IAS 12 và Thuế thu nhập hoãn lại

Deferred tax là gì? Cách xác định Deferred tax?

“Deferred tax” hay “Taxation” không phải là 1 chủ đề trọng yếu của môn F7 Financial Reporting. Tuy nhiên, nội dung của chủ đề này khá phức tạp so với mặt bằng chung của môn F7. Do vậy, mình làm 1 bài viết riêng cho chủ đề này.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích trọng tâm ôn tập môn F7

1. Deferred tax là gì?

Câu hỏi đầu tiên là:

Deferred tax = Deferred + Tax

Trong đó:

  • “Deferred” có nghĩa là hoãn lại. Tức là sẽ phát sinh nhưng bị hoãn lại.
  • “Tax” chính là thuế thu nhập doanh nghiệp “Corporate income tax”. 

Như vậy: câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Deferred tax là gì?” chính là:

Deferred tax là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phát sinh nhưng bị hoãn lại đến các kỳ kế toán sau.

Câu hỏi thứ 2 là:

2. Tại sao lại phát sinh Deferred tax?

Nói 1 cách đơn giản: Deferred tax phát sinh do sự khác nhau trong cơ sở ghi nhận các khoản mục giữa kế toán và thuế.

(1) Xem xét trên góc độ Báo cáo kết quả HĐKD (PL)

Theo kế toán: CIT = Lợi nhuận kế toán trước thuế (Accounting profits before taxation) * %CIT

Theo thuế: CIT = Lợi nhuận thuế (Taxable income) * % CIT

Mà lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ có chênh lệch với lợi nhuận thuế: Taxable income = Accounting profits +/ Các khoản chênh lệch cần điều chỉnh.

Ví dụ: Có những khoản doanh thu phải ghi nhận theo quy định kế toán nhưng lại không phải ghi nhận theo quy định thuế. Hay có những khoản chi phí phải phân bổ dần vào chi phí từng kỳ theo quy định kế toán. Nhưng lại phải ghi nhận toàn bộ vào chi phí tại thời điểm phát sinh theo quy định về thuế. Nói cách khác:

Do vậy: Chi phí thuế TNDN tính theo nguyên tắc kế toán sẽ khác với tính theo nguyên tắc thuế. Và BCTC của doanh nghiệp cần phản ánh được cả 2 thông tin này:

Chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (“Income tax expense”) trên PL = “Current income tax” + “Deferred tax”

Chỉ tiêu nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (“Tax liabilities”) trên BS = “Current income tax liability” + “Deferred tax liability”

(Trong đó: Current income tax & Current income tax liability sẽ phản ánh nghĩa vụ thuế xác định theo quy định thuế.)

Như vậy, câu trả lời thứ hai cho câu hỏi “Deferred tax là gì?” chính là:

Deferred tax là chỉ tiêu được sử dụng để cân bằng giữa chi phí thuế TNDN tính theo quy định thuế và tính theo quy định kế toán.

(2) Xem xét trên góc độ BCĐKT (BS)

Như bên trên đã đề cập, có sự khác nhau về nguyên tắc/cơ sở ghi nhận 1 số khoản mục giữa thuế và kế toán. Do vậy, giá trị của 1 khoản mục/tài khoản/giao dịch khi xác định theo kế toán và thuế cũng sẽ có sự khác nhau.

  • Giá trị của khoản mục/giao dịch xác định theo quy định của thuế gọi là cơ sở tính thuế (“Tax base”)
  • Giá trị của khoản mục/giao dịch tính theo nguyên tắc kế toán gọi là cơ sở kế toán (“Accounting base”)

Chênh lệch tạm thời giữa cơ sở kế toán (“Accounting base”) và cơ sở thuế (“Tax base”) của các khoản mục/giao dịch sẽ làm phát sinh Deferred tax.

Deferred tax cần ghi nhận = (Accounting base – Tax base) * % CIT

Như vậy, câu trả lời thứ 3 cho câu hỏi “Deferred tax là gì” chính là:

Chỉ tiêu được sử dụng để cân bằng giữa giá trị tính theo mục đích thuế (“Tax base”) và giá trị tính theo nguyên tắc kế toán (“Accounting base”) của các các khoản mục trên BCĐKT.

Sự chênh lệch giữa Tax base và Accounting base có thể chia làm 3 nhóm:

Chênh lệch tạm thời phải chiụ thuế (Taxable temporary differences)

Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch phát sinh khi việc thu hồi các khoản mục tài sản/nợ phải trả sẽ làm cho “Thu nhập chịu thuế” (“Taxable income”) > “Lợi nhuận kế toán trước thuế” (“Accounting profits before tax”). Nói cách khác, là làm nghĩa vụ thuế TNDN của công ty trong tương lai tăng. Vì vậy, làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại phải trả.

Ví dụ:

  • Doanh thu từ cho vay: đã trích trước lãi dự thu và ghi nhận vào lợi nhuận kế toán trong kỳ. Nhưng chỉ được tính vào lợi nhuận thuế theo thời điểm thực nhận tiền. Như vậy khoản mục lãi dự thu này sẽ có Accounting base > Tax base. Như vậy trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế tăng). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời chịu thuế. Và làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại phải trả.
  • Chi phí trả trước (Prepaid rent) sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế ngay kỳ công ty chi trả. Tuy nhiên, chỉ được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ cho mục đích kế toán. Như vậy trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế tăng). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời chịu thuế. Và làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại phải trả.
  • Chi phí phát triển (“Development costs”): được ghi nhận là TSCĐVH và trích khấu hao vào chi phí trong kỳ nếu thoả mãn 1 số điều kiện theo quy định kế toán. Nhưng theo quy định thuế, chi phí sẽ được tính toàn bộ vào chi phí trong kỳ khi phát sinh. Chứ không ghi nhận vào tài sản. Như vậy trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế tăng). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời chịu thuế. Và làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại phải trả.
  • Đánh giá tăng giá trị tài sản (“Revaluation”): Công ty có thể đánh giá tăng giá trị tài sản cho mục đích kế toán. Nhưng theo quy định thuế thì không. Dẫn đến accounting base & tax base của tài sản này sẽ có chênh lệch. Trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế tăng). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời chịu thuế. Và làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại phải trả.
  • 1 TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu. Được công ty khấu hao trong 10 năm. Tài sản có khấu hao luỹ kế là 20 triệu, giá trị còn lại là 180 triệu. Theo quy định về thuế, tài sản này cần trích khấu hao trong 5 năm. Tài sản sẽ có giá trị còn lại theo thuế là: 160 triệu. Chênh lệch tạm thời phát sinh là: 180 triệu – 160 triệu = 20 triệu. Như vậy, trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế tăng). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời phải chịu thuế. Và làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại phải trả.

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (“Deductible temporary differences”)

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch phát sinh khi việc thu hồi các khoản mục tài sản/nợ phải trả sẽ làm cho “Thu nhập chịu thuế” (“Taxable income”) < “Lợi nhuận kế toán trước thuế” (“Accounting profits before tax”). Nói cách khác, là làm nghĩa vụ thuế TNDN của công ty trong tương lai giảm. Vì vậy, làm phát sinh Tài sản Thuế TNDN hoãn lại.

Ví dụ:

  • Khi công ty nhận được tiền thanh toán tiền thuê dịch vụ trước cho nhiều năm (100 triệu). Công ty ghi nhận vào Tài khoản Doanh thu nhận trước (Deferred Revenue) và phân bổ dần hàng năm vào lợi nhuận kế toán (10 triệu/năm). Tuy nhiên toàn bộ 100 triệu sẽ phải chịu thuế ngay khi công ty nhận tiền. Do vậy trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế giảm). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Và làm phát sinh Tài sản Thuế TNDN hoãn lại. 
  • Chi phí nghiên cứu (Research cost) 200 triệu được ghi nhận vào chi phí kế toán tại thời điểm phát sinh. Nhưng chỉ được khấu trừ cho mục đích thuế vào các kỳ sau, khi đã có doanh thu. Do vậy trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế giảm). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Và làm phát sinh Tài sản Thuế TNDN hoãn lại. 
  • Các khoản đầu tư tài chính (Financial instruments) có thể được điều chỉnh giảm giá trị theo giá trị hợp lý theo quy định kế toán. Nhưng cho quy định thuế thì không. Do vậy trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế giảm). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Và làm phát sinh Tài sản Thuế TNDN hoãn lại. 
  • 1 TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu. Được công ty khấu hao trong 5 năm. Tài sản có khấu hao luỹ kế là 40 triệu, giá trị còn lại là 160 triệu. Theo quy định về thuế, tài sản này cần trích khấu hao trong 10 năm. Tài sản sẽ có giá trị còn lại là: 180 triệu. Chênh lệch tạm thời phát sinh là: 180 triệu – 160 triệu = 20 triệu. Như vậy, trong năm hiện tại: Thu nhập chịu thuế > Lợi nhuận kế toán trước thuế. Do tổng nghĩa vụ thuế là không đổi nên trong tương lai: Thu nhập chịu thuế < Lợi nhuận kế toán trước thuế (Nghĩa vụ thuế giảm). Như vậy, đây là chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Và làm phát sinh Tài sản Thuế TNDN hoãn lại. 

Tổng kết lại vấn đề:

Vì khi làm bài thi, thường sẽ rất hay nhầm lẫn khi xác định phát sinh Tài sản hay Nợ phải trả thuế TNHL nên các bạn có thể sử dụng mẹo sau nhé:

Khoản mục Tài sảnKhoản mục Nợ phải trả
Khi Cơ sở kế toán (Accounting Base) < Cơ sở thuế (Tax Base):

Tài sản Thuế TNHL (Deferred Tax Asset)
Khi Cơ sở kế toán (Accounting Base) > Cơ sở thuế (Tax Base):

Tài sản Thuế TNHL (Deferred Tax Asset)
Khi Cơ sở kế toán (Accounting Base) > Cơ sở thuế (Tax Base):

Thuế TNHL Phải trả (Deferred Tax Liability)
Khi Cơ sở kế toán (Accounting Base) < Cơ sở thuế (Tax Base):

Thuế TNHL Phải trả (Deferred Tax Liability)

Chênh lệch vĩnh viễn (“Permanent differences”)

Là chênh lệch phát sinh khi các khoản thu nhập hoặc chi phí được ghi nhận cho mục đích kế toán nhưng không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ: Thu nhập được miễn thuế hay Chi phí không được khấu trừ. Chênh lệch vĩnh viễn này sẽ không làm phát sinh Thuế thu nhập hoãn lại. Hiện tại IAS 12 đã không sử dụng khái niệm này nữa. Mà thay vào đó là bổ sung các trường hợp ngoại lệ khi ghi nhận Deferred tax từ các khoản chênh lệch tạm thời (IRE – Initial recognition exception). Về cơ bản thì IRE sẽ bao gồm cả các chênh lệch vĩnh viễn này. Các bạn học lên SBR thì sẽ học sâu hơn vào phần này.

(3) Lưu ý

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại không chỉ phát sinh từ chênh lệch tạm thời được khấu trừ mà còn phát sinh từ:

  • Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng;
  • Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

Thuế thu nhập hoãn lại cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

Vậy là xong. Các bạn xem Video để xem cách xử lý tình huống về Deferred tax trong đề thi môn F7 Financial reporting nhé.

Sau bài viết này, các bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Deferred tax là gì?
  • Cách xác định Deferred tax hay chênh lệch giữa cơ sở tính thuế & cơ sở kế toán
  • Cách xác định chi phí thuế TNDN tính vào PL trong kỳ

Các bạn có thể tham khảo Video bài giảng liên quan ở đây nha:

7 bình luận trong “IAS 12 và Thuế thu nhập hoãn lại”

  1. Hi ad, theo clip, đối với Deferred tax, trong addition và deduction không điều chỉnh cho phần số dư đầu kỳ ạ?

    1. Hi em, deferred tax movement = Dư cuối kỳ – Dư đầu kỳ.

      Ví dụ ở đây chỉ đang xem xét ảnh hưởng đến PL (tức là tập trung vào phần movement 0.5m) chứ không cho số dư đầu kỳ cuối kỳ để tính ra movement. Hay nói cách khác phần điều chỉnh movement cho deferred tax chính là 0.5m rồi.

  2. Cho e hỏi cách xác định và ý nghĩa của valuation allowance và net operation loss là gì ạ

Bình luận đã bị đóng.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang