Đây là bài giải của nhóm Tuonthi làm cho Đề thi CPA 2022 – Môn Tài chính. Các bạn tham khảo nhé.
Lưu ý: Các bạn có thể tải bài viết ở dạng excel để xem chi tiết công thức tính toán ở đây: Bài giải đề thi CPA 2022 – Tài chính
PHẦN 1. ĐỀ THI CPA 2022 – MÔN TÀI CHÍNH – ĐỀ CHẴN
Câu 1. Dạng bài Rủi ro & Tỷ suất sinh lời
Kiến thức liên quan – Dạng bài tập này thuộc Chuyên đề 3 – Rủi ro và Tỷ suất sinh lời trong đề cương của VACPA. Về căn bản, chúng ta sẽ phải sử dụng 1 số kiến thức về sác xuất thống kê để tính toán tỷ suất sinh lời, đánh giá rủi ro của từng cổ phiếu và của cả 1 danh mục đầu tư. – Các công thức liên quan cần nhớ: + Tỷ suất sinh lời kỳ vọng – Độ lệch chuẩn – Phương sai của cổ phiếu + Tỷ suất sinh lời kỳ vọng – Hiệp phương sai – Độ lệch chuẩn – Phương sai của danh mục đầu tư. – Nguyên tắc so sánh rủi ro của 2 khoản đầu tư riêng biệt: + Nếu hai khoản đầu tư có cùng tỷ suất sinh lời kỳ vọng: Khoản đầu tư nào có độ lệch chuẩn δ càng cao thì mức rủi ro càng lớn. + Nếu có tỷ suất sinh lời kỳ vọng khác nhau: Sử dụng hệ số biến thiên Cv (Cv = δ/r) để đánh giá. Khoản đầu tư nào có Cv lớn hơn thì rủi ro lớn hơn. |
Lập bảng tính chi tiết để làm cơ sở thực hiện các yêu cầu của đề bài:
Trạng thái nền kinh tế | Xác suất Pi | Cổ phiếu X | Cổ phiếu Y | Cổ phiếu Z | |||||||||
Tỷ suất sinh lời ri | Pi * ri | pi * (ri – r)^2 | ri-rX | Tỷ suất sinh lời ri | Pi * ri | pi * (ri – r)^2 | ri-rY | Tỷ suất sinh lời ri | Pi * ri | pi * (ri – r)^2 | ri-rz | ||
Suy thoái | 10% | -5% | -0.005 | 0.0029584 | -17.20% | 5% | 0.005 | 0.000160 | -4.00% | 10% | 1.00% | 0.000144 | 3.80% |
Bình thường | 70% | 11% | 0.077 | 0.0001008 | -1.20% | 9% | 0.063 | 0.000000 | 0.00% | 6% | 4.20% | 0.000003 | -0.20% |
Bùng nổ | 20% | 25% | 0.05 | 0.0032768 | 12.80% | 11% | 0.022 | 0.000080 | 2.00% | 5% | 1.00% | 0.000029 | -1.20% |
12.20% | 0.634% | 9.00% | 0.024% | 6.20% | 0.018% |
Yêu cầu a & b. Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn cho từng cổ phiếu
Kết quả % | Cổ phiếu X | Cổ phiếu Y | Cổ phiếu Z |
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng | 12.2% | 9.0% | 6.2% |
Phương sai | 0.634% | 0.024% | 0.018% |
Độ lệch chuẩn | 7.960% | 1.549% | 1.327% |
Yêu cầu c &d. Xác định danh mục đầu tư 2 cổ phiếu để mang lại độ lệch chuẩn thấp nhất
Có 3 cổ phiếu nên chúng ta sẽ có 3 danh mục cần xem xét.
Chỉ tiêu | Danh mục 1 | Danh mục 2 | Danh mục 3 | ||||
X | Y | X | Z | Y | Z | ||
Tỷ trọng cổ phiếu | 50% | 50% | 50% | 50% | 50% | 50% | |
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu | 12.20% | 9.00% | 12.20% | 6.20% | 9.00% | 6.20% | |
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục | 10.600% | 9.200% | 7.600% | ||||
Hiệp phương sai Cov = P*(ri – rX) * (ri – rY) | 0.001200 | (0.000944) | (0.000200) | ||||
Phương sai của danh mục | 0.002244 | 0.001156 | 0.000004 | ||||
Độ lệch chuẩn của danh mục | 4.74% | 3.40% | 0.20% |
Kết luận: Danh mục gồm 2 cổ phiếu Y và Z sẽ có độ lệch chuẩn thấp nhất
Câu 2. Dạng bài tính các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn & tài sản
Kiến thức liên quan – Dạng bài này liên quan đến kiến thức của Chuyên đề X. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. – Dạng bài này khá đơn giản. Chủ yếu là cần nhớ nhóm công thức tính toán liên quan đến quản trị VCĐ và VLĐ: + Hiệu suất sử dụng VCĐ + Tỷ suất lợi nhuận VCĐ + Hiệu suất sử dụng TSCĐ + Hệ số hao mòn TSCĐ + Số lần chu chuyển VLĐ / Kỳ chu chuyển VLĐ + Hàm lượng VLĐ + Mức tiết kiệm VLĐ + Tỷ suất lợi nhuận VLĐ Lưu ý là nếu đề bài đưa ra thông tin chưa rõ ràng thì cứ mạnh dạn giả định để việc tính toán được chặt chẽ nhé. |
Để giải quyết dạng bài tập này, các bạn có thể trình bày lần lượt từng chỉ tiêu hoặc lập bảng như sau:
Chỉ tiêu | Giá trị | Cách tính |
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ | 1.58 | Doanh thu thuần/ Nguyên giá TSCĐ bình quân |
2. Hệ số hao mòn TSCĐ | 0.32 | Khấu hao luỹ kế / Nguyên giá TSCĐ |
3. Vốn lưu động | 231,745 | TS ngắn hạn |
VLĐ bình quân | 223,063 | |
4. Vốn lưu động ròng | 156,363 | TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn |
VLĐ ròng bình quân | 148,448 | |
5. Vòng quay VLĐ | 1.45 | Doanh thu thuần /VLĐ bình quân |
6. Kỳ luân chuyển VLĐ | 248.77 | 360/Vòng quay VLĐ (giả sử 1 năm 360 ngày) |
7. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (trước thuế) | 42% | LNTT/VLĐ bình quân % |
8. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (sau thuế) | 34% | LNST/VLĐ bình quân % |
Câu 3. Dạng bài tính tỷ suất chi trả cổ tức
