CHỦ ĐỀ KHÓ NHẰN NHẤT CỦA F9 ACCA: “RISK MANAGEMENT” (PHẦN 1)

Bài 10/11 của Series hướng dẫn tự học ACCA F9 Financial Management: “Foreign Currency Risk”

“Risk Management” hay Quản lý rủi ro (Part G – BPP study text) chính là chủ đề khó nhằn nhất của môn F9 Financial Management.

Chủ đề này giải thích bản chất & các phương pháp để hạn chế, gỉam thiểu rủi ro của rủi ro tiền tệ (“Foreign currency risk”) và rủi ro lãi suất (“interest rate risk”).

Trong phần 1 của chủ đề này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu 3 nội dung của “Foreign currency risk”:

  • Bản chất/Nguyên nhân của rủi ro tiền tệ
  • Các khái niệm & thuật ngữ cơ bản liên quan đến rủi ro
  • Các công cụ để quản lý rủi ro tiền tệ (“Foreign exchange hedging techniques”)

1. Nguyên nhân phát sinh rủi ro

(1) Bản chất của rủi ro tiền tệ

Bản chất của rủi ro tiền tệ (“foreign currency rate”) là sự thay đổi trong tỷ gía trao đổi hay giá trị trao đổi của 1 đồng tiền.

Nó là 1 rủi ro 2 chiều. Nghĩa là sự biến động của tỷ giá trao đổi có thể theo hướng có lợi (“Favorable”) hoặc bất lợi (“Adverse”). Cho nên chúng ta không nên nhầm lẫn từ “Risk” trong giới hạn là sự bất lợi.

Ví dụ: 1 công ty tại Việt Nam nhập khẩu $100,000 hàng hoá từ Mỹ vào T1 & phải thanh toán trong T4.

Nếu theo tỷ giá hiện tại ( $1 = VND 22,000), công ty sẽ cần: 22,000 * $100,000 = VND 2.2bil để thanh toán khoản nợ này.

Còn trong T4, tỷ giá là: $1 = VND 22,500: công ty sẽ cần 22,500 * $100,000 = VND 2.25bil để thanh toán.

Tức là cần nhiều tiền hơn. Như vậy, tỷ giá được coi là đã biến động theo hướng bất lợi cho công ty (Adverse).

(2) Các dạng phát sinh của rủi ro tiền tệ (“foreign currency risk”)

Rủi ro tiện tệ phát sinh ở 3 dạng sau:

“Translation risk”: là rủi ro công ty bị lỗ tỷ giá khi chuyển đổi kết quả kinh doanh của 1 chi nhánh/công ty con ở nước ngoài sang đồng tiền của nó.

“Transaction risk”: là rủi ro khi tỷ giá trao đổi biến động theo hướng bất lợi cho công ty trong các giao dịch mua bán quốc tế. Rủi ro này phát sinh khi 1 công ty nhập xuất khẩu theo đồng tiền ngoại tệ. Và có sự biến động tỷ giá giữa ngày thực thanh toán và ngày giao dịch. Đây là rủi ro mà chúng ta đi nghiên cứu trong chủ đề này.

“Economic risk”: là rủi ro khi tỷ giá ngoại tệ biến động làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh quốc tế của 1 công ty. Đó là rủi ro mà 1 đồng tiền bị gia tăng/ suy giảm giá trị hơn trong sự so sánh với các đồng tiền khác. Nền kinh tế sẽ trở nên cạnh  tranh/kém cạnh tranh hơn.

2. Các khái niệm & thuật ngữ cơ bản về rủi ro

Lý do khiến đây là topic khó nhằn nhất của F9 không phải vì độ phức tạp trong tính toán hay tình huống. Khó khăn ở đây là lượng lớn các khái niệm và thuật ngữ cần hiểu. Nếu không hiểu được các thuật ngữ này, chúng ta sẽ không thể hiểu được các phương pháp để quản lý rủi ro.

