Đáp án đề thi CPA 2018 | Môn Kế toán

  • This topic is empty.
Đang xem 0 luồng phản hồi
  • Người viết
    Bài viết
    • #8253 Reply
      Admin
      Quản lý

      Năm nay cũng vẫn là các dạng bài tập kế toán doanh nghiệp trong đề thi CPA 2018 cũng không có gì quá mới mẻ. Nếu các bạn chưa có đề thi thì xem trong mục Tài liệu ôn thi CPA nhé

      Phần 1. Đề chẵn

      Câu 3. Dạng bài tập kế toán tính toán, định khoản các chỉ tiêu

      [Yêu cầu 1]

      Theo quy định kế toán: Tài sản cần được ghi nhận theo giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản bao gồm giá mua; các khoản thuế không hoàn lại; các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ví dụ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…

      Trong tình huống này, các chi phí phát sinh trực tiếp đến tài sản bao gồm:

      (i) Giá mua dây chuyền sản xuất: ($32.000 – $1.000) * 23.550 = 730.050.000

      Giá mua phụ tùng đi kèm: $1.000 * 23.550 = 23.550.000

      Tỷ giá sử dụng là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại: 23.550 VND/USD

      (ii) Tổng các chi phí mua liên quan: 150.4 tr + 80.94 tr + 15 tr = 246.34tr

      Thuế nhập khẩu: $32.000 * 20% * 23.500 = 150.4 tr (Thông tin bổ sung về tỷ giá tính thuế nhập khẩu đang ghi là: 23.500)

      Chi phí vận chuyển nội địa: 80.94 triệu

      Chi phí lắp đặt, chạy thử: 15 triệu

      Thuế GTGT: ($32.000 * 23.500 + 150.4 triệu) * 10% = 90.24 triệu

      (iii) Phân bổ chi phí cho Dây chuyền sản xuất & phụ tùng đi kèm:

      Dây chuyền sản xuất: 246.340.000 * 730.050.000 / (730.050.000 + 23.550.000) =  238,641,875

      Phụ tùng đi kèm: 246.340.000 * 23.550.000 / (730.050.000 + 23.550.000) = 7.698.125

      (iv) Xác định nguyên giá & khấu hao

      Giá trị ghi nhận ban đầu của Dây chuyền sản xuất: 730.050.000 + 238.641.875 = 968.691.875

      Mức khấu hao năm 2017 của Dây chuyền sản xuất: 968.691.875 /15 năm * 10/12 = 53.816.215

      Giá trị ghi nhận ban đầu của Phụ tùng đi kèm: 23.550.000 + 7.698.125 = 31.248.125

      Mức khấu hao năm 2017 của Phụ tùng đi kèm: 31.248.125  / 15 năm * 10/12 = 1.736.007

      [Yêu cầu 2] Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

      Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ có thể chia thành 2 nhóm:

      Nhóm 1. Các chi phí làm thay đổi nguyên giá TSCĐ:

      • Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ;
      • Thay đổi bộ phận của TSCĐHH làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất sử dụng;
      • Cải tiến bộ phận của TSCĐHH làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;
      • Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản;
      • Tháo dỡ 1 số bộ phận của TSCĐ;

      Nhóm 2. Các chi phí không làm thay đổi nguyên giá TSCĐ: Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường… được ghi nhận vào chi phí phát sinh trong kỳ.

      Trong tình huống đề bài:

      Chi phí lắp thêm bộ điều khiển tự động cần được ghi tăng nguyên giá dây chuyền sản xuất: 88.600.000 + 5.000.000 = 93.600.000

      Chi phí bảo dưỡng phát sinh năm 2018: 6.500.000 cần ghi luôn vào chi phí trong kỳ.

      Giá trị mới của dây chuyền trên BTCT năm 2018: 968.691.875 + 93.600.000 = 1.062.291.875

      Chi phí khấu hao trong năm 2018 cho giai đoạn trước lắp đặt bộ điều khoản (1.1.2018 – 30.4.2018): 968.691.875/ 15 năm * 4/12 =          21.526.486

      Giá trị còn lại của tài sản trước khi lắp thêm thiết bị mới: 1.062.291.875 – (53.816.215   + 21.526.486 ) =  986.949.174

      Thời gian khấu hao mới: 15 năm

      Chi phí khấu hao mới cho giai đoạn còn lại năm 2018 (1.5.2018 – 31.12.2018): (986.949.174  + 93.600.000)/15 * 8/12 =          48.024.408

