Bài 1 của Series hướng dẫn tự học ACCA SBL (Strategic Business Leader): ACCA SBL Exam Tips – Kinh nghiệm học & thi hiệu quả
Xin chào các bạn. Mình được Admin giao cho phụ trách chuyên mục về SBL. Bởi vì mình đã pass SBL kỳ Tháng 3/2019. Và bởi vì Admin đã làm Tutor miễn phí cho mình môn này. Nên mình không còn cách nào khác là nhận nhiệm vụ. :)) Trong bài viết đầu tiên này, mình sẽ giải thích sự thật về những gì mình đã rút ra được khi học và thi kỳ trước. 😀
[Vấn đề 1 – ACCA SBL Exam Tips] Học SBL có khó không?
Mặc dù Ad đã nói rằng thi 1 môn SBL đơn giản hơn rất nhiều so với thi riêng P1 và P3 như trước đây. Vì sự thật pass rate của SBL cao hơn hẳn P1 & P3. Và sách SBL cũng chỉ dày bằng riêng sách môn P3. Còn chưa kể là sách SBL được trình bày “cực rõ ràng” so với P1 & P3. Tuy nhiên, mình công nhận là mình vẫn sốc nhiệt khi bắt đầu học SBL. Không phải vì kiến thức phức tạp khó hiểu. Mà vì 2 lý do:
- Sự khác biệt trong cách tiếp cận & trình bày sách
- Sự đổi mới trong cách đặt câu hỏi của đề thi cũng như yêu cầu về câu trả lời
Tuy nhiên, sau khoảng tầm 1 tháng ôn luyện thì mình bắt đầu thấy quen. Không còn hoang mang nữa. Và thậm chí là khá thích khi so sánh với hành trình học các môn khác . Vì sự thực là sách môn SBL bây giờ được thiết kế cực phù hợp cho người tự học ý. Và nhìn tuy dày nhưng 1/3 quyển Workbook đã là các bài Technical Articles đăng trên website của ACCA nha. Có thể các bạn sẽ bảo mình pass rồi nói gì chẳng được. Nhưng đó là sự thật. :))
[Vấn đề 2 – ACCA SBL Exam Tips] Học SBL có gì khác so với học F?
Khác. Khác rất nhiều. Như bên trên mình đã nói. Khác từ sách cho đến đề thi.
Ah, nhưng trước khi đi vào mấy nội dung chi tiết thì để mình giải thích SBL là cái gì đã.
SBL (Strategic Business Leader) – tạm dịch là Lãnh đạo kinh doanh chiến lược. SBL là sự tổng hợp và thay thế cho môn P1 (Corporate Governance – Quản trị doanh nghiệp) và P3 (Business Analysis – Phân tích hoạt động kinh doanh).
Nói như vậy chắc các bạn sẽ đoán được nội dung của SBL xoay quanh cái gì rồi đúng không. Quản lý doanh nghiệp kết hợp phân tích hoạt động kinh doanh.
(1) Sự khác biệt trong cách tiếp cận & trình bày sách SBL
Thay vì chia nội dung sách thành từng chapter kiểu cũ, SBL BBP Workbook chia nội dung sách thành 5 bước & 5 kỹ năng khác nhau. Tương ứng với 5 vai trò & 5 kỹ năng cần có của Senior trong quá trình hoạt động thực tế tại Doanh nghiệp. Với mỗi vai trò, chúng ta sẽ phải áp dụng nhuần nhuyễn 5 kỹ năng này.
Các bạn xem sơ đồ tóm tắt sau:
Các bạn hình dung thế này. Kiểu như các môn F là cấp độ cơ bản nên sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản cần thiết cho Junior. Vậy nên môn P là cấp độ khó hơn thì sẽ cung cấp các kiến thức chuyên môn & kỹ năng làm việc mà Senior cần phải có tương ứng với vai trò của mình trong Doanh nghiệp.
Và với SBL, môn học này sẽ xoay quanh 5 vai trò của Leaders:
Vai trò 1: Lãnh đạo hiệu quả & Quản trị doanh nghiệp. Kiểu như là: Định nghĩa về khả năng lãnh đạo? Ai sẽ làm lãnh đạo tốt? Những kỹ năng mà lãnh đạo tốt cần có? Cách quản trị quá trình hoạt động của tổ chức tốt?
