Giải thích cách tính Thuế nhà thầu qua các tình huống bài tập

Hi, lâu lắm mới quay lại với F6. Đợt rồi Ad có làm 1 bản khảo sát về khó khăn các bạn gặp phải trong khi học F6. Ad xin cảm ơn tất cả các bạn đã bỏ thời gian hoàn thành bài khảo sát này. Và để đáp lại, thì Ad sẽ chữa chi tiết các bài tập Thuế nhà thầu trong đề thi F6 để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách tính thuế nhà thầu nước ngoài nhé. Lý do vì Thuế nhà thầu chính là nội dung được 100% các bạn “gọi tên” khi xác định khó khăn các bạn gặp phải khi học F6. :))

Ad lưu ý trước là trước khi đi vào phần chữa bài tập này thì các bạn sẽ cần phải biết 2 nội dung sau:

Download Đề thi ACCA F6 Taxation Kỳ June.2019

Bài 1. Cách tính thuế nhà thầu từ bán máy móc kèm dịch vụ lắp đặt

(Câu hỏi 4 – Phần A)

Bước 1. Xác định các thông tin cơ bản

(1) Giao dịch có phát sinh FCT không?

Giao dịch này có phát sinh FCT vì thoả mãn đủ 3 dấu hiệu:

  • Giao dịch có liên quan đến nhà thầu nước ngoài (MHT Co – Công ty ở Nhật Bản)
  • Trong giao dịch này, MHT Co là người bán – cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thu tiền từ PCR Co (Công ty ở Việt Nam)
  • Giao dịch cung cấp hàng hoá & dịch vụ này diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam

(2) Đối tượng chịu FCT

Thiết bị và dịch vụ lắp đặt mà MHT Co cung cấp cho PCR Co sẽ phải chịu FCT.

(3) Đối tượng nộp FCT:

MHT Co áp dụng phương pháp trực tiếp (the deemed method) để kê khai thuế Nhà thầu. Do vậy, bên việt nam (PCR Co) sẽ phải khấu trừ FCT trước khi thanh toán cho MHT Co. Sau đó PCR Co thực hiện kê khai nộp thuế cho cơ quan thuế.

Bước 2. Xác định loại thuế & thuế suất

Thuế nhà thầu gồm 2 thành phần là thuế GTGT (VAT) và thuế TNDN (CIT). Do vậy, khi xem xét nghĩa vụ FCT chúng ta phải xem xét riêng biệt cho từng loại thuế này.

Cả máy móc và dịch vụ lắp đặt được thực hiện ở Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế GTGT và thuế TNDN. Do vậy, cả VAT và CIT đều phát sinh.

Giá trị hợp đồng được gộp chung cho máy móc và dịch vụ lắp đặt nên toàn bộ hợp đồng sẽ được áp dụng chung tỷ lệ tính thuế. Cụ thể là 3% VAT và 2% CIT.

Bước 3. Xác định điều khoản hợp đồng

  • Hợp đồng “Gross” cả VAT & CIT. Tức là giá trị $2m đã bao gồm cả thuế GTGT và thuế TNDN. Do vậy, khi xác định thu nhập tính thuế TNDN, chúng ta sẽ phải trừ đi phần thuế GTGT.
  • MHT Co có mua NVL từ nhà cung cấp tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng trị giá $0.5m. Tuy nhiên giá trị này sẽ không được trừ khỏi thu nhập tính thuế.
  • Hợp đồng không sử dụng nhà thầu phụ nên chúng ta không cần phải quan tâm đến việc trừ giá trị công việc thầu phụ thực hiện.

Bước 4. Tính thuế nhà thầu

  • Nghĩa vụ VAT phát sinh: $2m * 3% = $0.06m
  • Thu nhập tính thuế TNDN: $2m – $0.06m = $1.94m
  • Thuế TNDN phát sinh: $1.94m * 2% = $38,800

Lưu ý: Ad trình bày tuần tự 4 bước để các bạn hiểu bản chất của việc tính toán. Chứ đây là câu hỏi trắc nghiệm nên chúng ta cần làm nhanh qua các bước để tính ra kết quả cuối cùng nhé.

Bài 2. Cách tính thuế nhà thầu từ chuyển nhượng chứng khoán

(Câu hỏi 9 – Phần A)

Bước 1. Xác định các thông tin cơ bản

  • Giao dịch phát sinh FCT: Đây là giao dịch “chuyển nhượng chứng khoán” liên quan đến Nhà thầu nước ngoài (SIV Co); SIV Co đóng vai trò người bán và có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Giao dịch này thoả mãn cả 3 nhận diện do vậy phát sinh FCT.
  • Đối tượng phải chịu FCT: Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của SIV Co sẽ phải chịu thuế
  • Đối tượng nộp FCT: Tình huống không đưa ra thông tin cụ thể để chúng ta xác định. Tuy nhiên chứng khoán niêm yết thì sẽ được chuyển nhượng qua Sàn giao dịch. Do vậy, khả năng là bên sàn giao dịch sẽ phải khấu trừ FCT trước khi thanh toán tiền cho SIV Co. Nghĩa là bên sàn giao dịch sẽ là đối tượng nộp FCT.