      Tổng chi phí khấu hao của Dây chuyền SX trong năm 2018:  21.526.486  + 48.024.408  = 69.550.894

      Câu 4. Dạng bài tập kế toán “Hợp nhất Báo cáo tài chính”

      [1] Bút toán điều chỉnh cho BCTC Hợp nhất năm 2016

      GD1. Mẹ bán hàng tồn kho cho con làm TSCĐ

      NV1. Điều chỉnh Write-off giao dịch bán hàng hoá & công nợ nội bộ

      DR Doanh thu: 5 tỷ

      CR Giá vốn hàng bán: 4 tỷ

      CR Nguyên giá TSCĐHH: 1 tỷ

      Nợ 331 / Có 131: 5.5 tỷ

      NV2. Điều chỉnh chi phí khấu hao theo gía gốc:

      DR HMLK / CR Chi phí quản lý: (5 tỷ – 4 tỷ) /5 * 9/12 = 0.15 tỷ

      NV3. Ghi nhận Tài sản thuế TNDNHL:

      DR Tài sản thuế TNDNHL / CR Chi phí thuế TNDNHL: (4.25 tỷ – 3.4 tỷ) * 20% = 0.17 tỷ

      Cơ sở tính thuế của tài sản (BCTC riêng của công ty con): 5 tỷ – 5 tỷ / 5 năm * 9/12 = 4.25 tỷ

      Cơ sở kế toán của tài sản (BCTC hợp nhất): 4 tỷ – 4 tỷ/5 năm * 9/12 = 3.4 tỷ

      NV4. Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh

      DR LNSTCPP / CR Lợi nhuận sau thuế TNDN: 0.68 tỷ

      [2] Bút toán điều chỉnh cho BCTC Hợp nhất năm 2017

      GD1.

      Ghi nhận lại các bút toán đã ghi nhận năm 2016

      DR LNSTCPP / CR Nguyên giá TSCĐHH: 1 tỷ

      DR HMLK / CR LNSTCPP: 0.15 tỷ

      DR Tài sản thuế TNDNHL / CR LNSTCPP: 0.17 tỷ

      Ghi nhận bút toán điều chỉnh năm 2017

      Điều chỉnh chi phí khấu hao theo gía gốc: DR HMLK / CR Chi phí quản lý: (5 tỷ – 4 tỷ) /5 = 0.2 tỷ

      Ghi nhận Tài sản thuế TNDNHL: DR Chi phí thuế TNDNHL/ CR Tài sản thuế TNDNHL: 0.17 tỷ – 0.13 tỷ = 0.04 tỷ

      Cơ sở tính thuế của tài sản (BCTC riêng của công ty con): 5 tỷ – 5 tỷ / 5 năm * (9/12+1) = 3.25 tỷ

      Cơ sở kế toán của tài sản (BCTC hợp nhất): 4 tỷ – 4 tỷ/5 năm * (9/12+1) = 2.6 tỷ

      Thuế Thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cần ghi nhận cuối năm 2017: (3.25 tỷ – 2.6 tỷ) * 20% = 0.13 tỷ

      GD2. Công ty con chi trả cổ tức

      DR Doanh thu tài chính / CR LNSTCPP: 3 tỷ

      GD3. Công ty con bán hàng cho Mẹ

      NV1. Write-off giao dịch nội bộ công ty con đã ghi nhận

      DR Doanh thu: 3.6 tỷ

      CR Giá vốn hàng bán: 3 tỷ

      CR Hàng tồn kho: 0.6 tỷ

      NV2. Điều chỉnh giá vốn & hàng tồn kho công ty mẹ đã ghi nhận theo giá gốc:

      DR Hàng tồn kho / CR Giá vốn hàng bán: (3.6 tỷ – 3 tỷ) * 60% = 0.36 tỷ

      NV3. Ghi nhận Tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh:

      DR Tài sản thuế TNDNHL / CR Chi phí thuế TNDNHL: (1.44 tỷ – 1.2 tỷ) * 20% = 0.048 tỷ

      Cơ sở tính thuế của HTK (BCTC riêng công ty mẹ): 3.6 tỷ * 40% = 1.44 tỷ

      Cơ sở kế toán của HTK (BCTC hợp nhất): 3 tỷ * 40% = 1.2 tỷ

      NV4. Điều chỉnh ảnh hưởng của Giao dịch con bán hàng cho mẹ đến NCI

      DR  Lợi ích của cổ đông thiểu số (BS) / CR LNST của cổ đông thiểu số : (-3.6 + 3 + 0.36 + 0.048) * 25% = 48 triệu

      GD4. Công ty con tạm ứng cổ tức

      DR Lợi ích của cổ đông thiểu số (BS) / CR LNSTCPP: 5 tỷ * 25% = 1.25 tỷ

      DR Doanh thu tài chính / CR LNSTCPP: 5 tỷ * 75% = 3.75 tỷ

      (Sau các bút toán này thì có thể lập 1 bút toán tổng hợp điều chỉnh nhé)

      Câu 5. Dạng bài Tính giá thành

      Xem cách hướng dẫn bài viết: Tính giá thành theo phương pháp Lập Báo cáo sản xuất

      Bước 1. Phân tích đề bài

      (1) Đề bài yêu cầu Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Nghĩa là giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Cụ thể:

      600 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (570 sản phẩm đạt tiêu chuẩn & 30 sản phẩm hỏng) sẽ bao gồm: 100 sản phẩm dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ và 500 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 30 sản phẩm hỏng theo đề bài là thuộc sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 470 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ.

      Như vậy, các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ & chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:

      • Các sản phẩm dở dang đầu kỳ & hoàn thành trong kỳ
      • Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ
      • Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & bị hỏng ngoài định mức
      • Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & dở dang cuối kỳ (bao gồm cả sản phẩm dở dang hỏng)

      (2) Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cần được quy đổi tương đương sang thành phẩm theo tỷ lệ mức độ hoàn thành.

      (3) Lưu ý về các thông tin khác:

      • Sản phẩm hỏng ngoài định mức:  không được tính vào chi phí phân bổ tính giá thành sản phẩm nên cần được tách riêng
      • Chi phí NVL vượt định mức: phải loại ra khỏi chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm
      • Chi phí SXC cố định phát sinh do hoạt động dưới công suất bình thường: phải loại ra khỏi chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm.

      Bước 2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT

      Chỉ tiêu Tổng Khối lượng/ Chi phí Khối lượng tương đương/ Chi phí
      NVLTT NCTT SXC
      A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương
      Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ 100 40 60 60
      Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ 470 470 470 470
      Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài ĐM 30 30 30 30
      Khối lượng dở dang cuối kỳ 150 120 90 90
      Khối lượng sản phẩm dở dang bị hỏng ngoài ĐM 50 40 30 30
      Tổng cộng 700 680 680
      B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị
      Chi phí phát sinh trong kỳ 7,880,000 4,620,000 1,360,000 1,900,000
      Chi phí sản xuất vượt định mức 420,000 420,000
      Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường  200,000 200,000
      Tổng chi phí phát sinh được tính vào gía thành sản phẩm  7,260,000 4,200,000 1,360,000 1,700,000
      Chi phí đơn vị [B/A] 6,000 2,000 2,500
      C. Cân đối chi phí
      (i) Nguồn chi phí đầu vào
      Chi phí dở dang đầu kỳ  642,000 372,000 126,000 144,000
      Chi phí phát sinh trong kỳ 7,260,000 4,200,000 1,360,000 1,700,000
      Tổng cộng 7,902,000 4,572,000 1,486,000 1,844,000
      (ii) Phân bổ chi phí đầu ra
      Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ 1,152,000 612,000 246,000 294,000
      Kỳ trước 372,000 126,000 144,000
      Kỳ này 240,000 120,000 150,000
      Chi phí dở dang cuối kỳ 1,125,000 720,000 180,000 225,000
      Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ 4,935,000 2,820,000 940,000 1,175,000
      Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức  690,000 420,000 120,000 150,000
      Tổng cộng  7,902,000 4,572,000 1,486,000 1,844,000

      Phần 2. Đề Lẻ

      Đề thi CPA Môn Kế toán 2018 – Đề lẻ

      Câu 3. Dạng bài tập về từng chủ đề

      [Yêu cầu 1]

      Theo quy định kế toán: Tài sản cần được ghi nhận theo giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản bao gồm giá mua; các khoản thuế không hoàn lại; các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ví dụ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…

      Các phụ tùng đi kèm cần được xem xét và ghi nhận riêng là TSCĐ hoặc HTK tuỳ tình huống.

      Trong tình huống này:

      (i) Giá mua máy thi công: 64.600/(1+10%) = 58.727 (Đây là giá mua nên đã bao gồm trị giá phụ tùng đi kèm)

      (ii) Giá trị máy thi công: 58.727 – 45 = 58.682

      (iii) Giá mua phụ tùng đi kèm: 45

      (iv) Tổng các chi phí mua liên quan: 200

      Phân bổ chi phí cho máy thi công & phụ tùng:

      Máy thi công: 200 * 58.682/58.727 = 199,84

      Phụ tùng đi kèm: 200 – 199,84 = 0,16

      Lưu ý: Các bạn có thể giả sử toàn bộ chi phí vận chuyển thuộc về máy thi công, không nhất thiết phải phân bổ nhé.

      (v) Xác định nguyên giá & khấu hao

      Giả sử các phụ tùng đi kèm thoả mãn các điều kiện để được ghi nhận là tài sản cố định riêng biệt.

      Giá trị ghi nhận ban đầu của Máy thi công: 58.682 + 199,84 = 58.881,84

      Mức khấu hao năm 2016 của Máy thi công: 58.881,84 / 20 năm * 11/12 = 2.698,75

      Giá trị ghi nhận ban đầu của Phụ tùng đi kèm: 45 + 0,16 = 45,16

      Mức khấu hao năm 2016 của phụ tùng: 45,16 / 20 năm * 11/12 = 2,07

      Tổng chi phí khấu hao năm 2016: 2.698,75 + 2,07 = 2700,82

      [Yêu cầu 2] Mua toà văn phòng bằng cách trao đổi tài sản không tương tự

      Theo quy định:

      Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác: được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng .

      Trong tình huống:

      Giá trị hợp lý của toà văn phòng: 51.000

      Chi phí trao đổi tài sản: 75

      Giá trị ghi nhận ban đầu của toà văn phòng: 51.075

      Giá trị còn lại của máy thi công tại ngày trao đổi:

      58.881,84 – 58.881,84/20 * (11/12 + 9/12) = 53.975

      Số tiền công ty A&B thanh toán cho An Bình: 2.500

      Thu nhập từ hoạt động trao đổi tài sản: 51.000 + 2.500 – 53.975  – 75 = – 550 triệu

      Công ty An Bình bị lỗ 550 triệu.

      Câu 4. Dạng bài tập kế toán “Hợp nhất Báo cáo tài chính”

      Tỷ lệ sở hữu của XT tại ANT là: 2 triệu cổ phiếu / ( 80 tỷ/ 10.000) = 25%

      Khoản đầu tư của XT tại ANT là khoản đầu tư vào công ty liên kết.

      1. Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2016

      (i) Giá trị khoản đầu tư được ghi nhận trên BCTC riêng của XT năm 2016 theo “giá gốc” là: 64 tỷ

      Trong 2016, XT đã nhận được cổ tức của ANT cho năm 2015: 16 tỷ * 25% = 4 tỷ. Khoản này cần ghi giảm vào giá trị khoản đầu tư do là giai đoạn trước đầu tư.

      Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31.12.2016: 64 tỷ – 4 tỷ = 60 tỷ

      (ii) Tập hợp điều chỉnh

      Loại điều chỉnh Số tiền
      Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với % sở hữu của XT trong lãi của ANT 20 tỷ * 25% = 5 tỷ
      Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết:
      Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau ngày đầu tư 10 tỷ * 25% = 2.5 tỷ
      Phân bổ chênh lệch giữa GTHL > GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT (25 tỷ – 20tỷ)/10 năm * 25% = 0.125 tỷ
      Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh 5 tỷ – 2.5 tỷ – 0.125 tỷ = 2.375 tỷ

      [Bút toán 1]

      Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 2.375 tỷ

      [Bút toán 2]

      Nợ Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” 2,375 / Có Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối”: 2.375 tỷ

      2. Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2017

      (i) Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31.12.2017: 60 tỷ

      (ii) Tập hợp điều chỉnh

      Năm 2017, XT (nhà đầu tư) bán cho ANT (công ty liên kết) 1 lô hàng. Giá vốn 5 tỷ và giá bán chưa có VAT là 6 tỷ. Cuối năm 2017, 100% hàng còn tồn kho ANT. Giao dịch này thuộc trường hợp 1 bên trên. Các bút toán điều chỉnh cần thực hiện như sau:

      [Bút toán 3]

      Nợ Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ: 6 tỷ * 25% = 1.5 tỷ

      Có Giá vốn hàng bán: 5 tỷ * 25% = 1.25 tỷ

      Có Doanh thu chưa thực hiện: (6 tỷ – 5 tỷ) * 25% = 0.25 tỷ

      [Bút toán 4] Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại / Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 0.25 tỷ * 20% = 0.05 tỷ