Vai trò 2: Đưa ra các quyết định hoạt động trọng yếu bằng cách sử dụng các công cụ để phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như hiểu được các nguồn lực, khả năng của chính doanh nghiệp.
Vai trò 3. Đánh giá và quản lý rủi ro sao cho doanh nghiệp có thể có kết quả tích cực. Và xây dựng 1 hệ thống KSNB để kiểm soát rủi ro. Cũng như cách áp dụng các nguyên tắc đạo đức để ra quyết định trong các trường hợp có gian lận, hối lộ.
Vai trò 4. Đánh giá & tạo khả năng cho sự thay đổi chiến lược của doanh nghiệp: bằng cách sử dụng công nghệ và phân tích dữ liệu tài chính để đánh giá các cơ hội để quyết định xem các sự thay đổi có mang lại lợi ích kinh tế hay không.
Vai trò 5. Thực hiện các sự thay đổi chiến lược bằng cách dựa trên cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp để cải tiến hoạt động và thay đổi chiến lược.
Và để thực hiện các vai trò này thì Senior sẽ cần có các kỹ năng sau:
Kỹ năng 1. Giao tiếp (“Communication”)
Tạm hiểu là: Diễn đạt rõ ràng và thuyết phục, đúng đối tượng, đúng nhu cầu. Việc thể hiện kỹ năng này trong bài thi của chúng ta sẽ được đánh giá trên 3 tiêu chí:
Inform (Thông báo chính thức) | Cách diễn đạt cần súc tích, khách quan, rõ ràng, không mập mờ tránh né vấn đề | Viết/Báo cáo cho đúng đối tượng. Ví dụ: Viết báo cáo cho BOD thì cần tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lược, thay vì các vấn đề phát sinh trong hoạt động hàng ngày |
Sử dụng cách diễn đạt phù hợp với người nhận thông tin và sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu. Ví dụ: Cách diễn đạt nên trang trọng (Formal) hay thân mật (informal)? Với người không có chuyên ngành tài chính thì không nên sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành tài chính | ||
Sử dụng cách truyền đạt thông tin phù hợp. Và khi đề bài nêu rõ cách trình bày cần theo thì chúng ta phải thực hiện theo cách trình bày đó. Ví dụ: Hình ảnh hay văn bản? Slides hay sơ đồ? | ||
Persuade (Thuyết phục) | Sử dụng các tranh luận thuyết phục và hợp lý | Hỗ trợ các luận điểm tranh luận với dữ kiện thực tế |
Giải thích tại sao bạn nghĩ các hành động bạn kiến nghị là phù hợp/không phù hợp | ||
Sử dụng các từ xác minh, làm rõ. Ví dụ: “Because” | ||
Clarify (Làm dễ hiểu) | Làm rõ & đơn giản hoá các vấn đề phức tạp để truyền đạt các thông tin liên quan theo cách diễn đạt phù hợp và dễ hiểu cho người nhận thông tin | Tập trung vào “Key points” và tránh các thông tin không cần thiết |
Sử dụng câu ngắn gọn | ||
Sử dụng “Headings” để phân chia thông tin thành cách đoạn văn rõ ràng | ||
Trình bày các luận điểm tranh luận theo thứ tự hợp lý |
Ví dụ: Nếu bạn là trưởng phòng tài chính và được yêu cầu phải giải thích cho Trưởng bộ phận HR rằng họ sẽ bị 1 mâu thuẫn lợi ích nếu thực hiện phỏng vấn 1 người bạn thân của họ vào 1 vị trí ở công ty. Khi đó, bạn cần lưu ý 3 điểm trong câu trả lời:
- “Inform”: Khi trình bày chúng ta cần viết cho đúng đối tượng là trưởng bộ phận HR. Sử dụng cách diễn đạt trang trọng trừ khi đề bài có thông tin rằng chúng ta có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Trưởng bộ phận HR. Đề bài yêu cầu dùng email thì chúng ta phải trình bày câu trả lời theo dạng Email.
- “Persuade”: Cần đưa ra các dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người nghe. Kiểu như dẫn chứng quy định về đạo đức nghề nghiệp của công ty.
- “Clarify & Simplify”: Không thể thô lỗ kiểu buộc tội người ta là đang hành động thiếu đạo đức nghề nghiệp. Đây là tình huống rất nhạy cảm.
Kỹ năng 2. Sự nhạy bén kinh doanh (“Commercial Acumen”)
Tạm hiểu là: Chúng ta phải thể hiện được sự hiểu biết (“Awareness” )về doanh nghiệp & các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công việc của từng cá nhân, bộ phận trong đóng góp đến các mục tiêu của tổ chức. Các đánh giá của chúng ta phải mang tính “kinh doanh” (“Commercially judgement”). Và ta phải thể hiện được nhận thức sâu sắc (“Insight”) về các vấn đề mang tính tổ chức hay liên quan đến công việc. Và từ đó đưa ra kết luận về giải pháp phù hợp .
Awareness | Chúng ta phải thể hiện được sự hiểu biết về doanh nghiệp & các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công việc của từng cá nhân, bộ phận trong đóng góp đến các mục tiêu của tổ chức | Suy nghĩ về ngữ cảnh cụ thể của tình huống và chỉ ra bối cảnh này sẽ ảnh hưởng đến quyết định như thế nào |
Chắc chắn rằng các kiến nghị của chúng ta phải phù hợp và thực tế với bối cảnh của đề bài | ||
Judgement | Chúng ta phải sử dụng phán đoán để chỉ ra các vấn đề chính khi xác định cách giải quyết vấn đề và khi đưa ra kiến nghị phù hợp | Xếp các ý tưởng chính theo thứ tự ưu tiên |
Chỉ đưa ra các ý kiến liên quan đến bối cảnh cụ thể của tình huống và giúp giải quyết vấn đề | ||
Đảm bảo các kiến nghị của chúng ta giúp giải quyết vấn đề và/hoặc khai thác các cơ hội của công ty | ||
Tránh đưa ra các quan điểm không được hỗ trợ bởi dữ kiện hoặc các kiến nghị cần phải làm rõ thêm | ||
Insight | Và ta phải thể hiện được nhận thức sâu sắc về các vấn đề mang tính tổ chức hay liên quan đến công việc. | Đảm bảo các kiến nghị của chúng ta là phù hợp và thực tế và có thể thực hiện được với bối cảnh cụ thể của tình huống. Liệu các bên liên quan có chấp nhận chúng không? |
Đảm bảo các kiến nghị giải quyết được các vấn đề trọng yếu nêu ra trong tình huống | ||
Đảm bảo các quyết định và chiến lược đưa ra là phù hợp với tổ chức hơn là chỉ nêu ra cho có |
Ví dụ như này nhé. Nếu chúng ta được yêu cầu phải chứng minh sự đóng góp của công ty cho các quỹ từ thiện địa phương là đúng. Khi đó, ta phải chỉ ra:
- “Awareness”: Đó là hành động của các “công dân” tốt. Và việc đóng góp cho các quỹ từ thiện địa phương sẽ có thể giúp nâng cao hình ảnh của công ty.
- “Use judgement”: Công ty có thể thu hút nhiều khách hàng hơn trong tương lai. Và cuối cùng là có thể giúp công ty tuyển dụng được nhiều vị trí cần thiết cho công ty.
- “Show insight”: Kết luận rằng trách nhiệm xã hội và trách nhiệm thương mại của công ty luôn hỗ trợ lẫn nhau.
Kỹ năng 3: Phân tích (“Analysis”)
Hiểu đơn giản là phải tìm hiểu cặn kẽ (“Investigate”) và tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau. Xử lý thông tin 1 cách hợp lý (“Enquire”). Cân nhắc thông tin, bằng chứng để xem chúng có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của các bộ phận và mục tiêu của tổ chức như nào. Từ đó đưa ra được hành động phù hợp (“Consider”).
Investigate | Điều tra, tìm hiểu các thông tin liên quan từ các nguồn khác nhau, sử dụng các kỹ thuật phân tích để xây dựng “nguyên nhân- kết quả” cho các vấn đề, hoặc chỉ ra các cơ hội hoặc giải pháp | Đừng chỉ nhắc lại các điểm nêu ra ở tình huống, hãy giải thích tại sao các điểm này là quan trọng và chúng nêu ra vấn đề gì |
Xác định dữ liệu liên quan từ các chỗ khác nhau trong tình huống, hơn là chỉ bao gồm các điểm quá rõ ràng | ||
Đưa ra lý do tại sao 1 vấn đề lại phát sinh hơn là chỉ nêu ra vấn đề đó | ||
Enquire | Tìm hiểu các cá nhân hoặc phân tích các nguồn dữ liệu phù hợp để thu thập bằng chứng phù hợp và đưa ra kết luận của mình | Tham chiếu tới các bằng chứng phù hợp là điểm quan trọng nhất. Dữ liệu và bằng chứng phải liên quan đến luận điểm mà chúng ta đang đề cập |
Dữ liệu trong tình huống hỗ trợ cho vấn đề tranh luận có được bao gồm ở các chỗ khác không? | ||
Consider | Cân nhắc câu chuyện mà các hệ số, tỷ lệ phản ánh. Có thể chỉ ra các thông tin cần bổ sung để đưa ra được phân tích hoàn thiện hơn | Chắc chắn sử dụng thông tin trong tình huống để kiến nghị các hành động phù hợp |
Các bằng chứng tình huống cung cấp ảnh hưởng đến sự phù hợp của hành động như nào? |
Ví dụ: Nếu được yêu cầu sử dụng BCTC để phân tích hoạt động của công ty. Nếu chỉ đơn thuần tính toán 1 loạt các tỷ lệ hệ số thì sẽ không đủ. Chúng ta phải:
- “Investigate”: Điều tra tìm hiểu thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau mà đề bài cung cấp. Sử dụng các kỹ thuật phân tích để tìm ra nguyên nhân, lý do phát sinh vấn đề
- “Enquire”: Tìm hiểu các cá nhân hoặc phân tích các nguồn dữ liệu phù hợp để thu thập bằng chứng phù hợp để hỗ trợ cho kết luận của mình
- “Consider”: Cân nhắc câu chuyện mà các hệ số, tỷ lệ phản ánh. Có thể chỉ ra các thông tin cần bổ sung để đưa ra được phân tích hoàn thiện hơn.
Kỹ năng 4. Sự hoài nghi (“Scepticism”)
Nghĩa là: Dò xét (“Probe”), đặt câu hỏi (“Question”) và yêu cầu (“Challange”) các thông tin để hiểu đầy đủ các vấn đề kinh doanh và thiết lập các dữ kiện 1 cách khách quan, dựa trên các giá trị đạo đức và nghề nghiệp.
Probe | Tìm hiểu thật kỹ các lý do dẫn đến vấn đề, thay vì chỉ lướt qua các nguồn thông tin hay ý kiến đã quá rõ ràng | Đừng tự động chấp nhận nguyên nhân ban đầu được đưa ra để giải thích cho 1 vấn đề. Hãy đặt câu hỏi: Lời giải thích này có thống nhất với các bằng chứng khác được đưa ra không? Có phù hợp với vấn đề mình đang xử lý không? Ví dụ: Khi người phụ trách kế toán quản trị đang đưa ra lý do giải thích về sự biến động giữa chi phí định mức và thực tế. Đừng vội tin ngay. Hãy xem xét giải thích đó có hợp lý không? có bị mâu thuẫn với nguồn thông tin khác không? |
Hãy thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xem chúng có hỗ trợ lẫn nhau không? Hay là mâu thuẫn? | ||
Question | Hãy đặt câu hỏi về các dữ kiệu, ý kiến, … bằng cách làm rõ và thu thập các bằng chứng phù hợp để hỗ trợ cho các dữ kiện, ý kiến này | Kiểm tra thật chi tiết các giả định được sử dụng: Có hợp lý không? Có được hỗ trợ bởi các bằng chứng khác mà bạn có không? |
Đặt câu hỏi về động cơ và tính hợp lý của các dữ kiện hoặc thông báo. Ví dụ: Người đưa ra thông báo này có động cơ lợi ích gì không? | ||
Thu thập thêm thông tin hoặc bằng chứng bổ sung có thể cần để chứng thực các sự kiện & tuyên bố | ||
Challenge | Yêu cầu sự hoàn chỉnh, chính xác và liên quan của các dữ kiện, thông tin được cung cấp hay các quyết định quá khứ được quản lý đưa ra. Chúng có tuân theo đạo đức, sự chuyên nghiệp, lợi ích công cộng và của tổ chức hay không? | Nêu bật các điểm yếu hay vấn đề của tình huống và cả các quyết định tiềm năng nữa. |
Sử dụng bằng chứng để hỗ trợ cho các yêu cầu của bạn. Và làm rõ các yêu cầu bạn đưa ra | ||
Chỉ ra các cách hiểu khác nhau có thể có của thông tin hoặc các lựa chọn hành động khác nhau để thực hiện được yêu cầu của bạn | ||
Yêu cầu của bạn nên tập trung cụ thể vào vấn đề với 1 quyết dịnh, hơn là cố gắng đánh giá vấn đề |
Ví dụ: Nếu chúng ta được yêu cầu để tư vấn khuyên BOD về 1 vụ sát nhập dựa trên các kế hoạch tài chính. Sẽ là phù hợp để dò xét và đặt câu hỏi về các giả định được sử dụng khi lập kế hoạch. Bạn nên cân nhắc nguồn thông tin được sử dụng làm cơ sở lập kế hoạch trong bối cảnh tất cả các bằng chứng khác. Bao gồm cả các định kiến có thể xảy ra của các bên liên quan. Trong tất cả mọi sự giao tiếp, sự lịch sự chuyên nghiệp cần được duy trì.