(1) Phân biệt “Depreciation” / “Devaluation” với “Appreciation”

Appreciation: là sự gia tăng trong giá trị/tỷ lệ trao đổi của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền khác.

Depreciation: là sự suy giảm giá trị trong giá trị/tỷ lệ trao đổi của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền khác.

Ví dụ:

Tại 1.1.20X1: $1 đổi được 22,000 VNĐ

Tại 1.1.20X2: $1 đổi được 23,000 VNĐ.

Tại 1.1.20X3: $1 đổi được 21,500 VNĐ

Như vậy:

Tại 1.1.20X2: đồng Dollar đã gia tăng giá trị (“Appreciation”) so với VNĐ

Tại 1.1.20X3: đồng Dollar đã suy giảm giá trị (“Depreciation”) so với VNĐ

(2) Phân biệt “A strengthening currency” và “A weakening currency”

“A strengthening currency” nghĩa là 1 đồng tiền có thể mua được nhiều hơn 1 đồng tiền khác so với quá khứ (tương đương “Appreciation”)

“A weakening currency” nghĩa là 1 đồng tiền có thể mua được ít hơn 1 đồng tiền khác so với quá khứ (tương đương “Depreciation”)

(3) Phân biệt “Offer rate”/”Offer price” và “Bid rate”/ “Bid price”

Tỷ lệ trao đổi/tỷ giá giữa các đồng tiền được thể hiện thông qua 2 tỷ lệ: Offer rate / Bid rate.

2 tỷ lệ này thường được cung cấp theo 1 cặp. Cách hiểu về 2 tỷ lệ này tuỳ thuộc vào vai trò của người tham gia thị trường. Tuy nhiên: “Bid rate” < “Offer rate” (“Bid rate” ở bên trái – “Offer rate” ở bên phải)

Ví dụ: 1 người muốn giao dịch mua/bán USD = tiền VNĐ với ngân hàng. Ngân hàng có thể cung cấp thông tin tỷ giá cho anh ta theo 2 dạng như sau:

USD/VND: 0.000043 – 0.000045 (Có nghĩa là 1 VNĐ mua được …USD. Trong đây, USD là “Foreign currency” còn VNĐ là “Base currency”)

Hoặc

VND/USD: 22,222 – 23,256 (Có nghĩa là 1 USD mua được …VNĐ. Trong đây, VNĐ là “Foreign currency” còn USD là “Base currency”)

Khi đó:

Nếu anh ta mua ngoại tệ (ngân hàng bán USD cho anh ta): tỷ giá áp dụng là 0.000043 (tương đương $1 = VNĐ 23,256). Đây gọi là Bid rate/Bid price.

Nếu anh ta muốn bán ngoại tệ (ngân hàng mua USD của anh ta): tỷ giá áp dụng là 0.000045 (tương đương $1 = VNĐ 22,222 VNĐ). Đây gọi là Offer rate/Offer price.

Các bạn lưu ý việc nhầm lẫn 2 tỷ lệ này khiến cho rất rất nhiều thí sinh mất điểm.

Chốt lại: có 2 điểm cần làm khi xác định tỷ giá cần áp dụng:

  • Đồng ngoại tệ của bạn là “Base currency” hay “Foreign currency” trong cặp tỷ giá
  • Bạn đang muốn mua hay bán ngoại tệ?

(4) Phân biệt “Borrow rate” và “Deposit rate”

Borrow rate là tỷ lệ lãi suất người đi vay phải trả cho ngân hàng

Deposit rate là tỷ lệ lãi suất người gửi tiền nhận được từ ngân hàng

Trong đề thi, 2 tỷ lệ này thường được cung cấp theo cặp & không chỉ rõ đâu là “borrow rate”, “deposit rate”.

Tips: Ngân hàng luôn muốn mua rẻ – bán đắt: Borrow rate > Deposit rate.

  • Khi bạn đi vay: bạn phải sử dụng Borrow rate
  • Khi bạn cho vay: bạn sử dụng Deposit rate.

(5) Phân biệt “Spot exchange rate” và “Forward exchange rate”

“Spot exchange rate”: là tỷ giá áp dụng cho 1 giao dịch “giao ngay” – là giao dịch diễn ra và thanh toán ngay tại hiện tại.

“Forward exchange rate”: là tỷ giá áp dụng cho 1 giao dịch trong tương lai – là giao dịch thoả thuận ở hiện tại nhưng thời điểm diễn ra giao dịch & thực thanh toán sẽ xảy ra trong tương lai.

Forward rate có thể > hoặc < Spot rate:

  • Khi 1 đồng tiền có Forward rate > Spot rae: đồng tiền được nói là “is forward at a premium to the spot rate”
  • Khi 1 đồng tiền có Forward rate < Spot rate: đồng tiền được nói là “is forwart at a discount rate to the spot rate”

Forward rate là 1 dấu hiệu dự báo giá trị kỳ vọng của tỷ giá trong tương lai dựa trên các thông tin hiện tại. Spot rate thường sẽ biến động theo xu hướng của Forward rate.

(6) Dự đoán “Spot rate” và “Forward rate”

Dự đoán “Spot rate” – Phương pháp “Purchasing power parity”:

Phương pháp này dự đoán gía trị thay đổi của đồng ngoại tệ dựa vào sức mua tương ứng của đồng tiền tại từng nước. “Spot rate” sẽ biến đổi theo thời gian khi giá cả thay đổi.

Mối quan hệ này thể hiện qua công thức: S1 = So * (1 + hc) / (1+hb)

  • S1: Spot rate kỳ vọng
  • So: Spot rate hiện tại
  • Hc: Tỷ lệ lạm phát tại nước của đồng ngoại tệ “Foreign currency”
  • Hb: Tỷ lệ lạm phát tại nước của đồng nội tệ “Base currency”

Ví dụ: Tỷ lệ trao đổi hiện tại giữa $ và VND: $1 = 22,000 VNĐ. Tỷ lệ lạm phát dự tính của năm tới tại Mỹ là 5% & tại Việt Nam là 3%. Hãy tính Spot rate trong năm tới?

Từ Tỷ lệ $1 = 22,000 VNĐ => Đồng Dollar là “Base currency” và VNĐ là “Foreign currency”.

So = 22,000; hc = 3%; hb = 5%

S1 = 22,000 * (1+3%)/(1+5%) = 21,581

Như vậy tỷ lệ trao đổi giứa USD – VNĐ đang bị giảm. Nói cách khác là đồng Dollar đang bị suy giảm giá trị so với VNĐ.

Dự đoán “Forward rate” – Phương pháp “Interest rate parity”:

Phương pháp này sẽ dự đoán “Forward rate” dựa trên giả định rằng sự chênh lệch lãi suất ở 2 nước sẽ bù trừ cho sự chênh lệch giữa Spot rate và Forward rate trong cùng 1 thời kỳ.

Fo = So * (1+ic)/(1+ib)

  • ic: Tỷ lệ lãi suất trong tương lai của “Foreign country”
  • ib: Tỷ lệ lãi suất trong tương lai của “Base country”
  • So: Spot rate – Tỷ giá tại thời điểm hiện tại

Ví dụ: Tỷ lệ trao đổi hiện tại giữa $ và JPY: $1 = JPY 105. Lãi suất ước tính trong 6 tháng sau: tại Mỹ là 2%/năm và tại Nhật là 4%/năm. Hỏi “Forward rate” 6 tháng là bao nhiêu tại Mỹ?

Chúng ta cần tính tỷ giá tại Mỹ => Mỹ là Base country và Dollar là Base currency.

So = 105

ic = 4%/2 = 2% (Phải chia 2 vì đang tính “Forward rate” 6 tháng)

ib = 2%/2 = 1% (Phải chia 2 vì đang tính “Forward rate” 6 tháng)

Fo = 105 * (1 + 2%)/(1 + 1%) = 106.04 JPY

Cả 2 công thức dự đoán tỷ giá này đều có trong bảng Exam Formula – không cần phải học thuộc. Chỉ cần hiểu cách sử dụng. Quan trọng nhất là phân biệt được đâu là “Foreign currency”, “Base currency”.

3. Các phương pháp để quản lý rủi ro tiền tệ (“Hedging techniques”)

Rủi ro tiền tệ có thể được quản lý, giảm thiểu và hạn chế. Các phương pháp để thực hiện gọi là “Hedging”. Có nhiều các phương pháp để giảm thiểu rủi ro tiền tệ với các mức độ khác nhau. Và 1 công ty có thể sử dụng kết hợp nhiều biện pháp.

(1) Invoice

Nếu bạn là 1 người xuất khẩu, bạn có thể tránh được rủi ro tiền tệ bằng cách sử dụng đồng tiền giao dịch là đồng tiền của chính nước bạn (“domestic/home currency”).

Mặc dù cả người nhập khẩu/xuất khẩu đều có thể tránh được rủi ro. Nhưng sẽ chỉ có 1 trong 2 tránh được.

1 biện pháp khác có thể sử dụng là vẫn sử dụng đồng ngoại tệ trong giao dịch nhưng bạn quy định sẵn tỷ giá tại ngày thanh toán trong điều khoản hợp đồng.

(2) Match receipt & payment

Nếu bạn có 1 giao dịch bán hàng cho 1 khách hàng ở nước ngoài. Và có 1 giao dịch mua hàng từ 1 nhà cung cấp ở nước với khách hàng của bạn (Hoặc là có cùng đồng tiền giao dịch).

VD: Ngày 10/1: bạn sẽ nhận $1m từ 1khách hàng ở Mỹ. Ngày 20/1: bạn sẽ phải thanh toán $0.5m cho 1 nhà cung cấp ở Mỹ.

Như vậy, bạn có thể giảm rủi ro biến động tỷ giá bằng cách mở 1 tài khoản ngân hàng tại Mỹ. Gửi vào đó $1m. Và đơn giản là lấy số tiền này để thanh toán cho nhà cung cấp khi đến hạn. Như vậy, bạn chỉ còn phải chịu rủi ro tỷ giá cho $0.5m còn lại.

(3) Netting off

Sử dụng khi công ty của bạn có nhiều chi nhánh/công ty con. Ví dụ khi bạn phải trả $1m cho nhà cung cấp ở Mỹ. Đồng thời 1 công ty con của bạn có khoản phải thu $1.2m từ khách hàng ở Mỹ. Như vậy, bạn có thể thực hiện bù trừ công nợ với công ty con. Xét trong cả tập đoàn, dòng tiền chịu rủi ro biến động tỷ giá chỉ còn $0.2m.

(4) Leading & Lagging

“Lead payments”: Khi công ty có các khoản thanh toán ngoại tệ và công ty dự đoán rằng tỷ giá/giá trị trao đổi của đồng ngoại tệ sẽ tăng (khả năng công ty sẽ phải tốn nhiều tiền hơn để thanh toán khoản nợ ngoại tệ): Công ty có thể sắp xếp để thanh toán trước khoản công nợ này để tránh biến động bất lợi của tỷ giá.

Với phương pháp này, công ty sẽ cần so sánh giữa khoản lỗ do biến động tỷ giá với chi phí lãi vay cần bỏ ra để thu xếp tiền thanh toán nợ sớm cho nhà cung cấp. Sẽ tốt hơn nếu công ty có thể tận dụng được khoản chiết khấu thanh toán sớm.

