[CPA – BT Thuế] Dạng bài Tính thuế TNCN cho người Việt Nam

Bài số 3 của Series các dạng bài tập của Đề thi CPA Môn Thuế – Chủ đề “Bài tập thuế Thu nhập cá nhân có đáp án” – Phần 1

Như mình đã chia sẻ trong bài Ôn thi CPA – Tổng hợp dạng bài tập môn Thuế: đề thi luôn có 1 Bài tập về thuế thu nhập cá nhân. Và bài tập này gồm 2 dạng:

  • Dạng 1. Bài tập về Thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam
  • Dạng 2. Bài tập về Thuế thu nhập cá nhân cho người Nước ngoài

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích cách xử lý Dạng 1 – Bài tập về Thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam. Bao gồm:

  • Các tình huống bài tập về thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam thường gặp trong đề thi;
  • Các “bẫy” người ra đề thường sử dụng chờ chúng ta nhảy vào;
  • Và công việc cần làm khi xử lý Bài tập về thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam;

Có thể bạn quan tâm: Bài tập về thuế thu nhập cá nhân cho người Nước ngoài

1. Tình huống thường gặp trong Bài tập về thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam

Đề thi thường đưa ra 1 số tình huống yêu cầu tính thuế thu nhập cá nhân như:

(1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp.

(2) Có thể kết hợp với thu nhập từ thừa kế/ quà tặng.

(3) Nhận cổ tức bằng tiền;  lãi tiền gửi ngân hàng…

(4) Cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà; từ chuyển nhượng bất động sản,

(5) Cá nhân có hoạt động từ mua bán chứng khoán, nhận cổ tức bằng chứng khoán

Các tình huống này có thể được tách riêng hoặc kết hợp với nhau trong cùng một bài tập.

2. “Bẫy” thường được sử dụng trong Bài tập về thuế thu nhập cá nhân

Theo mình thấy thì với mỗi tình huống này, đề bài thường có một vài “trick” để bẫy thí sinh. Chẳng hạn như cung cung cấp cả thông tin về các khoản thu nhập được miễn thuế, hoặc không thuộc đối tượng tính thuế… Thí sinh nào đọc không kỹ là mắc bẫy luôn.

Mình sẽ giải thích chi tiết các trick này tương ứng với các tình huống đã đề cập bên trên của Dạng bài tập về thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam:

(1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp: đề bài có thể đưa thông tin về khoản thu nhập chưa thực chi trả trong năm; hoặc khoản phụ cấp thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân; hoặc khoản tiền thưởng của nhà nước được miễn thuế…

(2) Thu nhập từ thừa kế/ quà tặng: đề bài có thể đưa tình huống về thừa kế bất động sản của bố mẹ hoặc quà tặng có giá trị dưới 10tr => Được miễn thuế;

(3) Nhận cổ tức bằng tiền; lãi tiền gửi ngân hàng: đề bài có thể cung cấp thông tin thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, trong khi khoản này được miễn thuế; thu nhập từ cổ tức nhận bằng tiền thì cần được tính thuế riêng theo dạng thu nhập từ đầu tư vốn.

(4) Cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà; từ chuyển nhượng bất động sản:

  • Đề bài có cung cấp thông tin về các khoản thu nhập miễn thuế như: chuyển nhượng BDS giữa các thành viên gia đình (có quan hệ trực tiếp); hoặc chuyển nhượng 1 BDS duy nhất;
  • Với thu nhập từ cho thuê nhà: có thể ở mức < 100 triệu không cần tính thuế; hoặc giá cho thuê chưa bao gồm thuế; hoặc nghĩa vụ thuế do người đi thuê chịu.

(5) Cá nhân có hoạt động từ mua bán chứng khoán, nhận cổ tức bằng chứng khoán: đề bài có thể cung cấp các thông tin về rất nhiều loại giá giao dịch của cổ phiếu như mệnh giá, giá bán, giá mua. Vấn đề là xác định đúng mức giá cần áp dụng để tính thuế.

3. Các bước xử lý bài tập về thuế thu nhập cá nhân cho người VN

Bước 1. Luôn dành 2-3 phút để phân tích kỹ thông tin đề bài. Ghi chú, phân loại thông tin theo các khía cạnh:

  • Thuộc loại thu nhập nào? Cần tách riêng loại thu nhập từ tiền lương/cho thuê ts/chuyển nhượng bds/….
  • Thu nhập có thuộc diện chịu thuế không? Hay là được miễn thuế ?
  •  Thuế suất áp dụng tương ứng?