Kỹ năng 5. Sự đánh giá (“Evaluation”)
Nghĩa là: Cần cẩn thận đánh giá (“Assess”) các tình huống, đề nghị hoặc tranh luận 1 cách cân bằng. Sử dụng các phán đoán đạo đức & nghề nghiệp để dự đoán (“Estimate”) đầu ra & các hệ quả trong tương lai. Từ đó, đánh giá (“Appraise”) lợi ích, chi phí, rủi ro… để làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Assess | Đánh giá và sử dụng các phán đoán chuyên nghiệp khi cân nhắc các vấn đề của tổ chức và khi đưa ra quyết định. Bao gồm cả hệ quả của các quyết định đó lên tổ chức và các đối tượng bị ảnh hưởng | Cân nhắc tầm quan trọng và tính cấp thiết của 1 vấn đề khi quyết định hành động phù hợp để xử lý vấn đề đó |
Xác định các ưu nhược điểm tiềm tàng liên quan đến quyết định | ||
Xác định ảnh hưởng tiềm tàng của 1 quyết định lên các bên liên quan trọng yếu nhất và cách thức họ có thể phản ứng | ||
Estimate | Ước tính xu hướng và đưa ra dự đoán hợp lý về các hệ quả, ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài của tổ chức, hoặc kết quả đầu ra của các quyết định | Trình bày các ước tính & dự đoán đã được làm rõ. Ví dụ: Khi đánh giá ảnh hưởng của 1 sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có thể có lên hoạt động của tổ chức, chúng ta cần đưa ra các dự đoán, ước tính |
Chỉ ra các ảnh hưởng tiềm tàng của các quyết định khác nhau lên hoạt động của tổ chức | ||
Appraise | Thẩm định các sự kiện, ý kiến và các phát hiện trên quan điểm cân bằng chi phí, rủi ro, lợi ích và cơ hội trước khi đưa ra bất cứ giải pháp hay quyết định nào | Trình bày các luận điểm tranh luận của chiến lược được đề xuất, từ đó có thể dưa ra 1 quyết định phù hợp |
Đưa ra quyết định hoặc kiến nghị giải pháp phù hợp với tình huống trên cơ sở đánh giá công bằng các ưu nhược điểm |
Ví dụ. Khi được yêu cầu đánh giá 1 quyết định đóng cửa 1 bộ phận, bạn sẽ cần làm rõ cả các ưu điểm và khuyết điểm của quyết định này. Và đưa ra kết luận rõ ràng dựa trên sự cân bằng. Ưu nhược điểm nên được mở rộng sang các hệ quả tiềm tàng của các quyết định.
(2) Sự đổi mới trong cách đặt câu hỏi của đề thi, yêu cầu về câu trả lời
Cách đặt câu hỏi
Đề thi của SBL sẽ được làm trong 4 giờ. Và thay vì bao gồm nhiều tình huống để kiểm tra kiến thức của thí sinh ở các nội dung khác nhau. Đề thi SBR giờ đây gồm 1 tình huống chung duy nhất.
Bạn sẽ được đóng vai 1 Quản lý tài chính, trưởng đội tư vấn, kế toán công chứng… Và bạn sẽ cần phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau do CEO, Trưởng phòng tài chính, Giám đốc… phân công. Thông thường là 5 nhiệm vụ lớn. Mỗi nhiệm vụ lớn lại bao gồm khoảng 2 yêu cầu nhỏ.
Và từng nhiệm vụ này sẽ được cung cấp thông tin chi tiết theo các dạng khác nhau. Ví dụ như: bản cắt từ các báo cáo hàng năm, các nguồn tin truyền thông, spreadsheet, biên bản họp…
Ngoài ra, với mỗi yêu cầu, đề bài sẽ nói ra luôn chúng ta cần áp dụng “Kỹ năng” nào khi xử lý. Bởi vì có những 5 kỹ năng mà. Thế nên nếu đọc mà còn không hiểu kỹ năng đó là gì thì xác định luôn nhịn ăn nhịn mặc nộp phí thi lại kỳ sau là vừa.
Yêu cầu về câu trả lời
Thay vì để chúng ta tự nghĩ cách trình bày câu trả lời sao cho hợp lý như các môn F. Giờ đây, chúng ta sẽ phải trình bày câu trả lời theo đúng “format” được yêu cầu. 1 số dạng format thường gặp bao gồm:
- Presentation slides and accompanying notes
- Letter
- Report
- Briefing Paper
- Business Case
- Press release
- Project initiation document
- Visual aid
1 hình ảnh bằng vạn lời nói. Các bạn xem hình minh hoạ của các hình thức trình bày này ở trong Video nha.
[Vấn đề 3 – ACCA SBL Exam Tips] Học SBL như nào cho hiệu quả?
1. Xác định các nội dung trọng tâm cần học & ôn luyện theo nguyên tắc 80/20
Mới thi được có mấy kỳ nên việc xác định trọng tâm đề thi dựa vào past exams là không ổn. Tuy nhiên, Admin và mình đã tranh luận rất nhiều và chốt lại. Vẫn dựa vào bản chất yêu cầu của môn học này là gì? Đâu là vai trò trọng yếu nhất của Leader?
Bọn mình xác định: Các chủ đề về “Corporate Governance”; “Ethical issues” ; “Strategic decisions”; “Risks assessment” và “Financial Analysis” sẽ là các nội dung cốt lõi nhất của SBL. Chính vì vậy mình dồn nhiều thời gian học các chủ đề này.
2. Đọc TOÀN BỘ các bài viết ở phần Appendix 2 – Further Chapter Reading của BPP Workbook
Câu hỏi hầu như là tự luận. Rất ít tính toán. Chính vì vậy việc đọc các bài phân tích này sẽ giúp cho chúng ta có rất nhiều ý tưởng để bịa khi làm bài đấy.
3. Đọc các lỗi sai chung thường gặp để tránh mắc phải
Theo các báo cáo từ ACCA, đây là các lỗi sai chung thí sinh thường mắc phải cho đến hiện tại:
(1) Tập trung vào phân tích quá nhiều cho 1 tài liệu nên bị phân tích thiếu ở các tài liệu còn lại
Lý do vì: Tình huống đưa ra gồm 5 nhiệm vụ lớn. Mỗi nhiệm vụ gồm 2 yêu cầu nhỏ. Và cuối đề sẽ cho 5-8 tài liệu. Vấn đề là thí sinh sẽ không biết đâu là tài liệu cần dùng cho yêu cầu – nhiệm vụ nào?
Cách khắc phục: Phải đọc hết các yêu cầu – nhiệm vụ cần làm. Sau đó mới đọc đến tài liệu được cung cấp. Sau đó vừa đọc tài liệu vừa phải liên tưởng đến yêu cầu đang cần làm. Có như vậy mới xác định được các vấn đề được đề cập ở từng tài liệu.
(2) Nhiều thí sinh trả lời càng về sau càng đuối. Kiểu như 1,2 câu đầu thì viết dài dằng dặc. Sau đó thì lại ngắn tũn.
Lý do: Kỹ năng quản lý thời gian kém
Cách khắc phục: Theo như Ad nói thì: PRACTICE, PRACTICE AND PRATICE. 1 tuần cuối cùng trước thi nên dùng để thử làm Mock exams. Nếu được thì khi đó, ra quán nào mà ngồi. Đừng mang theo điện thoại, laptop làm chi hết. Cứ vác đúng quyển sách, đồng hồ, máy tính tay và bút đi. Căn đúng 4h làm. Liên tục 1 tuần. Đảm bảo khả năng quản lý thời gian làm bài tốt luôn. Bạn nào như mình ngày đi làm tối học bài thì chia mỗi đề thi làm 2 phần. Mỗi ngày làm 1 phần – 2 tiếng. Nhưng kiểu gì cũng phải cố làm Mock exam trong 4 giờ 1 lần nhé.
