Bài số 5 của Series các dạng bài tập Đề thi CPA Môn Luật: Chủ đề Bài tập về Luật lao động
Dạng bài tập về Luật lao động mới xuất hiện trong Đề thi CPA môn Luật từ năm 2015. Nhưng từ đó đến nay thì năm nào cũng có. Chắc vì loại luật này liên quan thiết thực đến chúng ta nhất.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA môn luật
1. Tình huống thường gặp của bài tập về Luật lao động
Hiện tại dạng bài tập về luật lao động thường xoay quanh quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động:
(1) Hợp đồng lao động/Thoả thuận làm việc/Thử việc có hợp pháp không? |
(2) Quyết định cho thôi việc /Quyết định sa thải/Tạm đình chỉ công việc có đúng quy định của pháp luật không? |
(3) Nghĩa vụ chi trả lương cho thời gian từ lúc đình chỉ đến lúc có quyết định thôi việc |
(4) Việc điều chuyển công việc của người lao động có phù hợp với quy định của luật không? |
(5) Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? |
(6) Người lao động có quyền hưởng trợ cấp thôi việc không? |
(7) Quyền lợi của người lao động trong thời gian nghỉ phép ốm đau, cưới xin, ma chay… |
(8) Hình thức xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động? |
2. Kiến thức cần biết để xử lý bài tập về Luật lao động
Dạng bài tập về Luật lao động tất nhiên sẽ cần sử dụng đến Bộ luật lao động 2012. Tuy nhiên phạm vi của luật này khá rộng. Nên tốt nhất là phần này chúng ta cũng học theo đề cương của hội nha.
Các bạn có thể học theo sơ đồ tóm tắt kiến thức tại đây: Sơ đồ tóm tắt quy định áp dụng trong bài tập về Luật lao động
Các bạn lưu ý, tuy không cần học thuộc luật. Nhưng sẽ có một số căn cứ luật bạn cần phải nhớ để show off trong bài thi bao gồm:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động |
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động |
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động |
Điều 22. Loại hợp đồng lao động |
Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động |
Điều 27. Thời gian thử việc |
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động |
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động |
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động |
Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động |
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật |
Điều 48. Trợ cấp thôi việc |
Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu |
Điều 52. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu |
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường |
Điều 106. Làm thêm giờ |
Điều 111. Nghỉ hằng năm |
Điều 115. Nghỉ lễ, tết |
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương |
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động |
Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động |
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải |
Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động |
Điều 129. Tạm đình chỉ công việc |
3. 3 bước xử lý dạng bài tập về Luật lao động
Sau khi đọc kỹ tình huống đề bài đưa ra, bạn hãy:
- Đưa ra các giả sử cần thiết nếu bạn thấy đề bài không cho thông tin
- Xác định và Nêu ra cơ sở pháp lý cần áp dụng
- Đưa ra kết luận
Như vậy: 1 câu trả lời cần có 3 phần: Giả sử (nếu có) + Cơ sở pháp lý + Kết luận.
Hãy cùng xem 1 ví dụ của dạng bài này – Đề thi CPA môn Luật – Năm 2016 – Đề Chẵn – Câu 5:
Tình huống:
Hai anh chị Mạnh Thắng và Hồng Hoa là nhân viên của công ty TNHH XYZ quyết định cưới vào dịp lễ X.
Người lao động được nghỉ 2 ngày, do ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần nên người lao động được nghỉ thành 4 ngày.
Anh chị báo cáo tổ chức, làm thủ tục pháp lý và phong tục cưới truyền thống. Khi tổ chức đám cưới ỏ quê vừa xong thì ông ngoại của anh Mạnh thắng do bị cảm nên đã qua đời. Anh có điện thoại để báo với công đoàn và giám đốc công ty về việc xin nghỉ để lo hậu sự cho ông ngoại và được giám đốc đồng ý.
Sau khi lo tang ma xong, anh chị quay trở về cơ quan làm việc bình thường sau 10 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên. Cuối tháng, 2 anh chị thấy số lương của mình bị trừ mất 1 ngày lương.
Anh Mạnh Thắng đã gửi đơn kiến nghị tới Giám đốc công ty TNHH XYZ và đòi phải nhận đầy đủ lương của mình như trong hợp đồng ký kết.
Yêu cầu: Anh chị hãy đưa ra căn cứ pháp luật giải quyết vụ việc trên?
Đáp án gợi ý:
NLĐ đã nghỉ phép có sự đồng ý của Công ty trong vòng 10 ngày để làm đám cứới + nghỉ lễ + nghỉ đám ma người thân. Và đã bị trừ 01 ngày lương.
Theo quy định tại Điều 115 – Nghỉ lễ tết: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp
Theo quy định tại Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
- NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp: kết hôn (3 ngày)
- NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết.
Như vậy, trường hợp của anh Mạnh Thắng và chị Hồng Hoa:
- Sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương trong 9 ngày. Bao gồm: Nghỉ hàng tuần: 4 ngày + Nghỉ lễ: 2 ngày + Nghỉ việc riêng: 3 ngày (vì sau 2 ngày nghỉ lễ + 3 ngày nghỉ cưới lại đến nghỉ hàng tuần)
- Sẽ nghỉ không hưởng lương cho 1 ngày lo đám ma cho ông ngoại.
Như vậy, việc công ty giải quyết vụ việc là có căn cứ pháp luật.
Vậy là xong. Dạng bài tập về Luật lao động này rất dễ ghi điểm. Các bạn chịu khó luyện nhé. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ giải thích về dạng bài: Các loại hình doanh nghiệp.
Hi admin,
Admin có thể giải thích giúp em: Sau 2 ngày nghỉ lễ + 3 ngày nghỉ cưới lại đến ngày nghỉ cuối tuần. Trường hợp này thì thấy rõ có 9 ngày nghỉ được hưởng nguyên lương.
Nhưng nếu lễ cưới tổ chức trước (thứ 4,5,6) –> nghỉ lễ 2 ngày Bảy & CN, sau đó được nghỉ lễ bù 2 ngày (thứ 2,3) –> nghỉ lo ma chay cho ông nội ==> Trường hợp này chỉ có 7 ngày hưởng nguyên lương phải không ạ?
Em cảm ơn admin nhiều ạ!
hình thức soạn thảo bản báo cáo pháp lí giửi cho khách hàng về vụ việc đó
Lưu Thị Huyền
yêu cầu luật sư đưa ra các đánh giá, khẳng định về kết quả công việc. nêu ra các phương án xử ý
Em cảm ơn admin ạ!
đưa ra các đánh giá khẳng định về kết qủa công việc. Nêu các phương án xử lý