Đây là bài giải của nhóm Tuonthi làm cho Đề thi CPA 2022 – Môn Thuế. Các bạn tham khảo nhé.
Lưu ý: Các bạn có thể tải bài viết ở dạng excel để xem chi tiết tại đây: Bài giải đề thi CPA 2022 – Môn Thuế
Câu 1. Dạng bài tính thuế TNCN người Việt Nam
Phân tích tình huống Đây là 1 tình huống có sự xuất hiện của nhiều loại thu nhập. Do vậy, theo nguyên tắc tính riêng từng nguồn thu nhập thì chúng ta phải tách các nguồn thu nhập này ra. (1) Thu nhập từ tiền lương, tiền công – Đầu tiên là tiền lương 500tr. Điểm chúng ta cần lưu ý ở đây rằng đây là tiền lương sau khi đã trừ bảo hiểm, nghĩa là nó là thu nhập sau thuế và bảo hiểm. Do vậy, để xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương này thì chúng ta sẽ phải cộng vào phần bảo hiểm bắt buộc được trừ nữa. Nếu gọi số bảo hiểm này là X, thì TNCT từ tiền lương sẽ là 500 + X. – Với tiền thưởng 120 tr thì đương nhiên là tính thuế 100% rồi. – Với phụ cấp độc hại và trợ cấp tai nạn lao động: Đây đều là các khoản trợ cấp không phải tính thuế TNCN. – Tiền ăn giữa ca: đây là khoản trợ cấp bị giới hạn trần theo quy định của nhà nước nếu trả bằng tiền. Cụ thể, theo quy định tại thời điểm kỳ thi thì mức trợ cấp tiền ăn chi trả sẽ là: 730k/người/tháng. Nếu vượt ngưỡng này thì phần vượt trên bị tính vào TNCT. Như vậy trong tình huống của chúng ta, 1.5tr/tháng thì tổng cả năm là 18tr. Trong đó phần 730k*12 tháng = 8.76tr sẽ k chịu thuế. Phần còn lại 9.24tr sẽ phải chịu thuế. (2) Với thu nhập từ trúng thưởng trên truyền hình: Đây là thu nhập từ trúng thưởng và chúng ta phải tính riêng so với thu nhập từ tiền lương tiền công. Thu nhập tính thuế sẽ là phần thu nhập trúng thưởng vượt quá 10tr. Ở đây tình huống có để bẫy 1 chút là ông sử dụng 10tr từ tiền thưởng để ủng hộ quỹ khuyến học. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng, thu nhập từ 5 loại hình: trúng thưởng cũng như từ thừa kế, bản quyền, nhượng quyền, quà tặng, là những loại thu nhập mà cứ vượt trên 10tr là tính thuế. Không được áp dụng khoản giảm trừ gì cả. (3) Với BĐS thừa kế của mẹ kế trị giá 800tr: Chỗ này tình huống lại tìm cách bẫy chúng ta. Theo quy định về thuế TNCN: “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản được miễn thuế áp dụng cho chuyển nhượng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.” Trong tình huống của chúng ta là mẹ kế, tức là không thuộc đối tượng được miễn thuế nha => Tính thuế như thường. (4) Với thu nhập từ cho thuê mặt bằng: Đây là thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Vì giá trị >100tr nên thuộc diện phải tính thuế. Giả sử ông H là người phải tự kê khai nộp thuế phát sinh. Như vậy 120tr sẽ là thu nhập đã bao gồm thuế của ông. (5) Hoạt động chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần. Chỗ này thì đề bài lại kiểm tra chúng ta ở khía cạnh phân biệt thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp và chuyển nhượng chứng khoán. Với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là phần vốn tại các công ty như TNHH, hợp danh, … tóm lại là không phải công ty cổ phần. Còn chuyển nhượng chứng khoán sẽ là trái phiếu, cổ phiếu, giấy tờ có giá khác => Như vậy ở đây sẽ là chuyển nhượng chứng khoán, áp dụng 0.1% trên toàn bộ giá chuyển nhượng. |
Sau khi đã phân tích tình huống xong thì việc tính toán rất đơn giản thôi. Ta sẽ lần lượt đi xác định nghĩa vụ PIT với từng loại thu nhập.
(1) Thu nhập từ tiền lương tiền công
Khoản mục | Số tiền (triệu VNĐ) |
1. Thu nhập chịu thuế (gồm tiền lương, tiền thường và tiền ăn ca vượt quy định) | 629.24 + X |
2. Các khoản giảm trừ | |
Giảm trừ gia cảnh (*) | 184.8 |
Bảo hiểm | X |
Từ thiện, nhân đạo, khuyến học (**) | 10 |
3. Thu nhập tính thuế trong năm | 434.44 |
4. PIT phát sinh | 69.61 |
(*) Bao gồm:
Giảm trừ bản thân 11tr/tháng * 12 tháng = 132 triệu
Giảm trừ người phụ thuộc: Dữ kiện đề bài là: ông kê khai giảm trừ gia cảnh cho 1 con riêng đang học cao học tại Việt Nam, người vợ ở nhà nội trợ không có thu nhập và ông không cung cấp thêm thông tin gì về người vợ; con thứ 2 đang học phổ thông trung học. Trong 3 đối tượng phụ thuộc này:
- Con riêng đang học cao học là đối tượng trong độ tuổi lao động, không bị tàn tật gì nên không thuộc đối tượng được giảm trừ.
- Người vợ ở nhà nội trợ không có thu nhập cũng không có thông tin gì thêm để đánh giá nên cũng không được xét giảm trừ.
- Chỉ còn người con đang học phổ thông là đủ điều kiện.
Giả sử là ông đã thực hiện đầy đủ và đúng hạn thủ tục đăng ký người phụ thuộc. Và được tính giảm trừ cho người con này. Như vậy giảm trừ người phụ thuộc là 12 tháng * 4.4 = 52.8tr.
(**) Có thông tin ông ủng hộ 10tr cho quỹ khuyến học thành phố. Giả sử khoản chi này đáp ứng điều kiện để được trừ về tổ chức nhận cũng như chứng từ. Như vậy ông sẽ được giảm trừ 10tr này khi tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công.