“Lagged payments”: Phương pháp này ngược với “Leading”. Nghĩa là khi công ty dự đoán rằng tỷ giá sẽ biến động theo hướng có lợi cho công ty (tỷ giá ngoại tệ giảm và công ty sẽ tốn ít tiền hơn để thanh toán nợ): Công ty có thể tìm cách trì hoãn việc thanh toán cho đến khi tỷ giá giảm. Tuy nhiên việc này có thể sẽ khiến công ty bị mất uy tín với nhà cung cấp. Và bị phạt do thanh toán chậm.

(5) Forward exchange contract (FEC)

FEC là 1 thoả thuận mang tính ràng buộc pháp lý. Theo đó các bên sẽ mua hoặc bán 1 lượng tiền tệ nhất định tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai theo 1 tỷ giá nhất định (Forward rate).

Đặc điểm:

  • Là 1 thoả thuận ràng buộc
  • Cố định tỷ giá cho 1 giao dịch. Do đó sẽ loại bỏ sự rủi ro về biến động tỷ gía trong tương lai. Tuy nhiên vì rủi ro mang tính 2 chiều. Nên công ty sẽ mất cơ hội tận dụng được biến động có lợi của tỷ giá.
  • Thường được thu xếp trực tiếp giữa Ngân hàng & khách hàng: Over-the-counter/OTC transactions

Ví dụ

1/Feb/20X0: 1 người Nhập khẩu ở Việt Nam có khoản phải trả $100,000 cho nhà cung cấp ở Mỹ trong 3 tháng tới (1/May/20X0)

Để tránh rủi ro biến động tiền tệ: người này có thể thu xếp 1 FEC 3 tháng với ngân hàng để mua $100,000 vào ngày ngày hôm nay (1/Feb). Forward rate của ngân hàng cho thời hạn 3 tháng: USD/VND: 0.000043 – 0.000045

Hãy xác định gía trị của hợp đồng FEC này?

Vì người nhập khẩu cần mua USD – Bank cần bán USD. Nên tỷ giá cần sử dụng là “Bid rate” 0.000043

Số tiền VND người này cần trả cho ngân hàng (giá trị của FEC): $100,000/0.000043 = 2.3 tỷ

  • Nếu Spot rate tại 1/May < 0.000043: người này đã thành công tránh khỏi sự suy gỉam giá trị của VNĐ
  • Nếu Spot rate tại 1/May > 0.000043: người này vẫn sẽ phải trả cho ngân hàng theo tỷ gía 0.000043. Và không tận dụng được sự biến động có lợi của tỷ giá.

Điều gì xảy ra nếu đến 1/May mà người NK không muốn mua $ theo FEC đã thoả thuận?

  • Ngân hàng sẽ thực hiện thủ tục “close-out of forward contract”
  • Trong phạm vi F9, không đi sâu nghiên cứu. Chỉ cần hiểu đơn gỉan là Ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp 1 hợp đồng ngược với hợp đồng ban đầu theo tỷ gía hiện hành để bù trừ số ngoại tệ giữa 2 hợp đồng.
(6) Money market hedging (“Synthetic forward”)

Khi bạn có 1 khoản công nợ = ngoại tệ ($) phải thanh toán trong tương lai. Bạn có thể tránh rủi ro biến động tỷ giá bằng cách:

  • Vay 1 khoản = tiền nội tệ (VND)
  • Chuyển đổi số tiền này sang ngoại tệ ($) và gửi số tiền này vào 1 tài khoản ngoại tệ ($)
  • Khi cần phải thanh toán công nợ ngoại tệ: Bạn sử dụng tại khoản tiền gửi $ để thanh toán cho nhà cung cấp. Đồng thời tất toán khoản vay nội tệ (VND) = tài khoản tiền VNĐ.

Giao dịch này gọi là “Money Market Hedge”

Ví dụ: 1 công ty ở Mỹ phải trả £100,000 cho 1 nhà cung cấp ở Anh trong vòng 3 tháng tới.

