hưởng đến công thức tính như nào, mình sẽ giải thích ở các bài sau.
Hi ad, mình tìm trên Youtube không thấy có file ghi âm bài giảng tại lớp ôn thi của môn tài chính, nhờ ad check lại nhé.Cảm ơn ad.
Hi bạn, bọn mình không up file ghi âm môn tài chính bạn nhé.
Hi ad, cho mình hỏi lý do được không, vì các môn khác mình đều thấy có mà ?
Ah do file của bọn tớ có thì chất lượng âm thanh không tốt thôi.
Hi ad, công thức ở trên C= 500tr/3.79 mới đúng?
Hi Phuong, Ad đã cập nhật lại. Thanks bạn.