Cryptocurrency có phải là Tài sản tài chính ("Financial Assets") không?
Quote from Admin on 06/04/2025, 8:33 chiềuDù chưa từng đầu tư trực tiếp nhưng chắc hẳn các bạn đề đã từng nghe đến cái tên Bitcoin hay thuật ngữ Tiền ảo, Tiền số ("Cryptocurrencies") đúng không? Đây quả là 1 loại hình đầu tư mang tính đột phá toàn thế giới những năm gần đây, khi mà người người nhà nhà thi nhau nhắc đến. Nhưng không biết các bạn có từng tự hỏi xem các khoản đầu tư vào tiền số này trên Báo cáo tài chính sẽ được hạch toán như thế nào chưa? Bởi vì là đầu tư tài chính nên nhiều người thường cho rằng các khoản đầu tư vào tiền số sẽ được coi là Tài sản tài chính ("Financial Assets"). Nhưng thực tế thì sao? Theo quy định tại IAS 32, Tài sản tài chính được định nghĩa là:
(1) Tiền
(2) Công cụ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác mà công ty đang nắm giữ. Ví dụ như cổ phiếu phổ thông của các doanh nghiệp khác mà công ty sở hữu
(3) Quyền theo hợp đồng ("Contractual rights"):
- (i) Để nhận tiền hoặc các tài sản tài chính khác. Ví dụ: Tiền gửi tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, Khoản phải thu, Khoản cho vay, Trái phiếu; hoặc
- (ii) Để trao đổi Tài sản tài chính hoặc Nợ phải trả tài chính với điều khoản có lợi tiềm tàng cho công ty.
(4) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của chính công ty
Để xem tiền số có phải là Tài sản tài chính không thì chúng ta sẽ cần xét theo từng điểm trong định nghĩa này: (1) Dù tên có chữ "tiền" nhưng Tiền số không được coi là Tiền hoặc Tương đương tiền. Theo quy định tại IAS 32, Tiền là phương tiện trao đổi và là cơ sở mà mọi giao dịch được đo lường và ghi nhận trong báo cáo tài chính. Trong khi tiền số tuy được chấp nhận làm công cụ thanh toán ở một số khu vực nhưng không phải được chấp nhận rộng rãi và bắt buộc. Do vậy tiền số chưa được coi là tiền theo quy định tại IAS 32. Còn theo quy định tại IAS 7, Tương đương tiền được định nghĩa là 'các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các khoản tiền mặt đã biết và không có rủi ro đáng kể về thay đổi giá trị'. Trong khi đó Tiền số chịu sự biến động giá siêu lớn. Do đó, tiền số hiện tại không được coi là Tiền và tương đương tiền. Còn trong tương lai có thay đổi hay không thì chưa biết.
(2) Tiền số không phải cổ phiếu hoặc loại hình tương đương nên cũng không thoả mãn yếu tố thứ 2 trong định nghĩa.
(3) Tiền số không gắn với quyền theo hợp đồng để nhận tiền, tài sản tài chính khác hoặc để trao đổi các công cụ tài chính với điều khoản có lợi tiềm tàng.
(4) Tiền số cũng không phải là hợp đồng mà sẽ có thể được thanh toán bằng chính các công cụ vốn chủ sở hữu của công ty
Như vậy, hiện tại thì Tiền số không đáp ứng cả 4 yếu tố trong định nghĩa về Tài sản tài chính nên không được coi tài sản tài chính. Vậy, Tiền số sẽ được phân loại là tài sản gì? Hiện tại IFRS không có chuẩn mực riêng dành cho khoản đầu tư vào tiền số. Do vậy, doanh nghiệp sẽ phải xem xét các chuẩn mực IFRS quy định về vấn đề tương tự. Và Và trong các tài sản và chuẩn mực điều chỉnh tương ứng, hiện tại tiền số đang đáp ứng gần nhất với các tiêu chí trong IAS 38 Tài sản vô hình:
- Tiền số có thể xác định được (vì chúng có thể tách khỏi người nắm giữ và chuyển nhượng riêng lẻ)
- Tiền số không phải là tiền tệ và
- Không có hình thái vật lý
Do vậy, theo quy định hiện tại thì Tiền số sẽ được ghi nhận và phản ánh là TSCĐVH trên Báo cáo tài chính theo quy định tại IFRS.
Dù chưa từng đầu tư trực tiếp nhưng chắc hẳn các bạn đề đã từng nghe đến cái tên Bitcoin hay thuật ngữ Tiền ảo, Tiền số ("Cryptocurrencies") đúng không? Đây quả là 1 loại hình đầu tư mang tính đột phá toàn thế giới những năm gần đây, khi mà người người nhà nhà thi nhau nhắc đến. Nhưng không biết các bạn có từng tự hỏi xem các khoản đầu tư vào tiền số này trên Báo cáo tài chính sẽ được hạch toán như thế nào chưa? Bởi vì là đầu tư tài chính nên nhiều người thường cho rằng các khoản đầu tư vào tiền số sẽ được coi là Tài sản tài chính ("Financial Assets"). Nhưng thực tế thì sao? Theo quy định tại IAS 32, Tài sản tài chính được định nghĩa là:
(1) Tiền
(2) Công cụ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác mà công ty đang nắm giữ. Ví dụ như cổ phiếu phổ thông của các doanh nghiệp khác mà công ty sở hữu
(3) Quyền theo hợp đồng ("Contractual rights"):
- (i) Để nhận tiền hoặc các tài sản tài chính khác. Ví dụ: Tiền gửi tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, Khoản phải thu, Khoản cho vay, Trái phiếu; hoặc
- (ii) Để trao đổi Tài sản tài chính hoặc Nợ phải trả tài chính với điều khoản có lợi tiềm tàng cho công ty.
(4) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của chính công ty
Để xem tiền số có phải là Tài sản tài chính không thì chúng ta sẽ cần xét theo từng điểm trong định nghĩa này: (1) Dù tên có chữ "tiền" nhưng Tiền số không được coi là Tiền hoặc Tương đương tiền. Theo quy định tại IAS 32, Tiền là phương tiện trao đổi và là cơ sở mà mọi giao dịch được đo lường và ghi nhận trong báo cáo tài chính. Trong khi tiền số tuy được chấp nhận làm công cụ thanh toán ở một số khu vực nhưng không phải được chấp nhận rộng rãi và bắt buộc. Do vậy tiền số chưa được coi là tiền theo quy định tại IAS 32. Còn theo quy định tại IAS 7, Tương đương tiền được định nghĩa là 'các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các khoản tiền mặt đã biết và không có rủi ro đáng kể về thay đổi giá trị'. Trong khi đó Tiền số chịu sự biến động giá siêu lớn. Do đó, tiền số hiện tại không được coi là Tiền và tương đương tiền. Còn trong tương lai có thay đổi hay không thì chưa biết.
(2) Tiền số không phải cổ phiếu hoặc loại hình tương đương nên cũng không thoả mãn yếu tố thứ 2 trong định nghĩa.
(3) Tiền số không gắn với quyền theo hợp đồng để nhận tiền, tài sản tài chính khác hoặc để trao đổi các công cụ tài chính với điều khoản có lợi tiềm tàng.
(4) Tiền số cũng không phải là hợp đồng mà sẽ có thể được thanh toán bằng chính các công cụ vốn chủ sở hữu của công ty
Như vậy, hiện tại thì Tiền số không đáp ứng cả 4 yếu tố trong định nghĩa về Tài sản tài chính nên không được coi tài sản tài chính. Vậy, Tiền số sẽ được phân loại là tài sản gì? Hiện tại IFRS không có chuẩn mực riêng dành cho khoản đầu tư vào tiền số. Do vậy, doanh nghiệp sẽ phải xem xét các chuẩn mực IFRS quy định về vấn đề tương tự. Và Và trong các tài sản và chuẩn mực điều chỉnh tương ứng, hiện tại tiền số đang đáp ứng gần nhất với các tiêu chí trong IAS 38 Tài sản vô hình:
- Tiền số có thể xác định được (vì chúng có thể tách khỏi người nắm giữ và chuyển nhượng riêng lẻ)
- Tiền số không phải là tiền tệ và
- Không có hình thái vật lý
Do vậy, theo quy định hiện tại thì Tiền số sẽ được ghi nhận và phản ánh là TSCĐVH trên Báo cáo tài chính theo quy định tại IFRS.