Ngân hàng công bố Spot rate hiện tại: £/$: 0.7333 – 0.7667

Lãi suất vay $ thời hạn 3 tháng: 10%/pa và Lãi suất gửi tiền $ thời hạn 3 tháng: 3%/pa.

Quá trình tương tự có thể thực hiện khi bạn có 1 khoản phải thu $ phải thanh toán trong tương lai.

(*) Lưu ý

Cả 2 phương pháp FEC & Money market hedging đều có thể được sử dụng khi có khoản thanh toán bằng ngoại tệ. Vậy công ty nên chọn phương pháp nào?

Thông thường chi phí sử dụng của 2 phương pháp là như nhau. Do vậy, chi phí giao dịch sẽ là điểm cân nhắc khi lựa chọn.

(7) Derivatives (Công cụ phái sinh)

“Derivatives” là các công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào sự biến động của tài sản hiện có. VD: cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất thị trường…

Hiện nay, công cụ phát sinh đang ngày càng phổ biến ở ViệtNam đặc biệt là các quyền chọn, hoán đổi lãi suất, tỷ giá…Trong phạm vi F9, sẽ nghiên cứu 3 công cụ phái sinh:

Currency futures (CF):

Là các hợp đồng chuẩn hoá (“Standardized contract”) cho việc mua bán 1 lượng tiền tệ tại 1 thời điểm xác định trong tương lai. Như vậy CF có thể sử dụng để giảm rủi ro tương tự như FEC.

So sánh với FEC:

  • CF là công cụ tài chính mua bán trên thị trường chứng khoán. Trong khi FEC là các giao dịch trực tiếp giữa 2 bên. Do vậy FEC được sử dụng rộng rãi hơn.
  • CF sẽ có ngày kết thúc hợp đồng linh hoạt theo IMM trong khi FEC sẽ có ngày kết thúc hợp đồng cố định
  • Với CF giao dịch được thực hiện theo Spot rate trong khi FEC thì theo Forward rate.
  • CF thường có chi phí rẻ hơn FEC

Currency options:

Người nắm giữ 1 “Currency options” sẽ có quyền mua hoặc bán 1 số lượng tiền tệ nhất định để đổi với đồng tiền khác theo 1 tỷ giá cụ thể vào hoặc trước ngày đến hạn trong tương lai.

  • Nếu người nắm giữ (Option holder) thực hiện quyền chọn, người bán sẽ phải bán/mua theo tỷ lệ đó.
  • Nếu 1 option không được thực hiện thì nó sẽ tự mất hiệu lực vào ngày hết hạn.

Option có 2 dạng cho công ty lựa chọn:

  • Quyền chọn tuỳ chỉnh theo nhu cầu cụ thể của công ty. Dạng này được gọi là “OTC option”
  • Quyền chọn theo tiêu chuẩn được gọi là “traded/exchange traded option”

Với công cụ này, người mua có thể thực hiện hoặc không thực hiện Option. Nghĩa là khi tỷ giá biến động theo hướng có lợi, người mua có thể tận dụng các cơ hội này. (Đây là công cụ duy nhất trong phạm vi môn F9 có khả năng này)

Vì sự linh hoạt này mà chi phí của quyền chọn (Option premium) thường sẽ đắt hơn các loại khác. Ngoài ra người mua sẽ phải trả tiền ngay khi mua quyền chọn.

Currency swap:

Liên quan đến việc đổi khoản nợ từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. Swap là 1 hợp đồng chính thức của 2 bên đồng ý để trao đổi khoản thanh toán theo các điều khoản khác nhau. VD: đồng tiền, lãi suất…

Ví dụ: 1 công ty ở Anh dự định đầu tư vào Mỹ. Công ty vay £20m để đầu tư và trả lãi 5%/pa. Khi đầu tư sang Mỹ, £20m sẽ được đổi sang $ theo Spot rate (£1 = $1.5).