(2) Các khoản thu nhập khác
Khoản mục | Số tiền (Triệu VNĐ) |
1. Trúng thưởng | (46-10)/(1-10%) * 10% = 4 |
2. Thừa kế | (800 – 10) * 10% = 79 |
3. Kinh doanh | 120 * 5% = 6 |
4. Chuyển nhượng vốn | 500 * 0.1% = 0.5 |
Câu 2. Dạng bài tổng hợp các loại thuế
Phân tích tình huống – Đối tượng chịu thuế trong tình huống này bao gồm: ô tô, bánh quy, dứa, trà. Do vậy, chúng ta cần phân tích, tính toán nghĩa vụ thuế riêng cho từng sản phẩm và tại từng khâu XNK – nội địa + Với ô tô: chỉ có giao dịch nhập khẩu. Và sẽ phát sinh 3 loại thuế lần lượt là: TNK 80%, thuế TTĐB 50%, thuế GTGT 10% + Với bánh quy: Khi công ty mua sản phẩm từ côgn ty trong nước, sẽ phát sinh thuế GTGT đầu vào. Còn khi xuất khẩu, sẽ phát sinh TXK 2% và thuế GTGT 0%. + Với dứa: Khi công ty mua dứa tươi từ các hộ nông dân, sản phẩm này là đối tượng không chịu thuế GTGT. Do vậy, sẽ không phát sinh thuế ở khâu này. Khi công ty xuất khẩu dứa tươi, 2 loại thuế phát sinh là TXK và thuế GTGT nhưng đều là 0%. Khi công ty sử dụng dứa tươi làm nước dứa ép đóng hộp để bán nội địa, vì việc ép nước đóng hộp không được coi là hoạt động sơ chế do vậy sẽ là đối tượng chịu thuế GTGT10% như thường. + Với trà: Trong thực tế thì việc sản phẩm trà có phải đối tượng chịu thuế GTGT hay không còn phải phụ thuộc vào tình trạng đã qua xử lý của sản phẩm, có được coi là sơ chế hay không? Nếu được coi là sơ chế thì là đối tượng không chịu thuế GTGT, còn nếu không thì chịu thuế GTGT như thường. Trong tình huống của chúng ta không nói rõ tình trạng xử lý của sản phẩm này. Nhưng lại có thông itn là chỉ có hoá đơn bán hàng chứ k phải hoá đơn GTGT. Do vậy, cũng sẽ không phát sinh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nên ta cũng k cần quan tâm nữa. Còn khi công ty xuất khẩu trà, TXK và thuế GTGT phát sinh đều áp dụng thuế suất 0%. |
[1] Thuế phải nộp khi XNK
Chỉ tiêu | Giá trị |
1. Nhập khẩu ô tô | |
Giá tính thuế NK (CIF) | 1,200,000,000 |
Thuế nhập khẩu phải nộp | 960,000,000 |
Giá tính thuế TTĐB | 2,160,000,000 |
Thuế TTĐB phải nộp | 1,080,000,000 |
Giá tính thuế GTGT | 3,240,000,000 |
Thuế GTGT phải nộp | 324,000,000 |
2. Xuất khẩu | |
[1] Bánh quy | |
Giá tính thuế xuất khẩu | 1,500,000,000 |
Thuế xuất khẩu phải nộp | 30,000,000 |
Thuế GTGT phải nộp | 0 |
[2] Thuế phải nộp nội địa
Chỉ tiêu | Số tiền |
1. Thuế GTGT đầu ra phát sinh | 5,250,000 |
[1] Bán 3.500 hộp nước ép | 52,500,000 |
2. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ | 330,000,000 |
[1] Ô tô nhập khẩu (*) | 160,000,000 |
[2] Bánh quy | 150,000,000 |
[3] Dứa tươi mua từ nông dân | 0 |
[4] Trà chỉ có hoa đơn mua hàng | 0 |
[5] HHDV mua vào khác | 20,000,000 |
3. Thuế GTGT được khấu trừ đầu kỳ | 20,000,000 |
4. Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau | 344,750,000 |
(*) Theo tính toán từ phần trước, giá trị thuế GTGT đã nộp khâu nhập khẩu: 324tr
Tuy nhiên giá trị chưa bao gồm thuế GTGTcủa xe ô tô 4 chỗ này là: 3.240.000.000
Mà theo quy định: Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ
=> Như vậy, giá trị thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với ôtô này chỉ là: 324tr * 1.6 tỷ/3.240.000.000 = 160tr
Câu 3. Dạng bài tính thuế TNDN
Phân tích tình huống Sau khi đọc qua thông tin, có 1 số điểm ta nên chú ý về tình huống này: [1] Như đã nói, đây là tình huống tính CIT theo phương pháp trực tiếp [2] Việc xác định doanh thu đơn giản. Vấn đề chỉ nằm ở giá xuất khẩu là FOB HCM. Theo đó, người bán phải có trách nhiệm mang hàng từ kho người bán ra cảng, và xếp hàng lên tàu. Họ sẽ phải chịu mọi chi phí vận chuyển hàng, làm thủ tục xuất khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh => Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. => Đây là giá đã bao gồm thuế xuất khẩu, nên nếu xác định doanh thu theo giá FOB tức là ghi nhận doanh thu đã bao gồm cả thuế xuất khẩu. Bản chất của thuế xuất khẩu là thuế gián thu, không được ghi nhận vào doanh thu của người bán, mà phải tách riêng ra, giống như thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ vậy. => Do vậy, nếu tình huống đã ghi nhận doanh thu theo giá FOB thì khi tính CIT chúng ta sẽ phải thực hiện điều chỉnh giảm trừ đi thuế xuất khẩu tương ứng khỏi Doanh thu chịu thuế. Tuy nhiên, các bạn cũng lưu ý rằng cách trình bày được chấp nhận phổ biến khi làm bài thường là cộng thẳng vào chi phí hợp lý được trừ nha. Cũng chính vì vậy nên nhiều bạn thường hay nhầm lẫn bản chất của thuế xuất khẩu, cho rằng thuế xuất khẩu đã nộp là 1 chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Nhưng bản chất thì không phải như thế. Chính vì vậy nên nếu các bạn xem trong văn bản về thuế TNDN thì sẽ không bao giờ thấy thuế xuất khẩu được liệt kê trong danh sách chi phí hợp lý được trừ. [3] Việc xác định giá vốn cũng rất đơn giản. Vấn đề chỉ nằm ở giá hàng nhập khẩu đang ghi nhận theo giá CIF. Tức là giá chưa bao gồm thuế nhập khẩu công ty phải nộp. Do vậy, cần điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu khi xác định chi phí. [4] 1 điểm cần chú ý cuối cùng là việc công ty thực hiện trích lập quỹ phát triển KHCN, theo mức 10% thu nhập tính thuế TNDN. |
Khoản mục | Giá trị (Triệu VNĐ) | Ghi chú | ||||||
I. Doanh thu tính thuế | 15,500 | |||||||
1. Doanh thu tiêu thụ hàng A | 6,500 | Doanh thu tiêu thụ chưa bao gồm vat là 6.500tr, bao gồm 150tr chưa thu tiền. Nhưng doanh thu tính thuế là toàn bộ doanh thu của người bán, k phân biệt đã hay chưa thu được tiền. | ||||||
2. Doanh thu tiêu thụ hàng B | 9,000 | |||||||
Xuất khẩu | 7,200 | Doanh thu từ xuất khẩu tính theo giá FOB (giá đã bao gồm txk) là: 7.200tr. Phần điều chỉnh thuế xuất khẩu sẽ thực hiện ở phần chi phí | ||||||
Trong nước | 1,800 | |||||||
II. Xác định chi phí hợp lý được trừ | 13,952 | |||||||
1. Giá vốn hàng bán | 10,170 | Chúng ta sẽ có thông tin về giá trị HTK đầu kỳ, trong kỳ và dư cuối kỳ. Do vậy, GVHB trong kỳ được xác định = ĐK + TK – CK | ||||||
Sản phẩm A: | 3,880 | Gía vốn SP A = Tồn đầu kỳ 550 + Nhập trong kỳ 3500 – Xuất cuối kỳ 170 | ||||||
Sản phẩm B: | 6,290 | Giá vốn SP B = Tồn đầu kỳ 780 + Nhập trong kỳ 6,000 – Xuất cuối kỳ 490 | ||||||
2. TSCĐ mua về cho HĐKD | 0 | Trích khấu hao dần vào chi phí | ||||||
3. Chi phí dịch vụ mua ngoài | 800 | Đã được phân bổ hết vào trong kỳ | ||||||
4. Chi tiền lương, BHXT, BHYT | 768 | |||||||
5. Khấu hao TSCĐ | 360 | |||||||
6. Chi phí Quảng cáo, Khuyến mại | 256 | |||||||
7. Chi phí lãi vay | 152 | |||||||
8. Chi phí khác | 36 | |||||||
9. Thuế nhập khẩu | 1,050 | Thuế nhập khẩu đã nộp trong năm, nhưng ta chưa tính vào GVHB. Nếu đúng ra thì ta sẽ chỉ tính thuế nhập khẩu tương ứng của những lô hàng đã được tiêu thụ trong năm, tức là bao gồm cả hàng đầu kỳ và tăng mới trong kỳ. Nhưng vấn đề là không có thông tin về thuế nhập khẩu của hàng tồn đầu kỳ. Do vậy, ta giả sử toàn bộ thuế nhập khẩu đã nộp trong kỳ 1,050tr đều được trừ | ||||||
10. Thuế xuất khẩu | 360 | Thuế xuất khẩu hàng B đã nộp trong kỳ 360tr. Thực tế thì ta sẽ chỉ điều chỉnh giảm tương ứng với doanh thu xuất khẩu ghi nhận trong kỳ thôi. Tuy nhiên, đề bài không cho thông tin thuế xuất khẩu của hàng B nên ta cũng không tính ra được số thuế thực tế của lô hàng B này là bao nhiêu. Do vậy, giả sử 360tr thuế xuất khẩu đã nộp là tương ứng với doanh thu xuất khẩu trong kỳ của B. | ||||||
III. Thu nhập khác | 130 | Chiết khấu thanh toán khi mua TSCĐ | ||||||
IV. Thu nhập chịu thuế | 1,678 | I – II + III | ||||||
V. Lỗ được kết chuyển | 98 | |||||||
VI. Thu nhập tính thuế | 1,580 | IV – V | ||||||
VII. Trích lập quỹ KHCN 10% | 158 | VI * 10% | ||||||
VIII. Thuế TNDN | 284.4 | (VI – VII ) * 20% |
Câu 4. Dạng bài tính thuế TNDN
Phân tích tình huống Sau khi đọc qua thông tin, có 1 số điểm ta nên chú ý về tình huống này: – Trước tiên, đây là tình huống tính CIT theo phương pháp trực tiếp, với thông tin về doanh thu rất đơn giản, cũng không có thông tin về sự khác biệt giữa kế toán & thuế. Như vậy vấn đề chủ yếu còn lại là liên quan đến việc xác định chi phí được trừ hay không thôi. – Đầu tiên là giá vốn phát sinh 10 tỷ, không có thông tin gì khác nên được hiểu là chi phí kế toán và chi phí thuế như nhau. Chi phí này được trừ toàn bộ. – Tiếp theo là bếp và nhà ăn dành cho nhân viên với giá trị tài sản 5 tỷ – khấu hao 5 năm. Theo quy định tại văn bản về thuế TNDN: “Với các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định TNCT”. Do vậy, chi phí khấu hao của bếp và nhà ăn vẫn được trừ khi tính thuế TNDN. Còn tính bao nhiêu thì phải kiểm tra khung khấu hao theo thuế của loại tài sản này => Chi phí được trừ tính vào năm 2022 sẽ là 5 tỷ / 5 năm = 1 tỷ. – Với ô tô 4 chỗ trị giá 2 tỷ (chưa VAT). Theo quy định thì với loại hình doanh nghiệp kiểu như công ty An phát, phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ không được trừ khi tín. Ô tô ở đây là 4 chỗ và trị giá 2 tỷ. Do vậy, phần khấu hao tương ứng với 400 triệu vượt mức sẽ k được khấu trừ. Ta tính ra được khấu hao năm 2022 được khấu trừu tương ứng: 1.6/8/2 = 100tr – Tiếp theo, chi tiền lương 1 tỷ cho người lao động – đã nói rõ là theo quy định nên trừ toàn bộ. – Chi 100tr hỗ trợ quỹ giáo dục tư nhân: Theo quy định thì: Chi tài trợ cho giáo dục chỉ được trừ khi thoả mãn 2 điều kiện: tài trợ đúng đối tượng quy định và có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định. Cụ thể: “Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục; Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.” => Trong tình huống này, đối tượng nhận tài trợ là quỹ giáo dục tư nhân của doanh nghiệp, chứ không phải là cơ sở giáo dục hay quỹ khuyến học giáo dục theo quy định. Do vậy khoản chi này dù có hồ sơ hợp lệ hay không thì cũng không được khấu trừ. – Khoản chi phạt hợp đồng kinh tế. Theo quy định, khoản chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sẽ được bù trừ với khoản thu tương ứng và tính vào thu nhập khác. Trường hợp đơn vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập HĐSXKD. Trường hợp này, doanh nghiệp không có thu tiền phạt, chỉ có khoản chi, cũng không có khoản thu nhập khác. Do vậy khoản này sẽ được trừ vào thu nhập từ HĐKD chịu thuế – Khoản hỗ trợ khó khăn cho người lao động do covid 80tr: Đây là khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động. Theo quy định: “Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia 12 tháng. => Trong tình huống này, tiền lương là 1 tỷ/12 tháng => giới hạn 1 tháng lương bình quân là 83tr. Như vậy mức 80tr chi phúc lợi này được khấu trừ toàn bộ – Cuối cùng, công ty không chỉ có thu nhập ở Việt nam, mà còn có thu nhập từ đầu tư nước ngoài và đã nộp thuế cho phần thu nhập này ở nước ngoài. Như vậy, khi tính toán nghĩa vụ CIT cuối cùng, sẽ cần lưu ý trừ đi CIT đã nộp ở nước ngoài theo quy định. Cụ thể: Thu nhập sau thuế đã nộp ở nước ngoài là 400tr, thuế suát 15%. Như vậy thu nhập trước thuế: 400/(1-15%) = 471tr => CIT đã nộp theo luật nước ngoài: 71tr. Nếu tính theo thuế việt nam thì cit phải nộp là: 471 * 20% = 94tr Như vậy số CIT được khấu trừ vào nghĩa vụ thuế ở VN: 71tr. Hay nói cách khác, số thuế cho phần thu nhập ở nước ngoài phải nộp thêm là: 94 – 71 = 23tr. |
Sau khi phân tích xong thì chúng ta sẽ tập hợp thông tin vào bảng tính dưới đây:
Khoản mục | Giá trị (triệu VNĐ) |
I. Doanh thu thuế | 15,000 |
II. Chi phí được trừ | 12,230 |
1. Giá vốn | 10,000 |
2. Khấu hao bếp & nhà ăn | 1,000 |
3. Ô tô | 100 |
4. Chi tiền lương | 1,000 |
5. Chi hỗ trợ người lao động | 80 |
6. Chi phạt vi phạm hợp đồng | 50 |
III. Thu nhập chịu thuế | 2,770 |
IV. CIT cho hoạt động ở Việt Nam | 554 |
V. CIT cho thu nhập ở nước ngoài phải nộp thêm | 23 |
VI. CIT phải nộp sau quyết toán năm 2022 | 577 |
Câu 5. Dạng bài tính thuế GTGT
Phân tích tình huống – Dữ kiện đầu tiên, công ty có 150tr VAT đầu vào đủ điều kiện khấu trừ đầu tháng 2. Như vậy, ta sẽ có VAT đầu vào đầu kỳ là 150tr. – Mua lô hàng hoá chất tẩy rửa 82tr, thanh toán theo hình thức bù trừ công nợ. Bù trừ công nợ cũng vẫn được coi là hình thức thanh toán hợp lệ. Do vậy VAT đầu vào tương ứng vẫn được khấu trừ. 82tr là giá trị chưa bao gồm thuế, nên ta tính thẳng ra đuợc VAT bằng cách lấy 82tr * thuế suất. Luu ý ở đây là hoá chất không thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất GTGT ưu đãi, nên vẫn áp dụng 10% bình thường. – Mua 6.000m vải, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nên được khấu trừ bình thường. Áp dụng thuế suất ưu đãi 8%. – Mua phụ liệu 22tr đã bao gồm thuế. Công ty thanh toán chuyển khoản, nhưng đây là hoá đơn bán hàng, không phải hoá đơn GTGT nên không đủ điều kiện khấu trừ. – Công ty bán 20,000 bộ quần áo trị giá 6 tỷ. VAT đầu ra sẽ là 6 tỷ * thuế suất được giảm là 8%. – Quần áo tặng trại trẻ mồ côi không thu tiền 200tr. Đây là hàng biếu tặng. Bản chất của hàng biếu tặng là thay vì tặng tiền thì ta tặng hàng, vẫn là tiêu dùng thôi nên là tính VAT phải nộp như thường. Theo quy định: Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Như vậy 1.000 bộ quần áo này sẽ được tính VAT 8% tương tự như hàng bán khác của công ty. Lưu ý VAT áp dụng là 8% |
Tổng hợp tất cả những kết quả phân tích này, ta có thể dễ dàng tính ra nghĩa vụ VAT phải nộp trong kỳ của công ty như sau:
Khoản mục | Giá trị (Triệu VNĐ) | Thuế GTGT (Triệu VNĐ) |
I. Thuế GTGT đầu kỳ được khấu trừ | 1,500 | 150 |
II. Thuế GTGT đầu vào trong kỳ | 80.2 | |
1. Mua lô hàng hóa chất tẩy rửa | 82 | 8.2 |
2. Mua 6.000 m vải | 900 | 72 |
3. Mua phụ liệu | 22 | 0 |
III. Thuế GTGT đầu ra | 496 | |
1. Bán 20.000 bộ quần áo | 6,000 | 480 |
2. Tặng 1.000 bộ quần áo | 200 | 16 |
IV. Thuế GTGT phải nộp | 265.8 |
Câu 1. Dạng bài tính thuế TNCN người Việt Nam
Phân tích tình huống Cũng là 1 tình huống tính thuế TNCN cho người VN có nhiều loại thu nhập. Do vậy, không cần xác định tình trạng cư trú và chúng ta phải tách các nguồn thu nhập này ra khi tính thuế. (1) Với thu nhập từ tiền lương tiền công: + Anh Khánh có thu nhập sau khi trừ bảo hiểm là 580tr, bao gồm cả tiền làm thêm giờ trả cao hơn quy định 30tr. + Trong khi đó, theo quy định thì tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định sẽ không phải chịu thuế. Như vậy trong tình huống của chúng ta, 30tr chi trả vượt mức sẽ không phải chịu thuế. => Thu nhập chịu thuế còn lại sẽ là 550tr. Và như câu 1 đề chẵn Ad đã phân tích, vì đây là tiền lương sau khi đã trừ bảo hiểm, nghĩa là nó là thu nhập sau thuế và bảo hiểm. Do vậy, gọi số bảo hiểm này là X, thì TNCT từ tiền lương sẽ là 550 + X. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải đi tính X. Lý do vì đến lúc xác định thu nhập tính thuế cũng sẽ trừ đi mà thôi. (2) Với cổ tức bằng cổ phiếu: ông đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu nhận được trong năm tính thuế. Theo quy định: “Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp PIT đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Giá trị tính thuế được áp dụng sẽ là mệnh giá của cổ phiếu. Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng” => Như vậy, với cổ phiếu có mệnh giá là 10,000 thì: + Thu nhập từ đầu tư vốn của ông là: 10,000 * 2,000 cp = 20tr + Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là: 2,000 * 12,000 = 24tr (3) Với thu nhập cho thuê cửa hàng đồng sở hữu. Theo quy định, trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế được xác định cho 1 người đại diện duy nhất trong năm tính thuế. => Như vậy với mức thu nhập 180tr, ông Khánh đứng tên trên hợp đồng sẽ là đại diện thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Do vậy ông sẽ phải nộp toàn bộ thuế TNCN phát sinh. (4) Trúng thưởng tại siêu thị: Thu nhập tính thuế sẽ là phần thu nhập trúng thưởng vượt quá 10tr. |
Sau khi đã phân tích tình huống xong thì việc tính toán rất đơn giản thôi. Ta sẽ lần lượt đi xác định nghĩa vụ PIT với từng loại thu nhập.
(1) Thu nhập từ tiền lương tiền công
Khoản mục | Số tiền |
1. Thu nhập chịu thuế | 550 + X |
2. Các khoản giảm trừ | |
Giảm trừ gia cảnh (*) | 290.4 |
Bảo hiểm | X |
Từ thiện, nhân đạo, khuyến học (**) | 5 |
3. Thu nhập tính thuế trong năm | 254.6 |
4. PIT phát sinh | 31.12 |
(*) Các khoản giảm trừ, bao gồm:
- Giảm trừ bản thân là 11tr/tháng * 12 tháng = 132 tr
- Về người phụ thuộc, dữ kiện đề bài là: Anh Khánh có 2 con dưới 18 tuổi, cha đẻ và mẹ kế đều không có lương hưu.
Trong năm người cha có trúng thưởng xổ số 1 lần với giá trị giải thưởng là 12 triệu đồng. Mẹ kế đang đứng tên sở hữu căn nhà cho thuê với doanh thu 120 triệu đồng/ năm. Như vậy cha đẻ vcó thu nhập trung bình tháng là 1tr/tháng vừa đủ mức được khấu trừ người phụ thuốc. mẹ kế có thu nhập là 10tr/tháng – không được tính giảm trừ. Tổng lại, anh có 3 người phụ thuộc. Và mức giảm trừ sẽ là 4.4 * 3 * 12 tháng = 158.4tr
(**) Có thông tin Anh Khánh có ủng hộ trường PTTH trên địa bàn 2 bộ máy tính trị giá 10 triệu đồng; ủng hộ Quĩ khuyến học của Phường 5 triệu đồng. Theo quy định:
Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
=> Như vậy, 10tr ủng hộ trường học không thuộc diện được giảm trừ. Còn 5tr còn lại ủng hộ quỹ khuyến học của phường, đề bài không nói rõ là quỹ này có được thành lập theo quy định của chính phủ hay không. Do vậy ta có thể giả sử là có. Và tính giảm trừ cho 5 tr.
(2) Các khoản thu nhập khác
Khoản mục | Số tiền |
1. Đầu tư vốn | 20 * 5% = 1 |
2. Chuyển nhượng chứng khoán | 24 * 0.1% = 0.024 |
3. Trúng thưởng | (91 – 10) /(1-10%) * 10% = 9 |
4. Kinh doanh cho thuê | |
Thuế TNCN | 180 * 5% = 9 |
Thuế GTGT | 180 * 5% = 9 |
Câu 2. Dạng bài tổng hợp
Phân tích tình huống – Đối tượng chịu thuế là rượu và bia: Công ty mua rượu về để sản xuất rượu thuốc nhằm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Còn bia thì chỉ nhập khẩu sau đó tiêu thụ trong nước. Như vậy việc tính toán thuế phải nộp phải tách riêng cho 2 sản phẩm này, cũng như tách riêng khâu nhập khẩu và xuất bán. + Với bia: Nhập khẩu (Thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT) và Tiêu thụ nội địa (Thuế TTĐB, thuế GTGT) + Với rượu: Mua rượu đế (Thuế TTĐB, thuế GTGT), Xuất khẩu (Thuế xuất khẩu) và Tiêu thụ nội địa (Thuế TTĐB, thuế GTGT) – Ở đây ta còn có thông tin về vỏ chai mua về để đựng rượu. Theo quy định về thuế TTĐB: “Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì.” Tuy nhiên, tình huống này của chúng ta không đề cập đến việc giá bán rượu đã bao gồm giá trị vỏ chai hay chưa, cũng không có thông tin về việc thu hồi vỏ chai. Do vậy, ta hiểu rằng giá bán rượu đã bao gồm vỏ chai, toàn bộ vỏ chai này đều được coi là không thu hồi được. Do vậy, khi ta tính thuế TTĐB của các giao dịch bán rượu nội địa thì đã bao gồm cả thuế TTĐB đầu ra cho vỏ chai rồi. => Với thông tin về giao dịch vỏ chai mua trong kỳ, ta chỉ cần quan tâm đến thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mà thôi. Ngoài ra, có 1 điểm cần lưu ý với thuế TTĐB. đó là: không phải toàn bộ thuế TTĐB đầu vào đều được khấu trừ. Theo quy định về thuế TTĐB: Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. => Do vậy, khi tính giá trị thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ, ta sẽ cần phải thực hiện phân bổ nha. |
[1] Thuế phải nộp khi XNK
Khoản mục | Giá trị |
1. Nhập khẩu bia Heniken | |
Giá tính thuế NK (CIF) | 1,680,000,000 |
Thuế nhập khẩu phải nộp | 504,000,000 |
Giá tính thuế TTĐB | 2,184,000,000 |
Thuế TTĐB phải nộp | 1,201,200,000 |
Giá tính thuế GTGT | 3,385,200,000 |
Thuế GTGT phải nộp | 338,520,000 |
2. Xuất khẩu rượu thuốc | |
Giá tính thuế xuất khẩu | 200,000,000 |
Thuế xuất khẩu phải nộp | 2,000,000 |
Thuế GTGT phải nộp | – |
[2] Thuế phải nộp nội địa
[2a] Thuế TTĐB | Số tiền |
1. Thuế TTĐB đầu ra phát sinh | 1,170,435,484 |
[1] Bán 5.000 chai rượu thuốc | 50,564,516 |
[2] Bán 6.000 chai rượu thuốc | 55,354,839 |
[3] Bán 5.000 thùng bia | 1,064,516,129 |
2. Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ | 1,017,182,692 |
[1] Mua 16,000L rượu đế để sản xuất (*) | 16,182,692 |
[2] Nhập khẩu 6.000 thùng bia (**) | 1,001,000,000 |
3. Thuế TTĐB còn phải nộp trong kỳ | 153,252,792 |
[2b] Thuế GTGT | Số tiền |
1. Thuế GTGT đầu ra phát sinh | 329,850,000 |
[1] Bán 5.000 chai rượu thuốc | 14,250,000 |
[2] Bán 6.000 chai rượu thuốc | 15,600,000 |
[3] Bán 5.000 thùng bia | 300,000,000 |
2. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ | 383,420,000 |
[1] Mua 16,000L rượu đế để sản xuất | 20,400,000 |
[2] Nhập khẩu 6.000 thùng bia | 338,520,000 |
[3] Mua vỏ chai | 24,500,000 |
3. Thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau | 53,570,000 |
(*) Giá tính thuế: 16.000 * 12,750/(1+30%) = 156,923,077
Thuế TTĐB đầu vào: 156,923,077 * 30% = 47,076,923
Tuy nhiên, như đã phân tích: Không phải toàn bộ số thuế đầu vào này đều được khấu trừ. Bởi vì trong số 16,000L rượu này, công ty mới chỉ xuất ra 15,000L để sản xuất. Tương ứng tạo ra 30.000 chai rượu thuốc, mà công ty chỉ mới bán nội địa 11.000 chai và xuất khẩu 8.000 chai
=> Như vậy, giả sử công ty không có hàng tồn đầu kỳ, thì chỉ có thuế TTĐB đầu vào tương ứng với 11,000 chai đã bán nội địa mới được khấu trừ.
Cụ thể: số thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ = 47,076,923 * 15,000/16,000 * 11,000/30,000 = 16,182,692
(**) Theo kết quả tính toán ở khâu nhập khẩu: Tổng thuế TTĐB đầu vào đã nộp khâu nhập khẩu = 1,201,200,000
Như đã phân tích: Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước.
=> Công ty nhập khẩu 6,000 thùng bia nhưng chỉ tiêu thụ nội địa 5,000 thùng. Như vậy, chỉ có thuế TTĐB đầu vào tương ứng với 5,000 thùng mới được khấu trừ.
Cụ thể: 5/6 * 1,201,200,000 = 1,001,000,000
Câu 3. Dạng bài tính thuế TNDN
Phân tích tình huống Sau khi đọc qua thông tin, có 1 số điểm ta nên chú ý về tình huống này: [1] Như đã nói, đây là tình huống tính CIT theo phương pháp trực tiếp [2] Việc xác định doanh thu đơn giản. Vấn đề chỉ nằm ở giá xuất khẩu hàng B là FOB. Theo đó, người bán phải có trách nhiệm mang hàng từ kho người bán ra cảng, và xếp hàng lên tàu. Họ sẽ phải chịu mọi chi phí vận chuyển hàng, làm thủ tục xuất khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh => Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. => Đây là giá đã bao gồm thuế xuất khẩu, nên nếu xác định doanh thu theo giá FOB tức là ghi nhận doanh thu đã bao gồm cả thuế xuất khẩu. Bản chất của thuế xuất khẩu là thuế gián thu, không được ghi nhận vào doanh thu của người bán, mà phải tách riêng ra, giống như thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ vậy. => Do vậy, nếu tình huống đã ghi nhận doanh thu theo giá FOB thì khi tính CIT chúng ta sẽ phải thực hiện điều chỉnh giảm trừ đi thuế xuất khẩu tương ứng khỏi Doanh thu chịu thuế. Tuy nhiên, các bạn cũng lưu ý rằng cách trình bày được chấp nhận phổ biến khi làm bài thường là cộng thẳng vào chi phí hợp lý được trừ nha. Cũng chính vì vậy nên nhiều bạn thường hay nhầm lẫn bản chất của thuế xuất khẩu, cho rằng thuế xuất khẩu đã nộp là 1 chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Nhưng bản chất thì không phải như thế. Chính vì vậy nên nếu các bạn xem trong văn bản về thuế TNDN thì sẽ không bao giờ thấy thuế xuất khẩu được liệt kê trong danh sách chi phí hợp lý được trừ. [3] Tình huống này không có phần hàng nhập khẩu như của đề chẵn, nhưng lại có phần thuế TTĐB khi cung cấp dịch vụ D. Cụ thể, tình huống cho thông tin doanh thu dịch vụ D chịu thuế TTĐB 2,600tr đang là doanh thu chưa bao gồm VAT, tức là đã bao gồm thuế TTĐB rồi. Nhưng bản chất thuế TTĐB cũng như thuế xuất khẩu, là thuế gián thu. Do vậy theo đúng bản chất thì phải tách khỏi doanh thu. Nếu chúng ta đã kê khai doanh thu là đủ 2.600tr, thì khi kê khai chi phí ta sẽ phải điều chỉnh tăng chi phí lên giá trị của phần thuế TTĐB tương ứng với doanh thu này. [4] Tình huống này cũng cho thông tin về chuyển lỗ, số lỗ của năm N-2 luỹ kế đến N-1 là 250tr. Năm hiện tại là năm N, tức là vẫn trong giới hạn thời gian được chuyển lỗ. [5] Cuối cùng là quỹ phát triển KHCN, trường hợp này lại chỉ trích 5% thôi. |
Sau khi phân tích xong thì chúng ta sẽ tập hợp thông tin vào bảng tính dưới đây:
Khoản mục | Giá trị (Triệu VNĐ) | Ghi chú | ||||||
I. Doanh thu tính thuế | 20,600 | |||||||
1. Doanh thu tiêu thụ hàng A | 4,500 | |||||||
2. Doanh thu tiêu thụ hàng B | 7,500 | |||||||
Xuất khẩu | 3,000 | |||||||
Trong nước | 4,500 | |||||||
3. Doanh thu tiêu thụ hàng C | 6,000 | |||||||
4. Doanh thu dịch vụ D | 2,600 | |||||||
II. Xác định chi phí hợp lý được trừ | 12,912 | |||||||
1. Giá vốn hàng bán | 9,320 | |||||||
Sản phẩm A: | 2,480 | Giá vốn SP A: ĐK 550 + TK 2,200 – CK 270 | ||||||
Sản phẩm B: | 3,290 | Giá vốn SP B: ĐK 680 + TK 3,000 – CK 390 | ||||||
Sản phẩm C: | 3,550 | Giá vốn SP C: ĐK 320 + TK 3,300 – CK 70 | ||||||
2. Chi vật tư dịch vụ ngoài | 950 | |||||||
3. Chi tiền lương, BHXT, BHYT | 568 | |||||||
4. Khấu hao TSCĐ | 460 | |||||||
5. Chi phí Quảng cáo, Khuyến mại | 156 | |||||||
6. Chi phí lãi vay | 452 | |||||||
7. Chi phí khác | 36 | |||||||
8. Thuế TTĐB | 520 | – Thuế TTĐB của dịch vụ D phát sinh trong năm: 2,600 tỷ (đã bao gồm thuế) => Doanh thu tính thuế TTĐB 2600/(1+25%) => Thuế TTĐB phát sinh: 520 – Số thuế TTĐB thực nộp trong năm là 1.120m. Về bản chất thì ta chỉ điều chỉnh giảm doanh thu hay tăng chi phí cho phần thuế TTĐB tương ứng với doanh thu của dịch vụ D đã ghi nhận trong năm mà thôi. Do vậy, số điều chỉnh ở đây ta sẽ tính theo số thực phát sinh là 520tr. | ||||||
9. Thuế xuất khẩu | 450 | Đề bài không cho thông tin thuế xuất khẩu của hàng B. Do vậy, ta sẽ giả sử 450t đã nộp này là tương ứng với doanh thu xuất khẩu trong năm của hàng B. Và thực hiện điều chỉnh toàn bộ 450tr. | ||||||
III. Thu nhập khác | 385 | |||||||
Chiết khấu thanh toán khi mua B | 50 | |||||||
Kinh doanh chứng khoán | 130 | Lãi 150tr – Chi phí 20 tr | ||||||
Cho thuê TSCĐ | 205 | |||||||
IV. Thu nhập chịu thuế | 8,073 | I – II + III | ||||||
V. Lỗ được kết chuyển | 250 | |||||||
VI. Thu nhập tính thuế | 7,823 | IV – V | ||||||
VII. Trích lập quỹ KHCN 5% | 391.15 | VI * 5% | ||||||
VIII. Thuế TNDN | 1,486.37 | (VI – VII ) * 20% |
Câu 4. Dạng bài tính thuế TNDN
Phân tích tình huống Sau khi đọc qua thông tin, có 1 số điểm ta nên chú ý về tình huống này: – Tương tự như đề chẵn, đây cũng là 1 bài tính CIT theo phương pháp trực tiếp với thông tin về về doanh thu rất đơn giản, cũng không có thông tin về sự khác biệt giữa kế toán & thuế. Như vậy vấn đề chủ yếu còn lại là liên quan đến việc xác định chi phí được trừ hay không thôi. – Đầu tiên là khoản chi 2.2 tỷ không liên quan đến HĐSXKD, trong đó có 500tr là khoản chi phúc lợi trực tiếp cho nhân viên bằng tiền. Chi không liên quan đến HĐSXKD tất nhiên không được khấu trừ, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được quy định. Và ở đây chính là 500tr phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động. Như ở câu 4 đề chẵn mình đã giải thích quy định liên quan rồi. Các khoản chi phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động vẫn sẽ được khấu trừ khi tính thuế. Tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng quy định về hồ sơ chứng từ theo quy định. Và giá trị được trừ bị giới hạn không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. => Tình huống không có thông tin về quỹ lương để tính giới hạn 1 tháng lương được trừ. Giả sử là không vượt giới hạn. Như vậy sẽ chỉ xem xét ở phần hồ sơ chứng từ thôi. 20% tức là 100tr sẽ không có chứng từ hỗ trợ nên không được trừ. Còn 10% các khoản chi khác thanh toán bằng tiền mặt, từng khoản thanh toán riêng lẻ không vượt quá 10tr nên không ảnh hưởng gì. Như vậy chi phí được trừ ở đây là 400tr. – Khoản chi 400tr cho cổ đông sáng lập có tham gia điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và 150tr cho nhà đầu tư không tham gia quản lý điều hành. Theo quy định thì: “Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì không được trừ khi tính thuế TNDN” => Như vậy, 150tr chi cho nhà đầu tư sẽ không được tính vào chi phí được trừ. – Khoản chi các khoá đào tạo cho nhân viên công ty với tổng giá trị 280tr. Theo quy định thì: Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động dù không tương ứng với doanh thu nhưng vẫn sẽ được trừ khi tính thuế => Như vậy, 25% chi phí đào tạo không liên quan đến công việc sẽ không được trừ. 75% còn lại tương ứng 210tr được trừ. – Khoản chi khám sức khoẻ trị giá 1.5 tỷ cho nhân viên công ty.Tuy nhiên, 1.5 tỷ này chỉ có 750tr do công ty chịu và được ghi nhận vào chi phí kế toán của công ty. Và theo thoả thuận của công ty với người lao động thì công ty chỉ chịu 500tr trong giá trị không được bồi thường mà thôi. Như vậy phần 250tr công ty tự ý chi trả, không đòi nhân viên hoàn lại sẽ không hợp lệ, không được trừ. – Khoản vay để tài trợ vốn công ty con ở NB với giá trị 360tr, biết rằng công ty đã góp đủ vốn điều lệ. Theo quy định về chi phí lãi vay: + Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay và + Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ sẽ không được khấu trừ khi tính thuế. => Tình huống không có thông tin để đánh giá về việc vay của tổ chức nào để đánh giá có vượt trần lãi suất hay không. Nên ta giả định là vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế. Công ty cũng đã góp đủ vốn điều lệ do vậy 360tr chi phí lãi vay không bị loại bởi 2 quy định này. – Cuối cùng là học bổng 140tr cho các trường công lập theo hệ thống quốc dân. Như ở câu 4 đề chẵn mình đã đề cập: Theo quy định, chi tài trợ cho giáo dục chỉ được trừ khi thoả mãn 2 điều kiện: tài trợ đúng đối tượng quy định và có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định. => Giả sử đủ hồ sơ chứng từ vậy thì khoản tài trợ này sẽ được trừ. |
Sau khi phân tích xong thì chúng ta sẽ tập hợp thông tin vào bảng tính dưới đây:
Khoản mục | Giá trị |
I. Doanh thu thuế | 20,000 |
II. Chi phí được trừ | 2,010 |
1. Chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động | 400 |
2. Chi cho cổ đông sáng lập | 400 |
3. Chi đào tạo | 210 |
4. Chi khám sức khoẻ | 500 |
5. Chi lãi vay | 360 |
6. Chi học bổng | 140 |
III. Thu nhập chịu thuế | 17,990 |
IV. Chuyển lỗ | 1,500 |
V. Thu nhập tính thuế | 16,490 |
VI. Nghĩa vụ thuế 2022 theo thuế suất 20% | 3,298 |
VII. Thuế TNDN được giảm 50% | 1,649 |
VIII. Nghĩa vụ thuế TNDN năm 2022 | 1,649 |
Câu 5. Dạng bài tính thuế GTGT
Phân tích tình huống – Kỳ tính thuế của chúng ta ở đây là Quý 1.2021 [1] Dữ kiện đầu tiên, tập đoàn này có 2 hoạt động kinh doanh: Dịch vụ khám chữa bệnh + mua bán trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh. Trong khi đó, dữ kiện đề bài cho: Dịch vụ khám chữa bệnh không chịu thuế GTGT, thiết bị vật tư y tế chuyên dùng, thuốc chữa bệnh thuế suất thuế GTGT 5%. => Như vậy, điều đầu tiên ta có thể nghĩ đến đó là khả năng sẽ phải phân bổ VAT đầu vào được khấu trừ cho 2 hoạt động, dựa vào tỷ lệ doanh thu. Lý do vì theo quy định thì: “Chỉ có VAT đầu vào của HĐKD chịu thuế GTGT thì mới được khấu trừ mà thôi. Do vậy, cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.” Trong tình huống của chúng ta: VAT đầu vào tương ứng cho hoạt động kinh doanh thiết bị vất tự y tế, thuốc chữa bệnh sẽ được khấu trừ. Còn VAT đầu vào của dịch vụ khám chữa bệnh sẽ không được khấu trừ. Và việc của chúng ta là tính riêng VAT đầu vào cho 2 hoạt động này nếu không tách riêng được. Tỷ lệ phân bổ sẽ là Doanh thu chịu thuế GTGT / Tổng doanh thu bán ra. [2] Mua xi măng sắt thép vật tư sửa chữa bệnh viện. Vì đây là chi phí dùng chung cho toàn công ty, tức là cả 2 hoạt động kinh doanh. Nên sẽ phải thực hiện phân bổ để tính ra VAT được khấu trừ. Tiếp theo, hoá đơn mua thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế dùng trong kinh doanh thương mại có giá thanh toán chưa có thuế GTGT là 620 trđ, thuế GTGT 31tr. Tổng số tiền thanh toán là 651tr. Chi phí này dành riêng cho HĐKD thiết bị y tế nên sẽ được khấu trừ, không cần phân bổ. [3] Thuế GTGT của TSCĐ dùng cho dịch vụ khám chữa bệnh: 150tr => k được khấu trừ [4] Ô tô 5 chỗ, sử dụng chung với giá chưa có thuế là 2.3 tỷ. Theo quy định: TSCĐ là ô tô chờ người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ. Như vậy, ta chỉ được tính VAT đầu vào tương ứng với 1,6 tỷ là 160tr. Sau đó phân bổ cho 2 hoạt động để tính ra VAT được khấu trừ. [5] Mua tạp hoá, túi đựng dành cho hoạt động bán thuốc chữa bệnh. Chỗ này theo mình thì thông tin chưa được rõ ràng lắm. Hoạt động bán thuốc chữa bệnh này là kinh doanh mua bán thuốc chữa bệnh hay là thuốc chữa bệnh theo gói dịh vụ chữa bệnh? Bởi vì nếu là th đầu thì không được coi là dịch vụ y tế và áp dụng thuế suất thông thường, còn trường hợp sau thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. [6] Thuế GTGT đầu vào dùng chung khác: 115tr. [7] Về doanh thu đầu ra: bao gồm các hạng mục: – Doanh thu dịch vụ khám chữa bệnh 1.2 tỷ là hoạt động không chịu VAT – cho thuê phòng bênh, giường bệnh cũng được tính là dịch vụ y tế => Do vậy cũng là hoạt động không chịu VAT. – Doanh thu kinh doanh thiết bị 2.4 tỷ => Áp dụng VAT 5% – Chi tặng con em nhân viên: Theo quy định, đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này => Như vậy, vẫn sẽ phải tính VAT đầu ra cho hoạt động này. Trong khi đó: Thuế GTGT đầu vào của giao dịch trong trường hợp này lại không được khấu trừ nha. (Lý do: Không sử dụng cho hoạt động kinh doanh HHDVchịu thuế GTGT và hoá đơn không hợp lệ) |
Khoản mục | Giá trị (‘m) | Thuế GTGT (‘m) |
I. Thuế GTGT đầu ra | 4,000 | 135 |
1. Dịch vụ KCB | 1,200 | |
2. Dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh | 250 | |
3. Kinh doanh thiết bị vật tư y tế, thuốc chữa bệnh | 2,400 | 120 |
4. Chi tặng các cháu con em nhân viên tập đoàn | 150 | 15 |
Tỷ lệ: Doanh thu chịu VAT / Tổng doanh thu | 0.6375 |
Khoản mục | Giá trị (‘m) | Thuế GTGT (‘m) | Thuế GTGT được khấu trừ |
II. Thuế GTGT đầu vào | 3,770 | 260.5 | |
1. Mua vật tư dùng để sửa chữa bệnh viện | 850 | 85 | 54.19 |
2. Thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế dùng trong KDTM | 620 | 31 | 31 |
3. Máy chụp XQ dùng cho dịch vụ khám chữa bệnh | 150 | ||
4. Ô tô dùng chung | 2,300 | 160 | 102 |
5. Hàng dùng cho bán thuốc chữa bệnh | 33 | ||
6. Số thuế GTGT đầu vào khác dùng chung | 115 | 73 | |
III. Thuế GTGT chuyển kỳ sau | 125.5 |
Lưu ý: Các bạn có thể tải bài viết ở dạng excel để xem chi tiết tại đây: Bài giải đề thi CPA 2022 – Môn Thuế
Add ơi, chỗ tính ra thuế TTĐB ở câu 3 đề lẻ: phải là 2600/(1+25%) x 25% = 520 tr chứ nhỉ
Uh đúng rồi bạn ah. Ad bị nhầm + thành – trong phần diễn giải cách tính.
admin xem lại tỷ lệ phân bổ câu 5 đề lẻ đi ạ
cái câu 5, tỷ lệ doanh thu chịu VAT/ TỔNG dthu ad cộng cả 150tr tiền biếu tặng ạ?
Câu 4 đề chẵn. Chỗ phần bếp với nhà ăn cho nhân viên thì theo TT45 là khung khấu hao từ 6-25 năm. Còn trong bài đang để 5 năm là chưa phù hợp với quy định chứ ad?
Câu 2 với câu 3 đề chẵn: Chỗ phần thuế xuất khẩu, sao cả 2 đều là giá FOB hết mà sao ở câu 2 là lúc tính thuế xuất khẩu thì dùng giá FOB tính ( tức giá FOB là chưa có thuế xuất khẩu), xong qua chỗ câu 3 lúc tính thuế TNDN, doanh thu giá FOB thì lại bao gồm cả thuế xuất khẩu). Ad giải thích giùm chỗ này khác nhau chỗ nào vậy?