(3) Lỗi kinh điển: Trả lời không đúng câu hỏi hay chả hiểu đề nó hỏi cái gì nên trả lời lung tung.
Lý do: Do tiếng anh kém nên không hiểu yêu cầu đề bài. Hoặc hiểu yêu cầu nhưng không biết câu trả lời. Do đó, viết bừa những cái có thể hy vọng được điểm nào hay điểm đó.
Cách khắc phục: Examiners đã rất nhiều lần nhấn mạnh: trả lời không đúng yêu cầu câu hỏi sẽ không được 1 xu điểm nào hết. Nhiều khi cố quá lại thành quá cố các bạn ạ. Kiểu mình không viết ra thì không ai biết mình không biết. Nhưng mình viết thì lại thành viết dài viết dai hoá ra viết dại. Bị Examiners mất cảm tình khi chấm các phần khác ý.
Trường hợp không biết câu trả lời viết lung tung thì mình chịu không biết cách khắc phục. Còn vụ trả lời sai yêu cầu đề bài, thì làm như sau:
- Xác định “động từ” được sử dụng trong câu hỏi. Nếu không rành tiếng anh thì các bạn tham khảo bài: What is examiners asking nhé.
- Phải trình bày câu trả lời cụ thể & gắn liền với tình huống được đề cập. Chứ lý thuyết chung chung thì không được điểm nha.
- Khi đưa ra quan điểm, hãy giải thích tại sao, và lấy ví dụ liên quan để minh hoạ.
(4) Lỗi mới phát sinh: Câu trả lời không đạt “Professional marks”
Lý do: Nhiều thí sinh bị quên hoặc đánh giá quá thấp tầm quan trọng của “Professional Marks”. Kiểu như viết mail cho sếp mà như viết cho nhân viên cấp dưới. Viết báo cáo lãnh đạo cấp cao mà như báo cáo cho trưởng nhóm….
Cách khắc phục: PRACTICE, PRACTICE AND PRATICE. Không có cách nào khác là kiểm tra kỹ từng cái đáp án. Để bắt chước cách làm của họ cho từng tình huống.
4. Trong quá trình học:
Khi đọc lý thuyết: Luôn tự hỏi “nội dung này sẽ có thể được kiểm tra trong đề thi như thế nào?”. Điều này rất quan trọng. Nó giúp mình liên kết “Nội dung lý thuyết” với “Tình huống trong đề thi”. Và mình không bị hoang mang khi chuyển sang phần thực hành. Kiểu như cái tình huống này liên quan đến phần lý thuyết nào?
Khi thực hành bài tập:
- Khi đọc đề: Hãy đọc nhanh “Headings” trước khi đi vào chi tiết. Và khi đọc phần nội dung chi tiết, hãy tạo thói quen gạch chân, highlight, vẽ minh hoạ…để hiểu về tình huống bạn đang phải xử lý.
- Khi đọc đáp án: Đừng chỉ đọc qua. Hãy “trình bày lại” đáp án ít nhất 2-3 lần cho mỗi dạng bài tập. Thế nào là “trình bày lại”? Nghĩa là đọc hiểu, quan sát kỹ “Format” trình bày. Sau đó: trình bày lại theo “format” của đáp án nhưng dùng câu chữ của bạn. Điều này giúp chúng ta “học thuộc” cách trình bày & không bị lúng túng khi làm bài thi. Lời khuyên của mình ở đây là: Sáng tạo là tốt. Nhưng đừng tự sáng tạo ra “format” trình bày khi bạn không phải chuyên gia. Cách dễ nhất chính là bắt chước theo “format” có sẵn. Sau đó, khi đã lên trình rồi, chúng ta có thể tự sáng tạo sau. Admin có nói với mình 1 câu là: “Mình không biết cái mình không biết”. Ý là mình không biết nên không biết là mình đang làm sai. 100% chuẩn không cần chỉnh. Với SBL, chúng ta cần cực chú ý đến cách trình bày. Vì đến 20 điểm là dành cho “Professional Marks”.
[Vấn đề 4 – ACCA SBL Exam Tips] Cần bao nhiêu thời gian để học & ôn luyện?
Toàn bộ thời gian mình dành để ôn luyện môn này là 2 tháng – không liên tục. Các ngày trong tuần thì tầm 1 – 1.5 tiếng/ngày. Còn cuối tuần mình học tầm 4h/ngày. Điều đáng nói là trước đây khi học các môn F thì mình chỉ học tầm 1- 1.5 tháng không liên tục. Bạn nào học liên tục chắc bớt được tầm 0.5 tháng.
Bạn nào cảm thấy quá choáng ngợp với nội dung của SBL thì có thể tham khảo lịch trình của mình dưới đây:
- Tuần 1. Theo lời khuyên của Ad, mình học, suy nghĩ & hoàn thành “Ethics & Professional Skills Module”. Sau tuần này, mình đã có khái niệm “mơ hồ” về “Professional Skills” và “Ethical issues” – 2 nội dung cực quan trọng của SBL.
- Tuần 2. Học nội dung 1
- Tuần 3. Học nội dung 2
- Tuần 4. Học nội dung 2 & 3
- Tuần 5. Học nội dung 3
- Tuần 6. Học nội dung 4
- Tuần 7. Học nội dung 5
- Tuần 8. Luyện Mock Exams
Vậy là mình đã chia sẻ xong với các bạn kinh nghiệm học môn SBL của mình. Hy vọng các bạn sẽ thành công chinh phục môn SBL nhanh nhất có thể. 🙂
Có thể bạn quan tâm: Chương trình tự ôn thi SBL Kỳ T12.2019
Chương trình tự ôn thi bị khóa Pass. Nhờ admin hướng dẫn cách có pass với ạ. Em cảm ơn.
Hi Sâm, đó là link giới thiệu chương trình hỗ trợ ôn thi SBL kỳ trước. Kỳ này Ad không có thời gian nên không mở được nên khoá lại để mọi người đỡ đăng ký. Chắc phải đến kỳ T6.2020 Ad mới mở tiếp được ah.
bao h mở add báo qua email nhé,
Có lớp hỗ trợ ôn thi mới môn SBL Ad cho em đky với ạ.
Khi nào có hỗ trợ ôn thi mới Ad báo em với ạ.
Em ơi Ad chưa có kế hoạch gì mở chương trình cho kỳ mới cả vì Ad không sắp xếp được thời gian. Thứ 6 là ngày trả lời thư Ad sẽ email cho em hướng dẫn cách học của các bạn đã học kỳ trước. Em check mail nhé, cẩn thận bị nhảy vào junk email.
Em chào chị ạ, cảm ơn chị về bài chia sẻ bổ ích. Em muốn hỏi SBL và SBR môn nào dễ học hơn không ạ, vì em đang có dự định thi 2 môn P cùng lúc (P4) ạ
Hi em, SBL thì toàn là lý thuyết và nội dung nhiều phần khá trừu tượng cho người học chưa có kinh nghiệm thực tế liên quan. Nhưng ưu điểm là có thể học theo kiểu đọc hiểu ý chính, sau đó vào phòng thi tự bịa triển khai ý được.
Còn SBR thì ưu điểm là nội dung là cấp độ nâng cao của F7 nên khá quen thuộc. Nhược điểm là bao gồm nhiều nội dung phức tạp, không phải đọc phát là hiểu ngay được mà cần luyện tập đào sâu kiến thức. Vì đề thi SBR 1 nửa là tính toán, 1 nửa là luận chứ không phải mỗi tính toán đơn thuần như F7.
Vậy nên để chọn môn nào dễ học hơn thì phải xem ưu điểm của em là gì. Nếu em học F7 nhẹ nhàng thì khả năng học SBR cũng OK thôi. Nếu khả năng viết tiếng anh tốt thì học SBL cũng là lợi thế.
Chào Admin, em đang có dự định thi môn sbl này vào kỳ thi tháng 12/2020, Admin có thể gửi em tài liệu học (Sách study text và Kit của BPP) được không ạ. Em cám ơn nhiều. Mail của em là onlychessmate@gmail.com ạ
Em ơi sách SBL chị để trên drive hết đó. https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1FjqR5uuHBOnOacWQQZdGwzTonmv1Qz3B