Thu nhập từ khoản đầu tư tại Mỹ sẽ là $ trong khi công ty sẽ phải thanh toán lãi vay bằng £.

Công ty có thể thu xếp hợp đồng “Currency Swap” với 1 công ty ở Mỹ để đổi khoản vay £20m với khoản vay $30m (lãi suất 6% pa) của công ty này.

Hàng năm khi đến hạn thanh toán tiền lãi vay: công ty ở Anh trích tiền từ khoản đầu tư tại Mỹ ($) và chuyển cho công ty đối tác tại Mỹ để họ thanh toán lãi vay cho khoản vay $30m. Và đối tác tại Mỹ sẽ chuyển cho công ty 1 khoản tiền £ để thanh toán lãi vay tại Anh.

Kết thúc thời hạn hợp đồng, công ty trả lại $30m cho đối tác. Và nhận lại £20m để thanh toán khoản khoản vay.

Các bạn có thể tham khảo bài giảng liên quan tại đây:

2 bình luận trong “CHỦ ĐỀ KHÓ NHẰN NHẤT CỦA F9 ACCA: “RISK MANAGEMENT” (PHẦN 1)”

  1. Cô cho em hỏi chỗ mục 3 ví dụ offer rate/ offer price hình như nhầm lẫn phải không ạ?
    Anh bán ngoại tệ cho ngân hàng thì phải là bid rate chứ ạ?

    1. Hi Quynh, không nhầm đâu em ạ. Như trong bài viết Ad có giải thích: “Cách hiểu về 2 tỷ lệ này tuỳ thuộc vào vai trò của người tham gia thị trường” chứ không phải cứ bán ngoại tệ thì phải là Bid rate.

      Có 2 điểm cần làm khi xác định tỷ giá cần áp dụng:

      (1) Đồng ngoại tệ của bạn là “Base currency” hay “Foreign currency” trong cặp tỷ giá
      (2) Bạn đang muốn mua hay bán ngoại tệ?

      Trong ví dụ, khi anh ta muốn bán ngoại tệ (USD) cho ngân hàng để nhận về VNĐ => Đồng USD là “Foreign Currency” trong cặp tỷ giá. Như vậy:

      TH1. Nếu ngân hàng cung cấp tỷ giá là: USD/VND: 0.000043 – 0.000045 (USD là “Foreign currency” còn VNĐ là “Base currency” – 0.000043 là bid rate còn 0.000045 là offer rate). Tỷ giá anh ta phải áp dụng là 0.000045 bởi vì ngân hàng “mua rẻ bán đắt” nên anh ta phải áp dụng tỷ giá mà ngân hàng sẽ phải tốn ít tiền hơn để mua. Cụ thể, khi áp dụng USD/VND: 0.000043 thì ngân hàng chỉ mất 2,222 VNĐ để mua $1. Còn nếu áp dụng USD/VND: 0.000045 thì ngân hàng sẽ mất 23,256 VNĐ. Như vậy, trong trường hợp này anh ta phải áp dụng Offer rate khi bán

      TH2. Nếu ngân hàng cung cấp tỷ giá là: VND/USD: 22,222 – 23,256 (VNĐ là “Foreign currency” còn USD là “Base currency” – 22,222 là bid rate còn 23,256 là offer rate). Tỷ giá anh ta phải áp dụng là 22,222 bởi vì ngân hàng “mua rẻ bán đắt” nên anh ta phải áp dụng tỷ giá mà ngân hàng sẽ phải tốn ít tiền hơn để mua. Như vậy, trong trường hợp này anh ta phải áp dụng Bid rate khi bán.

      Hy vọng đã làm rõ thắc mắc của em. Phần này rất hay nhầm lẫn. Em cố gắng áp dụng ví dụ trong bài vào các phần bài tập thực hành trong quyển Kit thì sẽ thành thạo hơn.

      Admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang