Skip to content

[CPA – Kế toán quản trị] Chủ đề “Ra quyết định quản trị” – Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh

Chủ đề “Bài tập ra quyết định quản trị” – Phần 6: Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh.

Trong bài viết này mình sẽ đi giải thích về trường hợp cuối cùng của Chủ đề “Ra quyết định quản trị”: Dạng bài “Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh”

Có thể bạn quan tâm: Các dạng bài tập ra quyết định quản trị – Đề thi CPA Môn kế toán

XEM VIDEO 4

1. Nguyên tắc ra Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh

Khi một hoặc một số bộ phận, mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả gây ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của Doanh nghiệp. Nhà quản lý đứng trước lựa chọn là nên tiếp tục hay loại bỏ bộ phận (mặt hàng) kinh doanh đó?

Để đưa ra Quyết định, chúng ta cũng làm qua 4 bước như mình đã chia sẻ trong bài viết về “Nguyên tắc ra quyết định quản trị dựa trên thông tin thích hợp”:

Bước 1. Thu thập toàn bộ thông tin về thu nhập và chi phí liên quan đến phương án tiếp tục hay dừng kinh doanh, sản xuất.

Ví dụ như khi chấm dứt hoạt động của 1 cửa hàng có thể sẽ liên quan các chi phí sau:

  • Khấu hao máy móc thiết bị dùng cho quản lý và bán hàng của cửa hàng
  • Chi phí quảng cáo
  • Chi phí lương nhân viên
  • Chi phí thanh lý hợp đồng
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí điện nước và các chi phí chung khác thuộc chi phí quản lý
  • Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định;
  • Doanh thu bị mất đi
  • Chi phí có thể tiết kiệm được

Ví dụ như khi chấm dứt sản xuất 1 sản phẩm có thể sẽ liên quan các chi phí sau:

  • Khấu hao máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
  • Chi phí lương nhân viên sản xuất
  • Chi phí lương nhân viên quản lý
  • Chi phí thanh lý hợp đồng
  • Nhà xưởng
  • Chi phí điện nước và các chi phí chung khác phục vụ sản xuất
  • Thu nhập từ thanh lý máy móc thiết bị sản xuất
  • Doanh thu bị mất đi
  • Chi phí có thể tiết kiệm được

Bước 2: Loại bỏ các chi phí chìm; các khoản mục thu nhập chi phí như nhau giữa các phương án.

Bước 3. Lập bảng tính lợi nhuận chênh lệch giữa 2 phương án. Lưu ý là với loại quyết định này, chúng ta thường cần lập bảng tính chi phí cho từng phương án. Sau đó mới tính ra cột chênh lệch.

Bước 4. Đưa ra quyết định cuối cùng. Nguyên tắc lựa chọn dựa trên thông tin định lượng là: Lựa chọn phương án có thể mang lại lợi nhuận cao hơn.

Lưu ý:

Đề bài có thể hỏi chúng ta các thông tin về định tính. Các kiến thức kiểu này không được giải thích cụ thể rõ ràng trong tài liệu hướng dẫn ôn thi. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng kinh nghiệm thực tế của mình. Nếu chúng ta là 1 nhà quản lý, và cần phải ra quyết định có nên tiếp tục sản xuất kinh doanh 1 mặt hàng/1 bộ phận. Chúng ta sẽ cân nhắc các vấn đề nào?

  • Phản ứng của các đối tượng liên quan trực tiếp. VD: Nhân viên sản xuất sản phẩm; Nhân viên làm việc tại bộ phận
  • Phản ứng của các đối tượng liên quan gián tiếp. VD: Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ
  • Khi chấm dứt 1 hoạt động. Thì kinh phí hiện tại dành cho hoạt động đó sẽ đầu tư vào đâu? Có thể mang lại hiệu quả hơn không?
  • Quyết định này có phù hợp với chiến lược phát triển của công ty không?

2. Ví dụ về dạng bài ra Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh

Đề thi CPA môn Kế toán – Năm 2017 – Đề chẵn – Câu 5 là điển hình của dạng bài này.

YC1. Với điều kiện hiện tại, công ty có nên tiếp tục SX sản phẩm C không?

Bước 1 & 2. Tập hợp và phân loại thông tin thích hợp

  • Giả sử nhân viên quản lý chung sẽ được bố trí làm công việc khác. Nghĩa là chi phí nhân viên quản lý chung vẫn sẽ phát sinh khi ngừng SX sản phẩm C.
  • GIả sử chi phí quảng cáo sản phẩm C sẽ chấm dứt nếu công ty ngừng sản xuất

Các thông tin sau sẽ là thông tin không thích hợp:

  • Chi phí khấu hao máy móc chuyên dùng
  • Chi phí lương nhân viên quản lý chung

Các thông tin sau sẽ là thông tin thích hợp:

  • Chi phí quảng cáo
  • Chi phí thuê máy ngoài
  • DOanh thu bán hàng
  • Chi phí biến đổi sản xuất sản phẩm

Bước 3. So sánh các phương án

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêuTiếp tục SX CNgừng SX CChênh lệch
Doanh thu 5,000 4,100 900
Biến phí 2,780 2,200 580
Lãi trên biến phí 2,220 1,900 320
Chi phí Quảng cáo 310 220 90
Chi phí thuê máy ngoài 479 334 145
Chênh lệch lợi nhuận   85

Bước 4. Kết luận

Phương án tiếp tục sản xuất sản phẩm C sẽ mang lại cho công ty lợi nhuận chung cao hơn 85 triệu. Xét về khía cạnh tài chính trong ngắn hạn công ty nên tiếp tục sản xuất sản phẩm C.

(YC2 làm tương tự)

Vậy là mình đã giải thích xong các dạng bài tập của chủ đề “Ra quyết định quản trị” trong đề thi CPA môn kế toán. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ giải thích về Chủ đề “Dạng bài tập Hợp nhất”.

Nếu cần trao đổi thêm về nội dung, các bạn có thể bình luận ở đây: [Fanpage] Ra quyết định tiếp tục hay loại bỏ kinh doanh sản xuất

Published inKế toán

Be First to Comment

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *