- This topic is empty.
-
Người viếtBài viết
-
-
Trong chủ đề Working capital Management của môn FM chúng ta có học về 2 mô hình Baumol để quản lý tiền và EOQ để quản lý hàng tồn kho. Bởi vì 2 mô hình này đều sử dụng công thức toán học tương tự nhau (dạng EOQ – Economic Order Quantity) nên chúng ta sẽ thấy 2 mô hình tương đối giống nhau. Cụ thể:
(1) EOQ Model (Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế): Mô hình này sẽ xác định mức đặt hàng tối ưu (EOQ) cho 1 loại HTK – đó là mức đặt hàng mà tại đó giúp tối thiểu các chi phí liên quan đến hàng tồn kho.
Công thức tính mức đặt hàng tối ưu EOQ: Ch * EOQ / 2 = Co * D / EOQ hay EOQ2 = 2 * Co * D / Ch
Trong đó:
- Co: Chi phí đặt 1 đơn hàng
- D: Số lượng nhu cầu hàng năm
- Ch: Chi phí hàng năm để nắm giữ 1 đơn vị hàng tồn kho
Công thức này giả định rằng đặt hàng thì hàng sẽ về kho sử dụng được luôn do vậy các công ty sẽ để HTK = 0 rồi mới đặt hàng mới. Nhưng trong thực tế, nếu để HTK = 0 mới đặt hàng mới thì có thể dẫn đến rủi ro HĐKD bị gián đoạn. Do vậy các công ty thường duy trì 1 lượng HTK tối thiểu – còn gọi là mức dự trữ đệm (“Buffer Stock Level”). Nghĩa là nếu HTK chạm đến ngưỡng này thì công ty sẽ đặt hàng mới về. Khi này, nếu áp dụng mô hình EOQ thì công thức sẽ được biến đổi: Ch * (EOQ/2 + B) = Co * D / EOQ
(2) Baumol Model: Nói một cách khái quát thì mô hình Baumol dựa trên ý tưởng rằng việc quản lý tiền cũng giống như quản lý HTK. Do vậy, mô hình EOQ cũng được áp dụng vào trong quản lý tiền để xác định số lượng tiền cần bổ sung tối ưu mỗi lần để tối thiểu tổng chi phí liên quan đến việc nắm giữ tiền. Mô hình này giả định rằng: Doanh nghiệp nắm giữ một lượng chứng khoán có thể dễ dàng bán ngay lập tức trên thị trường để thu tiền về khi cần.
Công thức tính mức giao dịch tối ưu mỗi lần bán chứng khoán để bổ sung tiền: i * Q / 2 = Co * D / Q hay Q2 = 2 * Co * D / i
Trong đó:
- Q: mức giao dịch tối ưu để tối thiểu tổng chi phí liên quan đến tiền
- i là tỷ suất lợi nhuận/năm mà khoản đầu tư chứng khoán mang lại cho công ty
- D: là nhu cầu sử dụng tiền trong năm
- Co: Chi phí để bán chứng khoán thu tiền về
Đã có bạn để ý thấy sự khác biệt và hỏi Ad rằng: “Chị ơi cho em hỏi là với mô hình Baumol, sao mình không dùng được “Buffer Cash Level” giống như “Buffer Stock Level” ở Inventory ạ?”
Theo Ad thì: Do bản chất của Tiền và HTK là khác nhau nên mô hình Quản lý tiền và Quản lý HTK cũng sẽ có mục tiêu và cách áp dụng chi tiết khác nhau.
- Trong quản lý HTK, Mô hình EOQ sử dụng “Buffer Stock Level” nhằm dự phòng cho những biến động bất thường về nhu cầu hoặc cung ứng, nhằm tránh tình trạng hết hàng.
- Trong quản lý Tiền, Mô hình Baumol được xây dựng dựa trên giả định rằng dòng tiền ra và vào là ổn định và có thể dự đoán được. Mô hình này nhằm tối ưu hóa giữa chi phí giao dịch (khi chuyển đổi từ tài sản sinh lời sang tiền mặt) và chi phí cơ hội (lợi ích mất đi khi giữ tiền mặt thay vì đầu tư). Do đó, mô hình Baumol không xem xét đến những biến động bất thường, vốn là lý do để tạo ra “Buffer Stock” trong quản lý tồn kho => Mô hình Baumol không sử dụng “Buffer Cash Level” nhằm đối phó với rủi ro không lường trước được. Ngoài ra, mô hình Baumol giả định rằng doanh nghiệp luôn có thể chuyển đổi nhanh chóng giữa tiền mặt và chứng khoán thanh khoản cao, khiến việc duy trì tiền dự phòng “Buffer Cash Level” trở nên không cần thiết.
Để tìm hiểu thêm về 2 mô hình này, các bạn có thể tham khảo thêm Video bài giảng tương ứng:
Quản lý HTK: https://youtu.be/5U_6ys3irdw
Quản lý Tiền: https://youtu.be/Zn1ADPP7gt8
Attachments:
You must be logged in to view attached files.
-
-
Người viếtBài viết