Skip to content

[CPA – BT Phân tích] Dạng bài phân tích rủi ro tài chính

Bài viết số 2/9 của Series các dạng bài tập của Đề thi CPA Môn Phân tích: Chủ đề “Phân tích rủi ro tài chính”

Phân tích rủi ro tài chính là dạng bài khá ít xuất hiện. Lần gần đây nhất là năm 2015. Tuy nhiên, chính vì vậy mà Ad quyết định viết về nó trước các dạng khác.

Bài bạn có thể quan tâm: TỔNG HỢP DẠNG BÀI TẬP MÔN PHÂN TÍCH

1. Các chỉ tiêu liên quan đến phân tích rủi ro tài chính

Theo Ad thì cách đưa ra tình huống thì có thể thay đổi. Nhưng về bản chất thì khi phân tích rủi ro tài chính luôn cần phân tích các nhóm chỉ tiêu sau: 

Các chỉ tiêu cơ bản khi phân tích rủi ro tài chính

Hệ số tài chínhCông thức tính
1. Về huy động vốn
a. Quy mô nguồn vốn huy độngTổng Nguồn vốn  trên BCDKT
b. Cơ cấu/Tỷ trọng nguồn vốn(Giá trị của từng bộ phận NV/Tổng giá trị NV) %
c. Chi phí vốnChi phí sử dụng vốn bình quân của các nguồn vốn
d. Vốn lưu chuyểnVLC = (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) – TS dài hạn hoặc:
VLC = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
2. Về khả năng tự tài trợ
a. Hệ số tự tài trợ tổng quátVCSH/Tổng TS
b. Hệ số tự tài trợ TSDHVCSH/TS Dài hạn
c. Hệ số tự tài trợ TSCĐVCSH/TSCD đã và đang đầu tư
3. Về hoạt động đầu tư
a. Hệ số đầu tư/Tỷ suất đầu tư(Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn) / Tổng tài sản
b. Hệ số đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính 
4. Về khả năng thanh toán
a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quátTổng TS/Nợ Phải trả
b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạnTS Ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thời)Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn (hoặc nợ quá hạn/đến hạn)
d. Hệ số khả năng thanh toán lãi vayEBIT/Lãi vay phải trả
đ. Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn bằng tiềnLưu chuyển tiền thuần từ HDKD/Nợ ngắn hạn
5. Hiệu suất sử dụng vốn
a. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanhDoanh thu thuần/ Tổng TS bq
b. Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạnDoanh thu thuần/ Tài sản ngắn hạn bình quân (Slđ)
c. Vòng quay hàng tồn khoGVHB/Hàng tồn kho bq
d. Vòng quay các khoản phải thuDoanh thu thuần/ Khoản phải thu bp
6. Về khả năng sinh lời
a. Khả năng/Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
b. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bq = ROS * Hiệu suất sử dụng vốn KD
c. Khả năng sinh lời của VCSH (ROE)Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bq hoặc
ROE= ROS x Hệ số đầu tư ngắn hạn x Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn x (1+ Đòn bẩy tài chính)

Do thời gian thi là 180 phút mà có 5 câu. Như vậy là mỗi câu 36 phút. Đề bài không thể bắt phân tích rủi ro tài chính theo toàn bộ 6 nhóm chỉ tiêu này. Thông thường đề bài sẽ đưa ra dữ kiện để chúng ta tính và phân tích cho tầm 2-3 nhóm chỉ tiêu.

2. Ba bước làm bài tập dạng Phân tích rủi ro tài chính

Khi làm dạng bài tập này, Ad trình bày thành 3 bước:

Bước 1: Lập bảng tính các chỉ tiêu cần thiết

Việc đầu tiên cần làm là xác định Nhóm chỉ tiêu cần tính. Nếu đề bài chỉ rõ loại chỉ tiêu cần phân tích thì đơn giản. Ngược lại sẽ dễ khiến chúng ta lúng túng.

Tip ở đây là bạn để ý nhanh trên BCKQKD. Nếu chỉ có Doanh thu và Giá vốn thì chúng ta chỉ cần tính các chỉ tiêu của nhóm Khả năng thanh toán và hiệu suất sử dụng vốn/tài sản. Còn nếu thấy có cả Lợi nhuận các kiểu thì tức là chúng ta phải tính cả nhóm khả năng sinh lời của vốn/tài sản.

Việc xác định nhanh các chỉ tiêu cần tính sẽ giúp bạn nhanh chóng quyết định format bảng tính cần lập.

Bạn căn 1 bài 36 phút. Nếu làm còn dư thời gian thì dành ít phút để kiểm tra lại kết quả tính toán nhé. Phân tích có thể sơ sài, nhưng tính toán nhất định phải chính xác ý.

Ad sau khi thi môn này xong có thói quen ấn máy tính 2 lần cho 1 phép tính.

Bước 2: Phân tích chi tiết ý nghĩa của các chỉ tiêu tính toán

Ad có xem một số file Bài tập phân tích mẫu trên mạng thì thấy phân tích dài lê thê. Bạn thử tính xem. 1 câu 2 điểm làm trong 36 phút cả đọc đề. Đơn vị tính điểm thông thường là 0.25. Nghĩa là chúng ta tính và phân tích 1 chỉ tiêu trong 4.5 phút sẽ được 0.25 điểm.

Do đó theo Ad thì trình bày như vậy khi làm bài thi là KHÔNG THỰC TẾ.

Cấu trúc câu của Ad tại bước này là: Chỉ tiêu…. tăng/giảm …. tương đương …. % phản ánh (ý nghĩa của chỉ tiêu).

Hết. Tối đa là 2 câu cho phần phân tích 1 chỉ tiêu. (Nếu gộp 2 chỉ tiêu thì là 3-4 câu).

Bước 3: Kết luận tổng thể

Sau khi phân tích chi tiết, chúng ta nên có 1 -2 câu để chốt lại về rủi ro tài chính của công ty.

Để hiểu hơn về cách làm và trình bày dạng bài phân tích rủi ro tài chính này. Các bạn có thể tham khảo Đáp án của Ad cho Đề thi Năm 2015 – Đề Chẵn – Câu 3 nhé.

Bạn lưu ý nhé: TÍNH TOÁN CHÍNH XÁC và PHÂN TÍCH NGẮN GỌN!

Published inPhân tích

One Comment

  1. dương thị quỳnh thơ dương thị quỳnh thơ

    giải bài này giúp mình: công ty A có tổng TS 14ty, Chịu thuế suất 25%, LNTT và lãi vay dự tính trong năm:
    Muwcs1: 4.2ty xác xuất 0.2
    mức 2: 2.8 tỷ xác xuất 0.5
    mức 30.7 tỷ xác xuất 0.3
    lãi vay Nh biến động tùy thuộc tỷ suất nợ của công ty
    Tỷ xuất nợ lãi vay
    0% –
    10% 9%
    50% 11%
    60% 14%
    phân tích rủi ro tài chính

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.