Bước 2. trong bài làm cần nêu rõ:

  • Các giả định cần thiết (khi có thông tin không rõ ràng, cần đặt giả định để hợp lý cách tính toán bên dưới của bạn)
  • Căn cứ pháp luật
  • Giải thích lý do cho các khoản thu nhập miễn thuế, không chịu thuế, công thức tính. (Kiểu như căn cứ theo điều 3 thông tư số 111/2013/tt-btc thì khoản thu nhập từ… được miễn thuế).

Bước 3. trong bài làm cần ghi cụ thể công thức tính toán trước khi lắp số vào.

Vậy là xong.

Nhìn chung là các bạn chỉ cần nhớ được 1 số quy định về thuế thu nhập cá nhân như: một số khoản được miễn thuế, thuế suất áp dụng cho đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán hay chuyển nhượng BDS…. Các bạn có thể tham khảo SƠ ĐỒ TÓM TẮT THUẾ TNCN của mình  nếu cần nhé. 🙂

4. Bài tập thuế thu nhập cá nhân có đáp án

1 điển hình của dạng Bài tập về thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam là Câu 5 – Đề Lẻ – Đề thi môn thuế năm 2017.

Tình huống: Đề thi CPA Năm 2017 – Đề Lẻ – Câu 5

Đáp án gợi ý:

(1) Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhậpChịu thuế (triệu đồng)Giải thích
Tiền lương48040 tr/tháng * 12 tháng
Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp0Theo quy định, phụ cấp đặc thù nghề nghiệp không chịu thuế TNCN
Tiền thưởng8040 tr/tháng * 2 tháng
Tiền làm thêm giờ50Chỉ phần tiền làm thêm giờ của mức tính theo ngày làm việc bình thường phải chịu thuế
Bồi thường BHSK0Tiền bồi thường bảo hiểm không chịu thuế TNCN
Thù lao ban kiểm soát110
Tổng TNCT720

(2) Xác định các khoản giảm trừ

Giảm trừ bản thân: 9tr * 12 = 108 triệu

Giảm trừ người phụ thuộc: 2 * 3.6tr/tháng * 12 tháng = 86.4 triệu

(Vợ ông Trung là người trong độ tuổi lao động lại không thuộc trường hợp bị mất khả năng lao động… nên không được giảm trừ)

Bảo hiểm bắt buộc: 1.15 triệu * 20 lần * 10.5% * 4 tháng + 1.21 triệu * 20 lần * 10.5% * 8 tháng = 29.988 triệu (Giả sử công ty PMN là doanh nghiệp nhà nước cho đơn giản)

Tổng các khoản giảm trừ: 224,388 triệu

(3) Thu nhập tính thuế: 720 – 224.388 = 495.612 triệu

(4) Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 495.612 triệu/12 = 41.301 triệu

(5) Thuế TNCN phải nộp: (41,301 * 25% – 3.25) * 12 = 123,864 triệu

5 bình luận về “[CPA – BT Thuế] Dạng bài Tính thuế TNCN cho người Việt Nam”

    • Hi Thành, bạn search google quy định mức lương tính bảo hiểm bắt buộc là ra hết nhé.

      Ad giải thích chút cho tình huống trong bài. BH bắt buộc được giảm trừ gồm BHXH, BHYT và BHTN.

      Đối với các doanh nghiệp tư nhân thông thường: Mức lương tính BHXH, BHYT sẽ là mức lương thấp hơn giữa mức lương thực tế và 20 lần “tháng lương cơ sở – tối thiểu chung”. Còn BHTN thì mức lương tính bảo hiểm sẽ là mức lương thấp hơn giữa mức lương thực tế và 20 lần tháng lương “tối thiểu vùng”.

      Đối với doanh nghiệp nhà nước: Mức lương tính các loại bảo hiểm bắt buộc là mức thấp hơn giữa mức lương thực tế và 20 lần tháng lương cơ sở. Tức là 3 loại bảo hiểm này áp dụng chung 1 loại giới hạn là 20 tháng lương cơ sở. Chứ không giống như doanh nghiệp tư nhân.

      Quy định về tỷ lệ đống bảo hiểm và mức lương đóng bảo hiểm thì ta cứ chốt văn bản có hiệu lực đến 31.3.2020. Vì trong đề cương ôn tập cũng đã giới hạn hiệu lực của các văn bản sử dụng trong đề thi là 31.3 mà.

      Chính vì vậy, việc tính bảo hiểm bắt buộc theo diện doanh nghiệp nhà nước sẽ nhanh gọn hơn. Do vậy, khi phù hợp chúng ta có thể giả sử tình huống là doanh nghiệp nhà nước để tính cho tiện.

Bình luận đã đóng.

You cannot copy content of this page