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của Chuyên đề XI. Phân phối lợi nhuận doanh nghiệp. Với dạng bài này, chỉ cần nhớ được công thức tính toán 4 chỉ tiêu quan trọng: – Thu nhập trên 1 cổ phần thường (EPS) – Cổ tức một cổ phần thường (DPS) – Tỷ suất cổ tức – Hệ số chi trả cổ tức Trong tình huống của chúng ta, có các thông tin: EBIT: 261 tỷ Tổng tài sản – OB: 1,000 tỷ Nợ/Tài sản = 40% (Nợ vay lãi suất 9%/năm) Số lượng CP đang lưu hành: 15 triệu Martket Value của VCSH: 420 tỷ Thuế TNDN: 20% => Về cơ bản với tình huống này, ta chỉ cần biến đổi thông tin được cung cấp để tính toán tỷ suất cổ tức. |
Trước khi đi vào từng yêu cầu, ta có thể lập bảng tính các thông tin cơ bản như sau:
Chỉ tiêu | Giá trị (tỷ) |
1. EBIT | 261 |
2. Chi phí lãi vay (*) | 36 |
3. Thu nhập trước thuế | 225 |
4. Thuế | 45 |
5. Thu nhập sau thuế | 180 |
(*) Nợ vay = Tổng tài sản * 40% = 1,000 tỷ * 40 % = 400 tỷ => Chi phí lãi vay = Nợ vay * Lãi suất vay = 400 tỷ * 9% = 36 tỷ
Yêu cầu 1. Tính toán chỉ tiêu liên quan cổ tức
Chỉ tiêu | Giá trị (tỷ) | Cách tính |
Thu nhập 1 cổ phần thường (VND/cp) | 12,000 | EPS = LNST/Số lượng CP phổ thông đang lưu hành |
Lợi nhuận dùng để chia cổ tức | 63 | |
Cổ tức 1 cổ phần (DPS) (VND/cp) | 4,200 | DPS = LN dùng để chia cổ tức / Số lượng CP phổ thông đang lưu hành |
Giá thị trường của cổ phiếu (VND/cp) | 28,000 | |
Tỷ suất cổ tức | 15% | Tỷ suất cổ tức = Dividend per share/ Market price price |
Yêu cầu 2. Tính tỷ suất cổ tức khi giảm nợ vay
Chỉ tiêu | Giá trị |
Tỷ trọng nợ vay mới (%): | 36% |
Giá trị nợ cần thanh toán (tỷ) | 40 |
Lợi nhuận sau thuế còn lại (tỷ) | 140 |
Cổ tức 1 cổ phần (DPS) (VND/cp) | 9,333 |
Giá thị trường của cổ phiếu (VND/cp) | 28,000 |
Tỷ suất cổ tức (Dividend / Market price) | 33% |
Yêu cầu 3. Tính tỷ suất cổ tức khi tăng nợ vay
Chỉ tiêu | Giá trị |
Vốn đầu tư dự án mới (tỷ) | 230 |
Nợ vay thêm (tỷ) | 92 |
Tài trợ dự án bằng Lợi nhuận giữ lại (tỷ) | 138 |
Lợi nhuận sau thuế còn lại (tỷ): | 42 |
Cổ tức 1 cổ phần (DPS) (VND/cp) | 2,800 |
Giá thị trường của cổ phiếu (VND/cp) | 28,000 |
Tỷ suất cổ tức (Dividend / Market price) | 10% |
Câu 4. Dạng bài định giá cổ phiếu
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của Chuyên đề XII. Định giá doanh nghiệp. Cụ thể, chúng ta sẽ phải sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (FCF) để xác định giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Lưu ý: (1) Trong nội dung Chuyên đề sẽ sử dụng thuật ngữ “Dòng tiền thuần” nhưng thuật ngữ chính xác cũng như được sử dụng trong đề thi là “Dòng tiền tự do” nha. (2) Sẽ có 2 phạm trù liên quan đến định giá doanh nghiệp: Tổng giá trị doanh nghiệp (thuộc về chủ nợ & Chủ sở hữu) và Giá trị doanh nghiệp của Chủ sở hữu. Tương ứng với 2 phạm trù này thì dòng tiền tự do được sử dụng cũng khác nhau. – Xác định tổng giá trị doanh nghiệp: Sử dụng dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) – Xác định Giá trị doanh nghiệp của Chủ sở hữu: Sử dụng dòng tiền tự do của chủ sở hữu (FCFE) (3) Trong tình huống của chúng ta, đề bài đề cập đến Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF), nhưng lại yêu cầu xác định giá trị cổ phiếu. Do vậy, sau khi sử dụng FCFF để tính ra Tổng giá trị doanh nghiệp, chúng ta sẽ phải loại trừ đi giá trị nợ vay để tính ra giá trị thuộc về chủ sở hữu. Cuối cùng mới tính ra giá trị 1 cổ phiếu nha. Thông tin tình huống cung cấp: Số lượng cổ phiếu: 4 triệu Nợ vay: 520 tỷ Doanh thu năm hiện tại: 232 tỷ và g = 12%/năm GVHB = 55% doanh thu Chi phí hoạt động: 10% doanh thu Thuế 20% Chi khấu hao + Chi đầu tư mới cho TSCĐ + Chi VLĐ tăng thêm |
Yêu cầu 1. Xác định giá cổ phiếu của công ty theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Đề bài đề cập đến dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) nên ta hiểu rằng sẽ xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu FCFF về hiện tại theo WACC
Trong đó:
- WACC = 12%
- FCFF = Net Income + Non-cash charges + Interest * (1 – Tax rate) – Fixed capital Investment – Working capital investment
Lưu ý:
Vì FCFF của doanh nghiệp chia làm 2 giai đoạn, Do vậy, ta cũng phải xác định FCFF theo 2 giai đoạn:
[1] GĐ 1: Năm 1 ~ Năm 4: Dòng tiền mỗi năm khác nhau. Nên phải tính chi tiết từng năm, và chiết khấu theo tỷ lệ chiết khấu tương ứng
Công thức: PV = FV/(1+ WACC)^n
[2] GĐ 2: Năm 5 ~…: Dòng tiền tăng trưởng đều vô hạn 4%/năm, cần chiết khấu về hiện tại (Năm 0)
Công thức:
- Giá trị dòng tiền từ Năm 5 ~… tại Năm 4: PV = C *(1+g) / (WACC – g) với C là dòng tiền năm 4 và g là tốc độ tăng trưởng
- Gía trị dòng tiền từ Năm 5 ~… chiết khấu về Năm 0: PV = [C *(1+g) / (WACC – g)] * [1/(1+WACC)^4]
Áp dụng các công thức đã đề cập, ta lập bảng tính FCFF và giá trị doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 |
1. Doanh thu | 232 | 259.84 | 291.02 | 325.94 | 365.06 |
2. GVHB (55% doanh thu) | 142.91 | 160.06 | 179.27 | 200.78 | |
3. Chi phí hoạt động (10% doanh thu) | 25.98 | 29.10 | 32.59 | 36.51 | |
4. Chi phí khấu hao | 9 | 9.5 | 10 | 11.5 | |
5. Chi phí lãi vay | 0 | 0 | 0 | 0 | |
6. EBT | 81.94 | 92.36 | 104.08 | 116.27 | |
7. Thuế TNDN | 16.39 | 18.47 | 20.82 | 23.25 | |
8. LN sau thuế | 65.56 | 73.89 | 83.26 | 93.02 | |
9. Chi đầu tư TSCĐ | 17.5 | 18 | 15 | 12 | |
10. Chi bổ sung VLĐ | 7.8 | 8.7 | 6.5 | 5.4 | |
11. FCFF ([8] + [4] + [5]*(1-20%) – [9] – [10]) | 49.26 | 56.69 | 71.76 | 87.12 | |
12. Hệ số chiết khấu | 0.89 | 0.80 | 0.71 | 0.64 | |
13. Dòng tiền chiết khấu | 43.98 | 45.19 | 51.08 | 55.36 | |
14. Tổng dòng tiền chiết khấu Năm 1~ Năm 4 | 195.61 | ||||
15. Dòng tiền chiết khấu Năm 5 | 719.73 | ||||
16. Tổng DCF (Giá trị) của doanh nghiệp | 915.34 | ||||
17. Giá trị thuộc về chủ nợ (Vốn vay) | 520 | ||||
18. Giá trị thuộc về cổ đông (VCSH) | 395.34 | ||||
19. Giá cổ phiếu (VND/CP) | 98,834.8 |
Yêu cầu 2. Định giá cổ phiếu theo P/E?
Căn cứ: Thông tư 28/2021/TT-BTC về thẩm định giá và Tài liệu VACPA
Phương pháp này ước tính giá trị VCSH của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua hệ số PE bình quân của các doanh nghiệp so sánh.
(*) Dữ liệu cần bổ sung để tính toán:
– Cần có hệ số PE của 3 doanh nghiệp khác để so sánh
– Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp so sánh:
- Tương tự với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính.
- Có thông tin về giá cổ phần được giao dịch thành công trên thị trường tại thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
- Ưu tiên các doanh nghiệp so sánh là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM.
(**) 1 số cách xử lý khi kết quả của 2 phương pháp đưa ra có chênh lệch lớn:
- Xem xét lại các giả định, thông tin sử dụng trong 2 phương pháp có hợp lý không?
- Nếu 2 phương pháp đều đã được thực hiện hợp lý, thì có thể lấy kết quả bình quân gia quyền của 2 phương pháp tính. Với trọng số cho 2 phương pháp được xác định dựa trên đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thích hợp của từng phương pháp
Câu 5. Dạng bài Định giá doanh nghiệp
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của Chuyên đề XII. Định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vì đi xác định cụ thể giá trị doanh nghiệp thì chúng ta chỉ cần đi xác định dòng tiền dự do (FCF) của doanh nghiệp thôi. Như ở câu 4 đã đề cập, tương ứng với 2 phạm trù định giá, chúng ta sẽ sử dụng 2 loại dòng tiền tự do khác nhau: (1) Xác định tổng giá trị doanh nghiệp: Sử dụng dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) FCFF = [Net Income + Non-cash charges + Interest * (1 – Tax rate)] – Fixed capital Investment – Working capital investment (2) Xác định Giá trị doanh nghiệp của Chủ sở hữu: Sử dụng dòng tiền tự do của chủ sở hữu (FCFE) FCFE = [Net Income + Non-cash charges] – Fixed capital Investment – Working capital investment +/- Net borrowing/repayment |
Yêu cầu 1. Ước tính dòng tiền tự do VCSH (FCFE) năm 2019 & 2020
Chỉ tiêu | 2019 | 2020 |
[1] Net income (LN sau thuế) | 1505.63 | 1386 |
[2] Non-cash charges (Chi phí khấu hao) | 590 | 596 |
[3] Fixed capital investment | 710 | 760 |
[4] Working capital investment | 52 | 278 |
[5] Net borrowing | 250 | 200 |
FCFE = [1] + [2] – [3] – [4] + [5] | 1583.63 | 1144 |
Yêu cầu 2. Dòng tiền tự do FCFF năm 2019 và 2020
Chỉ tiêu | 2019 | 2020 |
[1] Net income (LN sau thuế) | 1505.63 | 1386 |
[2] Non-cash charges (Chi phí khấu hao) | 590 | 596 |
[3] Fixed capital investment | 710 | 760 |
[4] Working capital investment | 52 | 278 |
[5] Interest expense | 170 | 172 |
[6] Tax rate | 25% | 25% |
FCFF = [1] + [2] – [3] – [4] + [5] * ( 1 – [6]) | 1461.13 | 1073 |
Yêu cầu 3. Ước tính FCFE và FCFF năm 2021
Giả sử năm 2021:
Doanh thu & tất cả các khoản chi tăng 6.5% => LNST, Chi phí khấu hao, chi phí lãi vay đều tăng 6.5%
VLĐ duy trì không đổi: 278 tỷ => Khoản chi VLĐ tăng thêm năm 2021 = 0
Đề bài cho thông tin Tỷ lệ Nợ/VCSH (D/E) như năm 2020 => Thông tin này rất khó hiểu vì năm 2020 có LNST thì sẽ làm E thay đổi => D phải thay đổi tương ứng. Nhưng lại không có thông tin để xác định D năm 2021. Do vậy, ta giả sử rằng tổng nợ (D) giữ nguyên như năm 2020 là: 2,200 tỷ
Chỉ tiêu | 2021 |
[1] Net income (LN sau thuế) | 1476.09 |
[2] Non-cash charges (Chi phí khấu hao) | 634.74 |
[3] Fixed capital investment | 809.4 |
[4] Working capital investment | 0 |
[5] Interest expense | 183.18 |
[6] Tax rate | 25% |
[7] Net borrowing | 0 |
FCFF = [1] + [2] – [3] – [4] + [5] * ( 1 – [6]) | 1,438.82 |
FCFE = [1] + [2] – [3] – [4] + [7] | 1,301.43 |
Yêu cầu 4. Ước tính FCFE và FCFF năm 2021 nếu tăng tỷ lệ Nợ năm 2021 = tài trợ 75% khoản chi TSCĐ = vay mới?
Nợ tăng thêm năm 2021: 607.05 tỷ
Với các thông tin khác giữ nguyên như Yêu cầu 3 thì FCFF sẽ không đổi, mà giống kết quả Yêu cầu 3: 1,438.82 tỷ
FCFE năm 2021 = FCFE năm 2020 + Nợ tăng thêm 2021 = 1,301.43 tỷ + 607.05 tỷ = 1,908.48 tỷ
PHẦN 2. ĐỀ THI CPA 2022 – MÔN TÀI CHÍNH – ĐỀ LẺ
Câu 1. Dạng bài Rủi ro & Tỷ suất sinh lời
Trạng thái nền kinh tế | Xác suất | Cổ phiếu A | Cổ phiếu B | Cov (A,B) = P*(ri – rA) * (ri – rB) | ||||||
Tỷ suất sinh lời ri | Pi * ri | pi * (ri – r)^2 | ri-rA | Tỷ suất sinh lời ri | Pi * ri | pi * (ri – r)^2 | ri-rB | |||
Suy thoái | 0.2 | 0.06 | 0.012 | 0.0001568 | -2.80% | -0.2 | -0.04 | 0.019719 | -31.40% | 0.00176 |
Bình thường | 0.55 | 0.07 | 0.0385 | 0.0001782 | -1.80% | 0.13 | 0.0715 | 0.000141 | 1.60% | (0.00016) |
Bùng nổ | 0.25 | 0.15 | 0.0375 | 0.000961 | 6.20% | 0.33 | 0.0825 | 0.011664 | 21.60% | 0.00335 |
8.80% | 0.13% | 11.40% | 3.15% | 0.00495 |
Yêu cầu 1 & 2. Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn cho từng cổ phiếu
Kết quả | Cổ phiếu A | Cổ phiếu B |
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng | 8.80% | 11.40% |
Phương sai | 0.13% | 3.15% |
Độ lệch chuẩn | 3.60% | 17.75% |
Yêu cầu 3. Nếu nhà đầu tư e ngại rủi ro thì nên đầu tư vào cổ phiếu nào?
Dựa theo nguyên tắc so sánh rủi ro của 2 khoản đầu tư, trong tình huống của chúng ta:
Cổ phiếu A có Cv = 3.6%/8.8% = 0.41
Cổ phiếu B có Cv = 17.75% / 11.4% = 1.56
Như vậy, cổ phiếu B có rủi ro lớn hơn. Nên nếu nhà đầu tư e ngại rủi ro thì nên đầu tư vào cổ phiếu A
Yêu cầu 4. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng & độ lệch chuẩn của danh mục 2 cổ phiếu
Chỉ tiêu | Cổ phiếu A | Cổ phiếu B |
Tỷ trọng | 65.0% | 35% |
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng | 8.80% | 11.40% |
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục | 9.71% | |
Hiệp phương sai của danh mục Cov (A,B) (xem bảng tính chi tiết bên trên) | 0.004948 | |
Phương sai của danh mục | 0.0066606 | |
Độ lệch chuẩn của danh mục | 8.16% |
Yêu cầu 5. Nên phân bổ vốn đầu tư cho danh mục như thế nào khi tỷ suất sinh lời kỳ vọng vào danh mục của nhà đầu tư là 10.5%?
Gọi A là tỷ trọng cổ phiếu A trong danh mục => Tỷ trọng cổ phiếu B: 1 – A%
Ta có phương trình: 8.8% * A% + 11.4% * (1-A%) = 10.5%
Gỉai phương trình: A = 0.3462 hay 34.62%
Câu 2. Dạng bài tính các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn & tài sản
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của Chuyên đề X. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Dạng bài này khá đơn giản. Chủ yếu là cần nhớ nhóm công thức tính toán liên quan đến quản trị VCĐ và VLĐ: – Hiệu suất sử dụng VCĐ – Tỷ suất lợi nhuận VCĐ – Hiệu suất sử dụng TSCĐ – Hệ số hao mòn TSCĐ – Số lần chu chuyển VLĐ / Kỳ chu chuyển VLĐ – Hàm lượng VLĐ – Mức tiết kiệm VLĐ – Tỷ suất lợi nhuận VLĐ Lưu ý là nếu đề bài đưa ra thông tin chưa rõ ràng thì cứ mạnh dạn giả định để việc tính toán được chặt chẽ nhé. |
Chỉ tiêu | Giá trị | Cách tính |
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ | 1.74 | Doanh thu thuần/ Nguyên giá TSCĐ bình quân |
2. Hệ số hao mòn TSCĐ | 0.32 | Khấu hao luỹ kế / Nguyên giá TSCĐ |
3. Vốn lưu động | 230,589 | TS ngắn hạn |
VLĐ bình quân | 217,262 | |
4. Vốn lưu động ròng | 155,007 | TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn |
VLĐ ròng bình quân | 142,447 | |
5. Vòng quay VLĐ | 1.63 | Doanh thu thuần /VLĐ bình quân |
6. Kỳ luân chuyển VLĐ | 220.28 | 360/Vòng quay VLĐ (giả sử 1 năm 360 ngày) |
7. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (trước thuế) | 36% | LNTT/VLĐ bình quân % |
8. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (sau thuế) | 29% | LNST/VLĐ bình quân % |
Câu 3. Dạng bài tính tỷ suất chi trả cổ tức
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của Chuyên đề XI. Phân phối lợi nhuận doanh nghiệp. Với dạng bài này, chỉ cần nhớ được công thức tính toán 4 chỉ tiêu quan trọng: – Thu nhập trên 1 cổ phần thường (EPS) – Cổ tức một cổ phần thường (DPS) – Tỷ suất cổ tức – Hệ số chi trả cổ tức Trong tình huống của chúng ta, có các thông tin: EBIT: 552.96 tỷ Nợ vay/VCSH: 1.2 lần (LS vay: 11%/năm) CP đang lưu hành: 12 triệu MV của VCSH: 780 tỷ Thuế TNDN: 20% => Về cơ bản với tình huống này, ta chỉ cần biến đổi thông tin được cung cấp để tính toán tỷ suất cổ tức. |
