- This topic is empty.
-
Người viếtBài viết
-
-
AdminQuản lý
Để học môn F8/AA cho hiệu quả thì ngoài các kinh nghiệm chung khi tự học ACCA, chúng ta sẽ cần lưu ý thêm 5 điểm sau:
[1] “Độ khó” của môn học
Chương trình học ACCA có 2 môn liên quan đến kiểm toán là:
- F8/AA Audit and Assurance – Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo mức độ cơ bản
- P7/AAA Advance Audit and Assurance – Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao
Hai môn đều xoay quanh các nội dung của 1 cuộc kiểm toán. Tuy nhiên môn F8/AA ở cấp độ cơ bản thì sẽ tập trung vào các vấn đề đơn giản hơn. Tuy nhiên, khối lượng kiến thức của F8/AA thực sự là “thách thức” với những bạn chưa có kinh nghiệm thực tế. Và hầu hết các khái niệm đều không dễ hiểu. Vậy nên không học thì thôi, đã học thì cần đầu tư thời gian học nghiêm túc và tuân thủ theo nguyên tắc 80/20.
[2] Cấu trúc đề thi và phạm vi câu hỏi
Cấu trúc đề thi F8/AA chỉ bao gồm 2 phần:
Section Descriptions Section A. Objective test (OT) case (30 marks) 3 questions * 10 marks Each question will contain 5 subparts – each worth 2 marks Section B. Constructed Response (70 marks) 1 question * 30 marks and 2 questions * 20 marks Trong đó: Câu hỏi của Section A sẽ có thể nằm trong bất cứ phần nào trong 5 phần. Câu hỏi của Section B sẽ chủ yếu thuộc 3 phần:
- Part B – Planing and risk assessment
- Part C – Internal control
- Part D – Audit Evidence
[3] Một số tình huống bài tập thường gặp và cách xử lý tương ứng
Dạng 1. Câu hỏi liên quan đến Ethics: Thông thường cần xác định các mối đe dọa đến đạo đức nghề nghiệp. Và cố gắng đề xuất biện pháp phù hợp.
Dạng 2. Câu hỏi liên quan đến Internal controls: thông thường sẽ cần xác định các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ và các dấu hiệu tương ứng. Từ đó, đưa ra đề xuất cho ban quan lý cách khắc phục. Cũng như cân nhắc rủi ro kiểm toán có thể phát sinh và đề xuất các thủ tục kiểm toán cần thiết.
Dạng 3. Câu hỏi về Thủ tục kiểm toán: Trường hợp đề bài yêu cầu đề xuất các Thử nghiệm kiểm soát (tests of controls) hoặc Thử nghiệm cơ bản (substantive procedures). Thì làm 3 bước:
- Xác định các khoản mục Báo cáo tài chính hoặc cơ sở dữ liệu bị ảnh hưởng
- Tìm thông tin trong đề bài về nguồn bằng chứng kiểm toán
- Áp dụng các thủ tục kiểm toán liên quan đến tình huống.
Dạng 4. Phân tích các tỷ lệ tài chính: Chúng ta cần đọc tình huống để tìm thông tin quyết định xem nên tính tỷ lệ nào. Và xem số liệu nào hình thành ra tỷ lệ đó. Từ đó xác định nguyên nhân gây ra biến động.
Dạng 5. Ý kiến kiểm toán: Nếu đề bài cung cấp thông tin về các sự kiện/ sai sót không được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến Báo cáo kiểm toán. Trước tiên, chúng ta cần cân nhắc mức độ trọng yếu của sự kiện/sai sót này ở cấp độ Báo cáo tài chính. Sau đó, xem xét bản chất hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như các chỉ tiêu tài sản, doanh thu, lợi nhuận… để đưa ra đánh giá. Sẽ là không đầy đủ nếu chỉ chỉ ra ý kiến kiểm toán phù hợp. Chúng ta cần giải thích lý do nữa.
[4] Luyện kỹ cách đọc hiểu yêu cầu của đề bài Khi luyện bài tập cũng như khi thi thực tế, các bạn nên đọc câu hỏi trước khi đọc tình huống. Sau khi biết yêu cầu của đề bài, bạn sẽ biết thông tin nào là quan trọng trong tình huống cần phải đọc kỹ. Và khi đọc câu hỏi, cần tập trung vào “động từ” để xác định chính xác yêu cầu của đề bài. Theo báo cáo của examiner, rất nhiều thí sinh trả lời dài nhưng không được điểm. Nguyên nhân vì trả lời sai yêu cầu của câu hỏi.
[5] Hệ thống bài giảng ACCA F8/AA theo Nguyên tắc 80/20
Để giúp quá trình tự học của các bạn được hiệu quả hơn thì Ad đã xây dựng Hệ thống bài giảng ACCA F8/AA theo Nguyên tắc 80/20, tập trung vào trọng tâm. Điều này có nghĩa là: Hệ thống bài giảng sẽ không bao gồm toàn bộ tất cả các nội dung của môn học. Thay vào đó, sẽ chỉ bao gồm những nội dung được Ad nhận định là trọng yếu nhất, là nền tảng của môn học. Chi tiết Nguyên tắc 80/20 là gì thì trong Video đầu tiên của chuỗi bài giảng Ad đã giải thích rất rõ ràng. Các bạn tham khảo Video để hiểu rõ hơn nha.
-
-
Người viếtBài viết