      Loại điều chỉnh Số tiền
      Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với % sở hữu của XT trong lãi của ANT 25 tỷ * 25% = 6.25 tỷ
      Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết:
      Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau ngày đầu tư: 0
      Phân bổ chênh lệch giữa GTHL > GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT (25 tỷ – 20tỷ)/10 năm * 25% = 0.125 tỷ
      Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh 6.25 tỷ – 0.125 tỷ = 6.125 tỷ

      [Bút toán 5] Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 6.125 tỷ

      (iii) Năm 2017 cần ghi lại các điều chỉnh cho BCTC hợp nhất năm 2016:

      [Bút toán 6] Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Có Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối”: 2.375 tỷ

      [Bút toán 7] Tổng hợp ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2017 = 6,125 – 0,25 + 0,05 = 5,925

      Nợ Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” / Có Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối”:  5,925

      Câu 5. Dạng bài Tính giá thành

      Xem cách hướng dẫn bài viết: Tính giá thành theo phương pháp Lập Báo cáo sản xuất

      [Yêu cầu 1] Xác định khối lượng tương đương sản phẩm X theo phương pháp Bình quân

      Theo phương pháp bình quân, khối lượng tương đương bao gồm:

      • Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
      • Khối lượng sản phẩm hỏng
      • Khối lượng tương đương của sản phẩm dở cuối kỳ.

      Áp dụng vào trong tình huống:

      Chỉ tiêu Tổng Khối lượng/ Chi phí Khối lượng tương đương/ Chi phí
      NVLTT NCTT SXC
      Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 480 480 480 480
      Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài ĐM 20 20 20 20
      Khối lượng dở dang cuối kỳ 100 60 40 40
      Tổng cộng 560 540 540

      [Yêu cầu 2] Lập Báo cáo sản xuất sản phẩm X theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước

      Bước 1. Phân tích đề bài

      (1) Đề bài yêu cầu Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Nghĩa là giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Cụ thể:

      500 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (480 sản phẩm đạt tiêu chuẩn & 20 sản phẩm hỏng) sẽ bao gồm: 80 sản phẩm dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ và 420 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 20 sản phẩm hỏng theo đề bài là thuộc sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 400 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ.

      Như vậy, các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ & chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:

      • Các sản phẩm dở dang đầu kỳ & hoàn thành trong kỳ
      • Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ
      • Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & bị hỏng ngoài định mức
      • Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & dở dang cuối kỳ

      (2) Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cần được quy đổi tương đương sang thành phẩm theo tỷ lệ mức độ hoàn thành.

      Bước 2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT

      Chỉ tiêu Tổng Khối lượng/ Chi phí Khối lượng tương đương/ Chi phí
      NVLTT NCTT SXC
      A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương
      Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ 80 24 40 40
      Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ 400 400 400 400
      Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài Định mức 20 20 20 20
      Khối lượng dở dang cuối kỳ 100 60 40 40
      Khối lượng sản phẩm dở dang bị hỏng ngoài ĐM                   –                     –                  –                  –
      Tổng cộng 504 500 500
      B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị
      Chi phí phát sinh trong kỳ    5,274,000      3,024,000    1,000,000    1,250,000
      Chi phí sản xuất vượt định mức                   –                     –                  –                  –
      Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường                   –                     –                  –                  –
      Tổng chi phí phát sinh được tính vào gía thành sản phẩm    5,274,000      3,024,000    1,000,000    1,250,000
      Chi phí đơn vị [B/A]         10,500             6,000           2,000           2,500
      C. Cân đối chi phí
      (i) Nguồn chi phí đầu vào
      Chi phí dở dang đầu kỳ       535,200         347,200         84,000       104,000
      Chi phí phát sinh trong kỳ    5,274,000      3,024,000    1,000,000    1,250,000
      Tổng cộng    5,809,200     3,371,200   1,084,000   1,354,000
      (ii) Phân bổ chi phí đầu ra
      Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ       859,200         491,200       164,000       204,000
      – Kỳ trước       535,200         347,200         84,000       104,000
      – Kỳ này       324,000        144,000        80,000      100,000
      Chi phí dở dang cuối kỳ       540,000         360,000         80,000       100,000
      Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ    4,200,000      2,400,000       800,000    1,000,000
      Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức       210,000         120,000         40,000         50,000
      Tổng cộng    5,809,200     3,371,200   1,084,000   1,354,000
Đang xem 0 luồng phản hồi
Phản Hồi về: Đáp án đề thi CPA 2018 | Môn Kế toán
Thông tin về bạn:




You cannot copy content of this page