Bước 2. Xác định loại thuế & thuế suất

Thuế nhà thầu gồm 2 thành phần là thuế GTGT (VAT) và thuế TNDN (CIT). Do vậy, khi xem xét nghĩa vụ FCT chúng ta phải xem xét riêng biệt cho từng loại thuế này.

  • Chuyển nhượng chứng khoán là đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 219/2013/TT-BTC. Như vậy giao dịch này không phát sinh VAT.
  • Thu nhập từ Chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập phải chịu thuế TNDN theo tỷ lệ 0.1% Doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 7 & Điều 13 – Thông tư 103/2014/TT-BTC

Bước 3. Xác định điều khoản hợp đồng

Theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC:

Đối với chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế TNDN là tổng doanh thu bán chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng”

Do vậy, công ty sẽ phải chịu thuế 0.1% trên toàn bộ doanh thu $2m từ chuyển nhượng. Tỷ giá áp dụng: 23.500

Chi phí mua chứng khoán sẽ không được trừ khi tính thuế.

Bước 4. Tính thuế nhà thầu

  • Thu nhập tính thuế TNDN: $2m * 23,500 = 47 tỷ
  • Thuế TNDN phát sinh: 47 tỷ * 0.1% = 47 triệu
  • Nghĩa vụ VAT phát sinh: 0
  • Tổng FCT phải khấu trừ: 47 triệu

Lưu ý: Ad trình bày tuần tự 4 bước để các bạn hiểu bản chất của việc tính toán. Chứ đây là câu hỏi trắc nghiệm nên chúng ta cần làm nhanh qua các bước để tính ra kết quả cuối cùng nhé.

Bài 3. Cách tính thuế nhà thầu từ tiền bồi thường

(Câu hỏi 13 – Phần A)

Bước 1. Xác định các thông tin cơ bản

  • Giao dịch phát sinh FCT: Có. Do thoả mãn cả 3 dấu hiệu có nhà thầu nước ngoài (PNLT CO); PNLT Co có thu nhập từ Việt nam.
  • Đối tượng phải chịu FCT: Thu nhập từ bồi thường mà PNLT Co nhận được.
  • Đối tượng nộp FCT: Đề bài không cung cấp rõ thông tin tuy nhiên các nhà cung cấp của PNLT Co tại Việt Nam là nơi trả thu nhập trực tiếp cho PNLT Co nên khả năng bên này sẽ phải khấu trừ và nộp FCT.

Bước 2. Xác định loại thuế & thuế suất

Thuế nhà thầu gồm 2 thành phần là thuế GTGT (VAT) và thuế TNDN (CIT). Do vậy, khi xem xét nghĩa vụ FCT chúng ta phải xem xét riêng biệt cho từng loại thuế này.

  • VAT: Thu nhập từ bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế là đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế theo quy định tịa Điều 5 – TT219/2013/TT-BTC. Do vậy, không phát sinh VAT nha.
  • CIT: Theo quy định tại Điều 13 – TT103/2014/TT-BTC, nhà thầu nước ngoài có cả thu nhập và chi phí bồi thường vi phạm hợp đồng thì được lựa chọn kê theo tỷ lệ tính CIT trên doanh thu bồi thường nhận được (2%) hoặc kê khai doanh thu, chi phí & tính thuế theo thuế suất CIT (20%).

Bước 3. Xác định điều khoản hợp đồng

Giao dịch này chỉ là bồi thường nên điều khoản hợp đồng chả có gì nha.

Bước 4. Tính thuế nhà thầu

Nghĩa vụ VAT: Không phát sinh

Nghĩa vụ CIT: Lựa chọn phương án tối thiểu chi phí thuế cho năm hiện hành.

  • Lựa chọn 1: $0.5m * 2% = $10,000
  • Lựa chọn 2: ($0.5m – $0.32m) * 20% = $36,000

Như vậy, để tối thiểu chi phí thuế cho năm hiện hành thì PNLT Co sẽ chọn phương án 1.

Bài 4. Thuế nhà thầu nước ngoài từ dịch vụ

(Câu hỏi 3 – Phần B)

Yêu cầu 1. Dịch vụ ALPB Co cung cấp cho người dùng ở VN có chịu FCT?

Theo tình huống thì ALPB Co cung cấp 2 dịch vụ cho người dùng ở Việt Nam. Đó là: Dịch vụ quảng cáo trực tuyến “G-Ads” và dịch vụ điện toán đám mây “Cloud service”.

Cả 2 dịch vụ này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng “Online”. Như vậy, nghĩa là được xác định là cung cấp và tiêu dùng ở Việt Nam. Do vậy sẽ là đối tượng phải chịu FCT.

Yêu cầu 2. Yêu cầu về thủ tục kê khai & thanh toán thuế tương ứng?