Lập bảng tính các thông tin cơ bản:
Chỉ tiêu | Giá trị (tỷ) |
1. EBIT | 552.96 |
2. Chi phí lãi vay (*) | 102.96 |
3. Thu nhập trước thuế | 450 |
4. Thuế | 90 |
5. Thu nhập sau thuế | 360 |
(*) Nợ vay = VCSH * 1.2 = 780 tỷ * 1.2 = 936 tỷ => Chi phí lãi vay = Nợ vay * Lãi suất vay = 936 tỷ * 11% = 102.96 tỷ
Yêu cầu 1. Tính toán chỉ tiêu liên quan cổ tức
Lợi nhuận dùng để chia cổ tức (tỷ) | 360 |
Cổ tức 1 cổ phần (DPS) (VND/cp) (*) | 30,000 |
Giá thị trường của cổ phiếu (VND/cp) | 65,000 |
Tỷ suất cổ tức (**) | 46% |
(*) DPS = LN dùng để chia cổ tức / Số lượng CP phổ thông đang lưu hành
(**) Tỷ suất cổ tức = Dividend per share/ Market price price
Yêu cầu 2. Tính tỷ suất cổ tức khi tăng nợ vay
Chỉ tiêu | Giá trị |
Vốn đầu tư dự án mới (tỷ): | 440 |
Nợ vay thêm (tỷ): | 240 |
Tài trợ dự án bằng Lợi nhuận giữ lại (tỷ): | 200 |
Lợi nhuận sau thuế còn lại (tỷ): | 160 |
Cổ tức 1 cổ phần (DPS) (VND/cp) | 13,333 |
Giá thị trường của cổ phiếu (VND/cp) | 70,000 |
Tỷ suất cổ tức (Dividend per share / Market price per share) | 19% |
Yêu cầu 3. Tính quy môn vốn đầu tư tối đa
Chỉ tiêu | Giá trị |
Hệ số chi trả cổ tức: | 60% |
Lợi nhuận để trả cổ tức (tỷ) | 216 |
Lợi nhuận có thể tài trợ dự án (tỷ) | 144 |
Giá trị nợ vay tương ứng (tỷ) | 172.8 |
Quy mô vốn tối đa (tỷ) | 316.8 |
Yêu cầu 4. Tính tỷ suất cổ tức khi giảm nợ vay
Chỉ tiêu | Giá trị |
Tỷ trọng Nợ vay/VCSH mới: | 1.00 |
Gía trị nợ vay mới (tỷ) | 780 |
Giá trị nợ vay cần thanh toán (tỷ) | 156 |
LNST còn lại trả cổ tức (tỷ) | 204 |
Cổ tức 1 cổ phần (DPS) (VND/cp) | 17,000 |
Giá thị trường của cổ phiếu (VND/cp) | 68,250 |
Tỷ suất cổ tức (Dividend per share / Market price per share) | 25% |
Câu 4. Dạng bài định giá doanh nghiệp
Kiến thức liên quan Dạng bài này liên quan đến kiến thức của Chuyên đề XII. Định giá doanh nghiệp. Cụ thể, chúng ta sẽ phải sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (FCF) để xác định giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Lưu ý: (1) Trong nội dung Chuyên đề sẽ sử dụng thuật ngữ “Dòng tiền thuần” nhưng thuật ngữ chính xác cũng như được sử dụng trong đề thi là “Dòng tiền tự do” nha. (2) Sẽ có 2 phạm trù liên quan đến định giá doanh nghiệp: Tổng giá trị doanh nghiệp (thuộc về chủ nợ & Chủ sở hữu) và Giá trị doanh nghiệp của Chủ sở hữu. Tương ứng với 2 phạm trù này thì dòng tiền tự do được sử dụng cũng khác nhau. – Xác định tổng giá trị doanh nghiệp: Sử dụng dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) – Xác định Giá trị doanh nghiệp của Chủ sở hữu: Sử dụng dòng tiền tự do của chủ sở hữu (FCFE) (3) Trong tình huống của chúng ta, đề bài đề cập đến Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF), nhưng lại yêu cầu xác định giá trị cổ phiếu. Do vậy, sau khi sử dụng FCFF để tính ra Tổng giá trị doanh nghiệp, chúng ta sẽ phải loại trừ đi giá trị nợ vay để tính ra giá trị thuộc về chủ sở hữu. Cuối cùng mới tính ra giá trị 1 cổ phiếu nha. Thông tin tình huống cung cấp: Số lượng CP: 6 triệu Nợ vay: 320 tỷ Doanh thu năm hiện tại: 143 tỷ và g = 10%/năm GVHB = 60% doanh thu Chi phí hoạt động: 8% doanh thu Thuế 20% Chi khấu hao + Chi đầu tư mới cho TSCĐ + Chi VLĐ tăng thêm |
Yêu cầu 1. Xác định giá cổ phiếu của công ty theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Đề bài đề cập đến dòng tiền tự do FCFF nên ta hiểu rằng sẽ xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu FCFF về hiện tại theo WACC
Trong đó:
WACC = 10%
FCFF = Net Income + Non-cash charges + Interest * (1 – Tax rate) – Fixed capital Investment – Working capital investment
Lưu ý:
Vì FCFF của doanh nghiệp chia làm 2 giai đoạn, Do vậy, ta cũng phải xác định FCFF theo 2 giai đoạn:
[1] GĐ 1: Năm 1 ~ Năm 4: Dòng tiền mỗi năm khác nhau. Nên phải tính chi tiết từng năm, và chiết khấu theo tỷ lệ chiết khấu tương ứng
Công thức: PV = FV/(1+ WACC)^n
[2] GĐ 2: Năm 5 ~…: Dòng tiền tăng trưởng đều vô hạn 5%/năm, cần chiết khấu về hiện tại (Năm 0)
Công thức:
Giá trị dòng tiền từ Năm 5 ~… tại Năm 4: PV = C *(1+g) / (WACC – g) với C là dòng tiền năm 4 và g là tốc độ tăng trưởng
Gía trị dòng tiền từ Năm 5 ~…chiết khấu về Năm 0: PV = [C *(1+g) / (WACC – g)] * [1/(1+WACC)^4]
Áp dụng các công thức đã đề cập, ta lập bảng tính FCFF và giá trị doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 |
1. Doanh thu | 143 | 157.3 | 173.03 | 190.333 | 209.3663 |
2. GVHB (60% doanh thu) | 94.38 | 103.82 | 114.20 | 125.62 | |
3. Chi phí hoạt động (8% doanh thu) | 12.58 | 13.84 | 15.23 | 16.75 | |
4. Chi phí khấu hao | 7 | 7.5 | 9 | 9.5 | |
5. Chi phí lãi vay | 0 | 0 | 0 | 0 | |
6. EBT | 43.34 | 47.87 | 51.91 | 57.50 | |
7. Thuế TNDN | 8.67 | 9.57 | 10.38 | 11.50 | |
8. LN sau thuế | 34.67 | 38.30 | 41.53 | 46.00 | |
9. Chi đầu tư TSCĐ | 7.7 | 10 | 9.9 | 10.4 | |
10. Chi bổ sung VLĐ | 6.3 | 8.6 | 5.6 | 4.9 | |
11. FCFF ([8] + [4] + [5]*(1-20%) – [9] – [10]) | 27.67 | 27.20 | 35.03 | 40.20 | |
12. Hệ số chiết khấu | 0.91 | 0.83 | 0.75 | 0.68 | |
13. Dòng tiền chiết khấu | 25.15 | 22.48 | 26.31 | 27.46 | |
14. Tổng dòng tiền chiết khấu Năm 1~ Năm 4 | 101.40 | ||||
15. Dòng tiền chiết khấu Năm 5 | 576.57 | ||||
16. Tổng DCF (Giá trị) của doanh nghiệp | 677.97 | ||||
17. Giá trị thuộc về chủ nợ (Vốn vay) | 320 | ||||
18. Giá trị thuộc về cổ đông (VCSH) | 357.97 | ||||
19. Giá cổ phiếu (VND/CP) | 59,661.3 |
Yêu cầu 2. Định giá cổ phiếu theo P/E?
Căn cứ: Thông tư 28/2021/TT-BTC về thẩm định giá và Tài liệu VACPA
Phương pháp này ước tính giá trị VCSH của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua hệ số PE bình quân của các doanh nghiệp so sánh.
(*) Dữ liệu cần bổ sung để tính toán:
– Cần có hệ số PE của 3 doanh nghiệp khác để so sánh
– Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp so sánh:
- Tương tự với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính.
- Có thông tin về giá cổ phần được giao dịch thành công trên thị trường tại thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
- Ưu tiên các doanh nghiệp so sánh là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM.
(**) 1 số cách xử lý khi kết quả của 2 phương pháp đưa ra có chênh lệch lớn:
– Xem xét lại các giả định, thông tin sử dụng trong 2 phương pháp có hợp lý không?
– Nếu 2 phương pháp đều đã được thực hiện hợp lý, thì có thể lấy kết quả bình quân gia quyền của 2 phương pháp tính. Với trọng số cho 2 phương pháp được xác định dựa trên đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thích hợp của từng phương pháp
Câu 5. Giá trị thời gian của tiền
Nhận xét tình huống Tình huống liên quan đến việc xác định giá trị thời gian dòng tiền vào (tiền tiết kiệm) và dòng tiền ra (học phí và chi phí đại học) – Điểm thuận lợi là đề bài nêu rõ thời điểm phát sinh các dòng tiền để thí sinh không bị nhầm lẫn – Điểm khó khăn là có nhiều dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau + Dòng tiền vào là các dòng tiền tăng trưởng đều với g = 9%/năm Tiền tiết kiệm ($15.000) từ Năm 0 – Năm 8 Tiền tiết kiệm ($5.000) tăng thêm tại mỗi Năm 1 ~ Năm 4 Tiền tiết kiệm ($X) tăng thêm tại các mỗi Năm 5 ~ Năm 7 + Dòng tiền ra Tiền học phí và chi phí đại học ($14.500) tại năm 0 là dòng tiền tăng trưởng đều với g = 3.5%. Và dòng tiền này sẽ thực phát sinh từ Năm 8 ~ Năm 11 |
Yêu cầu 1. Xác định chi phí mỗi năm học đại học của Hellen và PV của các khoản này tại t = 8
Chỉ tiêu | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | Năm 6 | Năm 7 | Năm 8 | Năm 9 | Năm 10 | Năm 11 |
Học phí và chi phí đại học | 14,500 | 15,007.5 | 15,532.76 | 16,076.40919 | 16,639.08351 | 17,221.45143 | 17,824.2 | 18,448.04931 | 19,093.73 | 19,762.01 | 20,453.68 | 21,169.56 |
Hệ số chiết khấu | 1 | 0.92 | 0.84 | 0.77 | ||||||||
Dòng tiền chiết khấu | 19,093.73 | 18,130.29 | 17,215.45 | 16,346.79 | ||||||||
Tổng PV | 70,786.26 |
Yêu cầu 2. Xác định FV của chuỗi tiền từ Năm 0 ~ Năm 4 tại t = 8
Chỉ tiêu | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | Năm 6 | Năm 7 | Năm 8 |
Tiền tiết kiệm $15.000 hiện tại | $15,000 | $29,888.44 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $9,140.20 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $8,385.50 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $7,693.12 | |||||||
Tiền tiết kiệm $5.000 tăng thêm | $5,000 | $7,057.91 | |||||||
Tổng FV | $62,165.16 |
Lưu ý:
Nếu các bạn muốn áp dụng công thức dòng tiền đều cho dòng tiền từ Năm 1 ~ Năm 4 thì sẽ phải qua 2 bước:
- Tính FV của dòng tiền $5,000 từ Năm 1 ~ Năm 4 về năm 4: 5000*((1+9%)^4-1)/9% = 22,865.65
- Tính FV của tổng dòng tiền Năm 4 về Năm 8: 22,865.65 * (1+9%)^4 = 32,276.72
Yêu cầu 3. Xác định khoản tiền tiết kiệm dự tính bổ sung năm 5 – Năm 7
Tổng số tiền cần đã có tại năm 8: 70,786.26
Tổng số tiền đã có tại năm 8: 62,165.16
Tổng số tiền cần bổ sung thêm trong 3 năm: 8,621.09
Gọi X là dòng tiền đều cần bổ sung mỗi năm trong 3 năm (Năm 5 ~ Năm 7). Ta sẽ cần tính FV của dòng tiền này tại Năm 8 (t=8)
Áp dụng công thức tính Hệ số chiết khấu dòng tiền đều từ năm 5 ~ Năm 7:
FV(n=7) = X * AF
Với AF = [(1+9%)^3 – 1] / 9% = 3.2781
Ta sẽ có: FV(n=7) = 3.2781 * X
FV của dòng tiền này tại Năm 8 là: 3.2781 * X * (1+9%) = 8,621.09
Giải phương trình, ta tính ra được X = 2,412.76
Lưu ý: Các bạn có thể tải bài viết ở dạng excel để xem chi tiết công thức tính toán ở đây: Bài giải đề thi CPA 2022 – Tài chính
Xin chào, cảm ơn bài giải của nhóm. Cho mình thắc mắc 1 chút ở để chẵn:
Câu 4:
Khi tính mục 6. EBT = Doanh thu – GVHB – CP hoạt động
Vì sao mục này lại trừ thêm chi phí khấu hao, theo đề thì mình hiểu chi phí khấu hao đã được phân bổ vào GVHB và CP hoạt động
Theo cách thường nếu EBT = Doanh thu – CP biến đổi -CP cố định (chưa khấu hao) – CP khấu hao >>> cách này mới trừ thêm CP khấu hao
Câu 5:
Cho mình hỏi công thức tính FCFF (FCFE) theo tài liệu của BTC là [EBIT(1-thuế suất TNDN)+ CP khấu hao] – [Đầu tư thêm TSCĐ + thay đổi VLĐ]
Ở bài giải mình đang thấy là FCFF = [LNST + CP khấu hao]-[…]
Như vậy theo tài liệu mình đang tính là Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay (ko tính trừ lãi vay) còn theo bài giải là minh đang trừ cả cp lãi vay.
Không biết mình có nhầm ở đâu không…
Cảm ơn nhóm.
Hi bạn,
Với câu 4, EBT đơn giản là lợi nhuận trước thuế, tức là trừ đi tất cả các loại chi phí thôi. Nên không quan trọng bạn trừ thứ tự chi phí như nào. Và bọn mình hiểu là chi phí GVHB và CP hoạt động chưa bao gồm chi phí khấu hao bạn ạ. Hiểu theo logic tình huống thôi. Nếu bạn muốn làm theo kiểu đã bao gồm rồi thì bạn có thể giả sử trong bài làm, nhưng mình nghĩ là phiền phức hơn đấy.
Với câu 5, đê tính FCFF hay FCFE, có 3 cách tiếp cận tính đều cho ra kết quả giống nhau: 1. Từ Net income 2. Từ Cash flows from operations và 3. Từ EBT hoặc EBITA. Tuỳ cách tiếp cận tính mà công thức có thể khác nhau, nhưng kết quả đều sẽ giống nhau.Bạn cứ suy ra từ định nghĩa của FCFF hay FCFE thì sẽ hiểu bản chất của từng cách tính, đừng học vẹt.
Hi bạn,
Cảm ơn câu trả lời của các bạn.
Câu 4:
Khi mình xem một số bài giải thì có nhiều bài theo dữ liệu đề cho đã bao gồm cả CP khấu hao tăng thêm rồi và mình không cần công thêm CP khấu hao khi thực hiện tính LNST , mà chỉ dùng CP khấu hao để công vào khi tính dòng tiền thuần dự án. Tất nhiên bản chất thì mình hiểu là khi tính thì mình sẽ trừ hết chi phí nhưng khi làm bài thi thì sẽ phải dựa vào dữ liệu của đề cho để xác định. Do đó, mình cũng có thể nhầm lẫn ở phần xác định chi phí này, nên mình nêu ra quan điểm của mình và muốn hỏi góc nhìn của các bạn khi làm đề thì như thế nào.
Câu 5:
Xin lỗi bạn do mình xem công thức tính FCFE trước nên đã kết luận chung cho FCFF là không đúng. Mình thấy khi tính FCFE ở đoạn này các bạn đang tính bắt đầu từ LNST, như vậy FCFE bạn đang tính chỉ trừ 75% chi phí lãi vay, mà theo công thức là trừ CP lãi vay trước thuế tức là 100% lãi vay chứ nhỉ.
FCFF đoạn dưới bạn có công lại chi phí lãi vay rồi mà mình ko để ý.
Do đó mình thấy FCFF thì đúng rồi, còn FCFE đang trừ thiếu 25% lãi vay (LNST chỉ đang trừ 75% lãi vay)? Các bạn có thể xem lại điểm này giúp mình không?
FCFE = FCFF – CP lãi vay + Vay mới – Trả nợ cũ
Ngoài ra, mình nghĩ diễn đàn này cũng giúp mọi người cùng nhau ôn thi, có thể có những điểm mình nêu ra còn sai sót vì mình cũng đang học thôi. Do đó mình mới cần trao đổi và thảo luận, mong được góp ý. Mình nghĩ ý nghĩa của web cũng như vậy…
Xin cảm ơn.
Hi bạn, Nếu tính FCFE từ FCFF thì công thức là: FCFE = FCFF – Int(1 – Tax rate) + Net borrowing nhé. Bạn cứ đọc kỹ định nghĩa của FCFE/FCFF thì sẽ hiểu bản chất công thức.
Hi bạn,
Mình thắc mắc vì trong tài liệu ôn thi của Bộ tài chính 2023 thì công thức tính FCFE đang trừ lãi vay trước thuế.
Uh hôm trước cũng có người hỏi Ad vụ công thức FCFE trong tài liệu của VACPA. Ad nghĩ lỗi đánh máy bạn ah. 🙂 Cũng không phải lần đầu tiên mình thấy tài liệu của VACPA bị lỗi kiểu này. Ngay cả khái niệm FCF tài liệu đề cập cũng không đúng. Bản chất FCF là dòng tiền tự do, xác định giá trị dn/cp theo FCF phải là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do. Trong đề thi cũng nói là dòng tiền tự do. Nhưng trong tài liệu đang gọi FCF là dòng tiền thuần. Mà dòng tiền thuần phải là NPV chứ đúng không? 😀 Thế nên Ad mới nói bạn cứ hiểu đúng bản chất của khái niệm, rồi suy ra công thức. Chờ đến lúc gần thi, rồi tham khảo, trao đổi thêm với các bạn đang đi ôn luyện thi cho chắc chắn là OK.
Tài liệu BTC trừ trước thuế, các bài tập thầy chữa cũng đều trừ trước thuế. Tui phải nghe ai bây giờ 😀
Thầy nào bạn nhỉ? Có bạn ôn thi báo Ad là ôn qua bên chỗ Thầy Linh thì cũng là theo công thức mà Ad đề cập trong bài giải nha.
Thầy Ninh admin ơi, câu 5 đề chẵn 2022 thầy chữa ra kết quả FCFE năm 2019 là 1.541, FCFE năm 2020 là 1.073. Ngoài ra mấy bài tập trong slide thầy dạy ôn được thầy gửi file đáp án đều chỉ tính FCFE = FCFF – lãi vay + nợ vay mới – trả nợ gốc cũ, chứ không tính – lãi vay (1-t%). Đối với câu c thầy cũng chữa theo hướng khác (e chỉ chụp được đáp án thôi chứ không nghe kịp cách tính của thầy, xem lại cũng không hiểu cách tính sao ra đáp án đó luôn).
Câu 4 thì thầy hướng dẫn là trong giá vốn và chi phí hoạt động đã bao gồm khấu hao rồi nên không trừ nữa
Hi bạn, Ad cũng chịu không hiểu được tại sao thầy Ninh hướng dẫn như vậy bạn ah. Bản thân Ad cũng đang học CFA nên cũng gặp công thức tính FCFF/FCFE rất nhiều. Ad đang hiểu là xuất phát từ định nghĩa thì sẽ có 3 cách tiếp cận tính 2 chỉ tiêu này. Và kết quả tính toán theo các cách sẽ phải ra giống nhau.
Bạn có thể tham khảo công thức tính trên website chính thống của CFA ở đây:
https://www.cfainstitute.org/en/membership/professional-development/refresher-readings/free-cash-flow-valuation#:~:text=FCFE%20%3D%20FCFF%20–%20Int(1,CFO%20–%20FCInv%20%2B%20Net%20borrowing.
=> Tóm lại là theo cách tính nào thì khi lấy 2 công thức tính FCFF và FCFE tương ứng trừ đi nhau, ta cũng sẽ ra:
FCFE = FCFF – Int(1 – Tax rate) + Net borrowing
Mà Ad thấy điều này cũng phù hợp với bản chất vì chúng ta đang tính “dòng tiền thuộc về cổ đông” thì nó phải là số sau khi đã trừ thuế.
Hi bạn,
Mình đã nhận được giải đáp thắc mắc từ thầy rồi.
Cảm ơn bạn.
Choà bạn B1, cho mình hỏi thầy giải đáp chỗ lãi vay như nào vậy bạn? chia sẻ giúp mình tham khảo với, mình cảm ơn.
Hi bạn,
Bạn có thể chia sẻ giúp mình thầy giải đáp như thế nào không? Công thức trong tài liệu ôn thi của Bộ có bị nhầm không bạn ha?
Cảm ơn bạn nhiều!
Câu 4: Nếu như đề cho là Tổng chi phí sản xuất kinh doanh BẰNG TIỀN thì khi mình tính EBIT mới cộng cả khấu hao, còn đề đã ghi là chi phí giá vốn và chi phí hoạt động thì tức là đã có khấu hao trong đó rồi á
Add cho mình thắc mắc ạ, Đề lẻ câu 5 ý 3 là tính số tiền tiết kiệm ở t 567, mình thấy bị sai vì áp dụng sai công thức, mình đã thử lại kết quả, mình đưa số tiền ở t567=2412.76 về thời điểm t8 thì không bằng giá trị 8621.09.
Theo mình thì ở đây phải áp dụng công thức tính dòng tiền đều phát sinh đều ở 3 kỳ là từ t5-t8 và số tiền phát sinh cuối kỳ PV=X(1-(1+r)-n)/r*(1+r)
Add xem lại giúp mình nhé
Mình cảm ơn nhiều
mình sửa lại comment của mình ở trên là dòng tiền phát sinh đầu kỳ
Hi bạn, không biết bạn có nhầm cách tính không.
FV của dòng tiền năm 5 tại năm 8 = 2,412.76 * (1+9%) ^3 = 3,124.59
FV của dòng tiền năm 6 tại năm 8 = 2,412.76 * (1+9%) ^2 = 2,866.60
FV của dòng tiền năm 7 tại năm 8 = 2,412.76 * (1+9%) ^1 = 2,629.91
Tổng FV của các dòng tiền bổ sung tại năm 8 sẽ = 8,621 đúng như ad tính bạn ah.
Ad cho mình hỏi yêu cầu 2 của câu 3 – Đề lẻ chỗ chỉ tiêu “Nợ vay thêm” sao lại chia cho 2.2 nhỉ? (Vốn đầu tư dự án mới * 1.2)/2.2 = 440*1.2/2.2.
Cám ơn Ad nhiều nhé!
Hi bạn, vì đề bài cho thông tin công ty muốn duy trì Tỷ lệ Nợ vay/VCSH như hiện tại (1.2) => 440 tỷ vốn tăng thêm cũng sẽ cần phải duy trì tỷ lệ này => Trong 440 tỷ sẽ có 440 tỷ * 1.2/2.2 là Vốn vay và 440 tỷ * 1/2.2 là VCSH
Mình thắc mắc câu 3.d đề lẻ môn Tài chính CPA 2022
Dùng LNST để trả nợ vay thì khoản này là LN tái đầu tư sẽ làm tăng VCSH lên tương ứng. Do vậy nếu giải theo như cách Admin thì Vay mới = 780 nhưng VCSH = 780+156 = 624 mất rồi.
Mong được admin giải đáp giúp mình với ạ.
Cảm ơn admin.
Ad ơi cho em hỏi, ad có đáp án môn Tài chính năm 2019 và 2020 không ạ. Cảm ơn ad rất nhiều.