  • Đối tượng phải kê khai nộp FCT: Người dùng Việt Nam
  • Thời hạn kê khai thanh toán: 10 ngày kể từ ngày thực hiện thanh toán hoặc theo hàng tháng 

Yêu cầu 3. Tính FCT mà AVN Co cần kê khai liên quan đến $16m?

Chúng ta làm nhanh qua 4 bươc tính FCT cho yêu cầu này.

Bước 1. Xác định thông tin cơ bản

Giao dịch này có phát sinh FCT do thoả mãn cả 3 dấu hiệu về FCT. Liên quan đến nhà thầu nước ngoài ALPB Co; ALPB Co có thu nhập từ các dịch vụ cung cấp cho người dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng chịu FCT: ALPB Co (Thu nhập mà ALPB Co nhận được từ dịch vụ G-Ads cho khách hàng ở Việt Nam thông qua AVN Co)

Đối tượng nộp FCT: Đề bài không cho thông tin về việc ALPB Co có cơ sở thường trú ở Việt Nam hay thực hiện theo chế độ kế toán và được cấp Mã số thuế ở VN… do đó ta tự mặc định hiểu rằng ALPB Co không đáp ứng các yêu cầu này. Và do đó kê khai FCT theo phương pháp trực tiếp. Theo đó bên Việt Nam phải khấu trừ và nộp thuế thay cho bên nước ngoài.

Bước 2. Xác định loại thuế & thuế suất phát sinh

Dịch vụ quảng cáo trực tuyến là đối tượng chịu thuế GTGT và thuế TNDN. Tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNDN đều là 5%

Bước 3. Xác định điều khoản hợp đồng

Theo quy định của ALPB Co thì người dùng ở Việt Nam (AVN Co) sẽ phải tự chịu mọi nghĩa vụ FCT ở Việt Nam. Như vậy ta hiểu giá trị hợp đồng sẽ là NET. Tức là chưa bao gồm thuế GTGT và thuế TNDN. Do vậy khi tính Doanh thu tính thuế chúng ta sẽ phải Gross-up lên.

Lưu ý nữa là số tiền $16m mà AVN Co chuyển cho ALPB Co là đã trừ đi số tiền hoa hồng AVN Co được hưởng. Trong khi số thu nhập phải chịu thuế nhà thầu ở đây là toàn bộ doanh thu từ cung cấp dịch vụ G-Ads cho khách hàng ở Việt Nam mà ALPB Co đã thực hiện: $16m/(1-20%) = $20m.

Bước 4. Tính thuế nhà thầu liên quan

  • Net amount remitted: $16m
  • Total amount collected in $: $16m/80% =$20m 
  • Total amount collected in VND: $20m * 23,500 = VND 470 bil
  • Gross-up for CIT: 470bil / (1- 5%) = VND494.737 bil
  • CIT obligation: 494.737 bil * 5% = VND 24.737 bil
  • Gross-up for VAT: 494.737bil / (1-5%) = VND 520.776 bil
  • VAT obligation: 520.776 bil * 5% = VND 26.039 bil

Yêu cầu 4. AVN Co có phải kê khai FCT trong 2018 cho $0.45m? Nghĩa vụ FCT (nếu có)?

AVN phải kê khai FCT cho khoản $0.45m trong năm 2018. Lý do vì: thời điểm phát sinh nghĩa vụ FCT là thời điểm thanh toán thu nhập. Bản chất của việc bù trừ công nợ là ALPB Co thanh toán cho AVN Co, AVN Co thanh toán cho ALPB Co. Nhưng để đỡ mất công chuyển tiền thì 2 bên bù trừ công nợ cho nhau. Như vậy có thể nói là thời điểm bù trừ chính là thời điểm mà ALPB Co đã nhận được thu nhập. Do vậy nghĩa vụ FCT phát sinh luôn trong năm 2018 này.

Chúng ta thực hiện nhanh các bước tính thuế nhà thầu cho yêu cầu này:

  • Như phân tích ở Yêu cầu 3, giá trị hợp đồng là NET. Tức là chưa bao gồm thuế GTGT và thuế TNDN. Do vậy khi tính Doanh thu tính thuế chúng ta sẽ phải Gross-up lên.
  • “Cloud service” được đề bài giả định là “Dịch vụ phần mềm”. Theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC: Dịch vụ phần mềm là đối tượng không chịu thuế GTGT. Còn theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC thì dịch vụ này được áp dụng tỷ lệ tính thuế TNDN là 5% thay vì là thu nhập từ bản quyển 10%.

Net amount: $0.45m * 23,500 = VND 10.575 bil

Gross-up for CIT: VND 10.575bil/(1-5%) = VND 11.132 bil

CIT obligation: VND 11.132 bil  * 5% = VND 0.557 bil

Các bạn có thể tham khảo thêm Video bài giảng sau:

XEM VIDEO 3

1 bình luận về “Giải thích cách tính Thuế nhà thầu qua các tình huống bài tập”

Viết một bình luận

You cannot copy content of this page